Bài 8, Tiết 8: Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

+ HS nắm được hình thức canh tác nông nghiệp, làm rẫy, đồn điền (sản xuất theo quy mô lớn ) và thâm canh lúa nước ở đới nóng.

+ Nắm được mối quan hệ giữa canh tác lúa nước và dân cư.

2. Kĩ năng:

+ Rèn luyện và nâng cao kĩ năng phân tích ảnh địa lý và bản đồ địa lý cho học sinh.

+ Bước đầu rèn luyện kĩ năng lập sơ đồ các mối quan hệ cho học sinh.

3. Thái độ: GD học sinh ý thức bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 5781Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 8, Tiết 8: Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01 tháng 09 năm 2011 
Ngày dạy: tháng năm 2011
Bài 8 Tiết 8
Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng 
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
+ HS nắm được hình thức canh tác nông nghiệp, làm rẫy, đồn điền (sản xuất theo quy mô lớn ) và thâm canh lúa nước ở đới nóng.
+ Nắm được mối quan hệ giữa canh tác lúa nước và dân cư.
2. Kĩ năng:
+ Rèn luyện và nâng cao kĩ năng phân tích ảnh địa lý và bản đồ địa lý cho học sinh. 
+ Bước đầu rèn luyện kĩ năng lập sơ đồ các mối quan hệ cho học sinh.
3. Thái độ: GD học sinh ý thức bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế.
II. trọng tâm: Phần 1
III. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:Bản đồ dân cư, nông nghiệp Đông Nam á, châu á
 ảnh 3 hình thức canh tác nông nghiệp ở đới nóng.
 2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà 
IV. Hoạt động dạy học: 
1. ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
Câu 1: Xác định vị trí môi trường nhiệt đới gió mùa? Nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa?
Câu 2: So sánh môi trường nhiệt đới gió mùa với môi trường xích đạo ẩm và môi trường nhiệt đới?
Câu 3: Nêu các đặc điểm khác của môi trường?
3. Bài mới: 35’
đới núng là khu vực phỏt triển nụng nghiệp sớm nhất của nhõn loại. Ở đõy cú nhiều hỡnh thức canh tỏc khỏc nhau, phự hợp với đặc điểm địa hỡnh, khớ hậu và tập quỏn sản xuất của từng địa phương . Bài học hụm nay cỏc em biết được cỏc hỡnh thức đú 
Hoạt động của thầy và trò.
Hoạt động 1: (10’) Cả lớp
HS dựa vào H: 8.1, H:8.2, kênh chữ trong SGK và vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi:
?Nêu đặc điểm của hình thức canh tác làm nương rẫy?
? Mô tả quá trình làm nương rẫy?
?Canh tác nương rẫy đã gây nên hâu quả gì đối với môi trường?
?ở VN có hình thức này không? ở đâu?
 Hoạt động 2: (5’)Cá nhân/ cặp
B1: HS dựa vào hình 8.3 và hình8.4, kênh chữ trong SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi sau:
?Lúa nước được trồng chủ yếu ở những vùng nào?
?Nêu những điều kiện để thâm canh lúa nước?
?Vì sao một số nước vẫn còn thiếu lương thực, còn các nước VN, Thái Lan, ấn Độ lại xuất khẩu gạo.
B2: HS trình bày kết quả, trao đổi để chuẩn xác kiến thức, chỉ bản đồ về các vùng thâm canh lúa nước.
 GV có thể nói thêm về: điều kiện sinh thái cây lúa nước, hình thức thâm canh trong nông nghiệp.
 Hoạt động 3: (5’) Cả lớp.
HS dựa vào H: 8.5, kênh chữ SGK và vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi:
?Các trang trại đồn điền ở đới nóng thường SX những sản phẩm nào? Nhằm mục đích gì?
?Quy mô và hình thức có gì đặc biệt?
?Các trang trại đồn điền có vai trò như thế nào trong SX nông nghiệp?
?Tại sao người ta không lập nhiều đồn điền?
Nội dung
1. Làm nương rẫy.
- Đặc điểm:
+ Là hình thức canh tác nông nghiệp lâu đới nhất của xã hội loài người.
+ Hình thức: trong canh tác này thường sử dụng công cụ thô sơ, ít chăm bón, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm (HT canh tác lạc hậu)
+ Năng suất: thấp.
- Hậu quả: 
+ Rừng bị tàn phá nghiêm trọng( đốt rừng làm nương rẫy).
+ Đất bị thoái hóa (canh tác quá mức).
=> Cần thay đổi tập quán canh tác lạc hậu
2. Làm ruộng, thâm canh lúa nước:
- Hiệu quả cao, chủ yếu cung cấp lương thực trong nước
- ở những nơi có nguồn lao động dồi dào, điều kiện thuận lợi, chủ động nước tưới tiêu người ta làm ruộng thâm canh lúa nước.
- Thâm canh lúa nước cho phép tăng vụ, tăng nâng suất -> chăn nuôi cũng phát triển
- Việc áp dụng tiến bộ khoa học-kĩ thuật và các chính sách nông nghiệp đúng đắn đã giúp nhiều nước giải quyết được nạn đói mà nay đã trở thành nước xuất khẩu gạo (Việt Nam, Thái Lan).
3. Sản xuất hàng hóa theo quy mô lớn:
- Quy mô tổ chức sản xuất lớn, tổ chức khoa học, hiện đại.
- Tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, có giá trị cao.
- Nhằm mục đích xuất khẩu.
- Hình thức canh tác này tạo ra khối lượng nông sản, hàng hoá lớn và có giá trị cao, tuy nhiên phải bám sát nghiên cứu thị trường, cần nhiều vốn
GV yêu cầu: Thảo luận nhóm.
Lớp chia 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 hình thức canh tác nông nghiệp trong đới nóng. Theo nội dung sau:
HS quan sát tranh ảnh SGK để trả lời câu hỏi thảo luận nhóm.
Cử ra 1 HS ghi chép các vấn đề thảo luận, ngoài ra có thể cho phép HS tham gia thảo luận ở các nhóm khác.
Làm nương rẫy
Làm ruộng thâm canh lúa nước 
SX nông sản HH theo quy mô lớn.
Điều kiện
sản xuất
- Phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên.
- Đốt rừng, Xa van làm nương rẫy
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa .
- Chủ động tưới tiêu.
- Cần nhiều lao động 
- Diện tích canh tác rộng.
- Vốn sản xuất lớn.
 - Nguồn tiêu thụ phải ổn định
Đặc điểm
 sản xuất 
- Dụng cụ sản xuất thô sơ lạc hậu.
- Năng suất thấp.
- Tăng vụ, tăng năng suất cây trồng.
- Tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển.
- Dụng cụ thô sơ kết hợp máy móc.
- Tổ chức sản xuất KHKT canh tác cao.
- Sử dụng nhiều máy móc và các thành tựu tiến bộ trong sản xuất.
- Bám sát nhu cầu thị trường.
Giá trị 
sản phẩm
- Khối lượng nông sản rất ít, không đủ cho nhu cầu.
- Giá trị thấp .
- Khối lượng nông sản tương đối lớn, đáp ứng nhu cầu.
- Giá trị tương đối cao, có khả năng xuất khẩu lương thực.
- Khối lượng nông sản, hàng hóa lớn.
- Giá trị xuất khẩu cao.
*Liên hệ:
 - Địa phương em đang sản xuất với hình thức nào? Hình thức đó có phù hợp với ĐKTN của địa phương không?
 - Em có dự định gì để đẩy mạnh SXNN địa phương em ?
4.Củng cố: (4’)
 1. Phân biệt sự khác nhau giữa 3 hình thức SXNN ở đới nóng( về quy mỗ, tổ chức sản xuất sản phẩm làm ra..)
 2. Bài tập:
Tăng sản lượng
Tăng năng suất
Tăng vụ
Thâm canh lúa nước
Chủ động tưới tiêu
Nguồn lao động dồi dào
5. Hướng dẫn về nhà: 2’
- Sưu tầm tranh ảnh về xói mòn đất đai ở vùng đồi núi.
- Ôn lại đặc điểm khí hậu đới nóng? ảnh hưởng của khí hậu tới cây trồng và đất đai như thế nào ?
- Đọc trước bài 9: Hoạt động SXNN ở đới nóng.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 8. Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng.doc