Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 6

A. Mục tiêu cần đạt:

 - Giúp học sinh: nắm vững hơn các yếu tố trong văn tự sự và các thao tác kĩ năng làm bài văn tự sự.

 - Rèn kĩ năng xây dựng tình tiết và lập dàn bài.

B. Tổ chức các hoạt động dạy học

 1, Tổ chức:

 2, Kểm tra: Chữa bài tập 3, 4

 Bài 3: như đáp án (T 3+4)

 Bài 4: trong câu “ Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”

 Xanh: chỉ màu sắc của cây lá cỏ.

 Trong câu: “ ngày mai trong đám xuân xanh ấy”

 Xuân xanh: chỉ tuổi trẻ trong đám cô gái trẻ.

 3, Bài mới:

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 7155Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/11/2015
Ngày giảng: /11/2015
 Tiết 28+29+30
luyÖn viÕt bµi v¨n tù sù
A. Mục tiêu cần đạt: 
	- Giúp học sinh: nắm vững hơn các yếu tố trong văn tự sự và các thao tác kĩ năng làm bài văn tự sự. 
	- Rèn kĩ năng xây dựng tình tiết và lập dàn bài.
B. Tổ chức các hoạt động dạy học
 1, Tổ chức:	
 2, Kểm tra: Chữa bài tập 3, 4
	Bài 3: như đáp án (T 3+4)
	Bài 4: trong câu “ Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời” 
	Xanh: chỉ màu sắc của cây lá cỏ. 
	Trong câu: “ ngày mai trong đám xuân xanh ấy”
	Xuân xanh: chỉ tuổi trẻ trong đám cô gái trẻ.
 3, Bài mới: 
I. Bài tập cơ bản
 Bài tập 1: Bài văn tự sự bao gồm những yếu tố nào? Đặc điểm , vai trò của mỗi yếu tố đó?
 Đáp án: Những yếu tố cơ bản trong văn bản tự sự là:
	1, Chủ đề: là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
	2, Nhân vật: biểu hiện ở lai lịch, tên gọi, chân dung, nhân vật là kẻ thực hiện các sự việc; hành động, tính chất của nhân vật bộc lộ chủ đề của tác phẩm. Có nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.
	3, Sự việc: sự việc do nhân vật gây ra, sảy ra cụ thể trong thời gian, địa điểm có nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Sự việc được sắp xếp theo trình tự nhất định. Sự việc bộc lộ tính chất, phẩm chất của nhân vật nhằm thể hiện tưởng của người kể muốn biểu đạt.
	4, Cốt truyện: là chuỗi các sự việc nối tiếp nhau trong không gian, thời gian.
	 + Cốt chuyện được tạo bởi hệ thống các tình tết, mang một nghĩa nhất định.
	5, Miêu tả: miêu tả làm nổi bật chân dung nhân vật tả khung cảnh làm nền cho câu chuyện, miêu tả làm nổi bật hành động, tâm trạng cả nhân vật.
	6, Yếu tố biểu cảm: biểu cảm nhằm thể hiện thái độ của người viết trước nhân vật, sự việc nào đó.
 Bài tập 2: Em hãy nêu các kĩ năng cơ bản khi làm bài văn tự sự :
 Đáp án:
	1, Tìm hiểu đề.
	2, Xác định chủ đề.
	3, Xây dựng nhân vật
	4, Xây dựng cốt chuyện, sự việc, tình huống.
	5, Xác định ngôi kể, thứ tự kể.
	6, Lập dàn bài.
	7, Viết bài văn, đoạn văn
	 + Lời văn giới thiệu nhân vật: giới thiệu họ, tên, lai lịch, quan hệ, đặc điểm hình dáng, tính tình của nhân vật.( Kết hợp miêu tả để lam nổi bật chân dung nhân vật.)
	 +Lời văn kể sự việc: thì kể các hành động, việc làm, kết quả, sự thay đổi do hành động ấy đem lại .
 + Đoạn văn : cốt truyện được thể hiện qua một chuỗi các tình tiết .Mỗi tình tiết thường được kể bằng một đoạn văn .Mỗi đoạn văn có một câu chốt (câu chủ đề ) nói lên ý chính của cả đoạn , các câu còn lại bổ sung , minh hoạ cho câu chủ đề.(Trong văn tự sự câu chủ đề thường là câu văn giới thiệu một sự việc nào đó )
 - VD : Ba đoạn văn trong truyện “nghiện làm quan” - sách nâng cao tr 214 
 II. Bài tập áp dụng :
 Em hãy vận dụng các thao tác kỹ năng cơ bản để làm bài văn tự sự theo đề bài dưới đây .
 Đề bài : Đất nước ta có nhiều loài cây quý , gắn bó với đời sống con người. Hãy chọn một loài cây quen thuộc và dùng cách nhân hoá để loài cây đó tự kể về đời sống của nó.
+ Gợi ý :
 - Chủ đề: Lợi ích của cây xanh đối với con người.
 - Nhân vật : Tre ( Cọ, dừa, lúa) 
 - Ngôi kể : Ngôi thứ nhất( tôi) 
 - Thứ tự kể : Thứ tự tự nhiên (trước - sau ) 
 - Cốt truyện – sự việc : Xây dựng cốt truyệnvà sự việc phù hợp với loài cây mà mình lựa chọn.
 - Lâp dàn ý :Sắp xếp các sự việc đã xây dựng theo trình tự duới đây :
 + Mở bài : Giới thiệu khái quát về tên gọi, lai lịch , họ hàng 
 + Thân bài : 
Kể về đặc điểm sống ,đặc điểm hình dáng ( theo đặc điểm đặc trưng của loài cây đã lựa chọn )
Kể về công dụng, ích lợi và sự gắn bó của loài cây đó đối với đời sống con người 
Kể những suy nghĩ của loài cây đó về sự khai thác và bảo vệ của con người.
 + Kết bài : 
 - Mong muốn về sự phát triển và được bảo tồn trong tương lai .
 4 Củng cố : 
 - Các yếu tố cơ bản trong bài văn tự sự .
 - Các thao tác kỹ năng khi làm bài văn tự sự .
 5. Hướng dẫn về nhà : 
 - Viết hoàn thiện bài văn theo đề bài trên.
*Rút kinh nghiệm :
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 10/11/2015
Ngày giảng: /11/2015
 Tiết 31+32+33
LUYỆN VIẾT BÀI VĂN TỰ SỰ
( Tiếp theo)
A. Mục đích yêu cầu:
 - Giúp học sinh: - Rèn kỹ năng viết bài văn tự sự.
	 - Nâng cao khả năng vận dụng ngôn ngữ vào việc thực hành nói và viết.
B. Tổ chức các hoạt động dạy học: 
 1. Tổ chức : 
 2 .Kiểm tra : a. Một tác phẩm tự sự cần có những yếu tố nào ? Nêu đặc điểm và vai trò của mỗi yếu tố đó ?
 b. Nêu các kĩ năng cơ bản khi làm bài văn tự sự ?
 3. Bài mới: 
 III. Luyện viết bài văn tự sự :
 1. Đề bài : Qua thực tế hoặc qua sách báo, em được biết câu chuyện về cuộc đời của những bà mẹ được nhà nước phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Em hãy kể lại câu chuyện về một trong các bà mẹ đó. 
 2. Xác định yêu cầu của đề :
 - Kể được câu chuyện về cuộc đời của một bà mẹ mà qua cuộc đời ấy người nghe, người đọc thấy hiên lên sinh động hình ảnh một bà mẹ anh hùng , xứng đáng với danh hiệu nhà nước phong tặng .
 - Biết chọn những tình tiết tiêu biểu,cảm động để làm rõ cuộc đời anh hùng của bà mẹ .
 3. Lưu ý: 
 - Cần hiểu rõ “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” là bà mẹ như thế nào ?
 + Đó là những bà mẹ có chồng và con hoặc có hai người con trở lên,
 hoặc một người con độc nhất đã hy sinh anh dũng trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.
 + Kể chuyện xoay quanh cuộc đời của bà mẹ , mẹ đã động viên chồng con ra đi chiến đấu, mẹ đã chịu đựng gian khổ, đau thương mất mát khi chồng con hy sinh để tiếp tục sống và lao động xây dựng tổ quốc .
 4. Hướng dẫn xây dựng dàn bài :
 a. Mở bài : - Giới thiệu nhân vật - tên , địa chỉ của bà mẹ đã được nhà nước phong tặng danh hiệu “ Bà mẹ Việt Nam anh hùng”
 b Thân bài :
 + Kể tóm tắt về mẹ :
 - Kể về đặc điểm tuổi tác, hình dáng , tính tình của mẹ 
 - Kể tóm tắt về hoàn cảnh gia đình mẹ trước đây (mình được nghe kể lại) mẹ có mấy người con? cuộc sống của gia đình mẹ lúc đó như thế nào?
 + Chọn kể một vài chi tiết, biến cố trong cuộc đời của mẹ( mà mình đã được nghe kể) 
 - Kể về những lần mẹ tiễn chồng, con ra trận(hoàn cảnh lịch sử của đất nước, thái độ tình cảm của mẹ ,cuộc sống của mẹ sau khi người thân đã đi chiến đấu bảo vệ tổ quốc )
 - Kể chi tiết những lần mẹ nghe tin chồng con hy sinh (kể rõ mẹ đã chịu đựng và vượt lên đau thương mất mát như thế nào ? Sự quan tâm chia sẻ mọi người ra sao?
 + Kể về cuộc sống của mẹ hiện nay:
 - Kể tóm tắt buổi lễ trao danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”cho mẹ.
 - Kể về cuộc sống của mẹ hiện nay,sự đãi ngộ của nhà nước, sự quan tâm của các cơ quan đoàn thể đối với mẹ.
 c. Kết bài :
 + Cảm nghĩ về sự hy sinh lớn lao của mẹ, suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân.
 5. Viết hoàn chỉnh bài văn :
 - Học sinh viết bài tại lớp theo dàn ý đã xây dựng .
 6. Đọc bài viết trước lớp :
 - Học sinh đọc to, rõ ràng, diễn cảm
 - Giáo viên và học sinh chú ý lắng nghe, nhận xét và sửa lỗi 
 4. Củng cố ;
 - Một số lưu ý khi làm bài văn tự sự :
 + Nắm vững các yếu tố của bài văn tự sự 
 + Thực hiện trình tự các thao tác kỹ năng ( tránh bỏ qua các bước)
 + Cần có vốn sống vốn kiến thức thực tế.
 5. Hướng dẫn về nhà :
 Cho đề bài sau :
 Đôi mắt sáng của một cậu học trò ham chơi và lười học tự kể chuyện về mình để than thân trách phận .
 +Yêu cầu : Dùng trí tưởng tượng để nhân hoá sự vật “đôi mắt” tự kể về mình, nhưng thực chất là kể chung về con người (cậu học trò ham chơi lười học)
Tự sáng tạo ra một cốt truyện hợp lý, chặt chẽ .
 + Gợi ý phương hướng làm bài :
Xác định chủ đề : Phê phán sự ham chơi , lười học 
Nhân vật : “Đôi Mắt”
Ngôi kể : Ngôi thứ nhất “Tôi”
Dàn ý tham khảo :
 a. Mở bài : “ ĐôI Mắt” giới thiệu về mình và chủ nhân của mình(tên, địa chỉ,đặc điểm chung) VD :TôI là “Đôi Mắt” đẹp của cậu học trò có tên là
Cậu chủ của tôi vốn là con trong một gia đình khá giả.
 b. Thân bài :
 + Đôi mắt tự kể tóm tắt về đặc điểm vốn có của mình : Đẹp, trong sáng, tinh nhanh, thông minh ; việc làm: học bài, làm bài, đọc sách, xem báo, hàng ngày được cậu chủ chăm sóc cẩn thận, cuối tuần được cùng cậu chủ đi thăm quan, ngắm cảnh đẹp, xem phim thiếu nhi, xem xiếc thật lành mạnh,bổ ích,đôi mắt luôn nhanh nhẹn, hoạt bát,luôn bắt gặp những ánh nhìn trìu mến, âu yếm, thiện cảm.
 + Đôi mắt kể về sự thay đổi của cậu chủ làm ảnh hưởng đến mình : Lên cấp hai cậu chủ biếng học ham chơi theo bạn bè, đôi mắt chứng kiến những cuộc chơi vô bổ ,cãi vã , đánh lộn ; cậu chủ ham đánh điện tử đôi mắt phải làm việc căng thẳng .mệt lử, mờ đi không còn tinh nhanh như trước nữa.
 + Đôi măt bị bệnh ( loạn thị , cận thị ) việc học tập của cậu chủ bị giảm sút (không ghi kịp bài, mệt mỏi )
 + Bố mẹ cậu chủ biết chuyện , cho cậu chủ đi chữa mắt,đôi mắt vui mừng khi được bình phục,cậu chủ sửa chữa lỗi lầm , bỏ các tính xấu.
 c. Kết bài : Mong muốn của đôi mắt về tinh thần, ý thức học tập của cậu chủ và mong muốn được bảo vệ.
*Rút kinh nghiệm :
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBDHSG_VAN_6.doc