Bộ giáo án Ngữ văn 6 theo chuẩn kiến thức kỹ năng mới đã giảm tải

Văn bản: CON RỒNG CHÁU TIÊN

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết.

- Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi gống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

- Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức

- Khái niệm thể loại truyền thuyết.

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.

- Bóng dáng lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kỳ dựng nước.

 

doc 89 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1823Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ giáo án Ngữ văn 6 theo chuẩn kiến thức kỹ năng mới đã giảm tải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ngông nghênh.
HĐ7: Củng cố
HĐ7
H: Em hãy nhắc lại thế nào là từ ghép và từ láy?
- Trả lời.
4. Hướng dẫn chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:
Về nhà học bài và làm bài tập 3.
Chuẩn bị bài “Giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt”.
 .	Rút kinh nghiệm:
Tiết: 4	
	GIAO TIEÁP, VAÊN BAÛN VAØ PHÖÔNG THÖÙC BIEÅU ÑAÏT
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Bước đầu biết về giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
- Nắm được mục đích giao tiếp, kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn ngữ: giao tiếp, văn bản, phương thức biểu đạt, kiểu văn bản.
- Sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản.
- Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính - công vụ.
2. Kỹ năng:
- Bước đầu nhận biết về việc lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp.
- Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt.
- Nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một đoạn văn bản cụ thể.
* KÜ n¨ng sèng: - Giao tiÕp, øng xö: biÕt c¸c ph­¬ng thøc biÓu ®¹t vµ viÖc sö dông v¨n b¶n theo nh÷ng ph­¬ng thøc biÓu ®¹t kh¸c nhau ®Ó phï hîp víi môc ®Ých giao tiÕp.
- Tù nhËn thøc ®­îc tÇm quan träng cña giao tiÕp b»ng v¨n b¶n vµ hiÖu qu¶ giao tiÕp cña c¸c ph­¬ng thøc biÓu ®¹t.
-MT: Duøng vaên baûn NL th/minh veà moâi tröôøng.
3.Thái độ:
Lòng say mê tìm hiểu, học hỏi.
III.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên:
Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
Chuẩn bị một số dụng cụ trực quan giản đơn: các lá thiếp mời, công văn, bài báo, hóa đơn tiền điện, biên lai, lời cảm ơn.
Học sinh:
Chuẩn bị tốt bài mới theo sự hướng dẫn của giáo viên.
IV.Tiến trình tiết dạy:
Ổn định lớp:(1’)
Kiểm tra bài cũ: (2’)
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
Bài mới: (1’)
Giao tiếp là một trong những yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống. Để giao tiếp một cách có hiệu quả, ta cần thể hiện qua một số phương thức biểu đạt nhất định. Vậy trên thực tế ta có những văn bản nào? phương thức biểu đạt ra sao? Bài học hôm nay sẽ giải quyết điều đó.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
25’
I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đat.
HĐ1
HĐ1
1. Văn bản và mục đích giao tiếp?
H: Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó được biết thì em làm thế nào?
- Em sẽ nói hay viết cho người khác biết.
H: Khi biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì em phải làm như thế nào?
GV: Nói hoặc viết để thể hiện tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của mình cho người khác biết thì ta gọi là giao tiếp.
- Phải nói có đầu có đuôi, có mạch lạc, lí lẽ.
H: Em hiểu thế nào là giao tiếp?
Trong cuộc sống con người, trong xã hội, giao tiếp có vai trò vô cùng quan trọng. Không có giao tiếp con người không thể hiểu nhau, xã hội sẽ không tồn tại.
- Là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
a. Là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
- Gọi HS đọc câu ca dao “Ai ơi giữ mặc ai”.
- Đọc
H: Câu ca dao này được sáng tác ra để làm gì? Chủ đề của nó?
- Câu ca dao trên được sáng tác ra để khuyên nhủ.
- Chủ đề: giữ chí cho bền.
H: Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau như thế nào (về luật thơ và về ý)?
* Thảo luận trả lời:
- Câu 8 nói rõ thêm “giữ chí cho bền” nghĩa là gì, là “không dao động khi người khác thay đổi chí hướng”, “chí” đây là “chí hướng, hoài bão, lí tưởng”.
- Vần là yếu tố liên kết.
- Mạch lạc là quan hệ giải thích của câu sau với câu trước, làm rõ ý cho câu trước.
H: Theo em câu ca dao đó đã có thể coi là một văn bản chưa? Vì sao?
- Câu ca dao đó là một văn bản vì nó có chủ đề và các ý trong bài liên kết mạch lạc với nhau.
H: Vậy văn bản là gì?
Văn bản có thể ngắn, thậm chí có thể có một câu, có thể dài, rất dài gồm rất nhiều câu, đoạn có thể được nói lên hoặc được viết ra.
- Là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
b. Văn bản Là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp. 
HĐ2
HĐ2
H: Lời phát biểu của thầy (cô) hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học có phải là một văn bản không? vì sao?.
* Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
- Lời phát biểu cũng là văn bản, vì là chuỗi lời, có chủ đề. Chủ đề lời phát biểu của thầy (cô) hiệu trưởng thường là nêu thành tích năm qua và nêu nhiệm vụ năm học mới, kêu gọi, cổ vũ GV, HS hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Đây là văn bản nói.
H: Bức thư em viết cho bạn bè, người thân có phải là một văn bản không?
- Bức thư là văn bản viết, có thể thức, có chủ đề xuyên suốt là thông báo tình hình và quan tâm tới người nhận thư.
H: Những đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích, câu đối, thiếp mời dự đám cưới có phải đều là văn bản không?
- Tất cả đều là văn bản, vì chúng có mục đích, yêu cầu thông tin và thể thức nhất định
HĐ3
HĐ3
2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản.
- GV: Nêu tên các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt, mục đích giao tiếp của mỗi loại cho HS biết.
- Nghe.
H: Nêu ví dụ về các kiểu văn bản?
- Tự sự: Con rồng, cháu Tiên.
- Miêu tả: Sông nước Cà Mau.
- Biểu cảm: Thư từ, những câu ca dao về tình cảm gia đình.
-Nghị luận: Câu tục ngữ “Tay làm miệng trễ” có hàm ý nghị luận.
- Thuyết minh: Các đoạn thuyết minh thí nghiệm trong sách Lí, Hóa, Sinh.
- Hành chính công vụ: Đơn từ, báo cáo, thông báo, giấy mời...
TT
Kiểu văn bản, phương thức biểu đạt
Mục đích giao tiếp
1
Tự sự
Trình bày diễn biến sự việc.
2
Miêu tả
Tái hiện trạng thái sự vật, con người
3
Biểu cảm
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
4
Nghị luận.
Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận
5
Thuyết minh.
Giới thiệu đặc điểm, phương pháp.
6
Hành chính, công vụ
Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn,trách nhiệm giữa người và người
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Đọc.
- Gọi HS đọc 6 tình huống trong SGK trang 17.
- Đọc.
H: Em hãy lựa chọn kiểu văn bản và phương thức biểu đạt phù hợp với các tình huống đó?
a. Hành chính công vụ.
b. Tự sự.
c. Miêu tả.
d. Thuyết minh.
e. Biểu cảm.
g. Nghị luận.
15’
HĐ4
HĐ4
II. Luyện tập
- Gọi HS đọc bài 1.
- Đọc.
H: Chỉ ra phương thức biểu đạt ở từng đoạn văn, đoạn thơ?
* Thảo luận nhóm để trả lời.
a. Tự sự.
b. Miêu tả.
c. Nghị luận.
d. Biểu cảm.
e. Thuyết minh.
1. Phương thức biểu đạt của các đoạn văn, đoạn thơ.
a. Tự sự.
b. Miêu tả.
c. Nghị luận.
d. Biểu cảm.
e. Thuyết minh.
H: Truyền thuyết “Con rồng, cháu Tiên” thuộc kiểu văn bản nào? vì sao em biết như vậy?
- Thuộc kiểu văn bản tự sự.
- Vì kể lại việc, kể về người và lời nói, hành động của họ theo một diễn biến nhất định.
2. Truyền thuyết “Con rồng, cháu Tiên” thuộc kiểu văn bản tự sự, vì kể lại việc, kể về người và lời nói, hành động của họ theo một diễn biến nhất định.
HĐ5: Củng cố
HĐ5
H: Thế nào là giao tiếp, văn bản?
- HS trả lời
4. Hướng dẫn chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:
Về nhà học bài và soạn bài “Thánh Gióng” để hôm sau học.
 .	Rút kinh nghiệm:
Tiết: 5 Ngày soạn: 
Bài 2
Văn bản:	THAÙNH GIOÙNG
	(Truyền thuyết)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được những nội dung chính và đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của Thánh Gióng.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.
- Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
- Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản.
- Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian.
* KÜ n¨ng sèng: - Giao tiÕp: trao ®æi, tr×nh bµy ý thøc tù c­êng cña d©n téc vµ kh¸t väng ®Êt n­íc hßa b×nh, ®éc lËp, thèng nhÊt.
- X¸c ®Þnh gi¸ trÞ b¶n th©n: cã tr¸ch nhiÖm víi vËn mÖnh ®Êt n­íc, d©n téc.
- Tù nhËn thøc ®­îc truyÒn thèng ®¸nh giÆc gi÷ n­íc cña d©n téc
-TTHCM: Quan nieäm cuûa Baùc : Nhaân daân laø nguoàn goác söùc maïnh baûo veä Toå quoác 
3.Thái độ:
Giáo dục HS lòng tự hào về truyền thống anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Tinh thần ngưỡng mộ, kính yêu những anh hùng có công với non sông đất nước.
III.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên:
Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
Tranh Gióng nhổ tre ngà đánh giặc và Gióng cưỡi ngựa bay về trời.
Học sinh:
Chuẩn bị bài mới theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Học thuộc bài cũ.
Sưu tầm đoạn thơ, bài thơ nói về Thánh Gióng.
IV.Tiến trình tiết dạy:
Ổn định lớp:(1’) 
Kiểm tra bài cũ: (5’) 
V: Ý nghĩa của truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”.
Giải thích, nguồn gốc của “Bánh chưng, bánh giầy”.
Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước.
Thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta
Bài mới: 
Chủ đề đánh giặc cứu nước thắng lợi là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian Việt Nam nói riêng. “Thánh Gióng” là truyện dân gian thể hiện rất tiêu biểu và độc đáo chủ đề này. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của người Việt cổ. “Thánh Gióng” có nhiều chi tiết nghệ thuật hay và đẹp, chứng tỏ tài năng sáng tạo của tập thể nhân dân ở nhiều nơi, nhiều thời. Câu chuyện dân gian này đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục lòng yêu nước và bảo vệ truyền thống anh hùng dân tộc qua các thời đại cho đến ngày nay.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
10’
HĐ1
HĐ1
I. Tìm hiểu chung:
H: Ta cần lưu ý điều gì khi đọc, kể văn bản “Thánh Gióng”?
- Giọng đọc, kể ngạc nhiên, hồi hộp ở đoạn Gióng ra đời. Lời Gióng trả lời sứ giả cần đọc dõng dạc, đĩnh đạc, trang nghiêm. Đoạn cả làng nuôi Gióng, đọc giọng háo hức, phấn khởi. Đoạn Gióng cưỡi ngựa sắc đánh giặc cần đọc với giọng khẩn trương, mạnh mẽ, nhanh, gấp. Đoạn Gióng bay về trời đọc giọng chậm, nhẹ, thanh thản, xa vời, huyền thoại.
1. Đọc, kể, tìm hiểu chú thích.
- Gọi HS đọc truyện
- Đọc
H: Nghe bạn đọc em có nhận xét gì?
- Nhận xét.
H: Em hãy kể lại truyện Thánh Gióng một cách ngắn gọn?
- Kể.
- GV nhận xét khi HS kể xong
- Treo 2 bức tranh đã chuẩn bị sẵn trên bảng cho HS xem.
- Xem tranh.
H: Hai bức tranh đã minh họa chi tiết nào trong truyện?
- Thánh Gióng nhổ cụm tre ngà bên đường để đánh giặc khi roi sắc gãy.
- Thánh Gióng bay về trời sau khi đánh tan lũ giặc.
- Hướng dẫn HS đọc các chú thích 1,2,4,6,10,11,17,18,19
- Đọc chú thích.
2. Bố cục:
H: Mạch kể chuyện có thể ngắt làm mấy đoạn nhỏ? Ý chính của mỗi đoạn?
* Chia làm 4 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “đặt đâu thì nằm đấy”: Sự ra đời của Gióng.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “chú bé dặn”: Gióng đòi đi đánh giăc.
- Đoạn 3: Tiếp theo đến “giết giặc cứu nước”: Gióng được nuôi lớn để đánh giặc.
- Đoạn 4: Phần còn lại: Gióng đánh thắng giặc và trở về trời.
15’
HĐ2
HĐ2
II. Phân tích:
H: Trong truyện “Thánh Gióng” có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
- Truyện có một số nhân vật: Bà mẹ Gióng, Gióng, dân làng, sứ giả, giặc Ân Nhân vật chủ chốt, trung tâm là Gióng, từ cậu bé làng Gióng kì lạ trở thành Thánh Gióng.
H: Nhân vật chính này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo và giàu ý nghĩa. Em hãy tìm và liệt kê ra những chi tiết đó?
* Thảo luận trả lời.
- Sự ra đời kì lạ: bà mẹ ướm thử chân mình vào vết chân lạ mà thụ thai, 12 tháng mới sinh con, đứa con lên ba tuổi vẫn không biết nói biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
- Sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước, Gióng bỗng cất lên tiếng nói xin đi đánh giặc.
- Sau đó Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặt xong đã đức chỉ.
- Giặc đến, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.
- Ngựa sắt hí được, phi được, lại phun lửa.
- Thánh Gióng nhổ tre cạnh đường quật vào giặc, giặc tan vỡ.
- Cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời.
- Ngựa phun lửa thiêu cháy một làng, tre ngả màu vàng óng, vết chân ngựa thành hồ ao liên tiếp.
- Gọi HS đọc đoạn 1
- Đọc đoạn 1
1. Sự ra đời của Gióng:
H: Những chi tiết nào kể về sự ra đời của Gióng?
- Bà mẹ đặt bàn chân mình lên vết chân to ướm thử rồi có thai và 12 tháng sau sinh ra Gióng.
- Lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, không biết cười, không biết đi, đặt đâu nằm đấy.
- Bà mẹ giẫm lên vết chân to, lạ ngoài đồng và có thai đến 12 tháng sau mới sinh ra Gióng.
H: Một đứa trẻ được sinh ra như Gióng là bình thường hay kì lạ?
- Kì lạ
- Ba tuổi vẫn không biết nói, biết cười, không biết đi, đặt đâu nằm đấy.
 Sự ra đời kì lạ.
H: Vì sao nhân dân muốn sự ra đời của Gióng kì lạ như thế?
Trong quan niệm dân gian, đã là bậc anh hùng thì phi thường, kì lạ trong mọi biểu hiện, kể cả lúc được sinh ra.
- Để về sau Gióng thành người anh hùng.
H: Ra đời kì lạ, nhưng Gióng lại là con của một bà mẹ nông dân chăm chỉ làm ăn và phúc đức. Em nghĩ gì về nguồn gốc đó của Gióng?
* Thảo luận trả lời.
- Gióng là con của người nông dân lương thiện.
- Gióng gần gũi với mọi người.
- Gióng là người anh hùng của nhân dân.
- Gọi HS đọc đoạn 2.
Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta, thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước.
- Đọc đoạn 2.
2. Gióng đòi đi đánh giặc:
H: Sứ giả là ai?
- Trả lời theo chú thích 5 SGK.
H: Nghe sứ giả rao tìm người tài giỏi cứu nước thì đứa bé lên ba cất tiếng nói đầu tiên là tiếng nói gì?
- Tiếng nói đòi đi đánh giặc.
- Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc Ý thức đối với đất nước được đặt lên đầu tiên với người anh hùng.
H: Tiếng nói này có ý nghĩa ra sao?
Gióng là hình ảnh nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm, lặng lẽ cũng giống như Gióng ba năm không nói, chẳng cười, nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến, thì họ rất mẫn cảm, đứng ra cứu nước đầu tiên, cũng như Gióng, vua vừa kêu gọi, đã đáp lời cứu nước, không chờ đến lời kêu gọi thứ hai.
- Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước trong hình tượng Gióng. “Không nói là để bắt đầu nói thì nói điều quan trọng, nói lời yêu nước, nói lời cứu nước”. Ý thức đối với đất nước được đặt lên đầu tiên với người anh hùng.
- Ý thức đánh giặc, cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng, hành động khác thường, thần kì.
H: Ý nghĩa của việc Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc.
- Đánh giặc cần lòng yêu nước và cần cả vũ khí sắc bén để thắng giặc.
- Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc 
 Đánh giặc cần lòng yêu nước và cần cả vũ khí sắc bén để thắng giặc.
- Gọi HS đọc đoạn 3.
- Đọc.
3. Gióng được nuôi lớn để đánh giặc:
H: Từ sau hôm gặp sứ giả thì thân hình Gióng có đổi khác không?
Trong dân gian còn truyền tụng những câu ca về sự ăn uốn phi thường của Gióng.
Bảy nong cơm, ba nong cà
Uống một hơi nước, cạn đà khúc sông
- Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đức chỉ.
- Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đức chỉ.
H: Điều đó nói lên suy nghĩ và ước mong gì của nhân dân về người anh hùng đánh giặc?
- Người anh hùng là người khổng lồ trong mọi sự việc, kể cả sự ăn uống.
- Ước mong Gióng lớn nhanh để kịp đánh giặc giữ nước.
H: Những người nuôi Gióng lớn lên là ai? Nuôi bằng cách nào?
- Cha mẹ Gióng làm lụng nuôi con
- Bà con làng xóm vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé.
- Cha mẹ Gióng làm lụng nuôi con
- Bà con làng xóm vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé.
H: Như thế Gióng đã lớn lên bằng cơm gạo của nhân dân. Điều này có ý nghĩa gì?
Ngày nay ở hội Gióng nhân dân vẫn tổ chức cuộc thi nấu cơm, hái cà nuôi Gióng. Đây là hình thức tái hiện quá khứ đầy ý nghĩa.
* Thảo luận trả lời.
- Anh hùng Gióng thuộc về nhân dân.
- Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của cả cộng đồng.
 Gióng thuộc về nhân dân, sức mạnh của Gióng là sức mạnh của cả cộng đồng.
- Gọi HS đọc đoạn 4.
- Đọc.
4. Gióng đánh thắng giặc và bay về trời:
H: Thánh Gióng ra trận được miêu tả qua các chi tiết nào?
- Thánh Gióng vươn vai một cái thành tráng sĩ, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt nhảy lên mình ngựa, ngựa phun lửa lao thẳng đến nơi có giặc, đánh giặc chết như rạ. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào quân giặc
- Gióng vươn vai một cái thành tráng sĩ, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt nhảy lên mình ngựa, ngựa phun lửa lao thẳng đến nơi có giặc, đánh giặc chết như rạ.
- Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào quân giặc.
H: Thế nào là tráng sĩ?
Các từ “sứ giả, tráng sĩ, trượng, phi” là những từ mượn của tiếng Trung Quốc.
- Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn
H: Suy nghĩ của em về cái vươn vai thần kì của Gióng?
Trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta, biết bao tấm gương tuổi trẻ mang khác vọng “vươn vai” của Thánh Gióng đã xuất hiện: Trần Quốc Toản bóp nát quả cam, hận vì mình chưa đến tuổi tòng quân, về nhà tập hợp gia binh, gia tướng, phất cờ đào đánh giặc. Những thanh niên thời chống Pháp, chống Mĩ giấu gạch, giấu sắt trong người để đủ cân, khai tăng thêm tuổi để đủ tuổi ghi tên nhập ngũ. Truyền thống của dân tộc ta là vậy! Tuổi trẻ Việt Nam là vậy! Trước giờ phút Tổ quốc lâm nguy, nghe tiếng gọi cứu nước, thì em bé ba tuổi đến mỗi người dân dù già, dù trẻ cũng đều “vươn lên”, dồn sức trỗi dậy để đuổi giặc, giữ nước và dựng nước.
- Sự vươn vai của Gióng có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh, chiến công. Thần Trụ trời, Sơn Tinh đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là để đạt được sự phi thường ấy.
- Trong truyện, dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng lớn lên. Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí, tinh thần của một dân tộc trước nạn ngoại xâm. Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc vụt lớn dậy như Thánh Gióng, tự mình đổi tư thế, tầm vóc của mình.
H: Theo em, chi tiết “Gióng nhổ những cụm tre bên đường để quật vào giặc” khi roi sắt gãy có ý nghĩa gì?
Cả những vật bình thường nhất của quê hương cũng cùng Gióng đánh giặc. Tre là sản vật của quê hương, cả quê hương sát cánh cùng Gióng đánh giặc.
Ở nước ta đến cả cỏ cây cũng thành vũ khí giết thù, đúng như lời Bác Hồ: “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc”.
- Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí, mà bằng cả cây cỏ của đất nước, bằng những gì có thể giết được giặc. 
H: Khi đánh tan giặc, Gióng đã làm gì?
- Cởi áo giáp sắc bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
- Đánh tan giặc, Thánh Gióng cởi áo giáp sắc bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
H: Hình ảnh này có ý nghĩa ra sao?
- Gióng ra đời đã là phi thường thì ra đi cũng là phi thường. Nhân dân yêu mến, trân trọng, muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng, nên đã để Gióng trở về với cõi vô biên bất tử. Hình tượng Gióng được bất tử hóa bằng cách ấy. Bay lên trời, Gióng là non nước, đất trời, là biểu tượng của người dân Văn Lang, Gióng sống mãi.
- Đánh giặc xong, Gióng không trở về nhận phần thưởng, không hề đòi hỏi công danh. Dấu tích của chiến công Gióng để lại cho quê hương xứ sở.
- Vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà.
H: Em hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng?
Phải có hình tượng khổng lồ, đẹp và khái quát như Thánh Gióng mới nói được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
* Thảo luận trả lời:
- Gióng là hình tượng tiêu biểu rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước. Trong văn học dân gian Việt Nam nói riêng, văn học Việt Nam nói chung đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, rất tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta.
- Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng, sức mạnh của tổ tiên thần thánh (sự ra đời thần kì), sức mạnh của thiên nhiên, văn hóa, kĩ thuật.
5. Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng:
- Gióng là hình tượng tiêu biểu rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước.
- Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng ở buổi đầu dựng nước.
5’
HĐ3
HĐ3
III. Tổng kết:
H: Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Theo em truyện “Thánh Gióng” có liên quan đến sự thật lịch sử nào?
* Thảo luận trả lời:
- Vào thời đại Hùng Vương, chiến tranh tự vệ ngày càng trở nên ác liệt, đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả cộng đồng.
- Số lượng và kiểu loại vũ khí của người Việt cổ tăng lên từ giai đoạn Phùng Nguyên đến giai đoạn Đông Sơn.
- Vào thời Hùng Vương,cư dân Việt cổ tuy nhỏ nhưng đã kiên quyết chống lại mọi đạo quân xâm lược lớn mạnh để bảo vệ cộng đồng.
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước, chấm ngoại xâm.
H: Bài học nào được rút ra từ truyền thuyết Thánh Gióng?
- Để chiến thắng giặc ngoại xâm, cần đoàn kết toàn dân, chung sức, chung lòng, lớn mạnh vượt bậc, chiến đấu, hi sinh quên mình, không tiết máu xương.
5’
HĐ4: Củng cố
HĐ4
H: Theo em tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên “Hội khỏe Phù Đổng”?
- Đây là hội thi thể thao dành cho lứa tuổi thiếu niên, học sinh – lứa tuổi của Gióng trong thời đại mới.
- Mục đích của hội thi là khỏe để học tập tốt, lao động tốt, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
4. Hướng dẫn chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:
 - Về nhà học bài và soạn bài “Từ mượn”:
Từ thuần Việt và từ mượn.
Từ mượn gốc Hán, Ấn Âu
 .	Rút kinh nghiệm:
Tiết: Ngày soạn: 
	TÖØ MÖÔÏN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được thế nào là từ mượn
- Biết cách sử dụng từ mượn trong nói và viết phù hợp với hoàn cả

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_Tieng_Anh_theo_Chuan_KTKN_TS.doc