Tính chất.
GV: dd Ca(OH)2 có tên gọi thông thường là gì?
HS: Gọi là nước vôi trong.
GV: Hướng dẫn HS và thực hiện pha chế dd Ca(OH)2
GV: Một chất lỏng màu trắng có tên gọi là gì?
HS: Tên gọi là vôi nước hay vôi sữa.
GV: Lọc vôi sữa ta được một chất lỏng gọi là gì?
HS: Lọc ta thu được dd trong suốt là Ca(OH)2.
GV: Ca(OH)2 là một chất ít tan trong nước.
Yêu cầu HS dự đoán tính chất hóa học của
dd Ca(OH)2 và giải thích tại sao lại dự đoán
tính chất đó.
GV: Nêu lại thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học của dd Ca(OH)2.
Bài 8 - Tiết 13 Tuần: 7 MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG (tt) 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: * HS biết: Tính chất hóa học của Ca(OH)2: Tác dụng với chất chỉ thị màu và với axit. * HS hiểu: + Tính chất hóa học của Ca(OH)2 tác dụng với oxit axit và với dung dịch muối. + Thang pH và ý nghĩa giá trị của chúng. 1.2. Kĩ năng: - HS thực hiện được: + Biết cách pha chế dung dịch Ca(OH)2. +Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học của Ca(OH)2. + Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch Ca(OH)2 tham gia phản ứng. - HS thực hiện thành thạo: Nhận biết được dung dịch Ca(OH)2. 1.3. Thái độ: Hiểu được các ứng dụng của Canxi hidroxit Ca(OH)2 trong đời sống. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Tính chất hóa học của canxi hiđroxit 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: CaO, Ca(OH)2. Ống nghiệm, cốc, đũa thủy tinh, phễu, giấy lọc, giá sắt 3.2. Học sinh: Kiến thức, VBT. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số HS. 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 1: bài tập 2/ 27 /SGK (7đ) Điều chế NaOH. Na2O + H2O ® 2NaOH Ca(OH)2 + Na2CO3 ® CaCO3¯ + 2NaOH Câu 2: Canxi oxit có mấy tính chất hóa học? ( 3đ) a. Làm đổi màu chất chỉ thị: b. Tác dụng với axit: c. Tác dụng với oxit axit: 4.3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG 1: Tính chất. (Thời gian: 20’) (1) Mục tiêu: - Kiến thức: Tính chất hóa học của Ca(OH)2: Tác dụng với chất chỉ thị màu và với axit. Tác dụng với oxit axit và với dung dịch muối. - Kỹ năng: + Nhận biết được dung dịch Ca(OH)2. + Biết cách pha chế dung dịch Ca(OH)2. + Viết các PTHH mimh họa tính chất hóa học của Ca(OH)2. + Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch Ca(OH)2 tham gia phản ứng. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Thực hành, trực quan, vấn đáp - Phương tiện: CaO, Ca(OH)2. Ống nghiệm, cốc, đũa thủy tinh, phễu, giấy lọc, giá sắt (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Tính chất. GV: dd Ca(OH)2 có tên gọi thông thường là gì? HS: Gọi là nước vôi trong. GV: Hướng dẫn HS và thực hiện pha chế dd Ca(OH)2 GV: Một chất lỏng màu trắng có tên gọi là gì? HS: Tên gọi là vôi nước hay vôi sữa. GV: Lọc vôi sữa ta được một chất lỏng gọi là gì? HS: Lọc ta thu được dd trong suốt là Ca(OH)2. GV: Ca(OH)2 là một chất ít tan trong nước. Yêu cầu HS dự đoán tính chất hóa học của dd Ca(OH)2 và giải thích tại sao lại dự đoán tính chất đó. GV: Nêu lại thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học của dd Ca(OH)2. GV: Yêu cầu HS viết PTHH HS: Viết PTHH GV: Phản ứng trên là phản ứng gì? HS: Gọi là phản ứng trung hòa. GV: Thực nghiệm đã chứng minh dd bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành sản phẩm gì? HS: dd Ca(OH)2 tác dụng với oxit axit tạo ra muối và nước. GV: Gọi 1 HS lên viết PTHH. HS: viết PTHH GV: Giới thiệu Ca(OH)2 còn tác dụng với muối GV: Yêu cầu HS đọc thông tin ứng dụng SGK . Từ đó nêu lên một số ứng dụng quan trọng. HS: Nêu ứng dụng: Làmvật liệu xây dựng, khử chua đất trồng trọt, khử độc, diệt trùng chất thải sinh hoạt và xác chết động vật I. Tính chất: 1/ Pha chế dd Canxi hiđroxit: SGK/ H 1.17/ 28 2/ Tính chất hóa học: a. Làm đổi màu chất chỉ thị: - dd Ca(OH)2 làm đổi màu quỳ tím ® xanh. - Phenolphtalein không màu ® (đỏ). b. Tác dụng với axit: Ca(OH)2 + 2HNO3 ® Ca(NO3)2 + 2H2O c. Tác dụng với oxit axit: Ca(OH)2 + SO3® CaSO4 + H2O d. Tác dụng với dung dịch muối: 3/ Ứng dụng: SGK. HOẠT ĐỘNG 2: Thang pH (Thời gian: 10’) (1) Mục tiêu: - Kiến thức: Thang pH và ý nghĩa giá trị của chúng. - Kỹ năng: (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Thuyết trình - Phương tiện: (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Thang pH. GV: Giới thiệu người ta sử dụng thang pH để biểu thị độ axit và độ bazơ của dd. GV: Nếu pH = 7 dd có tính gì? Nếu pH > 7 dd có tính gì? Nếu pH < 7 dd có tính gì? II. Thang pH: - Nếu pH = 7 dd trung tính (Nước cất pH = 7) - Nếu pH > 7 dd có tính bazơ - Nếu pH < 7 dd có tính axit. 5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 5.1. Tổng kết: * Bài tập 5/25 SGK: Giải a/PTHH: Na2O + H2O ® 2NaOH b/n = = 0,25 ( mol) Na2O + H2O ® 2NaOH 1mol 2mol 0,25mol 0,5mol CM (NaOH) = = 1( M) b/ 2NaOH + H2SO4 ® Na2SO4 + 2H2O 2mol 1mol 0,5mol 0,25mol Khối lượng H2SO4 m = 0,25 . 98 = 24,5 (g) Khối lượng dung dịch H2SO4 mddAxit = = 122,5( g) Tính thể tích dung dịch H2SO4 VddAxit = = 107,5( ml) 5.2. Hướng dẫn học tập: * Đối với bài học tiết này: - Học bài, làm bài tập: 1, 3, 4/ 30 SGK * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị: “Tính chất hóa học của muối”. - Viết các PTHH của muối với axit, bazơ, muối (nếu biết). 6. PHỤ LỤC: SGK, SGV
Tài liệu đính kèm: