Bài 9: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa - Nguyễn Tuấn Hùng

1. Kiến thức:

  HS cần : hiểu và trình bày được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa ở BCB và BCN : Khi là mùa lạnh thì ngày ngắn đêm dài , khi là mùa nóng thì ngày dài đêm ngắn .

  Nắm được khái niệm các đường chí tuyến Bắc , chí tuyến Nam , vòng cực Bắc , vòng cực Nam HS cần biết được sư chuyển động tự quay quanh một trục tưởng tượng của Trái Đất.

2. Kĩ năng:

  Biết dùng quả Địa Cầu , chứng minh hiện tượng Trái Đất tự quay quanh trục và hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất .

  Biết sử dụng quả Địa Cầu để giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau trên Trái Đất

3. Thái độ:

  Giải thích được các hiện tượng tự nhiên xung quanh.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4798Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 9: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa - Nguyễn Tuấn Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 9: HIỆN TƯỢNG NGÀY ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức:
 HS cần : hiểu và trình bày được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa ở BCB và BCN : Khi là mùa lạnh thì ngày ngắn đêm dài , khi là mùa nóng thì ngày dài đêm ngắn .
Nắm được khái niệm các đường chí tuyến Bắc , chí tuyến Nam , vòng cực Bắc , vòng cực Nam HS cần biết được sư chuyển độngï tự quay quanh một trục tưởng tượng của Trái Đất.
 Kĩ năng:
Biết dùng quả Địa Cầu , chứng minh hiện tượng Trái Đất tự quay quanh trục và hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất .
Biết sử dụng quả Địa Cầu để giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau trên Trái Đất
Thái độ: 
Giải thích được các hiện tượng tự nhiên xung quanh.
TRỌNG TÂM:
Mục 1 : Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất .
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Tranh vẽ về hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa (H24 SGK phóng to) .
Quả Địa Cầu.
Mô hình sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất
Hình 24 và 25 trong SGK .
 HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Oån định lớp: (1/)
Kiểm tra bài cũ: (4/)
HS sử dụng mô hình sự vận động của Trái Đất quanh mặt trời mô tả sự vận động của Trái Đất quanh quanh mặt trời sinh ra các mùa?
Vào những ngày nào trong năm , hai nữa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng như nhau? Xác định các ngày Đông Chí, Hạ Chí, Xuân Phân, Thu Phân trên mô hình chuyển động? 
Đánh dấu X vào câu ý em cho là đúng nhất: 
Hướng chuyển động của Trái đất quanh mặt trời:
Tây sang đông.
Bắc đến Nam
Cả 2 đều sai.
Trái đất chuyển động hết một vòng trên quỹ đạo mất
365 ngày 
366 ngày
365 ngày 6 giờ
Mùa ở 2 nửa cầu:
Giống nhau
Trái ngược nhau.
Cả 2 đều sai
Bài mới:
Vận động tự quay quanh trục của Trái Đất đã tạo ra hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất . Song do sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời mà nhịp điệu ngày đêm diễn ra ở mỗi nơi trên Trái Đất khác nhau. Có nơi ngày đêm luôn bằng nhau; Có nơi tuỳ theo mùa lại có ngày dài hơn đêm hay đêm dài hơn ngày ; thậm chí có nơi ngày và đêm kéo dài hơn 6 tháng  Đó là những nơi nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
T/G
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 
Mục tiêu: hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa các mùa là hệ quả Trái Đất xoay quanh Mặt Trời.
Phương pháp: Trực quan, pháp vấn, thảo luận.
Cả lớp quan sát H.24 SGK để thảo luận câu hỏi :
Hỏi : Tại sao đường biểu thị trục Trái Đất và đường phân chia sáng tối không trùng nhau ?
Điều đó làm cho phần được chiếu sáng và phần nằm trong bóng tối ngày và đêm ở mỗi bán cầu như thế nào ?
GV chuẩn xác kiến thức - ghi bảng .
GV chia 4 nhóm , dựa vào H24,25 cho biết :
Nhóm 1: vào ngày 26-6 (Hạ chí) ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc vào mặt đất ở VT bao nhiêu ? VT đó là đường gì ? 
Nhóm 2: Vào ngày 22-12 (đông chí), ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc vào mặt đất ở VT bao nhiêu ? VT đó là đường gì ?
Nhóm 3: Sự khác nhau về độ dài của ngày , đêm của các điểm A,B ở NCB và các điểm tương ứng A’B’ ở NCN vào các ngày 22-6 và 22-12 .
Nhóm 4: Độ dài của ngày , đêm trong ngày 22-6 và 22-12 ở địa điểm C nằm trên đường xích đạo . 
GV chuẩn xác kiến thức – ghi bảng .
Hoạt động 2: 
Mục tiêu: Ở 2 miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa.
Phương pháp: Trực quan, phát vấn, so sánh, thảo luận . 
GV cho HS quan sát H25 và hỏi:
Nhóm 1,2: Vào các ngày 22-6 và 22-12 , độ dài ngày đêm của các điểm D và D’ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam của hai nửa cầu sẽ như thế nào ? vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam là những đường gì ?
Nhóm 3,4: Vào các ngày 22-6 và 22-12 , độ dài của ngày và đêm ở hai điểm cực như thế nào ? 
GV: chuẩn xác kiến thức – Ghi bảng .
Yêu cầu HS làm BT3/SGK để nêu hiện tượng số ngày có ngày dài suốt 24 giờ ở các vĩ độ từ 66033’ Bắc đến 900 B.
HS quan sát H24 SGK để trả lời .
Do đường phân chia ST vuông góc mặt phẳng quỹ đạo trục Trái Đất nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo nên 2 mặt phẳng chứa đường BN và ST đi qua tâm Trái Đất và hợp thành 1 góc 23027’ .
Có sự chênh lệch nhau .
HS quan sát H24,25/ SGK , thảo luận theo nhóm .
Đại diện mỗi nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét – bổ sung .
Cả lớp quan sát H25, thảo luận theo câu hỏi .
Đại diện các nhóm nêu kết quả – nhóm khác nhận xét và bổ sung.
15/
15/
Hiện tượng ngày , đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất:
Trong khi quay quanh Mặt Trời , Trái Đất lần lượt ngả nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam về phía Mặt Trời .
Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất, nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ .
Ở nửa cầu Bắc:
 Xích đạo : ngày = đêm .
 22/6 : ngày dài hơn đêm
 22/12 : ngày ngắn hơn đêm.
Ở hai miền cực số ngày có ngày , đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa :
Vào 22-6 và 22-12 , các địa điểm ở 66033’ Bắc và Nam có ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ.
Các địa điểm từ 66033’ Bắc và Nam đến 2 cực có số ngày có ngày , đêm dài 24 giờ dao động theo mùa , từ 1 ngày đến 6 tháng .
Các địa điểm nằm ở cực Bắc và cực Nam có ngày đêm dài suốt 6 tháng .
Củng cố :
Quan sát H.23,24,25:
So sánh số ngày đêm ở vòng cực Bắc và ở 2 cực vào các ngày 22/6 và 22/12?
So sánh độ dài ngày và đêm ở các đểm A,B,C và A/,B/,C/ ?
Giải thích câu ca dao: “Đêm tháng năm chuưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối”
Đêm trắng là gì? Tại sao các vùng ở vĩ độ cao lại có hiện tượng đêm trắng?
Về nhà : (3/)
Học bài kết hợp hình vẽ SGK.
Làm bài tập bản đồ tờ 5 bài 9 và bài tập thực hành.
Chuẩn bị bài 10: “cấu tạo trong của Trái Đất”:
Trả lời các câu hỏi trong SGK/32, 33.
RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 9. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa - Nguyễn Tuấn Hùng - Trường THCS Lý Thường Kiệt.doc