Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 3: Xã hội nguyên thủy

I/ Mục tiêu bài học:

1/ Về kiến thức: HS cần hiểu những mốc và bước tiến trên chặng đường dài, phấn đấu qua hàng triệu năm của loài người nhằm cải thiện đời sống và cải biến bản thân con người.

2/ Về tư tưởng, tình cảm: Thấy được vai trò và tác dụng của lao động trong tiến trình phát triển của xã hội loài người.

3/ Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng trình bày nội dung lịch sử kết hợp với sử dụng mô hình, tranh ảnh khảo cổ học.

II/ Thiết bị, tài liệu dạy học:

1. Sách giáo khoa, sách giáo viên Lịch sử 10.

2. Thiết kế bài giảng Lịch sử 10.

3. Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 10.

4. Tư liệu Lịch sử 10 – NXB GD.

5. Những mẩu chuyện Lịch sử thế giới Tập 1 – NXB GD.

6. Cơ sở khảo cổ học.

7. Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông.

8. Hình ảnh sách giáo khoa.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1767Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 3: Xã hội nguyên thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2
Tiết: 2
Bài 2: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY (1 tiết)
I/ Mục tiêu bài học:
1/ Về kiến thức: HS cần hiểu những mốc và bước tiến trên chặng đường dài, phấn đấu qua hàng triệu năm của loài người nhằm cải thiện đời sống và cải biến bản thân con người.
2/ Về tư tưởng, tình cảm: Thấy được vai trò và tác dụng của lao động trong tiến trình phát triển của xã hội loài người.
3/ Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng trình bày nội dung lịch sử kết hợp với sử dụng mô hình, tranh ảnh khảo cổ học.
II/ Thiết bị, tài liệu dạy học:
Sách giáo khoa, sách giáo viên Lịch sử 10.
Thiết kế bài giảng Lịch sử 10.
Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 10.
Tư liệu Lịch sử 10 – NXB GD.
Những mẩu chuyện Lịch sử thế giới Tập 1 – NXB GD.
Cơ sở khảo cổ học.
Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông.
Hình ảnh sách giáo khoa.
III/ Tiến trình tổ chức dạy học: 
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
Mô tả đời sống vật chất của người tối cổ?
Tại sao nói vào thời đại người tinh khôn, cuộc sống của con người tốt hơn, đầy đủ hơn? Tại sao gọi là cuộc cách mạng thời đá mới?
Yếu tố nào đóng vai trò quan trọng nhất quyết định sự phát triển và tiến hóa của loài người?
3/ Giảng bài mới:
GV giới thiệu bài mới: Các em đã tìm hiểu về quá trình tiến hóa và tự hoàn thiện của con người: hoàn thiện về vóc dáng và cấu tạo cơ thể, sự tiến bộ trong cuộc sống vật chất, cuộc sống con người ngày càng được nâng cao, bớt lệ thuộc vào thiên nhiên. Thông qua quá trình lao động, con người cải tiến công cụ lao động tạo nên sản phẩm nhiều hơn, con người cũng biết đoàn kết, tổ chức, định hình thành tổ chức xã hội trong XH nguyên thủy. Vậy họ tổ chức như thế nào? Thông qua đó con người có tiến bộ gì trong việc cải tiến công cụ lao động? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 2 để trả lời các câu hỏi trên.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản
GVPV để HS nhắc lại những tiến bộ của con người => sống có tổ chức, tổ chức hợp quần và sinh hoạt theo từng gia đình trong hình thức bầy người cũng khác đi. Số dân tăng lên, từng nhóm người đông đúc, họ tập hợp lại tổ chức gọi là thị tộc.
GVPV: Thế nào là thị tộc? Mối quan hệ giữa những người trong thị tộc?
HS xem SGK trả lời, GV nhận xét, giải thích kết luận:
GV: Hợp tác lao động, cùng làm cùng hưởng công bằng là do công việc lao động hàng đầu và thường xuyên của thị tộc là kiếm thức ăn để nuôi sống thị tộc. Lúc bấy giờ công việc săn bắt thú là chính, do đó con người không thể lao động riêng rẽ, buộc họ phải cùng hợp sức tạo thành một vòng vây, hò hét, ném đá, ném lao, bắn cung tên dồn thú vào hố bẫy => yêu cầu cần phải hợp tác với nhau =>chia thành các khẩu phần đều nhau =>Trong thị tộc: của chung, việc chung, làm chung, ở chung. Tuy nhiên đây là một đại đồng trong thời kỳ mông muội, khó khăn, trong tương lai, con người có thể xây dựng mối quan hệ cộng đồng làm theo năng lực, hưởng theo lao động.
GVPV: Thế nào là bộ lạc? Quan hệ giữa các thị tộc trong bộ lạc?
HS xem SGK trả lời, GV nhận xét, bổ sung, chốt ý:
GV-HS thảo luận phân biệt điểm giống và khác nhau giữa thị tộc và bộ lạc:
-Giống: cùng có chung dòng máu.
-Khác: Bộ lạc tổ chức lớn hơn (gồm nhiều thị tộc), trong bộ lạc không có quan hệ hợp sức lao động kiếm ăn.
GV: Từ chỗ con người biết chế tạo công cụ đá và cải tiến công cụ gọn, sắc hơn, sử dụng có hiệu quả hơn, không dừng lại ở công cụ đá, xương, tre, gỗ, người ta phát hiện ra kim loại để chế tạo đồ dùng và công cụ lao động.
GVPV: Xác định mốc thời gian con người tìm thấy công cụ kim loại? Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất?
HS xem SGK trả lời, GV nhận xét, bổ sung, chốt ý: Con người tìm thấy các kim loại cách rất xa nhau về thời gian bởi lúc đó điều kiện còn rất khó khăn, việc phát minh mới về kỹ thuật là điều không dễ. Kim loại đồng còn rất ít, quý nên họ chỉ dùng để chế tạo thành trang sức, vũ khí, còn công cụ lao động chủ yếu vẫn là đồ đá, đồ gỗ. Phải đến thời kỳ đồ sắt, con người mới chế tạo kim loại thành công cụ lao động.
GV: Trong XH nguyên thủy, sự công bằng và bình đẳng là nguyên tắc vàng, nhưng lúc ấy con người trong cộng đồng dựa vào nhau vì nhu cầu đời sống còn quá thấp. Khi con người tìm thấy kim loại và cải tiến công cụ lao động đã tạo ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên. Những người có chức vị của thị tộc, bộ lạc quản lý của chung đó, sau lại chiếm một phần sản phẩm thừa làm của riêng =>xuất hiện tư hữu, có sự phân biệt giàu nghèo => hình thành XH có giai cấp. Khi tư hữu xuất hiện, cộng đồng bình đẳng bắt đầu bị phá vỡ. Trong gia đình cũng thay đổi, đàn ông làm những công việc nặng, cày bừa tạo ra nguồn thức ăn chính và thường xuyên => gia đình phụ hệ ra đời. Khả năng lao động của mỗi gia đình cũng khác nhau=>giàu nghèo=>phân chia giai cấp =>Công xã thị tộc tan vỡ, con người bước sang XH có giai cấp đầu tiên-XH cổđại (XHCHNL)
Bài 2: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
1/ Thị tộc và bộ lạc:
-Thời kỳ XH nguyên thủy chia thành 2 giai đoạn:
+Bầy người nguyên thủy.
+Công xã thị tộc:
Công xã thị tộc mẫu hệ.
Công xã thị tộc phụ hệ.
-Thị tộc là tập hợp nhóm người có chung dòng máu gồm 2-3 thế hệ.
-Quan hệ trong thị tộc: công bằng, bình đẳng, cùng làm cùng hưởng. Con cháu tôn kính ông bà cha mẹ và ông bà cha mẹ chăm lo nuôi dạy tất cả con cháu của thị tộc.
-Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau và có cùng một nguồn gốc tổ tiên.
-Quan hệ giữa các thị tộc trong bộ lạc là gắn bó, giúp đỡ nhau.
2/ Buổi đầu của thời đại kim khí:
-Con người tìm và sử dụng kim loại:
+Đồng đỏ: khoảng 5500 năm trước đây ở Tây Á, Ai Cập.
+Đồng thau: khoảng 4000 năm trước đây ở nhiều nơi.
+Sắt: khoảng 3000 năm trước đây ở Tây Á, Nam Âu.
-Hệ quả:
+Năng suất lao động tăng.
+Khai thác thêm đất đai trồng trọt.
+Tạo ra lượng sản phẩm thừa thường xuyên.
+Thêm nhiều ngành nghề mới: xẻ gỗ đóng thuyền, đúc đồng, rèn sắt, có thêm nhiều công cụ mới.
+Công xã thị tộc phụ hệ thay thế công xã thị tộc mẫu hệ.
3/ Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp:
-Một số người chỉ huy công việc chung của thị tộc, bộ lạc lợi dụng chức phận chiếm một phần sản phẩm xã hội cho riêng mình.
=> tư hữu xuất hiện.
-Gia đình phụ hệ xuất hiện sự bất bình đẳng, khả năng lao động của các gia đình khác nhau=>có sự phân biệt giàu nghèo.
-Xã hội thị tộc, bộ lạc bị rạn vỡ => hình thành XH có giai cấp đầu tiên – XH cổ đại.
4/ Củng cố bài học:
-Thế nào là thị tộc, bộ lạc.
-Những biến đổi lớn lao của đời sống con người- quan hệ XH, sản xuất của thời đại kim khí.
-Do đâu mà xuất hiện tư hữu cùng sự hình thành XH có giai cấp.
5/ Dặn dò:
-Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
-Chuẩn bị bài 3: “Các quốc gia cổ đại phương Đông”.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 3. Xã hội nguyên thủy (3).doc