Bài tập cacbon và hợp chất cacbon

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

I. Nhóm Cacbon:

- Vị trí: nhóm IVA; thành phần: C, Si, Ge, Sn, Pb ; cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns2np2

- Các tính chất biến đổi có quy luật của đơn chất và hợp chất: C-----> Pb.

II. Đơn chất cacbon.

 Trong các phản ứng cacbon thể hiện tính khử và tính oxi hóa, tuy nhiên tính khử vẫn là tính chất chủ yếu của cacbon.

 1, Tính khử

 a, Tác dụng với oxi: C + O2 CO2

 Ở nhiệt độ cao, cacbon lại khử được CO2 theo phản ứng

 C + CO2 2CO

 

doc 15 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3421Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cacbon và hợp chất cacbon", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 44% CO, 45% H2, 5% H2O và 6% N2 
	Khí CO còn được sản xuất trong lò ga bằng cách thổi không khí qua than nung đỏ
	 C + O2 CO2
 CO2 + C 2CO
	Hỗn hợp khí thu được gọi là khí lò ga ( chứa trung bình 25% CO, 70% N2, 5% các khí khác)
	Trong phòng thí nghiệm: CO được điều chế bằng cách cho axit H2SO4 đặc vào axit fomic (HCOOH) và đun nóng
	HCOOH CO + H2O
IV. Cacbon đioxit (anhiđric cacbonic) CO2
	1, Tính chất hóa học
	CO2 tan trong nước tạo thành axit cacbonic
	CO2 +H2O D H2CO3 (đa axit yếu)
	CO2 là oxit axit tác dụng với oxit bazơ và bazơ
	CaO + CO2 š CaCO3
	CO2 + Ca(OH)2 š CaCO3 $ + H2O
	CaCO3 + CO2 + H2O š Ca(HCO3)2
	2, Điều chế
	Trong phòng thí nghiệm, khí CO2 được điều chế theo phản ứng
	CaCO3 + 2HCl š CaCl2 + CO2 + H2O
	Trong công nghiệp, khí CO2 được điều chế bằng cách nung đá vôi ở 900-1000oC trong lò nung vôi công nghiệp
	CaCO3 (r) CaO + CO2
	hoặc đốt cháy hoàn toàn than cốc trong không khí: C + O2 š CO2
V. Axit cacbonic (H2CO3) và muối cacbonat (CO32-), hiđrocacbonat (HCO3-)
	1, H2CO3 là một điaxit yếu, tồn tại trong dung dịch nước
	2, Muối CO32- và HCO3-
	Tính tan: Muối cacbonat trung hoà của kim loại kiềm (trừ Li2CO3), amoni và hiđrocacbonat dễ tan trong nước (trừ NaHCO3 ít tan). Các muối cacbonat trung hoà của những kim loại khác không tan hoặc ít tan trong nước.
	Tác dụng với axit giải phóng CO2
	NaHCO3 + HCl š NaCl + CO2 #+ H2O
	Na2CO3 + 2HCl š 2NaCl + CO2 # + H2O
	Tác dụng với dung dịch kiềm
	NaHCO3 + NaOH š Na2CO3 + H2O
	Các muối cacbonat không tan của kim loại kiềm thổ, tan được trong nước chứa CO2
	CaCO3 + CO2 + H2O š Ca(HCO3)2
	Muối cacbonat của kim loại hoá trị III không tồn tại trong dung dịch
	Nhiệt phân: cacbonat trung hoà của kim loại kiềm rất bền với nhiệt, chúng có thể nóng chảy mà không bị phân huỷ. Các muối cacbonat của kim loại khác, cũng như muối hiđrocacbonat, đều dễ bị phân huỷ khi đun nóng.
	2NaHCO3 š Na2CO3 + CO2 + H2O
	CaCO3 CaO + CO2
B. BÀI TẬP
I. MỨC ĐỘ BIẾT
Bài tập trắc nghiệm
1.Chọn công thức cấu tạo đúng của CO2
A. O!CšO	B. O!C=O	 C. 	 D. 
2. Các số oxi hóa thường gặp của cacbon là
A. -4, 0, +2, +4	 B. -4, -2, 0, +2	 C. -2, +2, 0, -3	D. -3, -1, 0, +4
3. Oxit nào sau đây không tạo muối ?
A. CO2	 B. CO	 C. NO2	D. SO2
4. Dung dịch chất nào vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH ?
A. Na2CO3	 B. H2SO4	 C. NaCl	 D. NaHCO3
5. Chất nào sau đây không bị nhiệt phân ?
A. CaCO3	 B. NaHCO3	 C. Na2CO3	 D. MgCO3
6. Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau ?
 A. 2C + Ca CaC2	B. C + 2H2 CH4
C. C + CO2 2CO	D. 3C + 4Al Al4C3
7. Để loại khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp CO ta dùng phương pháp nào sau đây?
A. Cho qua dd HCl B. Cho qua dd H2O
C. Cho qua dd Ca(OH)2 D. Cho hỗn hợp qua NaCl
8. Trong phòng thí nghiệm CO2 được điều chế bằng cách:
A. Nung CaCO3 	 B. Cho CaCO3 tác dụng HCl
C. Cho C tác dụng O2 D. Cho CO tác dụng với oxi.
Bài tập tự luận
Câu 1. Cho C có Z=6, cho biết vị trí của C trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
Hướng dẫn: Cấu hình electron của C: 1s22s22p2.
Vị trí của C trong BTH: STT:6, chu kì: 2, nhóm IVA
Câu 2. Xác định số oxi hóa của C trong các trường hợp sau: CO, CO2, H2CO3, CH4, Na2CO3, NaHCO3
Hướng dẫn: Số oxi hóa của C trong các trường hợp sau: CO, CO2, H2CO3, CH4, Na2CO3, NaHCO3 lần lượt là: +2, +4, +4, -4, +4, +4
Câu 3. Nêu tính chất hóa học của CO2. Ảnh hưởng của CO2 đối với môi trường và cuộc sống của con người?
Hướng dẫn: CO2 là oxit axit, khi tan trong nước một lượng nhỏ CO2 kết hợp với nước tạo thành dung dịch axit cacbonic: CO2(k) + H2O (l) D H2CO3 (dd)
CO2 cần thiết cho quá trình quang hợp của cây xanh. Không khí chứa một hàm lượng lớn CO2 không tốt đối với sự sinh trưởng và phát triển của con người và các sinh vật trên Trái Đất vì CO2 không duy trì sự sống. Hàm lượng CO2 vượt quá mức cho phép trong không khí có thể gây hiệu ứng nhà kính, làm cho Trái Đất nóng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống và đặc biệt là gây ra hiện tượng băng tan ở các địa cực. Ngoài ra, do không duy trì sự cháy nên CO2 được dùng trong các bình chữa cháy.
Câu 4. Sục CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện kết tủa. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
Hướng dẫn: CO2 + Ca(OH)2 š CaCO3+ H2O
II. MỨC ĐỘ HIỂU
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Cacbon phản ứng được với nhóm các chất nào sau đây:
A. Fe2O3, Ca, CO2, H2, HNO3 đặc, H2SO4 đặc
B. CO, Al2O3, K2O, Ca, CaO, HNO3 đặc, H2SO4 đặc
C. Fe2O3, Al2O3, CO2, HNO3, H2SO4 đặc, H2O
D. CO, Al2O3, K2O, Ca, CaO, HNO3, H2SO4 đặc, H2O
Câu 2: Khí CO không khử được chất nào sau đây? 
A. CuO 	 B. ZnO 	 C. MgO 	 D. Fe2O3
Câu 3: X là chất khí không màu, rất độc, cháy trong không khí tạo ra sản phẩm làm đục nước vôi trong. Chất khí X là:
A. Cl2 	B. CO2 	C. CO 	D. H2
Câu 4: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai?
A. 3CO + Fe2O3 3CO2 + 2Fe	B. C + H2O CO + H2
C. 3CO + Al2O3 2Al + 3CO2	D. 2CO + O2 2CO2
Câu 5: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp MgCO3 và CaCO3 rồi cho toàn bộ khí thoát ra A hấp thụ hết bằng dung dịch Ca(OH)2 thu được kết tủa B và dung dịch C . Đun nóng dung dịch C được kết tủa B . A , B , C lần lượt là
A. CO , CaCO3 , Ca(HCO3)2 	B. CO2 ,Ca(HCO3)2 , CaCO3
C. CO , Ca(HCO3)2 ,CaCO3 	D.CO2 , CaCO3 ,Ca(HCO3)2
Câu 6: Thổi khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì muối thu đựơc là
A. Ca(HCO3)2 	B. CaCO3
C. Ca(HCO3)2, CaCO3 	 D. Ca(HCO3)2, Ca(OH)2
Câu 7: Khi cho khí CO đi qua hỗn hợp CuO, FeO, Fe3O4, Al2O3 và MgO, sau phản ứng chất rắn thu được là
A. Al và Cu 	B. Cu, Al và Mg
C. Cu, Fe, Al2O3 và MgO 	D. Cu, Fe, Al và MgO
Câu 8: Kim cương và than chì là các dạng thù hình của nguyên tố cacbon. Kim cương cứng nhất trong tự nhiên, trong khi than chì mềm đến mức có thể dùng để sản xuất lõi bút chì 6B, dùng để kẻ mắt. Điều giải thích nào sau đây là đúng?
A. Kim cương có cấu trúc tinh thể dạng tứ diện đều, than chì có cấu trúc lớp, trong đó khoảng cách giữa các lớp khá lớn.
B. Kim cương có liên kết cộng hoá trị bền, than chì thì không.
C. Đốt cháy kim cương hay than chì ở nhiệt độ cao đều tạo thành khí cacbonic.
D. Một nguyên nhân khác.
Câu 9: Chất nào sau đây không phản ứng trực tiếp với C
A. H2 B. Cl2 C. Al D. CuO
Bài tập tự luận
Dạng 1: Phương trình phản ứng - giải thích.
Bài 1. Viết phương trình theo chuyển hóa sau:
a. CO2 ® C ® CO ® CO2 ® CaCO3 ® Ca(HCO3)2 ® CO2
b. CO2 ® CaCO3 ® Ca(HCO3)2 ® CO2 ® C ® CO ® CO2
Hướng dẫn: a, CO2 + 2Mg 2MgO + C
C + CO2 2CO
CO + O2 CO2
CO2 + Ca(OH)2 š CaCO3 + H2O
CaCO3 + CO2+H2O D Ca(HCO3)2
Ca(HCO3)2 + 2HCl š CaCl2 + 2CO2 + 2H2O
Chuỗi b tương tự
Bài 2. Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn của dung dịch NaHCO3 với từng dung dịch H2SO4 loãng, KOH, Ba(OH)2 dư.
Hướng dẫn: 2NaHCO3 + H2SO4 (l) š Na2SO4 + 2H2O + 2CO2
HCO3- + H+  š H2O + CO2
2KOH + 2NaHCO3 š K2CO3 + Na2CO3 + 2H2O
OH- + HCO3- š CO32- + H2O
Ba(OH)2 + 2NaHCO3 š Na2CO3 + BaCO3 + 2H2O
Ba2+ + 2OH- + 2HCO3- š BaCO3 + CO32- + 2H2O
Ba(OH)2 (dư) + Na2CO3 š BaCO3 + 2NaOH
Ba2+ + CO32- š BaCO3
Bài 3: Viết các phản ứng hóa học có thể xảy ra khi cho CO2 đi qua dung dịch NaOH.
Hướng dẫn: CO2 + NaOH š NaHCO3
CO2 + 2NaOH š Na2CO3 + H2O
Bài 4. Trình bày hiện tượng xảy ra khi sục khí CO2 qua dung dịch Ca(OH)2. Giải thích.
Hướng dẫn: Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, nếu tiếp tục sục CO2 cho đến dư thì kết tủa tan tạo dung dịch trong suốt
CO2 + Ca(OH)2 š CaCO3 + H2O
CO2 (dư) + CaCO3 + H2O š Ca(HCO3)2 (tan)
Dạng 2: Nhận biết.
Bài 1: Bằng phưong pháp hóa học hãy phân biệt:
a. Các khí SO2, CO2, NH3 và N2
b. Các khí CO2, SO2, N2, O2 và H2
c. Các khí Cl2, NH3, CO, CO2
Hướng dẫn: a, SO2 làm mất màu dung dịch nước brom, các khí còn lại có thể sục qua nước vôi trong dư thì CO2 gây kết tủa trắng, hai khí còn lại có thể dùng quỳ ẩm để nhận ra NH3 ( hoá xanh quỳ ẩm), khí còn lại là N2
b, Tương tự câu a, dùng dung dịch nước brom để nhận biết SO2, dùng nước vôi trong để nhận biết CO2, đối với O2 có thể dùng tàn đóm để nhận diện vì oxi duy trì sự cháy, làm tàn đóm bùng sáng. Còn với H2 có thể dẫn qua ống nghiệm chứa CuO đun nóng, H2 sẽ chuyển CuO đen xám sang màu nâu đỏ. Khí còn lại không tham gia tất cả các phản ứng trên là N2.
c, Có thể dùng quỳ ẩm để nhận ra Cl2 và NH3,hai khí còn lại có thể dùng Ca(OH)2 dư để nhận ra CO2, còn lại là CO
Bài 2: Nhận biết các lọ mất nhãn chứa các chất sau:
Chất rắn BaSO4, BaCO3, NaCl, Na2CO3 (Chỉ dùng thêm HCl loãng)
Chất rắn NaCl, Na2SO4, BaCO3,Na2CO3 (chỉ dùng thêm CO2 và nước)
Các dung dịch NaOH, NH4Cl, Na2SO4, , Na2CO3.
Hướng dẫn: a, Cho tác dụng với HCl loãng: BaSO4 không phản ứng, NaCl tan tạo dung dịch, BaCO3 và Na2CO3 đều xuất hiện sủi bọt khí. Nếu dùng 1 lượng rất loãng HCl thì Na2CO3 vẫn tan hết, nhưng BaCO3 thì không tan hết.
b, Hoà tan các chất rắn vào nước, thì chỉ có BaCO3 không tan, còn lại tan tốt. Sau đó, sục CO2 đến dư vào cốc chứa BaCO3 có nước để hoà tan kết tủa này. Sau đó dùng dung dịch thu được và khí CO2 để nhận biết các chất còn lại.
c, Thuốc thử là quỳ tím, HCl
Bài 3. Có một hỗn hợp khí gồm cacbon monooxit, hiđro clorua và lưu huỳnh đioxit. Bằng phương pháp hóa học hãy chứng minh sự có mặt của các khí trên trong hỗn hợp.
Hướng dẫn: Dùng cánh hoa hồng để chứng minh sự có mặt của SO2 ( làm mất màu), dùng quỳ tím ẩm để chứng minh sự có mặt của HCl (quỳ hoá đỏ), dùng CuO để chứng minh sự có mặt của CO ( chất rắn chuyển từ màu đen sang đỏ)
III. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG THẤP
Dạng 1: Bài tập về muối cacbonat.
Có 2 dạng thường gặp: phản ứng nhiệt phân và phản ứng trao đổi (với axit---> khí; với muối ---> kết tủa)
Bài 1: Cho 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m gam muối clorua. Tính m
Hướng dẫn: n BaCl2 = nBaCO3 = 0,2 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mhh +mBaCl2 = mkết tủa + m
m = 24,4 + 0,2.208 -39,4 = 26,6 gam.
Bài 2: Hòa tan 14 gam hỗn hợp 2 muối MCO3 và N2CO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch A và 0,672 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thì thu được m gam muối khan. Tính m.
Hướng dẫn: Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng.
Cứ 1 mol CO2 sinh ra thì khối lượng muối clorua tăng lên so với muối cacbonat là 11 gam
Theo đề nCO2 = 0,672/22,4 = 0,03 mol
Vậy khối lượng muối clorua: m = mcacbonat + 0,03.11 = 14,33 gam
Bài 3: Khi nung 30 gam hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng chỉ bằng một nửa khối lượng ban đầu. Tính thành phần % theo khối lượng các chất ban đầu.
Hướng dẫn: Gọi x là số mol của CaCO3; y là số mol của MgCO3.
PTPƯ: CaCO3 ----> 	CaO + CO2
 x x x 
MgCO3 ----> 	MgO + CO2
y 	 y 	 y
Theo đề bài ta có phương trình: 56x + 40y = (100x + 84y)/2
Hay x/y = 1/3
Vậy % CaCO3 = = = 28,41%
%Mg = 71,59%
Bài 4: Đem nhiệt phân hoàn tòan 15 gam muối cacbonat của một kim loại hóa trị II. Dẫn hết khí sinh ra vào 200 gam dung dịch NaOH 4% (vừa đủ) thì thu được dung dịch mới có nồng độ các chất tan là 6,63%. Xác định công thức muối đem nhiệt phân.
Đáp án: CaCO3
Bài 5. Khi nhiệt phân 0,5kg đá vôi chứa 92% CaCO3 thu được bao nhiêu ml khí CO2(đktc). Cần dùng tối thiểu bao nhiêu ml dung dịch NaOH 20%(d=1,22g/ml) để hấp thụ hết lượng khí CO2 đó.
Đáp án: 103040 mlCO2,754ml dung dịch NaOH 20%
Bài 6. Cho 3,8 gam hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 tác dụng với dd HCl sinh ra 896 ml khí. Hỏi đã dùng bao nhiêu ml dung dịch axit HCl 20%( d=1,1). Xác định thành phần phần trăm của hỗn hợp muối.
Đáp án: VHCl=9,95ml, Na2CO3: 55,8%, NaHCO3:44,2%.
Dạng 2: Bài tập về tính khử của CO; C.
Lưu ý: CO chỉ khử được các oxit của kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học.
Phương pháp: bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng để giải nhanh.
Bài 1. Dẫn khí CO dư qua ống đựng bột một oxit sắt (FexOy) ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,84 gam sắt và dẫn khí sinh ra vào nước vôi trong dư thì thu được 2 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử của FexOy.
Hướng dẫn: nCaCO3 = 2/100 = 0,02 mol; nFe = 0,84/56 = 0,015 mol
Phản ứng : 
 FexOy + yCO ----> xFe + yCO2
 0,02x/y 0,02
 CO2 + Ca(OH)2 ------> CaCO3 + H2O
 0,02 0,02
Ta có nFe = 0,02x/y = 0,015 => x/y = 0,015/0,02 = ¾
Vậy CTPT của oxit là Fe3O4
Bài 2. Khử 16 gam hỗn hợp các oxit kim loại : FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO và PbO bằng khí CO ở nhiệt độ cao, khối lượng chất rắn thu được là 11,2 gam. Tính thể tích khí CO đã tham gia phản ứng (đktc).
Hướng dẫn: áp dung ĐLBT khối lượng
nCO2 = nCO = x mol
moxit + mCO = mchất rắn +mCO2
28x – 44x = 11,2 – 16 => x = 0,3.
Vậy VCO = 0,3.22,4 = 6,72 lit
Bài 3. Dẫn khí CO qua ống sứ chứa 15,2 gam hỗn hợp CuO, FeO nung nóng thu được 13,6 gam chất rắn (A) và hỗn hợp khí(B). Sục hết khí B vào dung dịch nước vôi trong dư thu được a gam kết tủa C. Tính a
Hướng dẫn: nO= 15,2 - 13,6 = 1,6 (gam)
nCO2 = n O = 0,1 (mol) š a = mCaCO3 = 100.0,1 = 10 gam
Bài 4. Đốt cháy hoàn toàn 68g hỗn hợp khí H2 và CO cần dùng 89,6 lítkhí O2(đktc). Xác định phần trăm về thể tích và khối lượng của hỗn hợp khí trên.
Đáp án: %VH2 = 75%, %VCO = 25%, %mH2 = 17,6%, %mCO = 82,4%.
Bài 5. Khi đốt cháy hết 3,6g C trong bình kín chứa 4,48 lít khí O2(đktc) sinh ra 1 hỗn hợp gồm hai khí. Xác định thành phần phần trăm về thể tích của hỗn hợp khí đó.
Đáp án: %VCO =66,67%, %VCO2 =33,33%.
Bài 6. Cho khí thu được khi khử 16g Fe2O3 bằng CO đi qua 99,12 ml dung dịch KOH 15%( d= 1,13g/ml). Tính lượng khí CO đã khử sắt và lượng muối tạo thành trong dung dịch.
Đáp án:VCO = 6,72l, mKHCO3 = 30gam
Bài 7. Khi cho 22,4 lít(đktc) hỗn hợp hai khí CO và CO2 đi qua than nóng đỏ( không có mặt không khí) thể tích của hỗn hợp khí tăng lên 5,6 lít (đktc). Khi cho hỗn hợp khí sản phẩm này qua dung dịch Ca(OH)2 thu được 20,25g Ca(HCO3)2. Xác định thành phần phần trăm về thể tích hỗn hợp khí ban đầu.
Đáp án: %VCO = 75%, %VCO2 = 25%
Dạng 3: Bài tập về phản ứng của CO2 với dung dịch kiềm.
CO2 tác dụng với dung dịch kiềm: (hoặc tương tự với SO2)
CO2 + 2OH- CO32- + H2O (1)
CO2 + OH- HCO3- 	(2)
Ví dụ: CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O
 CO2 + NaOH NaHCO3
 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3¯ + H2O
 CO2 + Ca(OH)2 Ca(HCO3)2
Giải toán: Đặt 
* Nếu T 1 thu được HCO3- (CO2 dư ® tính mol theo OH-)
* Nếu T 2 thu được CO32- (OH- dư ® tính mol theo CO2)
* Nếu thu được 2 muối HCO3- và CO32- (OH- và CO2 đều hết)
Câu 1. Hấp thụ khí CO2 vào dung dịch NaOH dư, khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch có chứa chất tan gồm ?
A. NaHCO3	B. Na2CO3
C. NaHCO3 và Na2CO3	D. Na2CO3 và NaOH
Câu 2. Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch NaOH, khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch có chứa chất tan gồm ?
A. NaHCO3	B. Na2CO3
C. NaHCO3 và Na2CO3	D. Na2CO3 và NaOH
Câu 3. Cho khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được kết tủa X. Chất X là
A. CaCO3	 B. Ca(HCO3)2	 C. CaO	 D. Ca
Câu 4. Dẫn khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thì thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Đun nóng Z lại thu được kết tủa. Các chất Y và Z lần lượt là
A. Ca(HCO3)2 và CaCO3	 B. CaCO3 và Ca(HCO3)2
C. CaO và Ca(HCO3)2	 D. CaCO3 và CaO
Câu 5. Hấp thụ 0,224 lít CO2 ở đktc vào dung dịch có chứa 0,02 mol NaOH thu được dung dịch A. Chất tan có trong dung dịch A.
A. NaHCO3	 B. Na2CO3
C. NaHCO3 và Na2CO3	 D. Na2CO3 và NaOH
Câu 6. Dẫn 4,48 lít CO2 đktc vào dung dịch chứa 20 gam NaOH, khi phản ứng kết thúc đem cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 25,2	 B. 21,2	 C. 53,0	 D. 31,8
Câu 7. Cho 0,3 mol khí CO2 vào 200 ml dung dịch NaOH 2M, khi phản ứng kết thúc đem cô cạn dung dịch thu được a gam muối khan. Giá trị của a là
A. 30,5	 B. 16,8	 C. 10,6	 D. 27,4
Câu 8. Dẫn 1,12 lít khí CO2 đktc vào dung dịch chứa 3,2 gam NaOH. Dung dịch thu được gồm những muối nào ? khối lượng là
A. 1,68 gam Na2CO3 và 3,18 gam NaHCO3
B. 3,18 gam Na2CO3 và 1,68 gam NaHCO3
C. 2,12 gam Na2CO3 và 2,52 gam NaHCO3
D. 2,52 gam Na2CO3 và 2,12 gam NaHCO3
Câu 9. Cho 0,25 mol CO2 hấp thụ hết vào dd chứa 0,2 mol Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được ?
A. 20,0	 B. 5,0	C. 15,0	 D. 10,0
Câu 10. Sục 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Khối lượng các chất tan trong Y ?
A. 4,2 g	 B. 5,3 g	 C. 9,5 g	 D. 8,2 g
Câu 11. Cho 224 ml khí CO2 (đktc) hấp thụ hết trong 100 ml dung dịch KOH 0,2M. Khối lượng của những chất trong dung dịch tạo thành là ?
A. 0,84 g	 B. 1,06 g	 C. 1,00 g	 D. 1,38 g
Câu 12. Cho 5,6 lít khí CO2 (đktc) sục vào dung dịch NaOH dư thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối. Giá trị m là
A. 26,5 g	 B. 21,0	 C. 47,5 g	 D. 15,7 g
Câu 13. Sục 6,72 (lít) khí CO2 (đkc) vào dung dịch chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 10 g B. 15 g C. 20 g D. 25 g
Câu 14. Sục a (mol) khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 3 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, dung dịch còn lại đem đun nóng thu thêm được 2 gam kết tủa nữa. Giá trị của a là:
A. 0,05 mol	 B. 0,06 mol	 C. 0,07 mol	 D. 0,08 mol
Câu 15. Sục x (mol) CO2 vào nước vôi chứa 0,15 mol Ca(OH)2 thu được 10 gam kết tủa. Giá trị x là:
A. 0,1	 B. 0,15	 C. 0,1 hoặc 0,2	 D. 0,1 hoặc 0,15
Câu 16. Dẫn 2,24 lít khí CO2 (đkc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp Ca(OH)2 a (mol/l) thu được 5 gam kết tủa. Vậy a có giá trị là:
A. 0,1	 B. 0,15	C. 0,2	 D. 0,25
Câu 17. Cho 4,48 lít CO2 (đkc) vào 40 ml dung dịch Ca(OH)2 ta thu được 12 gam kết tủa. Vậy nồng độ mol của dung dịch Ca(OH)2 là:
A. 4	 B. 2	 C. 6	 D. 8
Câu 18. Dẫn 3,36 lít CO2 (đkc) vào 200 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được:
A. 13,79 gam	 B. 17,39 gam	 C. 19,37 gam	 D. 17,93 gam
Câu 19. Hấp thụ hoàn toàn 0,1 mol khí CO2 vào dung dịch A chứa 0,22 mol NaOH và 0,02 mol Ca(OH)2, thu được một kết tủa có khối lượng là
A. 13 g	 B. 10 g	 C. 2 g	 D. 7 g
Câu 20. Cho 3,36 lít khí CO2 (đkc) đi chậm qua 200 ml dung dịch A chứa KOH 0,25M và Ca(OH)2 0,25M thì khối lượng (g) kết tủa thu được là:
A. 5 gam	 B. 10 gam	 C. 0 gam	 D. 7,5 gam
Câu 21. Dẫn V (lít) khí CO2 (đkc) vào 150 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 10 gam kết tủa. Giá trị của V là ?
A. 1,12 lít hoặc 4,48 lít.	B. 3,36 lít hoặc 2,24 lít.
C. 4,48 lít hoặc 2,24 lít.	D. 1,12 lít hoặc 2,24 lít.
IV.VẬN DỤNG CAO:
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Dẫn một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng Fe3O4 và CuO nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra khỏi bình được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 5 gam kết tủa. Tính tổng khối lượng 2 oxit trong hỗn hợp đầu.
A. 1,23	 B. 3,12 g	 C. 4,52	D. 3,45 g
Câu 2. Khử hoàn toàn 23,2 gam Fe3O4 bằng khí CO dư. Khí thu được sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
A. 10 g	 B. 20 g	 C. 30 g	 D. 40 g
Câu 3. Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 bằng khí CO dư. Khí thu được sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 30 gam kết tủa. Giá trị m là
A. 48 g	 B. 16,0 g	 C. 8,0 g	 D. 32 g
Câu 4. Khử hoàn toàn 2,32 gam Fe3O4 bằng khí CO dư thu được m gam chất rắn. Hòa tan hoàn toàn chất rắn thu được bằng dung dịch axit HNO3 thu được V lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị m và V là
A. 1,68 gam và 0,672 lít	B. 0,56 gam và 0,224 lít
C. 1,12 gam và 0,672 lít	D. 1,68 gam và 0,448 lít
Câu 5. Khử hoàn toàn Fe3O4 bằng V lít khí CO (vừa đủ) thu được m gam chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn chất rắn X thu được bằng dung dịch axit HNO3 thu được 6,72 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị m và V.
A. 16,8 gam và 6,72 lít	B. 16,8 gam và 8,96 lít
C. 5,6 gam và 0,672 lít	D. 5,6 gam và 2,24 lít
Câu 6. (CĐA-09). Khử hoàn toàn một oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (ở đktc), sau phản ứng thu được 0,84 gam Fe và 0,02 mol khí CO2. Công thức của X và giá trị V lần lượt là
A. FeO và 0,672 lít	B. Fe3O4 và 0,672 lít
C. Fe2O3 và 0,448 lít	 D. Fe3O4 và 0,448 lít
Câu 7. Cho khí CO qua ống chứa 15,2 gam hỗn hợp gồm CuO và FeO nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y và 13,6 gam chất rắn Z. Cho Y tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 15,0 g	B. 20,0 g	C. 10,0 g	D. 25,0 g
Câu 8. Dẫn một luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp CuO, Fe2O3, Fe3O4 và Al2O3 rồi cho khí thoát ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 15 gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng 215,0 gam. Giá trị của m là
A. 217,4	B. 212,6	C. 230	D. 200
Câu 9. (CĐA-08). Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Tính giá trị của V.
A. 0,560 lít	B. 0,336 lít	C. 0,448 lít	D. 0,896 lít
Câu 10. (A-09). Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 5,1 gam	B. 4,0 gam 	C. 6,2 gam	D. 8,0 gam
Câu 11. (A-08). Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là
A. 0,448 lít	B. 0,672 lít	C. 0,896 lít	D. 0,224 lít
Câu 12. Khử m gam hỗn hợp X gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao, người ta thu được 40g hỗn hợp chất rắn Y và 13,2g khí CO2. Giá trị m là
A. 53,2 gam	B. 41,6 gam	C. 44,8 gam	D. 35,7 gam
Câu 13. Khử 4,64g hỗn hợp X gồm các oxít MgO, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao, người ta thu được m gam hỗn hợp chất rắn Y và khí Z. Khí Z dẫn qua dd Ba(OH)2 dư thu được 1,97g kết tủa. Giá trị m là
A. 4,48 gam	B. 7,44 gam	C. 11,84 gam	D. 3,04 gam
Câu 14. Khử hoàn toàn 6,64g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 bằng CO dư. Dẫn hỗn hợp khí sau phản ứng vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 8 gam kết tủa. Khối lượng Fe thu được là
A. 5,36 gam	B. 7,92 gam	C. 12,4 gam	D. 9,05 gam
Câu 15. Một oxit kim loại MxOy trong đó M chiếm 72,41% về khối lượng. Khử hoàn toàn oxit này bằng khí CO, thu được 16,8 gam M. Hòa tan hoàn toàn lượng M trong dd HNO3 đặc nóng thu được 1 muối và x lít NO2. Công thức MxOy và giá trị của x là ?
A. Fe2O3 và 20,16 	B. Fe3O4 và 20,16	C. FeO và 2,24 	D. Fe3O4 và 2,24
B

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen de.doc