I. Mục tiêu bài học:
Kiến thức: Học sinh hiểu được nội dung và công dụng của bản vẽ nhà.
Kĩ năng: Biết được một số kí hiệu bằng hình vẽ của một số bộ phận dùng trên bản vẽ nhà.
Thái độ: Biết cách đọc bản vẽ nhà đơn giản.
II. Chuẩn bị của GV – HS:
- GV: Tranh phóng to, kí hiệu qui ước một số bộ phận của ngôi nhà, tranh hình chiếu phối cảnh của ngôi nhà một tầng.
- HS: Sgk, vở ghi, nghiên cứu bài học mới ở nhà.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Tổ chức. ( 1’ ) 8 .
2. Kiểm tra bài cũ. (4’)
- Trả bài thực hành.
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài: (1’)
TUẦN 7: Ngày day: 8............. TIẾT 14: BẢN VẼ NHÀ I. Mục tiêu bài học: Kiến thức: Học sinh hiểu được nội dung và công dụng của bản vẽ nhà. Kĩ năng: Biết được một số kí hiệu bằng hình vẽ của một số bộ phận dùng trên bản vẽ nhà. Thái độ: Biết cách đọc bản vẽ nhà đơn giản. II. Chuẩn bị của GV – HS: - GV: Tranh phóng to, kí hiệu qui ước một số bộ phận của ngôi nhà, tranh hình chiếu phối cảnh của ngôi nhà một tầng. - HS: Sgk, vở ghi, nghiên cứu bài học mới ở nhà. III. Tiến trình bài dạy: 1. Tổ chức. ( 1’ ) 8 .................... 2. Kiểm tra bài cũ. (4’) - Trả bài thực hành. 3. Bài mới. * Giới thiệu bài: (1’) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Nội dung bản vẽ nhà: (10’) GV: Treo tranh và tổ chức cho HS tìm hiểu nội dung của bản vẽ nhà. HS: Nghiên cứu, trả lời, tìm hiểu nội dung bản vẽ nhà. ? Bản vẽ nhà thuộc loại bản vẽ nào ?. ? Nêu công dụng bản vẽ nhà ?. ? Nêu nội dung bản vẽ lắp ?. GV: Nhận xét điều chỉnh, kết luận. HS: Chỉ các nội dung trên hình 15.1. GV: Giải thích và hướng dẫn cho HS nắm rỏ mặt đứng, mặt cạnh, mặt cắt I. Nội dung bản vẽ nhà: - Là loại bản vẽ xây dựng thường dùng. - Công dụng: dùng trong thiết kế và thi công xây dựng ngôi nhà. - Nội dung: Gồm: Mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, các số liệu + Mặt bằng: Là hình cắt mặt bằng của ngôi nhà. + Mặt đứng: Là hình chiếu vuông góc các mặt ngoài của ngôi nhà. + Mặt cắt: Là hình cắt có mặt phẳng cắt song song mặt phẳng chiếu đứng hoặc mặt phẳng chiếu cạnh. Hoạt động 2: Kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà. (10’) GV: Cho HS quan sát bảng 15.1 HS: Quan sát bẳng 15.1, đọc tên các kí hiệu. GV: Theo dõi, nhận xét, điều chỉnh. II. Kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà. - Bảng 15.1 sgk. Hoạt động 3: Đọc bản vẽ nhà: (15’) GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu cách đọc bản vẽ nhà. HS: Tìm hiểu, thảo luận nêu trình tự đọc bản vẽ nhà. GV: Bổ sung, thống nhất. HS: Tiến hành thực hiện đọc bản vẽ nhà hình 15.1 trang 46 sgk. GV: Tổ chức cho HS trình bày. HS: Trả lời theo yêu cầu của GV. III. Đọc bản vẽ nhà. - Theo trình tự: 1. Khung tên. + Tên gọi. + Tỉ lệ. 2. Hình biểu diễn. + Tên gọi hình chiếu. + Tên gọi hình cắt. 3. Kích thước. + Kích thước chung. + Kích thước các bộ phận. 4. Các bộ phận. + Số phòng. + Số cửa đi và số cửa sổ. +Các bộ phận khác. 4. Củng cố, đánh giá kết quả học tập: (3’) - HS: Nhắc lại trình tự cách đọc bản vẽ nhà và đọc phần ghi nhớ. 5. Dặn dò. ( 1’ ) - Học bài cũ. - Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trang 49 sgk. - Chuẩn bị bài thực hành : Đọc bản vẽ nhà đơn giản.
Tài liệu đính kèm: