I/Đọc hiểu: (3 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi,nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
(Tố Hữu, Việt Bắc)
1/Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0.5 đ)
2/Xác định phép tu từ chính đã sử dụng trong đoạn thơ trên và cho biết tác dụng của việc sử dụng phép tu từ đó.(1,0 đ)
3/Đoạn thơ trên thể hiện tình cảm gì của tác giả?(Viết thành một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu trình bày nội dung này) (1,0 đ)
Trường THPT Trần Đại Nghĩa BÀI VIẾT SỐ 3 NĂM HỌC 2015-2016 NGỮ VĂN 12. Thời gian: 90 phút --------------------------------------***------------------------------- I/Đọc hiểu: (3 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi,nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. (Tố Hữu, Việt Bắc) 1/Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0.5 đ) 2/Xác định phép tu từ chính đã sử dụng trong đoạn thơ trên và cho biết tác dụng của việc sử dụng phép tu từ đó.(1,0 đ) 3/Đoạn thơ trên thể hiện tình cảm gì của tác giả?(Viết thành một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu trình bày nội dung này) (1,0 đ) 4/ Nhận xét về sự so sánh của tác giả trong câu thơ: Nhớ gì như nhớ người yêu.(0,5 đ) II/ Làm văn( 7 điểm) Cảm nhận của anh(chị) về đất nước qua đoạn thơ sau: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo,cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay,giã,giần ,sàng Đất Nước có từ ngày đó (Nguyễn Khoa Điềm,Đất Nước, Ngữ văn 12,tập một,2014,tr118) ---------Hết--------- HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT SỐ 3 NGỮ VĂN 12 I/Đọc hiểu(3 điểm) 1/ Thể thơ lục bát: 0,5 đ 2/-Biện pháp tu từ chính đã sử dụng: lặp tu từ từ vựng: lặp từ nhớ : 0,5 đ -Tác dụng: nhấn mạnh nỗi nhớ da diết của người cán bộ về xuôi đối với Việt Bắc.(0,5đ) 3/ Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ da diết, tình cảm thuỷ chung son sắc của người cán bộ về xuôi đối với cảnh thiên nhiên núi rừng thơ mộng và con người Việt Bắc sâu nặng nghĩa tình (1 đ)Học sinh trả lời đúng ý mà chưa thành đoạn văn trọn vẹn hoặc viết thành đoạn văn mà chưa đủ ý thì được 0,5 đ 4/ Câu thơ:Nhớ gì như nhớ người yêu đã có sự so sánh độc đáo tình quân dân, tình cảm cách mạng lớn lao với nỗi nhớ trong tình yêu đôi lứa. Sự so sánh này làm cho nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi đối vớiViệt Bắc trở nên da diết ,tình cảm cách mạng thêm gần gũi hơn (0,5đ). II/Làm văn(7 điểm). -Yêu cầu chung:Học sinh nắm được kĩ năng làm văn nghị luận về một đoạn thơ, vận dung được các thao tác :phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận.Có những hiểu biết cơ bản về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, đoạn trích Đất Nước và vận dụng được vào việc giải quyết đề bài.Bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, ít mắc những lỗi diễn đạt cơ bản. -Yêu cầu và biểu điểm cụ thể: TT Ý Điểm 1 Gíơi thiệu tác giả, đoạn trích Đất Nước 0,5 đ Gíơi thiệu và dẫn đoạn thơ trong đề bài:Cảm nhận về quá trình hình thành và phát triển của Đất Nước 0,5đ 2 Lời khẳng định Đất Nước có từ lâu đời 0,5đ -Đất Nước được hình thành từ những gì bé nhỏ ,gần gũi, riêng tư trong đời sống của mỗi người: đó là câu chuyện cổ tích mẹ kể,là miếng trầu bà ăn 1,5đ -Đất nước lớn lên cùng với truyền thống đánh giặc giữ nước.Đất nước có trong đời sống nghĩa tình gừng cay, muối mặn và chất phác, nhọc nhằn một nắng, hai sương của cha ông 1,5đ -Từ những điều bình dị trong cảm nhận ấy,tác giả đã khiến người đọc liên tưởng đến sự thể hiện bền lâu trong phong tục tập quán và truyền thống văn hoá, lịch sử của Đất nước, cái vĩnh hằng luôn tồn tại trong cái hằng ngày của cuộc sống con ngườiĐất nước hiện lên vừa dung dị, gần gũi vừa rất đỗi tự hào. 2đ 3 Nhận thức chung về Đất nước của cá nhân dựa trên những cảm nhận trên 0,5đ
Tài liệu đính kèm: