I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh
- Củng cố những kiến thức và kỹ năng làm văn, đặc biệt là về văn biểu cảm và văn nghị luận.
- Vận dụng được những hiểu biết đó để viết một bài văn nhằm bộc lộ cảm nghĩ của bản thân về một sự vật, sự việc, hiện tượng gần gũi trong thực tế hoặc về một TP VH quen thuộc.
- Thấy rõ hơn nữa trình độ làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn.
II. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KỸ NĂNG :
1/ Mục đích yêu cầu.
- Cần nắm vững nội dung đề tài mình chọn, để từ đó hình thành ý tưởng của đề bài yêu cầu: cảm nhận chân thành kỷ niệm sâu sắc, hoặc bài thơ, tác giả nhằm hấp thu người đọc.
+ Bài làm sâu sắc có sức thuyết phục.
+ Kết hợp yếu tố miêu tả giọng điệu trong khi làm bài.
+ Nắm được tiểu sử tác giả, hoàn cảnh ra đời.
Tiết 7 BÀI LÀM VĂN SỐ 1 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp học sinh - Củng cố những kiến thức và kỹ năng làm văn, đặc biệt là về văn biểu cảm và văn nghị luận. - Vận dụng được những hiểu biết đó để viết một bài văn nhằm bộc lộ cảm nghĩ của bản thân về một sự vật, sự việc, hiện tượng gần gũi trong thực tế hoặc về một TP VH quen thuộc. - Thấy rõ hơn nữa trình độ làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn. II. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KỸ NĂNG : 1/ Mục đích yêu cầu. - Cần nắm vững nội dung đề tài mình chọn, để từ đó hình thành ý tưởng của đề bài yêu cầu: cảm nhận chân thành kỷ niệm sâu sắc, hoặc bài thơ, tác giả nhằm hấp thu người đọc. + Bài làm sâu sắc có sức thuyết phục. + Kết hợp yếu tố miêu tả giọng điệu trong khi làm bài. + Nắm được tiểu sử tác giả, hoàn cảnh ra đời. 2/ Kỹ năng:Cách hành văn trôi chảy, sạch đẹp, tránh mắc các lỗi chính tả, bài làm chặt chẽ có sức thuyết phục. 3/ Biểu điểm: - Điểm 9-10: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, thể hiện được sự quan sát chiêm nghiệm và suy nghĩ của bản thân, văn có cảm xúc, có sáng tạo. - Điểm 7-8: Viết có cảm xúc, thể hiện suy nghĩ riêng, đáp ứng những nội dung cơ bản, sai 1,2 lỗi chính tả. - Điểm 5-6: Bài viết nói chung chưa sâu, sai 3, 4 lỗi chính tả. - Điểm 3-4: Chỉ nêu vài ý sơ sài, không phân tích triển khai mở rộng, còn mắc lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 1-2: Hiểu sai, bố cục không rõ ràng. - Điểm 0: Không làm bài. III. NỘI DUNG LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: 2. Chép đề lên bảng: Đề: Ghi lại những cảm nghĩ chân thực của em những ngày đầu tiên bước vào trường THPT. 3. Hướng dẫn HS làm bài: - Tìm hiểu kỹ đề bài để xác định rõ yêu cầu của đề bài: + Những cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc của bản thân về những ngày đầu tiên bước vào trường THPT: + Cảm xúc vui sướng, ngạc nhiên khi đứng trước quang cảnh khuôn viên của nhà trường. + Tâm trạng, ấn tượng lúc gặp các thầy cô. + Thái độ, cảm xúc của mình khi tiếp xúc với bạn bè, trong tâm trạng chuẩn bị cho một năm học mới với nhiều điều bỡ ngỡ..... + Cảm xúc và suy nghĩ đó cần phù hợp với đề bài, chân thành, được bộc lộ rõ ràng, tinh tế. - Có thể lập dàn ý đại cương, từ đó định hướng về phạm vi và cách thức tiến hành. - Cần chú ý cách dùng từ, viết câu, tránh mắc lỗi chính tả; sử dụng các phép tu từ hợp lý, sáng tạo để câu văn thêm sức gợi. 4. Củng cố: Sau khi thu bài xong, nhắc lại 1 cách khái quát cách thức làm bài văn phát biểu cảm nghĩ 5. Dặn dò: - Sọan bài “Chiến thắng Mtao Mxây” (trích sử thi Đăm Săn). Yêu cầu HS tóm tắt trước sử thi Đăm Săn và đoạn trích.
Tài liệu đính kèm: