Bài thu hoạch tự bồi dưỡng thường xuyên - Mô đun: 30 (Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS)

Mã mô đun : 30 (Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS)

Mục tiêu: Module này nhằm giúp giáo viên THCS:

 - Có kĩ năng xác định mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh;

 - Nắm vững được các nguyên tắc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh;

 - Nắm vững được quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh;

 - Có kĩ năng xây dụng các công cụ đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh;

 - Có thái độ nghiêm túc, khách quan, công bằng trong quá trình đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh.

1. Kiến thức

 - Biết rõ tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức ở những đối tượng học sinh khác nhau, ở các cấp học khác nhau;

- Nêu được các nguyên tắc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS;

- Nêu được căn cứ để xác định nội dung đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh;

- Liệt kê được các nội dung cơ bản trong đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh;

 - Nêu được quy trình- các bước tiến hành đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS và ý nghĩa của việc thực hiện các bước trong quy trình.

 

doc 13 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 5177Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài thu hoạch tự bồi dưỡng thường xuyên - Mô đun: 30 (Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường mình và mang tính khả thi cao. Song song với những đều lệ đó, thì ở mọi lớp, học sinh lại tự đưa ra những nội quy riêng mà tất cả các thành viên trong lớp đều tán thành và thực hiện.
4. Kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh: Dựa vào kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh trong các năm học trước. Giáo vĩên có thể tìm hiểu kết quả đó thông qua nhiều nguồn thông tin khác nhau như học bạ, thầy (cô) giáo, gia đình, bạn bè,...
Hoạt động 3: Xác định mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS
* Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh cần phải căn cứ vào những biểu hiện cụ thể:
	+ Thái độ và hành vi đạo đức;
	+ Ứng xử trong mổi quan hệ với thầy (cô) giáo, với bạn bè và quan hệ xã hội;
	+ Ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập;
+ Kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và hoạt động xã hội;
	+ Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
 * Xác định mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh cần đảm bảo một số yêu cầu sau đây:
	+ Mục tiêu đánh giá nên viết cụ thể ở mức độ vừa phải và nên tập trung vào những vấn đề cơ bản mà học sinh cần phải đạt được trong quá trình rèn luyện đạo đức;
	+ Cũng có thể nêu ra mục tiêu có tính tống quát và từ đó xác định những mục tiêu cụ thể, chi tiết. Tuy nhìên, mục tiêu được xác định theo cách nào hay cấp độ nào thì những mục tiêu đó cần phải mô tả được những gì mà học sinh sẽ phải biết và phải làm;
	+ Xác định mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh cần hướng vào kết quả cao nhất, đồng thởi có tính khả thi, đòi hỏi học sinh có thể đạt được với nỗ lực cao nhất;
	+ Xác định các mục tiêu cần phù hợp với quy chế đánh giá, xếp loại học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Hoạt động 4: Thực hành xác định mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS
Thầy (cô) hãy xác định mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh sau một học kì ?
Giáo viên thực hành xác định mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh lớp mình dạy sau một học kì.
Nội dung 2
NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ KẾT QUÀ RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Hoạt động 1: Nêu căn cứ để xác định các nguyên tắc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS
	Nguyên tắc là những luận điểm có tính định hướng, được rút ra từ mục đích công việc, từ những quy luật, điều kiện khách quan, cũng như kinh nghiệm hoạt động thực tiễn. Nguyên tắc có giá trị chỉ dẫn các hoạt động phức tạp khi có đông ngưởi tham gia.
Để xây dựng được các nguyên tắc đánh giá thì chúng ta cần dựa vào một số những cơ sở sau đây:
+ Mục đích giáo dục nói chung và mục tiêu cụ thể của từng năm học, từng học kì;
+ Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS do Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quyết định số 40/200G/QĐ-BGDĐT ngày 05/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);
	+ Kinh nghiệm xây dựng các nguyên tắc đánh giá;
	+ Đặc điểm tâm sinh lí học sinh THCS.
	Như vậy, việc xác định được các nguyên tắc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS là vô cùng ý nghĩa và cần thiết. Nó giúp quá trình đánh giá đi đúng hướng, nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Hoạt động 2: Trình bày, phân tích các nguyên tắc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS
Trong quá trình đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh, chúng ta cần nắm vững và vận dung triệt để các nguyên tắc sau đây:
1. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện:
Khi đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS, cần đảm bảo tính toàn diện, đó là đánh giá cả nhận thức, thái độ, động cơ, tình cảm, hành vi và thói quen. Đặc biệt là hành vi của học sinh, vì hành vi là kết quả quan trọng nhất của quá trình rèn luyện đạo đức của các em. Tránh việc đánh giá một cách hời hợt, hình thức qua “lăng kính chủ quan"... của giáo viên.
2. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, công bằng:
Tính khách quan đòi hỏi những thông tin thu thập được phải đúng như chúng tồn tại trong thực tế, việc đánh giá phải dựa vào nhiều nguồn thông tin khác nhau. Tính khách quan tạo ra sự công bằng giữa các học sinh với nhau, chúng ta đều biết, đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh là một việc không dễ. Bởi lẽ, học sinh thực hiện hành vi của mình ở mọi lúc, mọi nơi, ở nhà trường, ở gia đình và ngoài xã hội; chính vì vậy mà người lớn nói chung và các thầy (cô) giáo nói riêng không phải bao giờ cũng kiểm soát được. Hơn nữa, việc thực hiện các hành vi trong quá trình tu dưỡng và rèn luyện đạo đức lại phụ thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh, tình huổng đa dạng trong cuộc sống thưởng ngày... Nếu đánh giá một cách công bằng và khách quan thì sẽ nâng cao lòng tụ tin ở học sinh, kích thích tính tích cực cá nhân, “gây trạng thái tâm lí lạc quan, phát triển khả năng sáng tạo bên trong của các em". Đối với tập thể lớp, sự đánh giá công bằng và chính xác của giáo viên sẽ giúp tập thể lớp biết tự điều chỉnh được công tác tổ chức các hoạt động tập thể của mình. Mặt khác, đó cũng là điều kiện, là động lực tăng cường giao lưu tích cực giữa các thành viên với nhau, giúp cho mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, giữa thầy và trò ngày một tốt đẹp hơn.
Ngoài ra, mỗi cá nhân học sinh đều có những đặc điểm riêng như hoàn cảnh gia đình, khả năng của bản thân, sức khoẻ, kinh nghiệm sống, các mối quan hệ xã hội, môi trưởng sống... cho nên, cùng một chuẩn mực hành vi nhưng việc thực hiện có thể không giống nhau ở những học sinh khác nhau về cả hai mặt chủ quan và khách quan, vì vậy, trong đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS cần tính đến cái riêng của từng cá nhân học sinh. Tránh hiện tượng “cào bằng", coi mọi học sinh như nhau theo cùng một chuẩn đánh giá.
Giáo viên sẽ mắc sai lầm nếu xếp loại hạnh kiểm của học sinh khi chưa có những thông tin đầy đủ, tin cậy, hay cố tình không để ý đến chúng. Việc làm này không chỉ vi phạm yêu cầu sư phạm trong quá trình đánh giá mà quan trọng hơn là nó có thể phản tác dụng giáo dục.
3. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển và tính nhân văn:
Nguyên tắc này đòi hỏi giáo viên phải xác định được sự tiến bộ, mức độ phát triển của học sinh qua từng giai đoạn (giữa kì, cuối kì, cuối năm,...) để khuyến khích, động viên, khích lệ các em cố gắng nỗ lực tự giác thực hiện những hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội. Do đó, khi đánh giá, cần coi trọng, đề cao sự tiến bộ về ý thức, thái độ, hành vi của học sinh (đặc biệt đối với những em chưa ngoan, tự ti, nhút nhát,...), tỏ thái độ hài lòng, đồng tình khi các em làm được những việc tốt theo chuẩn mực quy định, thái độ khoan dung với những hành vi sai trái. Giáo viên cần quan niệm đúng đắn giáo dục là một quá trình có tính lâu dài, đặc biệt là giáo dục đạo đức. chính vì vậy, đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh đòi hỏi sự kiên nhẫn, bền bỉ, không đuợc nôn nóng của giáo viên qua từng hoạt động, trong những thời điểm khác nhau. Tránh hiện tượng chỉ xem xét mức độ được giáo dục của học sinh mà bỏ qua sự phát triển của các em.
4. Nguyên tắc đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, công khai, đúng chất lương:
Nguyên tắc này đòi hỏi giáo viên trong quá trình đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS cần phải rõ ràng, tức là các em phải hiểu đuợc vì sao thầy (cô) đánh giá mình như vậy. Điều đó có nghĩa là, khi đánh giá học sinh, giáo viên cũng cần giúp học sinh hiểu rõ những mặt tích cực cũng như hạn chế của bản thân trong quá trình rèn luyện và tu dưỡng. Đồng thời vạch ra phương hướng, nêu lên những yêu cầu với thái độ nghiêm túc, tôn trọng các em, với tấm lòng yêu thương các em thật sự. Khi đề ra yêu cầu cho học sinh, không nên đặt quá cao hoặc quá thấp so với khả năng và điều kiện của các em. Nếu yêu cầu quá cao, học sinh không đạt được sẽ tỏ ra nản chí, thiếu tự tin, kém phấn khởi. Nêu yêu cầu quá thấp, học sinh dễ dàng đạt được thì sẽ tạo ra tính chủ quan, tự mãn, làm cho các em thiếu nỗ lực ý chí, thiếu sáng tạo. cùng với việc đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi, giáo viên cần lập kế hoạch giúp đỡ và giám sát học sinh sửa chữa những sai lầm và khắc phục những hạn chế mắc phải. Tránh hiện tượng đánh giá một cách áp đặt từ phía giáo viên.
5. Nguyên tắc bảo đảm sự phối hợp các phương pháp, kĩ thuật đánh giá:
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh, giáo viên cần phải kết hợp sử dụng một cách đa dạng và linh hoạt các phương pháp, kỉ thuật đánh giá để có thể có được những kết quả chính xác và toàn diện bởi mọi phương pháp chỉ đánh giá tốt một sổ mục tiêu nhất định. Tránh việc sử dụng thường xuyên, duy nhất một phương pháp, kĩ thuật đánh giá.
Để lựa chọn các phưong pháp, kĩ thuật đánh giá phù hợp, khi đánh giá cần hiểu rõ các phuơng pháp đánh giá được lựa chọn, hiểu rõ về ưu điểm và hạn chế của phương pháp, biết được sự phù hợp của từng phương pháp trong việc đánh giá mục tiêu rèn luyện đạo đức của học sinh. Nếu không hiểu rõ các phuơng pháp và kỉ thuật đánh giá sẽ tốn nhiều thời gian và công sức cho việc đánh giá nhưng kết quả lại kém tin cậy.
6. Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp kết hợp các lực lượng giáo dục trong quá trình đánh giá:
Giáo dục là quá trình có nhiều lực lượng tham gia, trong đó có ba lực lượng quan trọng nhất là gia đình, nhà truờng và các đoàn thể xã hội. Ba lục lượng giáo dục này đều có chung một mục đích là hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ. Chính vì vậy, để quá trình giáo dục có thể đạt được những kết quả tổt nhất thì các lục lượng giáo dục không chỉ phải thống nhất về mục đích, yêu cầu, về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục mà còn cần phải có sự thống nhất chung trong quá trình đánh giá. Trong ba lực lương giáo dục đó thì giáo dục nhà trường đóng vai trò chủ đạo, trong đó giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đó là phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm sẽ phối hợp với các giáo viên khác, với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, với gia đình học sinh để tổ chức, nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh vào cuối kì và cuối năm theo nội dung và tìêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tiễn việc vận dụng các nguyên tắc trong quá trình đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh
Thầy (cô) hãy vận dụng các nguyên tắc này vào quả trình đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh, lớp trưởng, chủ nhiệm sau một học kỳ, một năm học.
Nội dung 3
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Hoạt động 1: Nêu căn cứ xác định nội dung đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS
+ Căn cứ đó là các văn bản, nghị quyết, pháp luật của Đảng và Nhà nước về giáo dục, các hướng dẫn, quy định thực hiện công tác giáo dục, nội quy của nhà trưởng...
+ Những căn cứ pháp lí quan trọng cho công tác giáo dục đạo đức học sinh gồm Luât Giáo dục, các chỉ thị và Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, Nội quy, quy định của nhà trường.
	+ Mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu giáo dục THCS quy định trong Luật Giáo dục.
+ Mục tìêu giáo dục THCS.
+ Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp của năm học.
	+ Một căn cứ pháp lí rất quan trọng và trực tiếp đổi với việc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh đó là “Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT”.
Hoạt động 2: Liệt kê các nội dung cơ bản để đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh
+ Nội dung đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS là hệ thống thái độ, động cơ và hành vi đạo đức của học sinh được thể hiện trong: ứng xử với thầy giáo, cô giáo, với bạn bè và quan hệ xã hội; phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trưởng và hoạt động xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường...
+ Việc xác định nội dung để đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh cần đảm bảo tính toàn diện và phù hợp với đối tượng - nghĩa là đánh giá đầy đủ các mặt biểu hiện của đạo đức trong đời sống, hoạt động và các mối quan hệ nhưng cũng cần tập trung vào đánh giá những phẩm chất đạo đức tiêu biểu của học sinh cần phải có.
+ Nội dung đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức học sinh có thể căn cứ vào phần “Căn cứ đánh giá hạnh kiểm’’ (điều 3) của Quy chế, đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, đó là:
1. Về thái độ và hành vi đạo đức: Giáo viên chủ nhiệm ghi rõ những phẩm chất nổi trội của học sinh: trung thực, lễ độ, giản dị, khiêm tốn, khoan dung, nhân ái...
2. Ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, với bạn bè và quan hệ xã hội.
3. Ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập: Giáo viên chủ nhiệm nhận xét: mức độ chuyên cần, ý thức chủ động sáng tạo, tích cực vượt khó trong học tập...
4. Kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trưởng và hoạt động xã hội: Giáo viên chủ nhiệm nhận xét: về mức độ tôn trọng nội quy kỉ luật của trường, lớp ; tôn trọng luật lệ giao thông; ứng xử có văn hoá nơi công cộng ;tôn trọng và giữ gìn tài sản của lớp, trường, nơi công cộng...
5. Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trưởng. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét: về việc rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh môi trường...
6. Kết quả nhận xét biểu hiện và thái độ hành vi của học sinh đối với nội dung dạy môn giáo dục công dân: do giáo viên bộ môn nhận xét.
Hoạt động 3: Xác định các phẩm chất đạo đức của học sinh và các biểu hiện cụ thể của đạo đức học sinh được đánh giá
1. Luôn kính trọng người trên, thầy giáo, cô giáo, cán bộ và nhân viên nhà trường; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết với các bạn, được các bạn tin yêu.
2. Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, khiêm tốn.
3. Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, cố gắng vươn lên trong học tập.
4.Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử.
5. Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
6. Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục quy định trong kế hoạch giáo dục, các hoạt động chính trị, xã hội do nhà trưởng tổ chức; tích cục tham gia các hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; chăm lo giúp đỡ gia đình.
Nội dung 4
PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ KẼT QUÀ RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Hoạt động 1: Xác định phương pháp và xây dựng quy trình đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS
+ Theo quy định về đánh giá học sinh thì giáo viên chú nhiêm được quyền đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực từng học kì, cả năm học của học sinh. 
	+ Đầu năm học GVCN cần phổ biến cho học sinh nội quy của nhà trưởng, quy chế và tìêu chí đánh giá, thởi gian đánh giá để cho giáo viên, học sinh biết và thưc hiện theo.
Tuy nhiên để việc đánh giá đạo đức, hạnh kiểm của học sinh được chinh xác thì giáo vìên phảì dựa vào nhiều nguồn thòng tin từ nhiẻu phía khác nhau.
+Các bước trong qúa trình đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh:
1. Xác định các nội dung đánh giá : đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh, kế hoạch đánh giá
2. Xây dụng phiếu đánh giá :
Xây dụng phiếu đánh giá, trong đỏ có các tìêu chí đánh giá, mức điểm cho mỗi tìêu chí, quy định múc độ hạnh kiểm theo sổ điểm
3. Đánh giá tại lớp : 
Cá nhân học sinh tự kiểm điểm về những ưu, khuyết điểm của mình và tự đánh giá, xếp loại.
	- Tổ trưởng điểu hành để bình xét xếp loai các thành viên trong tổ. Sau đỏ ghi thanh bảng tống họp (có diữ kí của Tổ trưởng) nộp cho Lóp trưởng.
	- Lớp trưởng tống hợp bảng xếp loại của các tổ, thông qua tập thể lớp để thống nhất về xếp loại của từng học sinh. Lớp phải ghi biên bản về việc bình xét, xếp loại hạnh kiểm. Sau đỏ Lớp trưởng thu toàn bộ bảng tống hợp của từng tổ và biên bản nộp cho giáo viên chú nhiệm.
4. Lẩy ý kiến của các giáo viên bộ môn và các thành viên khác trong Hội đồng 
5. Giáo vĩên chú nhiệm tiếp thu và điều chỉnh việc xếp loại hanh kiểm của một sổ học sinh mà các giáo vĩên bộ môn và các thành vĩên khác trong trưởng có ý kiến góp ý thêm 
6. Trình Hiệu trưởng nhà trưởng duyệt kết quả đánh giá. 
7. Ghi nhận xét vào học bạ của từng học sinh :GVCN phải ghi nhận xét chi tiết về tùng học sinh bao gồm các nội dung:Kết quả đạt được và ưu điểm của tùng mặt;Những mặt nào còn hạn chế; những lởi khen, động viên để khẳng định những kết quả của học sinh;Đưa ra lởi khuyên, phương hưỏng, biện pháp để học sinh tiếp tục phấn đấu.
8. Thông báo kết quả xếp loại hanh kiểm đã được duyệt cho học sinh và gia đình học sinh biết trong giở sinh hoạt lớp và trong cuộc họp cuổi học kì, cuổi năm
Hoạt động 2: Xây dựng các tiêu chí, thang điểm để xếp loại đạo đức học sinh THCS
Hiện nay việc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức học sinh được thục hiện theo Quy chế, đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. 
Điều 4. Tiêu chuấn xếp loại hanh kiểm
1. Loại Tổt
Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trưởng; chấp hành tổt luật pháp, quy định về trật tụ, an toàn xẳ hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đẩu tranh với các hành động tìêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội;
Luôn kính trọng thầy giáo, cô giáo, ngựởi lớn tuổi; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết, đuợc các bạn tìn yêu;
Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn; chăm lo giúp đỡ gia đình;
Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong cuộc sống, trong học tập;
đ) Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, các hoạt động do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh;
g) Có thái độ và hành vi đứng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống theo nội dung môn Giáo dục công dân.
2. Loại Khá
Thực hiện được những quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng chưa đạt đến mức độ của loại Tốt; còn có thiếu sót nhưng kịp thời sửa chữa sau khi thầy giáo, cô giáo và các bạn góp ý.
3.Loại Trung bình
Có một sổ khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng mức độ chưa nghiêm trọng; sau khi được nhắc nhở, giáo dục đã tiếp thu, sửa chữa nhưng tiến bộ còn chậm.
4.Loại Yếu
Chưa đạt tìêu chuẩn xếp loại Trung bình hoặc có một trong các khuyết điểm sau đây;
	- Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lai nhìều lần trong việc thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều này, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa;
	- Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác;
Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử;
	- Đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội; vi phạm an toàn giao thông; gây thiệt hại tài sản công, tài sản của người khác.
Để đánh giá học sinh chính xác, khách quan cần phải có phiếu đánh giá, trong đó có các tiêu chí để đánh giá, phiếu đánh giá này cần được thống nhất trong trường phổ thông và được lãnh đạo nhà trường cho phép sử dụng. Việc có phiếu đánh giá sẽ tránh được tình trạng GVCN đánh giá theo ý chủ quan, tránh được đánh giá không khách quan công bằng.
I.CHUYẾN CẦN
	Cả tuần thực hiện tốt (nếu nghỉ học có giấy phép kịp thời): 10 điểm 
	Nghỉ học không có giấy phép:- 3 điểm
 	Bỏ tiết: - 2 điểm
 	Đi muộn giờ truy bài: - 2 điểm
II. TRUY BÀI 15 PHÚT ĐẦU GIỜ
	Cả tuần thục hiện tốt: 10 điểm
Không tham gia truy bài (do đi muộn hoặc Trốn giờ truy bài): - 2 điểm
Cố ý làm ồn ào trong lớp (hét to, nói to, đi lại tự do...) bị sao đỏ nhắc- 3điểm/llần.
Không xếp hàng vào lớp:-3 điểm/1 lần
Xếp hàng vào lớp không nghiêm túc: - 2 điểm/1 lần
III.LAO ĐỘNG-VỆ SINH-TRỰC NHẬT LỚP
	Làm đúng nhiệm vụ được giao trước giờ truy bài, thực hiện tốt công việc suốt cả buổi học: 10 điểm
Làm muộn giờ truy bài:-4 điểm/1 lần 
Thực hiện không chu đáo: - 2 điểm
Không làm trực nhật: - 10 điểm 
Không đi lao động:- 10 điểm 
Đi muộn: - 5 điểm 
Lao động không tích cực: - 3 điểm
IV.TU THẾ, TẮC PHONG NGUỜI HỌC SINH
	Cả tuần thực hiện tốt: 10 điểm
Không phù hiệu: - 2 điểm/1 lần
Không đồng phục theo qui định: - 2 điểm/1 lần
Học sinh nam nhuộm tóc, đeo khuyên tai, để tóc dài:-HS nữ nhuộm tóc trang điểm..-.5 điểm
Mang điện thoại hoặc đeo máy nghe nhạc đến lớp:- 5 điểm
Mang vật nhọn hoặc hung khí đến lớp: - 10 điểm và hạ hạnh kiểm xuổng Trung bình
Mang đồ chơi thiếu lành mạnh đến trường (súng nỏ, súng bắn nước, đồ chơi bạo lực...): - 5 điểm/1 lần
Chơi bài, chơi bóng, chơi bi, chơi cù trong lớp, trong trường: - 5 điểm/1 lần
V.NẾP SÓNGVĂN MINH
	Cả tuần thục hiện tốt: 10 điểm
Nói tục, chửi bậy:- 3 điểm/1 lần
Ăn quà vặt (nhai kẹo cao su và mang đồ ăn khác đến lớp):- 3 điểm
Xé giấy, vứt rác (vồ đồ ăn) ra lớp, ra sân trường: -3 điểm /l lần
Cãi hoặc trêu, chống đối lại sao đỏ và cán bộ lớp:- 4 điểm/1 lần
Vô 1ễ với thầy (cô) giáo (cãi lại, nói trống không hoặc có những hành vĩ bất kính, thiếu tôn trọng giáo viên):- 10 điểm và hạ hạnh kiểm.
Đánh nhau với bạn: - 10 điểm (ai gây gổ trước sẽ bị trừ 15 điểm)/1 lần -4
Đạp xe trong sân truờng: -3 điểm/1 lần
Làm bẩn bình nước uống:-5 điểm/1 lần
Đổ nước vào thùng rác: - 2 điểm/1 lần
Làm hỏng hoặc vỡ của kính, bóng điện, lọ hoa và các thứ khác trong lớp học: - 10 điểm và bồi thường đúng thứ đó.
Xếp xe trong lán xe không đúng quy định: - 2 điểm/1 lần
Nhổ nước bọt và bã kẹo cao su, vỏ hạt hướng dương... không đúng nơi quy định: - 2 điễm/1 lần 
Đốt pháo ngày thường, ngày Tết:- 10 điểm và hạ hạnh kiểm xuống Yếu 
Vào quán game trong và sau giờ học: - 10 điểm 
Lấy trộm đồ của bạn: - 10 điểm và hạ hạnh kiểm
	Nhặt được của rơi, trả lại người bị mất (lớp được cộng điểm): +- 5 điểm/1 lần
VI.THỂ DỤC- XẾP HẰNG- CHÀO CỜ
	Cả tuần thục hiện tổt: 10 điểm
Trốn giờ thể dục:-3 điểm/llần
Trốn giờ chà G cở:- 5 điểm
Ra muộn giở chào cở 4- thể dục: - 2 điểm/1 lần
Không tập thể đục hoặc không hát Quốc ca, Đội ca: - 2 điểm/1 lần
Mất trật tự trong giờ chào cờ và giờ thể dục hoặc trong các buổi tập trung tại sân trường; - 3 điểm/1 lần
Phá hàng hoặc tự ý ra khỏi hàng khi chưa có sự đồng ý của giáo viên:3 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI_THU_HOACH_TU_BOI_DUONG_THUONG_XUYEN_MODUN_30.doc