I/ Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức:
- HS biết được cấu trúc của hình hộp, hình cầu và sự thay đổi hình dáng, kích thước của chúng khi nhìn vật ở vị trí khác nhau.
2. Kĩ năng:
- HS biết cách vẽ hình hộp, hình cầu và vận dụng vào vẽ đồ vật có dạng tương đương.
- HS biết vẽ hình hộp và hình cầu gần giống mẫu.
3. Thái độ:
- Hs thấy được sự gần gũi của môn Mĩ thuật.
- Thêm yêu bộ môn.
II/ Chuẩn bị
a/ Chuẩn bị của GV và HS
- GV: Hình lập phương khoảng 15cm màu trắng.
Quả bóng đường kính 10cm màu đậm.
Một số bài vẽ của HS năm trước và họa sĩ.
- HS: Một số hình hộp, quả dạng hình cầu.
Giấy vẽ, bút chì, tẩy.
b/ Phương pháp dạy học
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp luyện tập.
Ngày soạn : Ngày dạy Tiết 7 : Mẫu có dạng hình hộp và hình cầu Vẽ theo mẫu I/ Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức: HS biết được cấu trúc của hình hộp, hình cầu và sự thay đổi hình dáng, kích thước của chúng khi nhìn vật ở vị trí khác nhau. 2. Kĩ năng: HS biết cách vẽ hình hộp, hình cầu và vận dụng vào vẽ đồ vật có dạng tương đương. HS biết vẽ hình hộp và hình cầu gần giống mẫu. 3. Thái độ: - Hs thấy được sự gần gũi của môn Mĩ thuật. - Thêm yêu bộ môn. II/ Chuẩn bị a/ Chuẩn bị của GV và HS - GV: Hình lập phương khoảng 15cm màu trắng. Quả bóng đường kính 10cm màu đậm. Một số bài vẽ của HS năm trước và họa sĩ. - HS: Một số hình hộp, quả dạng hình cầu. Giấy vẽ, bút chì, tẩy. b/ Phương pháp dạy học Phương pháp trực quan. Phương pháp vấn đáp. Phương pháp luyện tập. III/ Tiến trình dạy học Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét mẫu (6p) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức cơ bản Gv giới thiệu quả bóng ném và hộp quà. ? Các vật này có hình dạng cơ bản nào. Đặt vấn đề : Với hai vật quen thuộc này ta cũng có thể sắp xếp, làm thành một mẫu vẽ để nghiên cứu và vẽ trong tiết hôm nay => vào bài hôm nay : GV: Ta cùng đi bầy mẫu. Trước hết, nhắc lại cho cô biết mẫu vật gồm mấy vật? Những vật này có dạng hình gì? Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm theo bàn để tìm ra cách sắp xếp (bố cục) hợp lí. Đại diện 2 nhóm lên bầy mẫu. * Nếu học sinh chưa bầy được mẫu hợp lí, giáo viên gợi ý dựa trên việc giới thiệu hình vẽ mô tả mẫu ở các vị trí khác nhau để HS quan sát, nhận xét. Từ đó để học sinh tự bầy mẫu. HìNH Vẽ MINH HọA: H 1 Hình hộp nhìn thấy 3 mặt, hình cầu phía trước H2 Hình hộp đặt chếch, hình cầu phía trên hình hộp. H 3 Hình hộp sau hình cầu (nhìn chính diện). H 4 Hình hộp cách xa hình cầu. GV chốt: Bố cục đẹp là sự sắp xếp có sự liên kết chặt chẽ giữa các vật và thể hiện ró nhất được đăc điểm của vật. GV: Bố cục 1 và bố cục 2 đều hợp lý. Cô sẽ chọn cách bày mẫu như hình 1 để ta vẽ trong tiết này. Quan sát và cho biết: ? Tỉ lệ giữa chiều ngang và chiều cao của toàn bộ mẫu. ? Mẫu nằm trong khung hình gì ? (Gv gọi học sinh ở các góc nhìn khác nhau: ít nhất 3 góc nhìn) ? Tỉ lệ giữa chiều ngang và chiều cao của hình cầu. ? Tỉ lệ giữa chiều ngang và chiều cao của hình hộp. ? Tỉ lệ giữa chiều ngang của hình cầu và hình hộp. ? Tỉ lệ giữa chiều cao của hình hộp và hình cầu. Gv chốt: ở mỗi góc nhìn khác nhau thì hình dạng và tỉ lệ mẫu vật khác nhau do vậy sẽ có khung hình khác nhau. ? Chất liệu của mẫu ? Quan sát kĩ, cho biết hướng ánh sáng chính đi từ đâu tới mẫu vật. ? Với hướng ánh sáng này, chia khối mẫu vật thành mấy mảng đậm nhạt? Là những mảng nào? Gv chốt: Phần nhận trực tiếp ánh sáng là phần sáng nhất ( nhạt); phần không nhận được ánh sáng là phần tối nhất. Mảng còn lại là phần trung gian. Hs ghi bài Đại diện 2 nhóm lên bầy mẫu. Hs nhận xét. HS quan sát và tìm ra cách bày mẫu hợp lí như hình 1 hoặc hình 2 H 1 Hình hộp nhìn thấy 3 mặt, hình cầu phía trước H2 Hình hộp đặt chếch, hình cầu phía trên hình hộp. HS quan sát Hs trả lời Mẫu nằm trong khung hình chữ nhật (đứng hoặc nằm) Hs trả lời Hs trả lời Hs trả lời Hs trả lời Hs trả lời Hs: ánh sáng chính đi từ cửa chính vào. Hs lên bảng chỉ trực tiếp trên mẫu: Chia làm 3 mảng đậm nhạt: đậm, nhạt, trung gian. Tiết 7 : Vẽ theo mẫu Mẫu có dạng hình hộp và hình cầu I/ Quan sát, nhận xét - Mẫu gồm hai vật có dạng hình hộp và hình cầu. - Vị trí: hình cầu đặt phía trước hình hộp và che khuất 1 phần hình hộp. - Đậm nhạt: chia làm 3 mảng ( đậm, trung gian, nhạt). Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ (8p) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức cơ bản ? Nêu thứ tự thực hiện một bài vẽ theo mẫu đã được học ở bài 4. Lưu ý: Tiết này chỉ dừng lại ở vẽ hình nên ta dừng lại ở bước vẽ chi tiết. Vẽ đậm nhạt dành cho tiết sau. GV treo bảng phụ (Các bước vẽ theo mẫu bài: Mẫu có dạng hình hộp và hình cầu). Gv giói thiệu các bước làm - Vẽ phác khung hình chung vào giấy cho cân đối (chiều cao, chiều ngang). - Vẽ phác khung hình của hình hộp và hình cầu. - Tìm tỉ lệ các bộ phận rồi vẽ phác các nét chính. - Quan sát mẫu, điều chỉnh rồi lên đậm nhạt. HS : - Quan sát nhận xét. -Vẽ phác khung hình chung. - Vẽ phác khung hình riêng. - Vẽ phác các nét chính - Vẽ chi tiết. - Vẽ đậm nhạt. HS quan sát tìm khung hình chung - Nghe GV hướng dẫn II/ Cách vẽ - Vẽ phác khung hình chung. - Vẽ phác khung hình của từng bộ phận. - Tìm tỉ lệ của các bộ phận và vẽ phác các nét chính. - Vẽ chi tiết. - Vẽ đậm nhạt. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài (24 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức cơ bản - GV theo dõi hướng dẫn HS làm bài - Ước lượng tỉ lệ và khung hình vào giấy - Ước lượng tỷ lệ các bộ phận của từng vật. - Vẽ chi tiết và hoàn chỉnh bài vẽ, luôn quan sát, so sánh bài và mẫu, điều chỉnh và lên đậm nhạt bằng nét: Chỗ sáng, nhạt lướt bút tạo nét thanh, nhỏ; Chỗ tối thì nhấn bút tạo nét đậm. - HS vẽ bài theo HD của GV III/ Câu hỏi – bài tập - Vẽ hình hộp và hình cầu Hoạt động4: Đánh giá kết quả học tập (5phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức cơ bản - Thu và treo một số bài vẽ của HS (Khoảng 5-7 bài). - GV yêu cầu học sinh nhận xét và sắp xếp bài dựa trên các tiêu chí : +,Bố cục. +,Hình vẽ. +, Màu sắc. - GV nhận xét chung: +, Sự chuẩn bị đồ dùng học tập. +, ý thức học tập. - Gv động viên các em. - Cả lớp nhận xét - Xếp loại theo cảm nhận Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà (2 phút) GV: Về nhà các em vẽ tiếp bài nếu chưa hoàn thành( Có thể lên đậm nhạt). Ôn tập lại kiến thức của bài học. Có thể tự bầy mẫu ở nhà và vẽ với những đồ vật có hình dạng tương tự. Nghiên cứu bài tiếp theo: Tiết 8: Thường thức mĩ thuật Sơ lược về mĩ thuật thời Lý ( 1010 – 1225) - Hs: chú ý nghe cô giáo dặn dò.
Tài liệu đính kèm: