Bản vẽ các khối đa diện

I. Mục tiêu:

kiến thức: Nhận dạng được các khối đa diện thường gặp : Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.

Kỹ năng: Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.

 - Rèn luyện kỹ năng vẽ đẹp, vẽ chính xác các khối đa diện và hình chiếu của nó

Thái độ: Cẩn thận, chính xác trong vẽ hình.

II. Chuẩn bị của GV - HS:

Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.

III. Tiến trình bài dạy:

1. Tổ chức: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

- Tên gọi và vị trí của các hình chiếu trên bản vẽ như thế nào? Làm bài tập trang 10, 11 SGK?

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 9403Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bản vẽ các khối đa diện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3:
Ngày dạy:...............
Tiết 3: Bản vẽ các khối đa diện
I. Mục tiêu:
kiến thức: Nhận dạng được các khối đa diện thường gặp : Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.
Kỹ năng: Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.
 - Rèn luyện kỹ năng vẽ đẹp, vẽ chính xác các khối đa diện và hình chiếu của nó 
Thái độ: Cẩn thận, chính xác trong vẽ hình.
II. Chuẩn bị của GV - HS:
Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
- Tên gọi và vị trí của các hình chiếu trên bản vẽ như thế nào? Làm bài tập trang 10, 11 SGK?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu khối đa diện. 
(7 phút)
- GV: +Cho HS quan sát mô hình khối đa diện.
 + Các khối hình học đó được bao bởi những hình gì ?
 + Hãy kể tên các khối đa diện mà em biết?
- HS: Quan sát, trả lời và rút ra kết luận.
I. Khối đa diện.
* Kết luận : Khối đa diện được bao bởi các hình đa giác phẳng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hình hộp chữ nhật(10 phút)
- GV: +Cho h/s quan sát H4.2 và mô hình hình hộp chữ nhật.
 + Hình hộp chữ nhật đựơc giới hạn bởi các hình gi? Các cạnh và các mặt bên có đặc điểm gì ?.
- HS : Quan sát, trả lời câu hỏi và rút ra kết luận.
- GV: +Cho HS quan sát hình 4.3 hướng dẫn học sinh đọc bản vẽ hình chiếu.
 +Khi chiếu hình hộp chữ nhật lên mặt phẳng chiếu đứng thì hình chiếu đứng là hình gì ? Đó là mặt nào của hình hộp ? Nó phản ánh kích thước nào ?
- HS: Quan sát vẽ 3 hình chiếu của hình hộp và hoàn thành bảng 4.1
II. Hình hộp chữ nhật:
1. Thế nào là hình hộp chữ nhật :
- Hình hộp chữ nhật được bao bởi 6 hình chữ nhật .
2. Hình chiếu của hình hộp chữ nhật :
Bảng 4.1.
Hình
Hình chiếu
Hình dạng
Kích thước
1
Đứng
Chữ nhật
Chiều dài , chiều cao.
2
Bằng
Chữ nhật
Chiều dài , chiều rộng.
3
Cạnh
Chữ nhật
Chiều cao, chiều rộng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về hình lăng trụ đều: (20 phút)
- GV: +Cho h/s quan sát H4.4 và mô tả hình lăng trụ đều.
 +Cho biết khối đa diện được bao bởi các hình gì?
- HS: Quan sát trả lời câu hỏi và rút ra kết luận.
- GV: Hướng dẫn h/s quan sát hình và vẽ các hình chiếu.
- HS: Quan sát và vẽ các hình chiếu và hoàn thành bảng 4.2.
- GV: Hướng dẫn h/s vẽ đúng theo yêu cầu cả về kích thước và vị trí các hình chiếu.
- HS: Thảo luận và hoàn thành bảng 4.2.
Hình chóp đều.
- GV: Cho h/s quan sát hình chóp đều và yêu cầu h/s nhận xét.
- HS: Quan sát và rút ra khái niệm về hình chóp đều.
- HS: Vẽ các hình chiếu của hình chóp đều, mỗi liên hệ giữa các kích thước và hoàn thành bảng 4.3.
- GV: Hướng dẫn h/s tìm hiểu khái niệm và hình chiếu của hình chóp đều.
- GV: Yêu cầu h/s đọc ghi nhớ và học phần ghi nhớ.
III. Hình lăng trụ đều.
1.Thế nào là hình lăng trụ đều.
Hình lăng trụ đều được bao bởi hai mặt đáy là hai hình da giác đều bằng nhau vaf các mặt bên là hình chữ nhật bằng nhau.
2.Hình chiếu của hình lăng trụ đều.
Bảng 4.2.
Hình
Hình chiếu
Hình dạng
Kích thước
1
Đứng
Chữ nhật
Chiều dài cạnh đáy, chiều cao.
2
Bằng
Tam giác
Chiều dài cạnh đáy , chiều cao đáy.
3
Cạnh
Chữ nhật
Chiều cao, chiềâôc đáy.
IV. Hình chóp đều.
1.Thế nào là hình chóp đều: 
 SGK.
2.Hình chiếu của hình chóp đều.
Bảng 4.3.
Hình
Hình chiếu
Hình dạng
Kích thước
1
Đứng
Tam giác
Chiều dài cạnh đáy, chiều cao hình chóp.
2
Bằng
Hình vuông
Chiều dài cạnh đáy.
3
Cạnh
Tam giác
Chiều cao hình chóp, chiều dài cạnh đáy.
* Ghi nhớ : SGK
4. Củng cố, đánh giá kết quả học tập: (2 phút)
- Thế nào là hình lăng trụ đều?
- Thế nào là hình chóp đều?
5. Hướng dẫn HS học ở nhà: (1 phút)
- Làm bài tập, học thuộc bài.
- Chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 4. Bản vẽ các khối đa diện (2).doc