Bài giảng: Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm môn Địa lí 7

II/ PHẦN THUYẾT TRÌNH:

A. Lý do chọn phần mềm:

Trong xu thế hiện nay thì công nghệ thông tin là một nhu cầu không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của chúng ta. Đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin vào trong ngành giáo dục là rất cần thiết. Đó là nhu cầu học tập, tiếp cận với công nghệ thông tin ngày càng phát triển để các em học sinh tiếp thu được những kiến thức mới, những khoa học mới và trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.

Ngoài hình thức giáo dục trực tiếp trên lớp học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.v.v. thì học trực tuyến đang là một hình thức mới và được nhiều người hưởng ứng và áp dụng bởi tính chủ động về mặt thời gian và phong phú hình thức học tập, học sinh tự học, tự nghiên cứu và nắm được nội kiến thức của bài học tốt hơn.

Đáp ứng nhu cầu cần thiết cho việc học tập của các em học sinh trong giai đoạn hiện nay. Bộ giáo dục và Đào tạo, đã khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức dạy – học cho học sinh bằng khả năng đào tạo áp dụng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đặc biệt là áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử E - Learning.

Với thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, có rất nhiều các phần mềm được ứng dụng, sử dụng để thiết kế bài giảng điện tử như Violet, Lecture maker, Adobe captivate, Adobe presenter, Ispring.v.v. Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm và thế mạnh vượt trội riêng của nó. Quan trọng là đáp ứng chuẩn quốc tế về E-Learning là SCORM, AICC.

 

docx 14 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng: Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm môn Địa lí 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN DUYÊN HẢI
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÔN XUÂN
BÀI GIẢNG: ĐỚI NÓNG. MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM
MÔN ĐỊA LÍ 7
I/ THÔNG TIN CÁ NHÂN:
Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn Kiệt
Địa chỉ Email: kiettien201102@gmail.com
Điện thoại di động: 0979057064
Đơn vị công tác: Trường THCS Đôn Xuân
Địa chỉ: Ấp Chợ, Xã Đôn Xuân, Huyện Duyên Hải, Tỉnh Trà Vinh
Tháng 11/2016.
II/ PHẦN THUYẾT TRÌNH:
A. Lý do chọn phần mềm:
Trong xu thế hiện nay thì công nghệ thông tin là một nhu cầu không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của chúng ta. Đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin vào trong ngành giáo dục là rất cần thiết. Đó là nhu cầu học tập, tiếp cận với công nghệ thông tin ngày càng phát triển để các em học sinh tiếp thu được những kiến thức mới, những khoa học mới và trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. 
Ngoài hình thức giáo dục trực tiếp trên lớp học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp..v..v. thì học trực tuyến đang là một hình thức mới và được nhiều người hưởng ứng và áp dụng bởi tính chủ động về mặt thời gian và phong phú hình thức học tập, học sinh tự học, tự nghiên cứu và nắm được nội kiến thức của bài học tốt hơn.
Đáp ứng nhu cầu cần thiết cho việc học tập của các em học sinh trong giai đoạn hiện nay. Bộ giáo dục và Đào tạo, đã khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức dạy – học cho học sinh bằng khả năng đào tạo áp dụng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đặc biệt là áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử E - Learning. 
Với thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, có rất nhiều các phần mềm được ứng dụng, sử dụng để thiết kế bài giảng điện tử như Violet, Lecture maker, Adobe captivate, Adobe presenter, Ispring...v..v. Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm và thế mạnh vượt trội riêng của nó. Quan trọng là đáp ứng chuẩn quốc tế về E-Learning là SCORM, AICC...
Qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm giáo án áp dụng trong giảng dạy. Tôi thấy phần mềm Adobe presenter có ưu điểm tốt và dễ sử dụng nên tôi quyết định chọn phần mềm Adobe presenter để thiết kế bài giảng của mình. Tôi muốn tận dụng, kết hợp khả năng thiết kế bài giảng một cách mềm dẻo của Powerpoint. Adobe presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình ( animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp. Adobe Presenter đó biến Powerpoint thành cụng cụ soạn bài giảng E-Learning, cụ thể tạo bài giảng để học sinh tự học, tự suy nghĩ, cụ thể ghi lại lời giảng, bài giải hình ảnh bạn giảng bài, chốt các câu hỏi tương tác, cụ thể đưa bài giảng lời giảng trực tuyến Bài giảng điện tử E-Learning được đưa trực tiếp vào hệ thống Moodle quản lý học tập. Phần mềm này như là một add-in tích hợp với MS PowerPoint, một ứng dụng được hầu hết các giáo viên nắm bắt và sử dụng trong các tiết dạy các ứng dụng CNTT. 
B/ Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử:
- Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn. Biết cách vận dụng kiến thức để giải các bài tập. 
- Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập.
- Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc.
1. Trình bày giảng: 
Màu sắc không lòe loẹt, dễ nhìn. 
Chữ đủ to, rõ.
Mỗi slide đều có nội dung chủ đề.
Có slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn.
Kĩ năng Multimedia:
Có âm thanh
Có video ghi giáo viên giảng bài.
Có hình ảnh, video clips minh họa nội dung kiến thức bài.
Công nghệ: Chuẩn SCORM, AICC, công cụ dễ dùng, có thể online hay offline (Giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi nơi).
Nội dung các câu hỏi của giáo viên: 
Các câu hỏi giáo viên đưa ra ở đây mang tính gợi mở, hướng dẫn, cũng cố nội dung bài học. Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động. Có những nội dung giáo viên đưa ra cho học sinh làm trong thời gian nhất định sau đó giáo viên đưa ra kết quả cho học sinh so sánh với bài làm của học sinh đã làm.
C/ Tóm tắt bài giảng:
STT
Trình chiếu
Mục tiêu và ý tưởng
 thiết kế
Slide 1: Giới thiệu Thông tin cá nhân 
Giáo viên: Bằng hiệu ứng trên Powerpoint giáo viên đã đặt chế độ chạy tự động ra từng phần đồng bộ giữa lời nói và hiệu ứng.
Slide 2: Giới thiệu bài mới
Giới thiệu bài:
 Trên Trái Đất người ta chia thành: đới nóng, đới ôn hoà và đới lạnh. Môi trường xích đạo ẩm là môi trường đới nóng, có khí hậu nóng quanh năm và lượng mưa dồi dào. Thiên nhiên ở đây tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống và phát triển rất phong phú, đa dạng. Đây là nơi có diện tích rừng rậm xanh quanh năm rộng nhất thế giới.
Học sinh tư duy, động não, chú ý nghe
Slide 3: Giới thiệu vào bài giảng
CAÙC ÑÔÙI KHÍ HAÄU TREÂN TRAÙI ÑAÁT
Giáo viên: Bằng hiệu ứng trên Powerpoint giáo viên đã đặt chế độ chạy tự động ra từng phần đồng bộ giữa lời nói và hiệu ứng.
Hoạt động 1: Cá nhân
Dựa vào lược đồ các đới khí hậu trên Trái Đất, xác định các đới khí hậu?
Giáo viên: Giới thiệu phần chú giải, các đường kinh vĩ tuyến
Xác định vị trí của đới nóng?
Giáo viên: Giới thiệu vào phần I của bài học.
 Caùc ñôùi khí haäu treân Traùi Ñaát
Slide 4: Giới thiệu phần I/ Đới nóng
Giáo viên: Bằng hiệu ứng trên Powerpoint giáo viên đã đặt chế độ chạy tự động ra từng phần đồng bộ giữa lời nói và hiệu ứng.
I/ Đới nóng
a/ Vị trí
Giáo viên: cho học sinh xem hình vẽ các đới khí hậu trên Trái Đất
Hỏi: Dựa vào hình vẽ cho biết đới nóng nằm trong khoảng vĩ độ nào ?
Học sinh: Đới nóng trãi dài giữa hai đường chí tuyến Bắc và Nam tạo thành một vành đai bao quanh Trái Đất.
Hỏi: Trong vành đai đới nóng có loại gió nào hoạt động thường xuyên?
Học sinh: Gió Tín Phong là loại gió hoạt động thường xuyên ở đới nóng
Giáo viên: kết họp chỉ trên hình vẽ, kết hợp ghi bảng.
Giáo viên: Chuyển ý qua mục b.
Slide 5: Giới thiệu chuyển ý qua phần b/ Đặc điểm;
b/ Khí hậu:
Hỏi: Vì sao khu vực này được gọi là đới nóng?
Học sinh: Khu vực nhận được ánh sáng Mặt Trời nhiều nhất trên Trái Đất
Hỏi: Thực vật và động vật ở đới nóng như thế nào?
Học sinh: Chiếm khoảng 70% thực và động vật trên Trái Đất
Hỏi: Dân cư ở đới nóng như thế nào?
Học sinh: Là khu vực tập trung dân cư của thế giới 
Giáo viên: giới thiệu lược đồ các đới khí hậu trên Trái Đất.
Hỏi: Dựa vào màu sắc trên lược đồ hãy cho biết: Trong môi trường đới nóng có những môi trường nhỏ nào?
Học sinh: Có 4 môi trường nhỏ: môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa và môi trường hoang mạc.
Giáo viên: kết luận, kết hợp chỉ 4 môi trường trên lược đồ.
Giáo viên: Giáo viên chuyển ý qua mục II.
Slide 6: Giới thiệu 4 môi trường của đới nóng
Giáo viên: Bằng hiệu ứng trên Powerpoint giáo viên đã đặt chế độ chạy tự động ra từng phần đồng bộ giữa lời nói và hiệu ứng.
Giáo viên: giới thiệu lược đồ các đới khí hậu trên Trái Đất.
Hỏi: Dựa vào màu sắc trên lược đồ hãy cho biết: Trong môi trường đới nóng có những môi trường nhỏ nào?
Học sinh: Có 4 môi trường nhỏ: môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa và môi trường hoang mạc.
Giáo viên: kết luận, kết hợp chỉ 4 môi trường trên lược đồ.
Giáo viên: Giáo viên chuyển ý qua mục II
Slide 7: Giới thiệu chuyển ý qua mục II
Giáo viên: Bằng hiệu ứng trên Powerpoint giáo viên đã đặt chế độ chạy tự động ra từng phần đồng bộ giữa lời nói và hiệu ứng.
II/ Môi trường xích đạo ẩm.
1/ Khí hậu
a/ Vị trí
Hoạt động 2 Nhóm/ cặp
Giáo viên: Dựa vào H 5.1 xác dịnh vị trí của môi trường xích đạo ẩm? 
Học sinh: Chủ yếu nằm ven hai bên đường xích đạo, trong khoảng 50 B đến 50 N
Giáo viên: giới thiệu H5.2 hướng dẫn học sinh phân tích được biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Xin-ga-po, chú ý các cột nằm ngang là 12 tháng trong một năm, cột dọc bên phải biểu hiện nhiệt độ 0c, được biểu hiện bằng biểu đồ đường; cột bên trái biểu hiện lượng mưa mm, được biểu hiện bằng biểu đồ hình cột.
Giáo viên: Dựa vào hình 5.2 em hãy nhận xét:
Nhiệt độ trung bình các tháng của Xin - ga- po
Lượng mưa phân bố như thế nào ở các tháng ?
Lượng mưa cả năm trung bình là bao nhiêu mm?
Giáo viên: cho học sinh nhận xét sau đó kết luận lại
Giáo viên: chuyển ý qua mục b
Slide 8: Giới thiệu chuyển ý qua phần b/ Đặc điểm khí hậu
Giáo viên: Bằng hiệu ứng trên Powerpoint giáo viên đã đặt chế độ chạy tự động ra từng phần đồng bộ giữa lời nói và hiệu ứng.
b)Đặc điểm khí hậu
Hỏi: Qua phân tích nhiệt độ và lượng mưa em hãy rút ra đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm ?
Giáo viên: Kết hợp ghi bảng
Có khí hậu nắng nóng, mưa nhiều quanh năm (nóng, ẩm), nhiệt độ cao trung bình năm trên 250c và lượng mưa trung bình năm trên 1500mm
Hỏi: Với đặc điểm khí hậu như vậy thực và động vật ở đây như thế nào? Ta tìm hiểu ở phần 2
Giáo viên: Giới thiệu các bức ảnh
Hỏi: Ảnh nào phù hợp với biểu đồ trên? Vì sao?
Học sinh: hình đầu tiên.
Giáo viên: cho học sinh nhận xét, cho bổ sung, giáo viên kết luận lại.
Slide 9: Giới thiệu 3 bức ảnh 
Qua các bức ảnh
Ảnh nào phù hợp với biểu đồ trên? Vì sao?
Giáo viên: Bằng hiệu ứng trên Powerpoint giáo viên đã đặt chế độ chạy tự động ra từng phần đồng bộ giữa lời nói và hiệu ứng.
Học sinh tư duy, động não, chú lới. ý nghe và trả
Học sinh: hình đầu tiên.
Giáo viên: cho học sinh nhận xét, cho bổ sung, giáo viên kết luận lại.
Slide 10: Giới thiệu chuyển ý qua mục 2/ Rừng rậm xanh quanh năm
Giáo viên: Bằng hiệu ứng trên Powerpoint giáo viên đã đặt chế độ chạy tự động ra từng phần đồng bộ giữa lời nói và hiệu ứng.
2/ Rừng rậm xanh quanh năm.
Hoạt động 3: nhóm (chia 4 nhóm)
Nhóm 1 Quan sát ảnh hãy mô tả lại cảnh quan của rừng xích đạo ẩm?
Nhóm 2 Nguyên nhân nào tạo nên cảnh quan rừng rậm như vậy?
Nhóm 3 Mô tả các loại thực và động vật sinh sống trong rừng rậm?
Nhóm 4: dựa vào hình vẽ nhận xét độ cao của các loai thực vật sinh sống trong môi trường xích đạo ẩm?
Học sinh: trình bày kiến thức đã thảo luận, sau đó cho các em nhận xét 
Giáo viên: chuẩn xác kiến thức.
Giáo viên: kết hợp ghi bảng 
Rừng ở đây, các loại cây mọc thành nhiều tầng, rậm rạp, dây leo chằng chịt và có nhiều chim thú sinh sống 
Do nhiệt độ cao và lượng mưa lớn nên thực vật ở đây phát triển rất rậm rạp và xanh quanh năm. 
Giáo viên: Chỉ hình 5.4 lát cắt rừng rậm xanh quanh năm, ở từng độ cao có những tầng cây khác nhau. 
Slide 11: Giới thiệu đoạn video
Chiếu đoạn video rừng rậm xích đạo ẩm
Học sinh chú ý xem
Slide 12: Giới thiệu rừng ngập mặn
Giáo viên: Bằng hiệu ứng trên Powerpoint giáo viên đã đặt chế độ chạy tự động ra từng phần đồng bộ giữa lời nói và hiệu ứng.
Giáo viên: giới thiệu thêm về rừng ngập mặn, kết hợp cho xem các ảnh về rừng ngập mặn.
Hỏi: Rừng ngập mặn thường mọc ở những nơi nào?
Hỏi: Nêu tác dụng của rừng ngập mặn. Trách nhiệm của chúng ta phải làm gì để bảo vệ rừng ngập mặn?
Hỏi: Trà Vinh có rừng ngập mặn ở đâu?
Giáo viên: chốt lại liên hệ thực tế rừng ngập măn ở Trà Vinh, đặc biệt huyện Duyên Hải nơi ta đang sinh sống có rất nhiều rừng ngập mặn.
Slide 13: Giới thiệu bài tập
 Hãy chọn đáp án mà em cho là đúng nhất?
Môi trường xích đạo ẩm thuộc đới nào?
a/ Đới lạnh
b/ Đới ôn hòa
c/ Đới nóng
* Đáp án: c
Slide 14: Giới thiệu bài tập
Chọn đáp án đúng, sai?
Rừng ngập mặn nằm ở vùng cửa sông, ven biển?
a/ Đúng
b/ Sai
* Đáp án: Đúng
Slide 15: Giới thiệu bài tập
 Điền các cụm từ: hai chí tuyến, tín phong, Trái Đất; vào ô trống dưới đây cho thích hợp?
- Đới nóng trãi dài giữa(1)..Bắc và Nam, tạo thành một vành đai bao quanh.(2).
- Gió(3)là loại gió thường xuyên hoạt động ở đới nóng.
* Đáp án: 
(1) hai chí tuyến
(2) Trái Đất
(3) tín phong
Slide 16: Giới thiệu bài tập
Giáo viên: Bằng hiệu ứng trên Powerpoint giáo viên đã đặt chế độ chạy tự động ra từng phần đồng bộ giữa lời nói và hiệu ứng.
Cho học sinh dựa vào cột A và cột B nối cho phù hợp.
Slide 17: Hướng dẫn về nhà
Giáo viên: Bằng hiệu ứng trên Powerpoint giáo viên đã đặt chế độ chạy tự động ra từng phần đồng bộ giữa lời nói và hiệu ứng.
Hướng dẫn học tập: 
- Làm câu hỏi và bài tập SGK, bài tập trong tập bản đồ địa lí
- Vẽ bản đồ tư duy về môi trường xích đạo ẩm
- Tìm hiểu về môi trường nhiệt đới.
Slide 17: Giới thiệu tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo
- Sách giáo khoa Địa Lí 7 (Nhà xuất bản giáo dục Bộ giáo dục và Đào Tạo).
- Sách giáo viên Địa Lí 7 (Nhà xuất bản giáo dục Bộ giáo dục và Đào Tạo).
- Thiết kế bài giảng (Nhà xuất bản Hà Nội).
- Giáo dục bảo vệ Môi trường trong môn Địa Lí THCS (Nhà xuất bản Giáo dục).
- Giáo dục kĩ năng sống trong môn Địa Lí ở trường THCS (Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam).
- Những điều kỳ thú về Địa Lí 7 (Nhà xuất bản giáo dục).
- Bản đồ học giáo trình Đào Tạo giáo viên THCS (Nhà xuất bản Bộ giáo dục và Đào Tạo).
- Phim tư liệu rừng xích đạo ẩm (Đài truyền hình Việt Nam).
Giáo viên: Bằng hiệu ứng trên Powerpoint giáo viên đã đặt chế độ chạy tự động ra từng phần đồng bộ giữa lời nói và hiệu ứng.
III/ KẾT LUẬN.
Trên đây là toàn bộ bản thuyết tình cho bài giảng E- Learning của tôi. Trong bài giảng tôi đã khai thác các nội dung, phương pháp học như: giảng giải, trực quan, phân tích, thực hành, thảo luận..v..v 
Qua cách học này đã tạo cho các em hứng thú học tập. Các em nắm được bài một cách dễ dàng, các em có thể học bất cứ lúc nào. Hình thức học này mang tính chất mở, thoải mái thông qua câu hỏi trắc nghiệm được đánh giá các em, giúp học sinh tư duy và ghi nhớ bài tốt hơn. Qua sự hướng dẫn của giáo viên các em có thể tự tìm tòi và khai thác kiến thức.
Để bài giảng của tôi được tốt hơn nữa chúng tôi rất mong được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn và công nghệ thông tin, để tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn, hiệu quả hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn!
Đôn Xuân, ngày 01 tháng 11 năm 2016
 Người thực hiện
 Nguyễn Văn Tuấn Kiệt

Tài liệu đính kèm:

  • docxThuyet trinh giao an e-lening Dia 7 2016.docx