Biện pháp quản lý, giáo dục đạo đức học sinh cấp trung học cơ sở

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:

1/ Lý do chọn đề tài

Giáo dục một con người không chỉ có kiến thức văn hóa mà giáo dục cả đạo đức. Đạo đức là yếu tố quan trọng để rèn luyện con người có lễ nghĩa, là nền tảng cuộc sống xã hội. Bởi thế ông bà ta đã từng dạy “ Tiên học lễ, hậu học văn ”.

 Lúc đương thời Chủ tịch hồ Chí Minh đã từng nói :

“ Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó.

 Người có tài mà không có đức là người vô dụng ”.

Hiện nay, việc giáo dục đạo đức cho học sinh được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục 2005 đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ( Điều 23-Luật giáo dục).

 

doc 12 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 785Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp quản lý, giáo dục đạo đức học sinh cấp trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC 
HỌC SINH CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1/ Lý do chọn đề tài
Giáo dục một con người không chỉ có kiến thức văn hóa mà giáo dục cả đạo đức. Đạo đức là yếu tố quan trọng để rèn luyện con người có lễ nghĩa, là nền tảng cuộc sống xã hội. Bởi thế ông bà ta đã từng dạy “ Tiên học lễ, hậu học văn ”. 
 Lúc đương thời Chủ tịch hồ Chí Minh đã từng nói : 
“  Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó.
	Người có tài mà không có đức là người vô dụng ”.
Hiện nay, việc giáo dục đạo đức cho học sinh được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục 2005 đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ( Điều 23-Luật giáo dục).
Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã nêu: “ Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; đào tạo những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ” ( Điều 35 ).
	a) Lý do khách quan:
	Hội nhập kinh tế ngoài mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn
 đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tế quốc tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, gieo rắc lối sống tự do tư sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí 
kém phát triển, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu.
	b) Lý do chủ quan: 
Trong xã hội, các em sẽ dễ bị cám dỗ bởi tất cả các thói hư tật xấu, vì ở tuổi các em rất nhạy cảm với tất cả những cái tốt lẫn cái xấu trong xã hội, chiếc nôi gia đình và chiếc nôi trường học chính là chiếc lá chắn, là môi trường vững chắc bảo vệ cho các em trước những cám dỗ bởi những cái xấu trong xã hội, tạo cho các em có đề kháng tốt, hình thành kỹ năng sống, biết chọn lọc, biết tự chống chọi những cái xấu, cái tiêu cực.
	c) Thực trạng:
	Từ thực tế ở địa phương cũng như trong cả nước, qua báo, đài đưa tin đâu đâu cũng có học sinh vi phạm: xếp loại đạo đức trung bình, yếu, bị kỹ luật đuổi học, thậm chí có nơi học sinh phải vào tù, phải ra tòa
Riêng ở trường THCS Khánh Hưng số học sinh vi phạm nội quy, quy chế nhà trường, điều lệ trường Trung học vẫn còn. Mặc dù nhà trường luôn thường xuyên giáo dục, nhắc nhỡ. 
Trước thực trạng đã nêu, trách nhiệm của người làm công tác quản lý giáo dục học sinh cần có trách nhiệm tìm hiểu nguyên nhân và đề ra những giải pháp rèn luyện giáo dục đạo đức các em thành những con người toàn diện, hữu ích cho xã hội . Đó là lý do mà tôi chọn đề tài này.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
	I. Cơ sở lý luận:
Nếu chúng ta làm một phép tính so sánh thông thường, ta cũng biết ngay môi trường giáo dục nào có tác động và ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách ở các em. Những trạng thái tâm lý trẻ em chính là bản sao của người lớn. Sự mất thăng bằng trong các em, sự phát triển bộc phát những trạng thái tâm lý, sinh lý, sự yếu đuối trong suy nghĩ quyết đoán trước sự tác động bởi những yếu tố bất lợi từ môi trường xã hội bên ngoài.
Chính sự yếu đuối trong suy nghĩ, quyết đoán, kỹ năng sống, kỹ năng chọn lọc của các em còn quá yếu ớt, cái xấu sẽ tác động vào các em mạnh mẽ nhất.
	II. Thực trạng:
1/ Thuận lơi: 
Được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Trần Văn Thời.
Có một bộ phận học sinh là con em của cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu của ấp, xã, huyện 
Nhìn chung học sinh hiền, ngoan, thật thà, hiếu học.
Trường nằm xa địa bàn khu tập trung đông dân cư nên các em cũng ít tiếp xúc với những phần tử tiêu cực của xã hội.
Phần lớn học sinh có hạnh kiểm từ khá trở lên chiếm tỷ lệ cao. Đặc biệt ở năm học 2010-2011 số học sinh có đạo đức từ khá trở lên đạt 100%
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường luôn gương mẫu, nhiệt tình, năng nổ trong công tác rèn luyện, giáo dục học sinh. 
2/ Khó khăn 
 Trường THCS Khánh Hưng nằm cặp tuyến lộ giao thông Rạch Ráng – Sông Đốc, một số phần tử xấu thường xuyên qua lại, rũ rê, dụ dỗ làm ảnh hưởng không ít đến học sinh về lối sống, về nhận thức, thậm chí cả về nhân cách. Trước những cám dỗ của xã hội, của nền kinh tế thị trường, bản thân người lớn đôi lúc còn bị ảnh hưởng huống hồ ở lứa tuổi non trẻ như các em, khiến cho các em sao lãng chuyện học hành, thường dành thời gian nhiều cho việc chơi game, đua đòi. . . Hơn nữa, do công việc làm ăn, công tác, một
số cha mẹ các em còn giao khoán cho nhà trường hoặc không có thời gian
 quan tâm giáo dục các em. 
 Một bộ phận người lớn trong xã hội chưa thật sự gương mẫu trong cuộc sống, trong sinh hoạt để học sinh noi theo.
	3/ Hiện trạng xã hội và trách nhiệm người thầy: 
Ngày nay, khi đi đến đâu cũng nghe người lớn than phiền đạo đức của trẻ em sao xuống cấp quá!, trẻ em ngày nay không ngoan bằng trẻ em ngày xưa, trẻ em ngày nay hay ỷ lại, không chịu đựng được khó nhọc, kiên trì, nhẫn nại bằng trẻ em ngày xưa . v .v . . . tất cả những than phiền ấy có thật hay không? Nếu thật sự như thế thì nguyên nhân do đâu, phải chăng chính người lớn chúng ta là tấm gương để các em soi vào, tấm gương ấy có thật sự “sáng” hay “mờ”, người lớn chúng ta đã gương mẫu chưa?!, những lời nói khi chúng ta thốt ra có thật sự đi đôi với việc làm của mình chưa?, những tác động bởi môi trường xung quanh các em có thật sự lành mạnh chưa?. Thật ra các em sinh ra, lớn lên chịu ảnh hưởng và chịu tác động rất nhiều bởi gương sống, làm việc, sinh họat, quan hệ của người lớn chúng ta. 
 Ảnh hưởng đầu tiên trong cuộc đời các em chính là những thành viên trong chiếc nôi gia đình như: cha, mẹ, anh, chị, em, nối tiếp chiếc nôi gia đình là chiếc nôi trường học đó là thầy, cô bộ môn, thầy cô chủ nhiệm, thầy, cô tổng phụ trách Đội TNTP, bạn bè, anh chị ở các lớp trên, đàn em ở các lớp nhỏ. . . 
Trách nhiệm của người thầy phải thật sự giúp đỡ, che chở, là chỗ dựa cho các em trước những khó khăn, cám dỗ, những tiêu cực trong xã hội, Người lớn chúng ta biết khơi dậy cho các em những khát khao về niềm tin, về cái tốt, cái thiện
	Để giải quyết được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh, bản thân tôi thấy rằng phải tiến hành các biện pháp đã được đúc kết
 từ suy nghĩ, lý luận và thực tiễn thành những kinh nghiệm sau:
4/ Biện pháp:
4.1/ Người thầy phải biết khen nhiều hơn chê: 
 a) Tạo cơ hội để các em được khen, người thầy ( cô ) phải có nghệ thuật tạo nhiều cơ hội để khen:
 	Đối với lứa tuổi của các em học sinh trung học cơ sở: đặc điểm tâm sinh lý của các em phát triển, các em cũng có tâm lý lứa tuổi cũng gần giống như các em học sinh tiểu học nhưng ở mức độ phát triển cao hơn, các em nghĩ mình “người lớn” hơn, thích được khen, thích chứng tỏ mình, khẳng định mình.
GVCN lập cho mỗi em một quyển nhật ký ghi chép những việc làm tốt trong tuần. Sau đó, giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ sơ kết tuần xem em nào ghi được nhiều việc làm tốt ta khen thưởng cho các em nêu tên trong chương trình “Người tốt việc tốt” vào thứ hai, tiết chào cờ đầu tuần hay trong chương trình phát thanh măng non của trường.
Lẽ tất nhiên, đối với giáo viên chủ nhiệm khi dàn dựng, tổ chức phải thật khéo léo, thật tự nhiên, còn đối với học sinh: khi ghi chép như thế thì các em thường phải đắn đo, suy nghĩ là phải ghi trung thực.
	Giáo viên có thể nêu ra những việc làm tốt như :
- Hăng hái phát biểu ý kiến, đóng góp xây dựng bài học.
- Giúp đỡ người già, khuyết tật.
- Giúp đỡ các em nhỏ.
- Nhặt của rơi trả lại cho người mất
- Giúp đỡ bạn bè trong sinh hoạt, học tập, trong cuộc sống.
- Tham gia tốt các hoạt động phong trào, lao động vệ sinh trường, lớp.
 - Phát hiện những bạn vi phạm nội quy nhắc bạn sửa chữa khuyết
 điểm.
- Tổ chức học nhóm, tổ để giúp đỡ bạn học tốt.. . . 
Ngoài khen thưởng về học lực của các em, chúng ta cũng cần có giải thưởng dành riêng cho học sinh có hạnh kiểm xuất sắc (Danh hiệu này giáo viên chủ nhiệm có thể sáng tạo riêng cho lớp mình), nhằm động viên khuyến khích các em ngày tiến bộ, bởi lẽ những mầm sống tốt, tích cực luôn được sinh sôi nẩy nở trong mảnh đất màu mỡ những yêu thương.
Ngược lại, sự chê trách thái quá có khi nó làm người bị chê trách xem đó là sự phỉ báng, công kích làm tổn thương đến danh dự của con người, mà danh dự thì ai cũng muốn có, muốn bảo vệ nó. Thực tế, hiện nay ngành Giáo dục đang hưởng ứng cuộc vận động: “ Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”... Tất cả các mối quan hệ giữa thầy – thầy, cán bộ quản lý – giáo viên, giáo viên – nhân viên và thầy – trò phải mang tính nhân văn, thấm đậm tình người.
Người làm công tác giáo dục thì chỉ có phương pháp và con đường hình thành nhân cách cho các em chính là sự giáo dục và tự giáo dục, khen nhiều hơn chê. Ngược lại, sự chê trách, phê bình nên hạn chế. Ngay như người lớn chúng ta còn thích khen huống hồ ở lứa tuổi các em, sự động viên, khen thưởng đúng lúc, kịp thời sẽ có tác dụng rất lớn.
b) Giáo viên phải biết gầy dựng niềm tin cho các em:
Thầy, cô giáo phải biết khuyến khích, nâng đỡ các em, tạo cho các em có lòng tin nơi chính mình, xây dựng các em có niềm tin vững chắc vào bản thân mình, sự tự tin trong con người các em chính là những ngọn lửa mạnh mẽ thúc đẩy cho các em tiến bộ.
c) Người làm công tác chủ nhiệm thực sự phải có nghệ thuật sư phạm: 
	Người giáo viên có tâm huyết với nghề sẽ có những phương pháp giáo dục tốt nhất, giáo dưỡng con người dễ hơn là giáo dục một con người, giáo viên chủ nhiệm một lớp có từ 40 học sinh trở lên. Mỗi em học sinh ngoài những đặc điểm tâm sinh lý chung của lứa tuổi còn có những nét tâm sinh lý riêng của từng em. Hay nói khác hơn là mỗi em có những kiểu khí chất khác nhau. Có em có kiểu khí chất nóng nảy, có em có kiểu khí chất điềm tĩnh, có em có kiểu khí chất ưu tư, cũng có em có kiểu khí chất linh hoạt. Thậm chí trong thực tế không chỉ có 4 kiểu khí chất trên mà có thể rất nhiều kiểu do sự giao thoa giữa các loại người.
Đối tượng của quá trình giáo dục là con người, mỗi học sinh là cá nhân cụ thể, là một con người cụ thể, có những đặc điểm riêng biệt về tâm sinh lý, trình độ nhận thức, lối sống và vốn kinh nghiệm khác nhau . . . Do đó, mỗi đối tượng học sinh phản ứng các tác động giáo dục một cách khác nhau, có em thì thờ ơ, dửng dưng, có em chống đối mạnh mẽ, quyết liệt, có em tiếp nhận một cách tích cực . . . Tinh thần tự học, sáng tạo của người thầy là yếu tố hàng đầu đem lại hiệu quả cao nhất trong giáo dục.
Thật ra, những điều qui định trong nội qui học sinh: rất dễ dàng thực hiện đối với các em. Thế nhưng, tại sao các em lại thường hay vi phạm, thậm chí vi phạm có hệ thống?!. Đó chính là điều mà người thầy phải suy nghĩ và xem xét lại, liệu những phương pháp, cách thức, kế hoạch giáo dục của người thầy có phù hợp hay không? 
Giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Tính nghệ thuật của công tác chủ nhiệm được thể hiện bằng sự nghiên cứu, điều tra, khảo sát bằng nhiều phương pháp uyển chuyển nhưng
 cốt lõi vẫn là tình yêu thương gắn bó với nghề nghiệp. 
Giáo viên chủ nhiệm phải biết yêu thương các em như chính những đứa con, đứa em của mình, thực sự bảo vệ quyền lợi của các em. Quyền lợi của các em đó là quyền được học, được bồi dưỡng, được phụ đạo kiến thức, được học những điều hay lẽ phải, điều nhân nghĩa, các hoạt động ngoại khóa
Đã nói là nghệ thuật sư phạm không phải ai cũng làm được, muốn làm được thì người thầy phải có cái “Tâm”, cái “Tài” , “Tâm” và “Tài” chỉ thật sự có được đối với người có lòng nhiệt huyết, yêu nghề, mến trẻ, dám chịu trách nhiệm về lời nói, việc làm của mình, không ngại khó, sáng tạo thiết kế những “giáo án đạo đức” tốt nhất. 
4.2/ Tổ chức Đội TNTPHCM phải thật sự là hạt nhân xây dựng đoàn kết, tương thân, tương ái trong học sinh:
	Tạo nguồn cảm hứng cho từng đội viên thiếu niên trong một tập thể phải do tổ chức Đội thiếu niên giữ vai trò chủ đạo, sức lôi cuốn mạnh mẽ những hạt nhân trong tổ chức. Ở lứa tuổi các em, sự vui chơi, sinh hoạt tập thể có sức hấp dẫn rất lớn, giải toả những “năng lượng tiêu cực” trong con người các em, giáo dục lòng yêu thương con người, tinh thần tập thể, mình vì mọi người.
Những học sinh hay đánh bạn, bắt nạt bạn bè, có cách sống ích kỷ thường là những em học yếu, năng lực giao tiếp hạn chế. Đối với lứa tuổi của các em “những năng lượng tiêu cực” khiến cho các em luôn suy nghĩ muốn “làm nổi” muốn khẳng định mình, muốn làm gì đó khác người, gây sự chú ý của người khác trong khi không thể giải toả bằng khả năng kết quả học tập, những việc làm tốt. Đối với những em học sinh có dạng tâm lý như thế này, cách tốt nhất là thầy cô giáo, các tổ chức đoàn thể phải gần gũi không nên xa lánh các em, bởi tất cả cái tiêu cực hình thành ở các em chính là do lỗi người lớn chúng ta cả, vì thế phải tổ chức sinh hoạt tập thể để giáo dục tinh thần tập thể, giáo viên mạnh dạn giao việc để cho các em có dịp khẳng định mình giải toả những “năng lượng tiêu cực” trong các em, giao việc như thế nào và bằng cách nào thì do năng lực nghệ thuật sư phạm của mỗi thầy, cô giáo.
	Thông qua các chủ điểm sinh hoạt hàng tháng, thường xuyên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường thường xuyên tổ chức cho các em thi thố tài năng bằng các trò chơi giải trí lành mạnh.
4.3/ Giáo viên chủ nhiệm phải biết phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh ( của lớp mình chủ nhiệm ):
	Người làm cha, làm mẹ ai lại không thương con, mong muốn cho con có được những điều kiện tốt nhất, luôn kỳ vọng đến sự tiến bộ tài nănng, đức hạnh của con em mình. Thế nhưng, do ảnh hưởng bởi cuộc sống lao động, mưu cầu sinh nhai nên có một số ít phụ huynh không có thời gian để quan tâm đến các em, thậm chí có một số ít phụ huynh còn hạn chế trong phương pháp giáo dục các con, vì quá cưng chìu, thương yêu con nhưng lại bị sự hạn chế trong kiến thức về phương pháp giáo dục con khiến một số ít phụ huynh học sinh có những thái độ thiếu thiện cảm với thầy, cô giáo hoặc tệ hơn nữa là có cách dạy con đi ngược với phương pháp sư phạm của nhà trường. Điều này có ảnh hưởng chưa tốt đối với việc giáo dục đạo đức học sinh. Chính vì thế nên giáo viên cần phải kết hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp bằng mọi cách như qua buổi họp định kỳ, qua điện thoại liên lạc. . . . Cùng với Ban đại diện đến thuyết phục. Chính Ban đại diện cha mẹ học sinh sẽ tự bồi dưỡng kiến thức cho họ về phương pháp giáo dục con cái.
	Thường thường, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, sau khi tiến hành
Hội nghị Ban đại diện Cha mẹ toàn trường xong hầu như không hoạt động, 
Chính điều này là một khiếm khuyết lớn. Ở đây, vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất lớn để phối hợp BĐD CMHS lớp, thiết lập đường đây nối kết, liên lạc đến từng gia đình học sinh, qua đây nhờ Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thuyết phục, vận động cha mẹ các em quan tâm hơn nữa trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan, chính phụ huynh học sinh thuyết phục phụ huynh học sinh. Làm như thế hiệu quả sẽ cao hơn.
	Điều này đã phát huy vai trò xã hội hoá giáo dục đối với nhà trường, khuyến khích kêu gọi mọi người trong xã hội cùng tham gia giáo dục tạo nên sức mạnh quần chúng rộng rãi quan tâm đến giáo dục, để phụ huynh học
 sinh không còn phó mặc trách nhiệm cho thầy, cô giáo. 
	4.4/ Dùng nhân cách người thầy để giáo dục học sinh:
	Trong các cách giáo dục thì phương pháp nêu gương có tác dụng rất lớn, đạt hiệu quả cao nhất. Qua những mẫu chuyện đời thường về sự nhẫn nại, phấn đấu vươn lên của người thầy để giáo dục các em. Giáo dục các em điều gì thì người thầy phải thực hiện đúng điều ấy, vì thế người thầy giáo luôn tự rèn luyện nhân cách.
	Mỗi thầy cô giáo phải thật sự là tấm gương sáng cho các em noi theo, mặc dù bản thân không được như những nhà giáo dục học nổi tiếng như Ma-ca-ren-co, Xu-khôm-lin-xki . . . thì tối thiểu phải là những nhà giáo dục mô phạm, nhiệt tình, thương yêu học trò. 
	Đối với các em, mỗi thầy cô giáo chính là những thần tượng của các em, dù cho ở đâu đó vẫn còn những mảnh đất cằn cỏi tình người thì ở môi trường giáo dục – trường học phải là nơi để các em nương náu, giúp các em vươn lên trở thành người giàu nghị lực, nhân ái, yêu thương con người, say mê khoa học . . . 
	Giáo dục cho các em lòng nhân ái, yêu người, thì chính bản thân của người thầy phải yêu người, yêu người không phải bằng lời nói suông mà phải bằng hành động và việc làm cụ thể trong quan hệ với đồng nghiệp, phụ huynh học sinh và các lực lượng trong xã hội.
4.5/ Chú ý tập trung giáo dục rèn luyện các em ở lớp đầu cấp: 
Nên chú ý đến lứa tuổi học sinh đầu cấp học : Ở lứa tuổi lớp 6, các em mới chuyển tiếp từ tiểu học, thường kiểu tâm lý hơi bỡ ngỡ khi bước vào THCS, chưa quen với học nhiều giáo viên. Đối với lứa tuổi này hầu hết các em chưa thể hiện rõ tính nghịch ngợm, “quậy phá”, các em thuộc diện này nếu có ở tiểu học cũng chưa dám thể hiện, vì còn đang ở “giai đoạn thăm dò” với cách thức và phương pháp giáo dục, cũng như sự quản lý của thầy,
cô trong môi trường mới. 
	Qua khảo sát và thăm dò ý kiến của đa số giáo viên chủ nhiệm khối lớp 6 hầu như ở lứa tuổi này, các em dễ dạy bảo hơn các lớp cuối cấp. 
	Xây dựng nề nếp cho học sinh trong trường phải xây dựng từ cái nền mống ban đầu để tạo nền tảng vững chắc về sau.
Khi phân công chủ nhiệm đối với các lớp đầu cấp, nên chú ý đến những giáo viên phải có yếu tố nhiệt tình, năng nổ, có kinh nghiệm.
4.6/ Giáo dục đạo đức học sinh phải thường xuyên, liên tục thông qua sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt dưới cờ: 
	Nghệ thuật sư phạm xuất sắc không phải dùng lời để tác động trực tiếp đến các em mà phải thông qua nghệ thuật khắc hoạ hình ảnh về cái tốt, cái thiện, cái nhân nghĩa, cái hay, lẽ phải . . . qua những câu truyện kể được sưu tầm qua báo, qua đài, qua sách vở, bằng con người thật việc thật, qua thực tế cuộc sống hàng ngày, mỗi ngày một ít để giáo dục cho các em.
Ngược lại, nếu sự giáo dục chưa đúng, chưa khoa học, chưa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em, khiến cho các em hay có những biểu hiện chống đối lại người lớn. Nếu người thầy thiếu bản lĩnh sư phạm, mất bình tĩnh, nóng giận sẽ có những quyết đoán sai, lời lẽ, biện pháp giáo dục không đúng thì sẽ trở thành lực cản trong giáo dục, rèn luyện đạo đức cho các em.
III. SỐ LIỆU THỐNG KÊ ĐẠO ĐỨC HỌC SINH QUA 3 NĂM HỌC:
Năm học
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2008-2009
158
81,0
33
16,9
04
2,1
2009-2010
148
83,6
26
14,7
03
1,7
2010-2011
142
85,0
25
15,0
x
x
	Nếu chúng ta hết mực thương yêu học trò, rèn luyện, giáo dục các em đúng cách thì chắc hẳn chất đạo đức sẽ được nâng lên. Thực tế qua 3 năm giáo dục, rèn luyện đạo đức học sinh trường THCS Khánh Hưng đã chứng minh được điều đó.
C. KẾT LUẬN
Trước thực trạng đạo đức hiện nay của học sinh cấp THCS có nhiều nơi chiều hướng giảm sút nghiêm trọng, việc giáo dục đạo đức cho học sinh là đòi hỏi cấp bách của xã hội để xây dựng hoàn thiện những giá trị cơ bản của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế tri thức.
	Từ thực tế đề tài “ Biện pháp quản lý, giáo dục đạo đức học sinh cấp THCS ” đã nêu thật sự là một bài học bổ ích. Bởi đề tài này thể hiện được sự gắn kết giữa Ban giám hiệu với các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các đoàn thể trong nhà trường và các lực lượng xã hội cùng cộng đồng trách nhiệm để giáo dục các em trở thành những con người hữu dụng cho đất nước trong tương lai.
	Qua kiểm nghiệm thực tiễn của đề tài này thì chất lượng giáo dục đạo đức học sinh được nâng lên rõ nét ( qua bảng số liệu thống kê đạo đức học sinh trong 3 năm học: 2008-2009; 2009-2010; 2010-2011- trang 12 ) 
Trong phạm vi nghiên cứu, ứng dụng của đề tài về giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh đã giúp cho đội ngũ CBQL, giáo viên  xác định đúng tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh ở nhà trường để có kế hoạch hoàn chỉnh hơn, có sự quan tâm đúng mực hơn trong việc giáo dục các em, từ đó giúp cho tập thể sư phạm của trường thấy được nhiệm vụ quan trọng này để ngoài việc dạy chữ cho tốt còn phải lưu tâm, hết lòng giáo dục các em phát triển toàn diện cả tài lẫn đức. 
	Theo tôi, đề tài này không chỉ áp dụng được ở trường THCS Khánh Hưng mà còn có thể áp dụng được ở các trường THCS khác, miễn sao chúng ta biết vận dụng cho phù hợp với thực tế ở địa phương, đơn vị mình đảm trách, quản lý mà thôi.
Với những biện pháp giáo dục trên, bản thân tôi đã áp dụng từ năm học 2009-2010. Qua kiểm nghiệm ở mỗi năm học là rất khả quan, chất lượng đạo đức năm học sau cao hơn năm học trước. Tôi thiết nghĩ, nếu thực hiện triệt để hơn đúng theo quy trình thì hiệu quả chất lượng giáo dục đạo đức cho các em ở lứa tuổi trung học cơ sở sẽ được nâng cao./.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN_QUAN_LY_GIAO_DUC_HS.doc