1) MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức: Học sinh hiểu và nắm được
-Hiểu sơ qua quá trình phát triển mĩ thuật VN thời Lý.
-Có hiểu biết một số giai đoạn phát triển.
-Hiểu được những đặc điểm chính của mĩ thuật thời Lý.
-Nhận thức đúng đắn về nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật dân tộc đã được phát triển mạnh nhờ chính sách mở rộng giao lưu văn hóa với các nước láng giềng.
1.2Kỹ năng:
-Nêu được sơ lược về bối cảnh lịch sử thời Lý.
-Nhớ được một số công trình kiến trúc điêu khắc MT thời Lý.
1.3 Thái độ:
-Học sinh nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc trân trọng yêu quý những di sản của ông cha để lại và tự hào về bản sắc độc đáo của nghệ thuật dân tộc
2 TRỌNG TÂM
-Hiểu sơ qua quá trình phát triển mĩ thuật VN thời Lý.
-Có hiểu biết một số giai đoạn phát triển.
-Hiểu được những đặc điểm chính của mĩ thuật thời Lý.
-Hiểu sơ qua quá trình phát triển mĩ thuật VN thời Lý.
-Có hiểu biết một số giai đoạn phát triển.
-Hiểu được những đặc điểm chính của mĩ thuật thời Lý.
Bài: Tiết: Tuần dạy: Thường thức mỹ thuật SƠ LƯỢC VỀ MỸ THUẬT THỜI LÝ (1010 – 1225) 1) MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: Học sinh hiểu và nắm được -Hiểu sơ qua quá trình phát triển mĩ thuật VN thời Lý. -Có hiểu biết một số giai đoạn phát triển. -Hiểu được những đặc điểm chính của mĩ thuật thời Lý. -Nhận thức đúng đắn về nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật dân tộc đã được phát triển mạnh nhờ chính sách mở rộng giao lưu văn hóa với các nước láng giềng. 1.2Kỹ năng: -Nêu được sơ lược về bối cảnh lịch sử thời Lý. -Nhớ được một số công trình kiến trúc điêu khắc MT thời Lý. 1.3 Thái độ: -Học sinh nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc trân trọng yêu quý những di sản của ông cha để lại và tự hào về bản sắc độc đáo của nghệ thuật dân tộc 2 TRỌNG TÂM -Hiểu sơ qua quá trình phát triển mĩ thuật VN thời Lý. -Có hiểu biết một số giai đoạn phát triển. -Hiểu được những đặc điểm chính của mĩ thuật thời Lý. -Hiểu sơ qua quá trình phát triển mĩ thuật VN thời Lý. -Có hiểu biết một số giai đoạn phát triển. -Hiểu được những đặc điểm chính của mĩ thuật thời Lý. 3) CHUẨN BỊ: 3.1Giáo viên: - Soạn bài sưu tầm tranh ảnh thuộc mỹ thuật thời lý - Hình ảnh một số tác phẩm, công trình nghệ thuật thời lý 3.2 Học sinh: Tìm hiểu bài- Sưu tầm tranh ảnh bài viết thuộc mỹ thuật thời lý. 4.TIẾN TRÌNH 4.1 Ổn định tổ chức và KTSS 4.2 Kiểm tra miệng. Câu 1. Nêu các cách sắp xếp họa tiết trong trang trí ? Câu 2: Nêu vài nét về triều đại nhà Lý mà em biết ? 4.3 Giảng bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC *Hoạt động 1: Giới thiệu bài Thông qua các bài học môn lịch sử em đã hiểu đôi nét về mỹ thuật thời Lý. - Thời Lý là thời kỳ phong kiến hưng thịnh đã tạo điều kiện cho sự phát triển của mỹ thuật. Để có một số kiến thức về mỹ thuật thời lý. Giờ hôm nay *Hoạt động 2 :GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát về xa hội thời Lý - Em hãy cho biết hoàn cảnh xã hội thời Lý? =>Sau kháng chiến chống quân Nguyên Tống là thời kỳ phong kiến hưng thịnh (hơn 200 năm). Vua Lý Thái Tổ với hoài bão xây dựng đất nước độc lập tự chủ đã dời đô về Hoa Lư (Ninh Bình ra Đại La) và đổi tên thành Thăng Long (Hà Nội). Sau đó nước đại việt ra đời - Đất nước Đại Việt phát triển như thế nào? Và nó có những ảnh hưởng gì như thế nào? tới sự phát triển của mỹ thuật? => Đất nước phát triển mạnh mẽ.. *Hoạt động 3:GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát về mỹ thuật thời Lý. - GV:Nhìn vào hình ảnh minh hoạ trong Sách giáo khoa chúng ta biết được những loại hình nghệ thuật nào của mỹ thuật thời Lý? (Kiến trúc, điêu khắc, trang trí, đồ gốm) Nghệ thuật kiến trúc thời Lý phát triển mạnh do dời đô từ Hoa Lư ra Đại La xây thành Thăng Long. GV: Kinh thành Thăng Long được xây dựng như thế nào? -GV: Cho học sinh quan sát ảnh chụp Văn Miếu Quốc Tử Giám - Giới thiệu về thành Thăng Long Gồm 2 lớp: Ngoài kinh thành trong hoàng thành + Hoàng thành: Nơi làm việc của vua và các hoàng tộc, có nhiều cung điện: Cần Nguyên, Tập Hiến, Giảng Võ Trường Xuân, Thiện An- Thiên Khánh. + Kinh thành là nơi sinh hoạt của các tầng lớp trong xã hội. Phía Bắc là hồ Dâm Đàn (Hồ Tây) đền Quán Thánh cung Từ Hoa... Phía Nam là Văn Miếu Quốc Tử Gám và các trại lính. Phái Đông là nơi buôn bán nhộ nhịp, có hồ Lạc Thuỷ và tháp Bảo Thiên, Sông Hồng (thường là nơi mở hội đua thuyền). Phía Tây là khu Nông nghiệp với nhiều trang trại trồng trọt. Thời kỳ này phật giáo phát triển rất thịnh hành. Nhiều công trình kỹ thuật phật giáo được xây dựng. GV: Qua tìm hiểu bài ở nhà em hãy kể tên một vài công trình kĩ thuật phật giáo thời Lý. Các công trình đó được xây dựng với quy mô như thế nào? ( Quy mô rộng lớn..) - Cho học sinh xem một số tượng thời Lý. Cho học sinh rõ các pho tượng thời kỳ này có kích thước lớn. - Cho học sinh quan sát một số hình chạm khắc. GV: Em có nhận xét gì về nghệ thuật chạm khắc thời kỳ này? Yêu cầu học sinh quan sát kỹ hình rồng - Hình rồng thời kỳ này có đặc điểm gì? -GV:Gốm là sản phẩm chủ yếu phục vụ cho con người. + Thời Lý có những trung tâm sản xuất gốm nổi tiếng nào? =>Thăng Long, Bát Tràng, Thổ Hà, Thanh Hoá - Cho học sinh quan sát một số đồ gốm thời Lý - Gốm thời Lý có đặc điểm gì? I) Vài nét về bối cảnh lịch sử - Đất nước ổn định cường thịnh, ngoại thương phát triển tạo điều kiện xây dựng một nền văn hoá nghệ dân tộc đặc sắc toàn diện II) Sơ lược về mỹ thuật thời Lý 1. Kiến trúc. a) Kiến trúc cung đình. - Thành Thăng Long được xây dựng với quy mô to lớn. Với nhiều công trình kỹ thuật nổi tiếng trong đó có Văn Miếu Quốc Tử Giám b) Kiến trúc phật giáo - Đựơc xây dựng với quy mô to lớn như: Tháp Phật Tích (Bắc Ninh) Tháp Bảo Thiên (Hà Nội). Chùa Phật Tích, chùa Hương Lãng (Hưng Yên) Chùa Long Đọi (Hà Nam) 2. Điêu khắc và trang trí. a) Tượng. - Nhiều pho tượng kích thước lớn như A di đà, tượng người chim ở chùa Phật tích b) Chạm khắc trang trí. - Nghệ thuật chạm khắc rất tinh sảo - Hình rồng thời kỳ này có đặc điểm hiền lành và mềm mại 3. Đồ gốm - Chế tạo được men ngọc, da lươn, men trắng ngà xương gốm mỏng nhẹ, nét khắc chìm men phủ đều hình dáng thanh thoát. III) Đặc điểm chung của mỹ thuật thời Lý: Sách giáo khoa 4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố. Câu 1: Em có nhận xét gì nghệ thuật điêu khắc thời Lý? Đáp án câu 1: Nhiều pho tượng kích thước lớn như A di đà, tượng người chim ở chùa Phật tích. Có tình sáng tạo và có nét đặc trưng riêng của dân tộc. Câu 2: Đồ gốm thời Lý đã được sáng tạo như thế nào? Đáp án câu 2: Sự sáng tạo đồ gốm thời Lý: + Chế tạo được nhiều màu men khác nhau, men phủ đều. + Kĩ thuật chế tác tinh xảo. 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học - Yêu cầu học sinh học bài kết hợp Sách giáo khoa và vở ghi - Sưu tầm thêm tranh ảnh về mỹ thuật thời Lý. - Chuẩn bị bài sau: MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU CỦA MT THỜI LÝ. 5. RÚT KINH NGHIỆM * Nội dung: . . * Phương pháp: . . * Sử dụng đồ dùng- TB dạy học: . .
Tài liệu đính kèm: