Bài kiểm tra định kì học kì I Môn Khoa học 4 - Trường Tiểu học Hải Lâm

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng nhất:

Câu 1: Trong quá trình sống, con người lấy từ môi trường những gì và thải ra môi trường những gì? (Mức 2)

A. Lấy thức ăn, nước uống từ môi trường và thải ra nước tiểu.

B. Lấy thức ăn, không khí từ môi trường và thải ra cặn bã.

C. Lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường và thải ra chất thừa, cặn bã.

D. Lấy thức ăn, nước uống từ môi trường và thải ra mồ hôi và nước tiểu.

Câu 2: Các cơ quan nào trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người ? (Mức 1)

A. Tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn.B. Tiêu hóa, hô hấp, bài tiết.

C. Hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.D. Tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.

Câu 3: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn là: (Mức 1)

A. Chất bột đường, chất đạm, chất béo.B. Vi-ta-min, chất khoáng.

C. Chất bột đường, nước, không khí. D. Cả ý A và B.

 

doc 10 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 809Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kì học kì I Môn Khoa học 4 - Trường Tiểu học Hải Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Hải Lâm BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ I
Họ và tên:............... Môn: Khoa học - Năm học: 2017 - 2018
Lớp 4A Thời gian: 40 phút (Không tính thời gian giao đề) 
Điểm
Nhận xét của giáo viên
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng nhất:
Câu 1: Trong quá trình sống, con người lấy từ môi trường những gì và thải ra môi trường những gì? (Mức 2)
A. Lấy thức ăn, nước uống từ môi trường và thải ra nước tiểu.
B. Lấy thức ăn, không khí từ môi trường và thải ra cặn bã.
C. Lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường và thải ra chất thừa, cặn bã.
D. Lấy thức ăn, nước uống từ môi trường và thải ra mồ hôi và nước tiểu.
Câu 2: Các cơ quan nào trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người ? (Mức 1)
A. Tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn.B. Tiêu hóa, hô hấp, bài tiết.
C. Hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.D. Tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.
Câu 3: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn là: (Mức 1)
A. Chất bột đường, chất đạm, chất béo.B. Vi-ta-min, chất khoáng.
C. Chất bột đường, nước, không khí. D. Cả ý A và B.
Câu 4: Vai trò của chất bột đường là: (Mức 1)
A. Cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể.
B. Cung cấp năng lượng, hấp thụ các vi-ta-min :A,D,E,.K .
C. Xây dựng và đổi mới cơ thể. D. Cần cho hoạt động sống của cơ thể.
Câu 5: Một số bệnh lây qua đường tiêu hóa thường gặp là: (Mức 1)
A. Tiêu chảy, đau mắt, cảm sốtB. Tiêu chảy, ho, bướu cổ
C. Tiêu chảy, tả, lị,..D. Tiêu chảy, tả, còi xương
Câu 6: Để thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm ta không nên: (Mức 1)
A. Chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc và mùi vị lạ.
B. Dùng thực phẩm đóng hộp quá hạn, hoặc hộp bị thủng, phồng, han gỉ.
C. Dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn.
D. Thức ăn đã nấu chín ; nấu xong nên ăn ngay.
Câu 7. Tính chất nào sau đây không phải là của nước ? (Mức 1)
A. Trong suốt. B. Có hình dạng nhất định.
C. Không mùi. D. Chảy từ cao xuống thấp.
Câu 8. Khi đổ nước từ bình ra cốc, ta phải đặt miệng bình cao hơn cốc. Điều này vận dụng tính chất nào sau đây? (Mức 2)
A. Nước không có hình dạng nhất định. B. Nước có thể thấm qua một số vật.
C. Nước chảy từ cao xuống thấp. D. Nước có thể hoà tan một số chất.
Câu 9. Không khí gồm những thành phần chính là: (Mức 1)
A. Ô -xi và các- bô-níc. B. Ô – xi và  ni- tơ
C. Ô – xi, ni- tơ và hơi nước. D. Ô –xi, ni tơ, khói, bụi.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 10. Em hãy nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng? (Mức 3)
Câu 11: Ta nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước ? (Mức 3)
Câu 3: Không khí có những tính chất gì ? (Mức 3)
Câu 4 : Vẽ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. (Mức 4)
——- HẾT ———
Đáp án
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: C (1 điểm); Câu 2: D (0,5 điểm); Câu 3: D (0,5 điểm); Câu 4: A (0,5 điểm); Câu 5: D (0,5 điểm); Câu 6: B (0,5 điểm); Câu 7: B (1 điểm); Câu 8: C (1 điểm); Câu 9:B (0,5 điểm);
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng:(1 điểm)
+ Thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé. (0,25 điểm)
+ Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng. (0,5 điểm)
– Đưa trẻ khám để chữa trị kịp thời.(0,25 điểm)
Câu 2: 1 điểm
Không chơi gần ao, hồ, sông, suối; giếng nước phải có nắp đậy. (0,25 điểm)
Chấp hành tốt các qui định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy.(0,5 điểm)
Tập bơi nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ.(0,25 điểm)
Câu 3: Không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.(0,5 điểm)Không khí có thể nén lại hoặc giãn ra.(0,5 điểm)
Câu 4. Vẽ đúng sơ đồ ( 1 điểm)
Trường Tiểu học Hải Lâm BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ I
Họ và tên:.............. Môn: Tiếng Việt - Năm học: 2017 - 2018
Lớp 4A Thời gian: 90 phút (Không tính thời gian giao đề) 
Điểm
Nhận xét của giáo viên
A. Đọc thành tiếng: Bốc thăm và đọc 1 đoạn trong bài tập đọc và TLCH ứng với đoạn vừa đọc.
Đọc thầm và làm bài tập sau:
BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ
Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.
Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.
Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mỹ mãn.
Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mỹ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi.
Theo Lâm Ngũ Đường
B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu đúng.
1/ (M1: 0,5đ) Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì?
A. Thiên nhiên               B. Đất sét
C. Đồ ngọc                    D. Con giống
2/ (M1: 0,5đ) Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc nhờ sự?
A. Tinh tế                      B. Chăm chỉ
C. Kiên nhẫn                D. Gắng công
3/ (M2: 0,5đ) Điều không thể nào tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì?
A. Pho tượng cực kì mỹ lệ
B. Đôi mắt pho tượng như biết nhìn theo
C. Pho tượng như toát lên sự ung dung
D. Pho tượng sống động đến lạ lùng
4/ (M2: 0,5đ) Điều kiện nào là quan trọng nhất khiến Trương Bạch trở thành một nghệ nhân tài giỏi?
A. Say mê, kiên nhẫn và làm việc hết mình
B. Có tài nặn con giống y như thật ngay từ nhỏ
C. Gặp được thầy giỏi truyền nghề
D. Gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần
5/ (M3: 1đ) Em hãy nêu nội dung chính của bài
6./ (M4: 1đ) Nếu em gặp Trương Bạch, em sẽ nói điều gì với anh? (Viết 1 - 2 câu)
7/ (M1 : 0,5đ ) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
A. Ung dung, sống động, mỹ lệ.
B. Ung dung, lạ lùng, tưởng tượng
C. Sống động, lạ lùng, mỹ mãn
D. Tưởng tượng, lạ lùng, mỹ lệ.
8/ (M2 :0,5đ) Câu “Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mỹ mãn” có các tính từ?
A. Tự nhủ, gắng công
B. Tạo nên, truyệt trần
C. Tuyệt trần, mỹ mãn
D. Mỹ mãn, gắng công
9/ (M3: 1đ) Trong câu“Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật” có những động từ nào?
10/ (M4 : 1đ) Câu hỏi “Anh có thể tạc cho em một bức tượng được không?” dùng vào mục đích gì?
........................................................................................................................
C. CHÍNH TẢ: Nghe- viết.
Con tê tê
Tê tê săn mồi trông thật lạ mắt. Thức ăn của nó là sâu bọ, nhưng chủ yếu là các loài kiến. Miệng tê tê nhỏ, hai hàm chỉ có lợi, không có răng. Nhưng bù lại nó có cái lưỡi để bắt mồi rất lợi hại. Nó thè cái lưỡi dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh, đục thủng tổ kiến rồi thò lưỡi vào sâu bên trong. Đợi kiến bâu kín lưỡi, tê tê rụt lưỡi vào mõm, tóp tép nhai cả lũ kiến xấu số.
D. TẬP LÀM VĂN:
Đề bài: Hãy tả một đồ chơi mà em thích.
Trường Tiểu học Hải Lâm BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ I
Họ và tên:............... Môn: Toán- Năm học: 2017 - 2018
Lớp 4A Thời gian: 40 phút (Không tính thời gian giao đề) 
Điểm
Nhận xét của giáo viên
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng trong mỗi câu sau:
Câu 1: a,(M1: 0,5 điểm) Đọc số sau: 8 601 235
A. Tám triệu sáu trăm linh một nghìn hai trăm ba lăm
B. Tám triệu sáu trăm linh một nghìn hai trăm ba mươi lăm
C. Tám triệu sáu trăm linh một nghìn hai trăm năm mươi ba
D. Tám triệu sáu trăm mười nghìn hai trăm ba lăm
b, (M1: 0,5 điểm) Số: Bảy trăm nghìn tám trăm linh năm viết là:
A. 700805 B. 7000805 C. 708005 D. 70085
Câu 2: a,(M1: 0,5 điểm) Chữ số 3 trong số 253 456 thuộc hàng:
A. Hàng trăm nghìn B. Hàng nghìn C. Hàng trăm D. Hàng chục nghìn
b, (M1: 0,5 điểm) 5 tấn 13 kg = .kg
A. 513 kg              B. 5130 kg               C. 5013 kg               D. 50013 kg
Câu 3: a) (M2: 0,5 điểm) Các số dưới đây số nào chia hết cho 2?
A. 659 403 750	B. 904 113 695	C. 709 638 553	D. 559 603 551
b) (M2: 0,5 điểm) Năm 2005 thuộc thế kỉ nào?
A. XVIII	B. XIX	C. XX	D. XXI
Câu 4: a,(M3: 0,5 điểm) 10 dm2 2cm2 = ......cm2 
A. 1002 cm2            B. 102 cm2                C. 120 cm2
b,(M3: 0,5 điểm) 4 ngày 7 giờ = ..............giờ
A. 47	B. 11	C. 103	D. 247
Câu 5: (M3: 1 điểm) Hình chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều rộng 8cm, diện tích của hình này là:
A. 96cm2                B. 86cm2                  C.190cm2                D.48cm2
Câu 6: M4: (1 điểm )Trung bình cộng của: 12cm, 13cm, 16cm, 27cm là:
A. 17	B.17cm	C.68cm	D. 68
II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 7: (M3: 1 điểm) Đặt tính và tính: a. 334 × 37                      b.   128 472 : 6
Câu 8: (M4: 1 điểm) Dùng ê-ke, hãy vẽ hình tứ giác có hai góc vuông, một góc nhọn và một góc tù.
Câu 9: (M3: 1 điểm)
Bài toán:Có hai thùng đựng dầu, trung bình mỗi thùng đựng 12 lít dầu, biết thùng thứ nhất đựng 9 lít, hỏi thùng thứ hai đựng mấy lít?
Giải:
Câu 10: (M4:1 điểm ). Tính bằng cách thuận tiện nhất. 
 a. 490 x 365 - 390 × 365 b. 2364 + 37 × 2367 + 63 =	

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi hoc ki I lop 4 mon Toan Tieng Viet_12260142.doc