Đề 1: lấy nhan đề “những người không chịu thua số phận”, em hãy viết bài văn nghị luận suy nghĩa về những con người ấy
Bài làm
I. Mở bài
Lá xanh tươi rồi cũng sẽ về với cội, cuộc sống con người hối hả rồi cũng sẽ lắng vào dòng cát bụi thời gian. Nên lá kia đâu thể mãi màu xanh tháng năm. Nên tuổi đời con người đâu thể “Hai lần thắm lại”. Cho nên là người thì phải sống một cuộc đời có ý nghĩa. Phải có ý chí, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh, vượt lên những khó khăn, gian nan phía trước. Giống như anh Nguyễn Ngọc Ký, anh Hoa Xuân Tứ, anh Đỗ Trọng Khôi họ đều là những người không may mắn nhưng họ vẫn tự mình vươn lên. Họ là “những người không chịu thua số phận”, là những tấm gương sáng cho tất cả chúng ta học tập.
II. Thân bài:
1. Giải thích:
- “Số phận” ở đây được hiểu là những nỗi khốn khổ về hoàn cảnh hoặc bất hạnh ( tàn tật, khiếm khuyết, ) về thể xác của một ai đó. Xưa nay, số phận thường được nhiều người coi là sự an bài của ông trời, do trời định đoạt “Ngẫm hay muôn sự tại trời” (Nguyễn Du, “Truyện Kiều”) nên người có số phận bất hạnh thường có tâm lí cam chịu
- “Những người không chịu thua số phận” là những con người có ý chí, nghị lực, niềm tin vào cuộc sống.
- Họ không đầu hàng trước số phận mà mạnh mẽ vươn lên để sống một cuộc sống có ích và ý nghĩa.
Đề 1: lấy nhan đề “những người không chịu thua số phận”, em hãy viết bài văn nghị luận suy nghĩa về những con người ấy Bài làm I. Mở bài Lá xanh tươi rồi cũng sẽ về với cội, cuộc sống con người hối hả rồi cũng sẽ lắng vào dòng cát bụi thời gian. Nên lá kia đâu thể mãi màu xanh tháng năm. Nên tuổi đời con người đâu thể “Hai lần thắm lại”. Cho nên là người thì phải sống một cuộc đời có ý nghĩa. Phải có ý chí, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh, vượt lên những khó khăn, gian nan phía trước. Giống như anh Nguyễn Ngọc Ký, anh Hoa Xuân Tứ, anh Đỗ Trọng Khôi họ đều là những người không may mắn nhưng họ vẫn tự mình vươn lên. Họ là “những người không chịu thua số phận”, là những tấm gương sáng cho tất cả chúng ta học tập. II. Thân bài: 1. Giải thích: - “Số phận” ở đây được hiểu là những nỗi khốn khổ về hoàn cảnh hoặc bất hạnh ( tàn tật, khiếm khuyết,) về thể xác của một ai đó. Xưa nay, số phận thường được nhiều người coi là sự an bài của ông trời, do trời định đoạt “Ngẫm hay muôn sự tại trời” (Nguyễn Du, “Truyện Kiều”) nên người có số phận bất hạnh thường có tâm lí cam chịu - “Những người không chịu thua số phận” là những con người có ý chí, nghị lực, niềm tin vào cuộc sống. - Họ không đầu hàng trước số phận mà mạnh mẽ vươn lên để sống một cuộc sống có ích và ý nghĩa. 2. Biểu hiện: - Những con người không chịu thua số phận là những con người: + Có nhận thức đúng đắn về số phận ( họ nhận ra rằng số phận nằm trong tay mỗi con người và họ quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho mình và người thân, để trở thành người có ích) + Có nhiều đóng góp cho xã hội ( họ tự phục vụ mình, làm ra của cải nuôi sống bản thân, giảm bớt gánh nặng cho gia đình, cho xã hội, cống hiến cho xã hội) + Họ là những tấm gương sáng ( tấm gương vươn lên trên nỗi bất hạnh của mình để cất lên những tiếng ca ca ngợi cuộc đời, nhen lên niềm tin lẽ sống cho mọi người) + Dẫn chứng - Nhắc đến “những người không chịu thua số phận”, trong chúng ta, ai cũng vô cùng cảm phục khi nói về những tấm gương giàu nghị lực như: + Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, mặc dù bị liệt hai tay từ nhỏ nhưng thầy vẫn quyết tâm đến trường, kiên trì học viết bằng chân, học hết đại học, trở thành Nhà giáo Ưu tú, nhà văn, nhà thơ. Từ nghị lực và ý chí vượt khó vươn lên của bản thân, thầy Nguyễn Ngọc Kí đã viết lên trang huyền thoại cho chính cuộc đời mình và trở thành tấm gương của biết bao thế hệ học sinh, thanh niên Việt Nam. + Hay Nick Vujicic – chàng trai người Úc sinh ra với cơ thể không tay không chân, nhưng điều đó không khiến anh nản chí. Vượt qua những khiếm khuyết trên cơ thể mình, anh trở thành một diễn giả nổi tiếng khắp thế giới, được mọi người biết đến như một tấm gương của sự vượt khó + Trạng Nồi, nhà nghèo, mỗi lần học xong mượn nồi cơm của hang xóm để vét cơm thừa ăn, sau này đỗ Trạng Nguyên. => Họ chính là những tấm gương tiêu biểu cho một lẽ sống đẹp, không chịu khuất phục sự nghiệt ngã của số phận. 3. Nguyên nhân: Nhờ đâu họ có sức mạnh để vượt lên số phận? - Bởi vì họ có ý chí nghị lực, có niềm tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống. Họ đã tạo dựng cuộc sống từ muôn vàn khó khăn,gian khổ, thử thách bằng sự kiên trì,nhẫn nại và quyết tâm chiến thắng số phận của mình. Họ là những bông hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời. - Bên cạnh đó, nhờ có sự động viên khích lệ của gia đình, bạn bè xã hội nên họ có đủ dũng cảm, tự tin để vượt qua hoàn cảnh, số phận và những chông gai ở phía trước. 4. Ý nghĩa: - Nếu như chim mang tiếng hót cho đời thêm vui, nếu như hoa mang vẻ đẹp cho đời thêm sắc, thì nghị lực, không chịu thua số phận đã mang lại cho họ những điều đáng quý. “Không chịu thua số phận” giúp họ có tinh thần, quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để sống có ích, sống có cống hiến cho xã hội, giảm bớt gánh nặng cho gia đình “Tàn” nhưng không “phế”, bằng khả năng của mình họ đã có nhiều thành công và khẳng định được mình trong xã hội. - Hơn hết, họ là những tấm gương sáng để lại trong chúng ta bài học sâu sắc về nghị lực và ý chí vươn lên. Chính những tấm gương về họ dạy cho chúng ta phải biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để thực hiện hoài bão ước mơ. Không ai khác, họ là thần tượng của mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày hôm nay. 5. Phản đề: Cuộc đời thì có 2 mặt: đúng – sai, phải - tráicho nên, bên cạnh ca ngợi những tấm gương vượt khó thì chúng ta cũng cần phê phán những cá nhân không kiên cường, nhụt chí trước những chông gai cuộc sống. Mõi khi gặp khó khăn thường rất dễ nản lòng, chưa thật sự cố gắng đã đầu hàng số phận, dễ buông xuôi hoặc ý lại, hoặc phải ứng tiêu cực( Học sinh lấy một vài dẫn chứng tiêu biểu ). Đó là những người hèn nhát, không dám đối diện với sự thật nên khó thành công trong mọi việc. 6. Ý kiến đánh giá, bình luận: - Không đao to búa lớn, chính cuộc đời họ - “những người không chịu thua số phận” là thông điệp cao cả về lối sống có ích. Làm thơ, viết văn, dạy học bằng những công việc thầm lặng, họ đã cống hiến cho xã hội như cây xanh làm đẹp cho đời, điểm tô cho cuộc sống - Họ là bài học lớn cho thể hệ trẻ hôm nay, trong hoàn cảnh đầy đủ tiện nghi sung túc, được sống trong sự yêu thương, quan tâm của cha mẹ, xã hội thì không ít học sinh, thanh niên tự đánh mất mình, lao vào tệ nạn xã hội, lối sống vô nghĩa ăn chơi, hưởng thụ, không biết cố gắng phấn đấu, để trở thành người cho ích cho xã hội, đất nước. - Trách nhiệm của chúng ta: + Những người tàn tật cần được quan tâm, giúp đỡ hơn nữa. + Giúp đỡ họ không chỉ là trách nhiệm của những tổ chức nhân đạo, các cơ quan chính quyền mà còn là trách nhiệm của tất cả mọi người chúng ta ). + Giúp đỡ người tàn tật là biểu hiện sâu sắc nhất của lòng nhân ái. III. Kết bài: - “Những người không chịu thua số phận” mãi mãi được mọi người yêu quý, khâm phục và kính trọng. - Rút ra được nhiều bài học bổ ích về lẽ sống, về ý chí, nghị lực, niềm tin, khát vọng ( trong bất kì hoàn cảnh nào, dù số phận có nghiệt ngã đến mấy vẫn quyết tâm vươn lên, vượt qua mọi thử thách để sống có ích). - Ngưỡng mộ họ, sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ để họ bớt đi những đau đớn, nhọc nhằn. Đề 2: viết bài văn nghị luận về việc xả rác bừa bãi Bài làm I. Mở bài Thành ngữ Việt Nam có câu :“Nhà sạch thì mát , bát sạch ngon cơm”.Vậy mà“ ngôi nhà chung” của chúng ta đang tràn ngập rác.Việc vứt rác bừa bãi đã trở thành mối quan tâm lo lắng cho những người biết trân trọng và yêu quí môi trường . II. Thân bài + Vứt rác bừa bãi là vứt rác không đúng nơi quy định, không đúng chỗ + Bất cứ lúc nào có rác là vứt, mọi nơi mọi lúc. + Vứt theo thói quen, tiện đâu vứt đó, không cần biết chỗ mình là ở đâu, thùng rác nằm ở chỗ nào. 1. Biểu hiện: - Vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng là một thói quen vẫn thường xảy ra trong đời sống của con người Việt Nam: + Trên xe khách, trong rạp chiếu phim, ngoài công viên, người ta vẫn sẵn sằng vứt ra túi ni lông, thuốc lá, + Ngay cả trong trường học, học sinh cũng thường vứt rác vào ngăn bàn, chân cầu thang, dưới sân trường + Những khu du lịch nổi tiếng như Cát Bà, Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, lượng rác thải cũng quá nhiều, bộ phận gom rác cũng phải làm việc liên tục nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để về vệ sinh môi trường. + Ngồi trên hồ, dù là hồ đẹp, nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống. Nằm giữa trung tâm thủ đô Hà Nội, Hồ Gươm là niềm tự hào của người dân Việt Nam thế mà do rác thải của khách dạo chơi ven hồ vứt xuống đã làm cho nước bị biến chất, biến “nàng hồ” xinh đẹp trở thành cái bể nước thải trong lòng thủ đô, cụ Rùa sống lâu năm ở đó cũng phải ngoi lên -> Những hành vi đó không phải là cá biệt. Người ta xả rác như các quyền được thế, thành một cố tật xấu khó sửa chữa. 2. Nguyên nhân: a. Chủ quan: - Do thói quen đã có từ lâu đời. - Do thiếu hiểu biết. - Do thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, ích kỉ, lười nhác, thiếu lòng tự tôn dân tộc, thiếu một tấm lòng ( Người Việt Nam có thói quen vứt rác ra đường, nơi công cộng bởi họ bắt đầu bằng một nhận thức: nơi ấy không thuộc phạm vi nhà mình, có bẩn cũng không ảnh hưởng đến mình, không ai chê cười đến cá nhân mình thế là cứ hồn nhiên xả rác. Người lớn xả, trẻ con xảKhông ai cười, cũng chả ai lên án người xả rác, có chăng một số người có ý thức cũng chỉ ngậm ngùi, thở dài, ngao ngán nhìnrồi đành vậy chứ chả biết nói sao vì biết mình cũng chẳng làm được gì trước thói quen vô ý thức của cả một đám đông khổng lồ) b. Khách quan: - Do đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu ( các phương tiện thu gom rác còn hạn chế, thiếu thốn, có nơi còn không có phương tiên cũng như người thu gom rác) - Giờ thu gom rác không đáp ứng được với tất cả người dân. - Không có chế tài xử phạt nghiêm khắc. c. Tuyên truyền rộng rãi nhưng không sâu sắc về tác hại của việc xả rác ( chừng nào người dân còn chưa thấy xấu hổ khi xả rác nơi công cộng, chưa có ý thức giữ gìn nơi công cộng như nhà mình, chưa nghĩ rằng mình sẽ bị phạt nặng hoặc có thể bị ra tòa hoặc bị mọi người chê cười, lên ánchừng ấy vẫn còn hiện tượng xả rác ra đường, nơi công cộng). 3. Tác hại/ hậu quả: - Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại. - Gây ô nhiễm môi trường. - Bệnh tật phát sinh ( có khi thành dịch), giảm sút sức khỏe, tốn kém tiền bạc - Ảnh hưởng đến cảnh quan, thẩm mĩ, mất đi vẻ xanh-sạch-đẹp vốn có ( có nơi còn bị biến dạng,bị phá hủy do rác). - Ngành du lịch gặp khó khăn, hình ảnh dân tộc, đất nước bị giảm đi ấn tượng tốt đẹp. 4. Ý kiến đánh giá, bình luận: - Xả rác bừa bãi là một hành động thiếu văn hóa, đáng bị phê phán. - Những hiện tượng này chứng tỏ con người chưa có ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường sống, chưa có trách nhiệm với cộng đồng cũng như đối với cuộc sống của bản thân mình. - Bởi vậy, mỗi người cần phải rèn cho mình tinh thần trách nhiệm, cũng như ý thức bảo vệ môi trường. - Chúng ta phải tuyên truyền cho mọi người hiểu được tác hại của hiện tượng này. - Đồng thời, nhà nước cũng cần có những biện pháp hữu hiệu trong việc thu gom rác thải và cũng cần phải xử phạt nghiêm khắc với các hành vi vi phạm. ( liên hệ với đất nước Singapore) + Bằng những kỉ luật thép như là phạt tiền ở Singapore đối với người xả rác bừa bãi đã làm cho hòn đảo này trở thành một đất nước có môi trường sạch nhất thế giới. Mực phạt có thể tăng dần chứ không chỉ giữ nguyên ở 1 giá. Với người xả rác bừa bãi lần đầu tiên sẽ bị phạt tối đa là 1.000 đôla Singapore, tái phạm thì mức phạt sẽ tăng lên 2.000 - 5.000 đôla ( hơn 100 triệu đồng ). Nếu bạn bị kết tội xả rác ba lần, bạn sẽ bị buộc làm vệ sinh đường phố một tuần với một thông báo đi kèm : “tôi là người xả rác”, một hình thức làm người phạm tội xấu hổ để đảm bảo rằng họ sẽ không xả rác một lần nữa . Hình phạt này các nhà chực trách muốn thông qua cảm giác bị xấu hổ trước công chúng để nhắc nhở mọi người dân không xả rác bừa bãi. III. Kết bài: - Mơ ước chung của nhân dân ta: trong tương lai không xa Việt Nam sẽ trở thành một trong những con rồng châu Á. - Mỗi người cùng đóng góp sức mình vào công cuộc chung ấy. - Bắt đầu bằng việc làm nhỏ của mỗi người: bỏ rác đúng nơi quy định. Đề 3: viết bài văn nghị luận suy nghĩ về câu ca dao “ Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” Bài làm 1.Mở bài Ca dao, tục ngữ Việt Nam có nhiều câu hay nói về tình cảm gia đình nhưng nói về công ơn của cha mẹ với con cái thìcâu ca dao sau đây tình ý thật thấm thìa: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra II. Thân bài 1. Ý câu ca dao nghĩa Thái Sơn là tên một ngọn núi bên Trung Quốc, là một trong năm ngọn núi lớn nhất, mà họ gọi nó là “Ngũ Nhạc”. Ví công cha với núi Thái Sơn là ví công ơn sinh dưỡng của cha chồng chầt như núi non, sừng sững và bất diệt. Hiện hữu thực tế và bất biến trong đời thường, trong xương máu của từng đứa con. “Nước trong nguồn” khác với nước mưa, nước hồ ở chỗ nó tuôn chảy mãi mãi. Mưa có lúc tạnh, hồ có lúc khô. Nhưng dù dòng nước ấy nhỏ như một khe suối, nó vẫn tuôn chảy quanh năm. Đó chưa kểnếu đó là nguồn thác, nguồn sông, thì nước ấy mênh mông tuôn hòa vào biển cả. Ví nghĩa mẹ với nước trong nguồn là ví tình mẹ bao la vô tận, không giới hạn, không đo đếm được. Đúng như một câu ca dao: “Chim trời ai dễ đếm lông Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày” + Cha mẹ là người không chỉ cho chúng ta sự sống, mà còn nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta thành người. + Công sinh thành của cha mẹ là rất lớn, là vô giá, không gì đong đếm được. + Không có cha mẹ thì cũng không có con cái. Bất cứ một ai trên đời này, anh hùng hay vĩ nhân, người xấu hay kẻ ác nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ của chính mình. + Cha mẹ đã sinh ra chúng ta, đã chia sẻ một phần xương thịt để các con có mặt trên đời, chúng ta chính là những phần máu thịt của cha mẹ. + Chính vì vậy, công ơn sinh thành của cha mẹ sánh ngang với núi cao, biển rộng, chúng ta phải hiểu cho nỗi lòng, công ơn, sự trả giá mà cha mẹ đã làm cho chúng ta. + Cha mẹ là người nuôi dưỡng chúng ta từ khi mới chào đời, từ tấm bé cho đến lúc trưởng thành, lúc chúng ta có thể tự đứng trên đôi chân của chính mình. + Mẹ cho ta dòng sữa ngọt lành. Cha cho ta sinh mệnh. + Cha mẹ luôn cố gắng để chúng ta có thể khôn lớn một cách khỏe mạnh, an toàn, không lo lắng gì. + Chúng ta từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, rồi biết nói, rồi biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết suy nghĩ rồi đến lúc biết tự đi trên dôi chân của mình, tự mình làm cha mẹ là một chặng đường dài biết bao. + Lúc chúng ta lớn dần lên, dần trưởng thành cũng là lúc cha mẹ già yếu đi. Cha mẹ đã dành cho chúng ta tất cả tâm huyết và sức lực của mình. + Không chỉ nuôi dưỡng chúng ta, cho chúng ta ăn, chúng ta mặc, cha mẹ còn dạy dỗ chúng ta cách làm người, cách đối nhân xử thế, cách biết tự lập. + Cha mẹ dạy chúng ta bằng những kinh nghiệm, những hiểu biết về đời sống, về đạo làm người của chính bản thân. + Sau này, dù chúng ta lớn lên, đi học có thầy cô dạy dỗ, nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất của chúng ta. - Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn: Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. + Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. + Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. + Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. + Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi. + Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. N + hững kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. + Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa. + Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. + Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đă sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. + Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con. Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức. Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay. Đề 4: nghị luận về học tập Bài làm I. Mở bài Trên con đường bước tới đài vinh quang của nhân loại, chẳng bao giờ có dấu chân của kẻ lười biếng. Qua đó Lê-nin đã nhắc nhở chúng ta về thái độ học tập không ngừng bằng một câu nói nổi tiếng: “ Học, học nữa, học mãi”. II. Thân bài Vậy “học” là gì? + Học là sự kế thừa những kiến thức mà ông cha ta đã để lại. + Khi học chúng ta phải tìm hiểu và mở rộng những kiến thức đã thu nhận được từ thế giới xung quanh. + “ Học nữa” là chúng ta phải học từ trình độ này đến trình độ khác, từ dễ đến khó. Nó giúp chúng ta nâng cao trình độ và sự hiểu biết của mình về mọi mặt và ở bất cứ nơi nào. “Học mãi” ở đây có nghĩa là phải học tập không ngừng, luôn luôn tìm tòi và nghiên cứu những kiến thức mà ta đã học được. Tại sao chúng ta phải học? + Như chúng ta đều biết kiến thức của nhân loại là bao la. + Những điều ta biết chỉ là một giọt nước, còn những điều ta chưa biết là biển cả. Vậy chỉ có học tập mới có thể đáp ứng hết những nhu cầu và sự tò mò về thế giới xung quanh của con người và học chính là con đường ngắn nhất trong hành trình đến với tri thức. + Không những vậy học tập còn là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi người. Học là nghĩa vụ vì mỗi một công dân của đất nước đều là phần tử quan trọng trong công cuộc góp phần xây dựng Tổ Quốc văn minh, giàu mạnh bằng tri thức và khả năng của mình. + Học là trách nhiệm vì một khi đã học, đó là sự nghiêm túc , trân trọng thời gian và công sức bỏ ra, đồng thời góp phần xóa nạn mù chữ ở nước ta và đẩy cao trình độ nhận thức ở khắp mọi nơi. + Cuối cùng, học là quyền lợi vì ai sinh ra đời cũng được quyền sống và sở hữu tri thức, tự do tìm tòi học hỏi, mở rộng sự hiểu biết của bản thân,nâng cao trình độ học vấn của mình. + Tại sao phải học nữa và học mãi? Muốn việc học đạt hiệu quả thì phải xác định rõ động cơ của mình. Chỉ có tri thức mới có thể giúp ta bảo vệ và tự nuôi sống bản thân mình. Khi đó chúng ta mới có thể tự tin bước vào xã hội và tìm ra một công việc phù hợp. Và qua đó ta cũng có thể khẳng định được vị trí, giá trị bản thân của mình qua những kiến thức mà ta áp dụng. Lợi ích của việc học + Hành trang vững vàng tương lai + Thành công trong cuộc sống + Sống có ích + Được mọi người kính trọng - Dẫn chứng + Ngô Bảo Châu + Đỗ Nhật Nam + Bill Gates + Bác Hồ Vậy chúng ta phải học như thế nào? + Điều đầu tiên đó là phải kiên trì, chăm chỉ trong học tập. + Với mỗi người sẽ có nhiều cách học khác nhau, nhưng quan trọng nhất là học phải đi đôi với hành. Chúng ta cần vận dụng những kiến thức mà mình đã học được vào trong cuộc sống. + Qua mỗi giờ trên Trái Đất lại có một sáng kiến, phát minh mới ra đời. Cũng giống như những gì ta vừa mới học, sau một thời gian những kiến thức ấy lại trở nên lạc hậu. + Do đó chúng ta phải không ngừng học hỏi và trau dồi thêm những điều mà ta chưa biết. + Điều thứ hai đó là không chỉ học thêm từ trường lớp, chúng ta cũng nên tham khảo thêm nhiều sách khác mang giá trị nhân văn lớn. + Điển hình cho quá trình học tập lâu dài, không ngừng trau dồi thêm kiến thức đó là nhà bác học nổi tiếng Đắc-uyn. Ông đã từng nói một câu rằng: “ Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Kể cả những nhà bác học lừng danh như thế mà vẫn phải miệt mài tìm tòi và học hỏi. Vì thế chúng ta phải học mãi để theo kịp với tri thức của nhân loại. + Nói đến Đác Uyn, cũng không thể không nói đến Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta. Bác đã không ngừng học hỏi từ các nước láng giềng, bôn bao suốt bao nhiêu năm trời để tìm tòi học hỏi và tìm ra chân lý để áp dụng vào công cuộc cách mạng ở nước ta. Qua những dẫn chứng ấy đã góp phần nâng cao giá trị trong câu nói của của Lê-nin. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến giá trị của sự học. Trong trường học có những bạn học sinh lười biếng không chăm chỉ học hành, kiến thức nông cạn, có bạn còn quyết định từ bỏ con đường học vấn của mình vì những cái lợi trước mắt. Cũng như thế trong xã hội có những người tự kiêu, mãn nguyện với những gì mình đã đạt được, nên không cần học nữa.Qủa thật chuyện học như con thuyền đi ngược nước nếu không tiến thì ắt nó sẽ lùi. Câu nói: “ Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin mang đến giá trị nhân văn lớn cho con người. Và nó luôn là ngọn đèn sáng soi đường dẫn lối chúng ta bước đến đài vinh quang của nhân loại.
Tài liệu đính kèm: