Bài 6: Tia phân giác của góc - Nguyễn Thị Tuyết Nhung

I. Mục tiêu :

- Kiến thức :

• Hs hiểu thế nào là tia phân giác của góc ?

• Hs hiểu đường phân giác của góc là gì ?

 - Kỹ năng :

• Biết vẽ tia phân giác của góc.

- Thái độ : Rèn tính cẩn thận khi vẽ, đo, gấp giấy.

II. Chuẩn bị :

- Gv: thước thẳng, thước đo góc, bảng nhóm HS, phiếu học tập.

- Hs : thước thẳng, thước đo góc.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 6: Tia phân giác của góc - Nguyễn Thị Tuyết Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 6: TIA PHÂN GIÁC CỦA GÓC
–––––––––––
I.	Mục tiêu :
- Kiến thức :
Hs hiểu thế nào là tia phân giác của góc ?
Hs hiểu đường phân giác của góc là gì ?
 - Kỹ năng :	
Biết vẽ tia phân giác của góc.
- Thái độ : Rèn tính cẩn thận khi vẽ, đo, gấp giấy.
II.	Chuẩn bị :
- Gv: thước thẳng, thước đo góc, bảng nhóm HS, phiếu học tập.
- Hs : thước thẳng, thước đo góc.
III.	Tiến trình lên lớp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1 : Nhắc lại kiến thức cũ (5 phút)
Bài tập :
Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, vẽ tia Oy, Oz sao cho = 800, = 400.
Gv: Nhận xét, ghi điểm Hs được kiểm tra
Một Hs lên bảng thực hiện, các Hs cả lớp vẽ hình vào nháp.
Hs cả lớp Nhận xét
O
40o
x
z
 y
80o
Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới (1phút)
Chúng ta đã biết tia nằm giữa hai tia. Trên hình tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy. Trong trường hợp này tia Oz được gọi là gì? Đó là vấn đề ta tìm hiểu qua bài học hôm nay-> bài mới
Hs cả lớp lắng nghe
	Hoạt động 3 : Tia phân giác của một góc là gì ? (15 phút)
Gv phát phiếu học tập thứ 1 cho Hs thảo luận nhóm.
(Thời gian thảo luận 4 phút)
Gv cùng Hs nhận xét bài làm một nhóm. Sau đó rút ra kết luận về tia Oz :
Tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy.
Gv kết luận : Tia Oz thoả hai điều kiện trên nên tia Oz dược gọi là tia phân giác của góc xOy.
Yêu cầu các nhóm hoán đổi bài làm chấm điểm, báo cáo kết quả.
Tia phân giác của một góc là gì?
Củng cố : 
Gv phát phiếu học tập thứ 2 cho Hs thảo luận nhóm.
(Thời gian thảo luận 3 phút)
Sau 3 phút Gv cùng Hs nhận xét bài làm 1 nhóm. Sau đó yêu cầu các nhóm hoán đổi bài chấm điểm, báo cáo kết quả.
Gv chuyển ý sang phần 2
Các nhóm Hs hoạt động, đưa bài lên bảng phụ.
Các nhóm hoán đổi nhận xét, chấm điểm bài làm, báo cáo kết quả.
Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau 
Các nhóm Hs hoạt động, đưa bài lên bảng phụ.
Các nhóm hoán đổi nhận xét, chấm điểm bài làm, báo cáo kết quả.
1. Tia phân giác của một góc là gì ? y
z
x
O
Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau 
Hoạt động 4 : Cách vẽ tia phân giác của một góc. (12 phút)
Ví dụ : Vẽ tia phân giác Oz của góc xOy có số đo bằng 640
GV : Tia Oz phải thoả mãn điều kiện gì ?
Vậy mỗi góc xOz và yOz bằng bao nhiêu?
Hãy nêu cách vẽ tia phân giác Oz của 
Gv cho Hs quan sát cách vẽ trên màn hình, sau đó gọi 1 Hs vẽ trên bảng 
Ngoài cách dùng thước đo góc, còn cách nào khác có thể xác định được tia phân giác của góc xOy không?
Gv cho hs quan sát hình ảnh gấp giấy trên màn hình.
Gv cho Hs thực hành gấp giấy
Nếp gấp là gì của góc xOy? Vì sao ?
Qua cách gấp giấy Gv giới thiệu đến Hs thêm một cách diễn tả tia phân giác của góc.
Gv cho Hs xem hình vẽ tia phân giác góc nhọn, góc vuông, góc tù.
Mỗi góc không phải là góc bẹt có mấy tia phân giác ?
?
Cho Hs thực hiện 	Sgk
Góc bẹt có mấy tia phân giác?
Chuyển ý sang phần 3	
Tia Oz phải nằm giữa hai tia Ox và Oy; 
Vẽ tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy sao cho : 
Một Hs vẽ hình trên bảng, Hs cả lớp vẽ hình vào vở
Xác định tia phân giác của một góc bằng cách gấp giấy
Hs quan sát
Thực hành
Nếp gấp là tia phân giác của góc xOy vì 
Mỗi góc (không phải là góc bẹt) chỉ có một tia phân giác
Thực hành 
Góc bẹt có hai tia phân giác là hai tia đối nhau.
2/ Cách vẽ tia phân giác của một góc.
a/ Dùng thước đo góc
Ví dụ: Vẽ tia phân giác Oz của góc xOy có số đo 640 
Ta có : 
mà 
Suy ra : 
Cách vẽ :
320
x
O
y
z
320
Vẽ tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy sao cho : 
b/ Gấp giấy.
Oz là tia phân giác của 
Nhận xét : Mỗi góc (không phải là góc bẹt) chỉ có một tia phân giác
Hoạt động 5 : Chú ý (4 phút)
 GV trở lại hình vẽ có tia Oz là tia phân giác của góc xOy.
GV vẽ đường thẳng zz’ và giới thiệu zz’ là đường phân giác của góc xOy
Vậy đường phân giác của một góc là gì?
Quan sát Gv vẽ hình, lắng nghe, ghi bài
Đường thẳng chứa tia phân giác của một góc là đường phân giác của góc đó.
3/ Chú ý.	
z’
O
x
y
z
32o
32o
Đường thẳng chứa tia phân giác của một góc là đường phân giác của góc đó.
Hoạt động 6 : Củng cố (5 phút)
Cho Hs thực hiện bài tập 32 SGK->(slide 14)
Đọc đề, đứng tại chỗ phát biểu
Bài tập 32 SGK trang 87
Chọn đáp án C, D
Hoạt động 7 : Liên hệ thực tế (2 phút)
Sườn đứng của diều được đặt ở vị trí nào để diều khi bay không bị đảo, nghiêng.
Quan sát hình suy nghĩ trả lời
IV/ Dặn dò : (1 phút)
Về nhà học thuộc và nắm vững định nghĩa tia phân giác của góc, đường phân giác của một góc
Cách nhận biết một tia là tia phân giác của một góc
Áp dụng các kiến thức của bài học để làm các bài tập 33, 34, 35/tr. 87SGK
V/ 	RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:	

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 6. Tia phân giác của góc - Nguyễn Thị Tuyết Nhung - Trường THCS Ấp Bắc.doc