Báo cáo Chuyên đề môn Toán 5

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔN T0ÁN 5

Tổ : 5

 Ngày báo cáo: Ngày 04 thánh 11 năm 2017

I/Mục tiêu: Giúp HS

1.Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học,số tự nhiên ,phân số,số

thập phân, các đại lượng thông dụng , một số yếu tố hình học và thống kê

đơn giản .

 2.Hình thành các kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải bái toán có số. Các phân số, phân số bằng nhau. .nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống.

 3.Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy. Khả năng suy luận hợp

lí và diễn đạt đúng ( nói và viết ) cách phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.

 

doc 7 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1765Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Chuyên đề môn Toán 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD – ĐT PHƯỚC LONG
 TRƯỜNG TH C XÃ VĨNH PHÚ TÂY
 Tổ : 5 
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔN T0ÁN 5
Tổ : 5
 Ngày báo cáo: Ngày 04 thánh 11 năm 2017
I/Mục tiêu: Giúp HS
1.Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học,số tự nhiên ,phân số,số
thập phân, các đại lượng thông dụng , một số yếu tố hình học và thống kê
đơn giản .
 	2.Hình thành các kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải bái toán có số. Các phân số, phân số bằng nhau. .nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống.
 	3.Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy. Khả năng suy luận hợp
lí và diễn đạt đúng ( nói và viết ) cách phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo. 
 	II.Nội dung : 5 tiết/ tuần x 35 tiết= 175 tiết
 1 -Số học:
 1.1- Ôn tập về phân số :Bổ sung về số thập phân, hỗn số, các bài toán về tỉ lệ nghịch, tỉ lệ thuận .
 1.2 -Số thập phân, các phép tính về số thập phân :
- Giới thiệu ban đầu về số thập phân.
- Đọc, viết, so sánh các số thập phân.
 - Các phép tính cộng trừ, nhân, chia số thập phân.
 - Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp với số thập phân.
- Thực hành tính nhẩm các số thập phân.
 + Phép chia các số thập phân.
 + Phép cộng, phép trừ các số thập phân có 3 chữ số ở số thập phân. Cộng, trừ không nhớ và có nhớ đến 3 lần.
	+Phép nhân các số thập phâncó tới 3 tích riêng và phần thập phâncủa tích không quá 3 chữ số. với số chia không quá 3 chữ số và thương không quá 4 chữ số, với phần thập phân có không quá 3 chữ số.
	-Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của pháp cộng và phép nhân, tính chất phối hợp của phép nhân với phép cộng các số thập phân.
	-Thực hành tính nhẫm:
	+Cộng, trừ không nhớ hai số thập phân có không quá 2 chữ số.
	+Nhân không nhớ mộtsố thập phân có không quá 2 chữ số với một số tự nhiên có 1 chữ số.
	+Chia không có dư một số thập phân có không quá 2 chữ số cho một số tự nhiên có 2 chữ số.
 -Giới thiệu bước đầu về cách sử dụng máy tính bỏ túi.
 1.3 -Tỉ số phân trăm :
 -Khái niệm ban đầu về tỉ số phần trăm. Các phép tính công, trừ, nhân, chia.
 -Mối quan hệ giữa tỉ số phân trăm với số thập phân, phân số .
 2 -Đại lượng và đo lường :
 2.1-Đo thời gian: Vận tốc thời gian quãng đường .
 -Các phép tính cộng trừ nhân chia số đo thời gian.
 2.2 -Đo diện tích , đo thể tích:
. - Bảng đơn vị đo diện tích dam2, mm2, a và ha mối quan hệ giữa m2 , a, ha 
	-Giới thiệu ban đầu về bảng đơn vị đo thể tích.
	3-Hình học :
	-Diện tích hình tam giác, hình thoi, hình thang (tính chu vi và diện tích).
	-Hình hộp chữ nhật hình lập phương, hình trụ, hình cầu.
	-Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích hình trụ.
	 4- Yếu tố thống kê :
	-Giới thiệu ban đầu về số trung bình cộng.
	-Lập bảng số liệu và nhận xét bảng số liệu.
	-Giới thiệu biểu đồ. Tập nhận xét trên biểu đồ.
	5-Giải bài toán: 
* Giải các bài toán chủ yếu là các bài toán có 3 bước tính.
	5.1-Các bài toán đơn giản về tỉ số phần trăm.
	-Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
	-Tìm một số, biết tỉ số phần trăm của số đó so với số đã biết.
	-Tìm một số biết một số khác và tỉ số phần trăm của số đã biết so với số đó.
	5.2-Các bài toán đơn giản về chuyển động đều, chuyển động ngược chiều và cùng chiều.
	-Tìm vận tốc biết thời gian chuyển động và độ dài quãng đường đi.
	-Tìm thời gian chuyển động biết độ dài quãng đường và vận tốc chuyển động.
	-Tìm độ dài quãng đường biết vận tốc và thời gian chuyển động.
	5.3-Các bài toán ứng dụng các kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề của cuộc sống.
	III/Phương pháp dạy học:
	1-Giúp HS phát hiện và tự giải quyết vấn đề:
	-GV hướng dẫn học sinh tự phát hiện vấn đề của bài học rồi giúp học sinh huy động những kiến thức và kinh nghiệm đã tích luỹ để tự tìm mối quan hệ của vấn đề với kiến thức rồi tự giải quyết vấn đề.
	Ví dụ: So sánh 8,1m và 7,9m
	-Để sóánh 8,1m và 7,9m ta so sánh 81dm và 79dm (vì 8,1m=81dm và 7,9m=79dm mà 81>79 nên 8,1>79 )
	* Kết luận: Trong hai số thập phân có phần nguyên khác nhau, số nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
	2-Tạo điều kiện cho học sinh củng cố và vận dụng kiến thức bài học mới ngay trong tiết học để học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới.
	-Chẳng hạn với bài so sánh hai số thập phân sau phần bài mới nên cho học sinh làm bài tập 1,2,3 rồi chữa bài tại lớp. Học sinh vận dụng quy tắc để so sánh số thập phân, giáo viên củng cố bài học bằng cách nhắc lại quy tắc .
	3-Phương pháp dạy học luyện tập, luyện tập chung, ôn tập thực hành.
	a-Giúp học ainh tự phát hiện và giải quyết dạng bài tương tự.
	-Các bài tập trong các bài luyện tập, thực hành thường sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ thực hành đến luyện tập.
	-Giáo viên cần cho học sinh đọc thầm hoặc đọc thành tiếng đề bài và tự nhận ra được dạng bài toán tương tự đã làm hoặc các kiến thức có liên quan.
	-Giáo viên nên giúp học sinh bằng cách gợi ý để học sinh nhớ lại kiến thức, cách làm.
	b-Giúp học sinh tự làm bài theo khả năng của từng học sinh:
	-GVnên yêu cầu học sinh làm bài tập theo thứ tự các bài tập SGK hoặc sắp xếp lại nhưng không bỏ qua bài tập nào.
	-Không nên bắt HS phải chờ đợi trong quá trình làm bài . Nếu học sinh làm bài xong (khá- giỏi) thì giúp đỡ học sinh chưa làm bài xong hoàn thành bài tập, tự nhận xét, kiểm tra đánh giá kết quả bài làm.
	c-Tạo điều kiện hổ trợ giúp đỡ nhau giũa các đối tượng học sinh.
	-Nên cho học sinh trao đổi ý kiến trong nhóm nhỏ về cách giải hoặc các cách giải 1 bài tập. Nên khuyến khích học sinh nêu nhận xét về cách giải của bạn, tự rút ra kinh nghiệm để hoàn chỉnh cách giải của mình.
	III/Về soạn bài của GV:
	I-Mục tiêu:
	II-Đồ dùng dạy- học.
	III-Các hoạt động dạy- học chủ yếu.
	IV-Củng cố - dặn dò.
 	Người báo cáo.
 	LÝ KIỀU LOAN



Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen de toan 5.doc