Bồi dưỡng thường xuyên năm học: 2015 – 2016

I. Đặt vấn đề :

Trong quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 30 /2009 /TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã đề ra 25 tiêu chí chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung họcthì ở chương II , Điều 6 Tiêu chuẩn 3:

Năng lực dạy học có Tiêu chí 14 về Quản lý hồ sơ dạy học đã xác định “Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định”.

Hồ sơ dạy học không mang tính hình thức như nhiếu người nghĩ, mà nó thực sự là kết quả lao động nghiêm túc của người giáo viên, nếu chúng ta quan niệm đúng về giá trị của nó.

Thông qua “Hồ sơ dạy học” này, người giáo viên có thề nhìn thấy một cách rõ ràng công việc của họ, những tiến bộ cũng như những điều có thể rút kinh nghiệm. Ngoài ra, hồ sơ dạy học có thể giúp các nhà quản lý dễ dàng hơn trong đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên, tránh sự đánh giá mang tính cảm tính, đảm bảo sự công bằng trong đánh giá.

Hồ sơ dạy học là gì?

Hồ sơ dạy học không giới hạn ở tập giáo án hay các bài soạn, tài liệu sưu tập của giáo viên và cũng không phải là một “quyển sách” để nhớ lại những gì đã làm được. Hồ sơ dạy học là tập tài liệu được tổ chức theo một mục đích nhất định về sự phát triển nghề nghiệp và những khả năng đã đạt được trong hoạt động dạy học.

Ngoài ra, hồ sơ dạy học còn là sự thu thập tất cả các tài liệu và thông tin, là bằng chứng có thể nhìn thấy được về kiến thức, khuynh hướng và kỹ năng nghề nghiệp mà giáo viên có được trong quá trình phát triển nghề nghiệp. Bản thân tư liệu trong hồ sơ dạy học đã phản ánh cá nhân người giáo viên và khả năng tự quản của họ.

Thông thường có hai loại hồ sơ dạy học: hồ sơ dạy học thực thi và hồ sơ dạy học báo cáo. Hồ sơ dạy học thực thi đặc trưng bởi sự thu thập có tính hệ thống những việc làm, những tài liệu và những hoạt động xã hội có lien quan đến dạy học. Những thu thập này sẽ giúp hình thành quá trình tự đánh giá của giáo viên để từ đó đề ra mục tiêu phát triển tiếp theo. Sau đó giáo viên phát triển hồ sơ nàythành hồ sơ báo cáo. Hồ sơ báo cáo sẽ là những tư liệu điển hình và phản ánh tốt nhất khả năng sáng tạo của giáo viên như một nhà giáo dục chuyên nghiệp.

 

doc 29 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1349Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bồi dưỡng thường xuyên năm học: 2015 – 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 xuyên theo quy định.
 Sổ bồi dưõng chuyên môn được GV ghi chép vầ cập nhật thường xuyên.
Tất các các sổ sách, kế hoạch trong hồ sơ dạy học được nhà trường kiểm tra thường xuyên và đột xuất.
 Bảo quản:
 GV có trách nhiệm cập nhật và bảo quản giáo án, sổ báo giảng, sổ dự giờ, sổ bồi dưỡng chuyên môn.
 Tổ trưởng chuyên môn bảo quản kế hoạch của tổ chuyên môn
 GV và viên chức thiết bị dạy học cập nhật và bảo quản sổ thiết bị dạy học
Tất cả các sổ sách, kế hoạch trong hồ sơ dạy học được GV và nhà trường bảo quản theo quy định.
 Bổ sung:
Tất cả các sổ sách, kế hoạch trong hồ sơ dạy học được GV cập nhật bổ sung theo quy định.
Tìm hiểu các năng lực cần thiết ở người giáo viên trung học cơ sở trong xây dựng và phát triển hồ sơ dạy học.
Trước yêu cầu xây dựng và phát triển hồ sơ dạy học ờ trường THCS, đòi hỏi người GV phẳi được bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức dạy học:
 GV phải biết tìm kiếm, nghiên cứu thông tin mới, tài liệu tham khảo, các tình huống ứng dụng trong thực tiễn để rèn luyện cho HS. Để bắt nhịp được với đổi mới của giáo dục phổ thông và sự phát triển của khoa học công nghệ, người GV phải tìm kiếm tài liệu tham khảo, nghiên cứu thông tin. Trong điều kiện thông tin bùng nổ, tài liệu nghiên cứu đa dạng, phong phú người GV phải có năng lực tìm kiếm lựa chọn tài liệu, nghiên cứu thu nhận, xử lí thông tin, mới đem lại kết quả. Mặt khác, để rèn luyện HS ứng dụng kiến thức vào thực tiễn, GV phải biết tìm kiếm các tình huống ứng dụng.
 GV phải được bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức thực hành, ngoại khoá, sử dụng các thiết bị dạy học. GV phải biết sắp xếp và xác định rõ mức độ cho các hoạt động thực hành, các hoạt động ngoại khoá, xác định những yêu cầu cụ thể và nội dung hoạt động tương ứng cùng các hướng dẫn cần thiết về tổ chức các hoạt động này. GV cũng phải có năng lực sử dụng các phương tiện dạy học nhất là phương tiện công nghệ thông tin để phát huy vai trò quan trọng của nó trong quá trình dạy học.
 GV phải có kĩ năng, kỉ thuật dạy học phù hợp yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Để thực hiện được phương pháp dạy học tích cực hoá hoạt động học tập của HS, GV cần phải có những kĩ năng, kỉ thuật dạy học phù hợp. Đó là những kĩ năng dạy học mới đã được giới thiệu nhưng chưa được phổ biến trong tất cả GV như: kĩ năng dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, kĩ năng sử dụng phương tiện dạy học như một đối tượng giáo dục, kĩ năng sử dụng các phương tiện nghe nhìn phục vụ cho dạy học, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học, kĩ năng làm các bộ công cụ đánh giá kết quả học tập... Những kĩ năng dạy học GV đã có nhưng nay cần phải đổi mới như: kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học, kĩ năng lập kế hoạch bài học, kỉ thuật đặt câu hỏi, kĩ năng hướng dẫn thực hành, kĩ năng đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, kĩ năng thiết lập các chiến lược dạy học...
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỒ SƠ DẠY HỌC
Khi công nghệ thông tin (CNTT) tham gia vào quá trình dạy học sẽ làm môi trường dạy học thay đổi. Nó có tác động mạnh mẽ tới mọi thành tố của quá trình dạy học: thực hiện vai trò giảng dạy như một GV; cung cấp tài liệu học tập mới có tính tương tác, dễ mang, dễ cập nhật; cung cấp nguồn tài nguyên học tập phong phú, dễ truy cập, phân phối và có thể khai thác linh hoạt; cung cấp công cụ học tập mới có khả năng hợp tác với người sử dụng để giúp người sử dụng khai thác hết khả năng làm việc của họ; cung cấp kênh giao tiếp, truyền thông mới giữa GV và HS, giữa HS với HS, giữa HS với các đổi tượng khác; cung cấp công cụ kiểm tra, đánh giá mới khách quan và chính xác; cung cấp một hệ thống và công cụ quản lí dạy học mới...
Khi sử dụng các sản phẩm CNTT, GV có thể khai thác các ưu điểm về mặt kĩ thuật và tiềm năng về mặt sư phạm của CNTT để xây dựng, bổ sung thông tin và lưu trữ hồ sơ dạy học ở trường THCS.
Hoạt động 1. Tìm hiểu khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, bổ sung thông tin và lưu trữ hồ sơ dạy học.
Khi ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng và sử dụng hồ sơ dạy học sẽ mang lại những tác động tích cực như sau:
- Cung cấp nguồn thông tin đủ dùng, phong phú:
Quá trình dạy học với các phương pháp, biện pháp không có đa phuơng tiện multimedia hỗ trợ, luôn gặp phải khó khăn là GV và HS chỉ có số lượng tài liệu và thông tin rất hạn chế. Nội dung tài liệu được trình bày trên giấy do trờ ngại về kỉ thuật in ấn, giá cả, kích thước và trọng luợng của sách giáo khoa... nên tác giả của sách phải trình bầy hết sức cô đọng, không thể biên soạn cuốn sách có nội dung phong phú để đáp ứng nhu cầu của người đọc, không có nhiều tài liệu tham khảo, nhiều tranh ảnh minh hoạ...
Sản phẩmCNTT có thể tạo ra những tài liệu đa phương tiện chất lượng cao, dễ dàng lưu giữ và khai thác chúng, chất luợng tài liệu được cải thiện đáng kể. Do lưu trữ trên ổ cứng hoặc đĩa CD ROM, các tài liệu cho phép khai thác sử dựng nhiều lần mà không làm giảm chất lượng. Nghe tài liệu âm thanh vài chục lần thậm chí vài trăm lần với máy tính song chất lượng không hề thay đổi. Các ổ cứng cũng như CD ROM có thể lưu giữ các tài liệu âm thanh không hề khó khăn và tốn kém.
Với một chiếc máy tính cá nhân với ổ cứng dung lượng lớn hiện nay có thể chúa đựng một lượng thông tin khổng lồ. Với khả năng lưu trữ thông tin to lớn như vậy, HS ngoài các nội dung học trên lớp còn có thể tham khảo các tài liệu hỗ trợ phong phú đa dạng, các từ điển bách khoa toàn thư multimedia trên ổ cứng, trên đĩa CD ROM hoặc trên mạng Internet. Nhờ khả năng cung cấp tư liệu đặc biệt của hệ thống multimedia có thể cho phép GV và HS tổ chúc các hoạt động dạy học theo những phuơng thức mới chú động hơn, phong phú hơn và tích cực hơn. Hiện nay HS cám thấy rất ngại khi tra cứu tài liệu vì thiếu thời gian và thiếu nguồn tài liệu tra cứu. Nhưng với hồ sơ dạy học đã được multimedia hoá sẽ giúp HS khắc phục được khó khăn này. Máy tính với những phần mềm tin học đã giúp xử lí thông tin hết sửc nhanh chỏng, chỉ với một động tác kích chuột HS tìm thấy ngay thông tin mà minh mong muổn. Kể cả các thông tin còn nằm trên máy chủ nào đó trên thế giới thì thời gian truy cập cũng chỉ tính bằng phút thậm chí là mấy giây thôi. Truy cập thông tin dế dàng, nhanh chóng giúp HS phấn khởi, hào hứng, tiết kiệm thòi gian và hiệu suất học tập được nâng cao hơn.
- Giúp GV đổi mới phương pháp dạy học, đảnh giá kết quả học tập của HS:
Khi ứng dụng CNTT trong dạy học, HS được nhúng vào một môi trường học tập hết sửc mới mé, hấp dẫn, đa dạng và có tính hỗ trợ cao.
Môi trường này chưa hề có trong nhà trường truyền thống trước đây. Đó là các vi thế giới, các môi trường hoạt động tích cực mới mẻ như mạng internet, thư viện điện tử, bài giảng điện tử, lớp học ảo, trường học ảo... CNTT mờ ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những xu hướng dạy học không truyền thổng như dạy học theo lí thuyết kiến tạo, theo quan điểm hoạt động, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề... càng có nhiều điều kiện để áp dụng rộng rãi và khai thác triệt để ưu điểm và khắc phục các hạn chế (về mặt thời gian, không gian và sự phân hoá của HS) đổi với mỗi phương pháp đó. Trong môi trường CNTT, các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân cũng từ đó mà sẽ có đổi mới như: cá nhân tự học, tự nghiên cứu và lầm việc với máy vi tính, các cá nhân nghiên cứu, thảo luận và làm việc theo các nhóm linh hoạt các nhóm ảo. Xuất hiện việc dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua mạng, dạy học từ xa, dạy học cá thể hoá, dạy học qua cầu truyền hình...
Đặc biệt với mạng internet, HS có thể tự tra cứu thông tin ở các thư viện điện tử, cập nhật các thông tin mới mé, trao đổi với các HS và GV ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới vào bất kì thời điểm nào đó. Đối với HS, thế giới tri thức được mở rộng hầu như vô hạn, họ không bị giới hạn bời nguồn tri thức (hầu như duy nhất) của GV trên lớp và sách giáo khoa hàng năm nữa. Điều đó mở ra khả năng phát triển năng lực tự học, tự tìm kiếm tri thức, làm việc độc lập của từng HS. Trong tình hình đó, người ta lo lắng vai trò của GV sẽ bị thủ tiêu hay giảm sút. Nhưng thực tế, vai trò của GV vẫn hết sức quan trọng và được phát huy hiệu quả hơn trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng tính chất của vai trò này đã thay đổi: GV không phải là nguồn tri thức duy nhất, chỉ thực hiện việc chuyển tải tri thức mà GV giữ vai trò hướng dẫn, chỉ đạo. Mối quan hệ giữa GV và HS trong bối cảnh mới cũng sẽ khác với trước đây. GV không phải là người ra lệnh cho HS phải học cái gì mà trờ thành người cố vấn, trợ giúp cho HS. GV đóng vai trò tổ chức, Điều khiển, thông qua việc tác động lên cả HS và môi trường CNTT. Trong điều kiện sử dụng các phương tiện dạy học truyền thống, một GV phải quan tâm tới vài chục HS thì dù có cố gắng đến đâu, việc đảm bảo nguyên tắc phân hoá trong dạy học vẫn hạn chế. Tất cả các chi tiết diễn biến của hoạt động học tập của mỗi HS khó được GV nắm bất được và xử lí kịp thời. Về lí luận, cần phải giúp từng HS làm việc theo đúng khả năng phù hợp năng lực về tri thức và các kĩ năng của mình, có nhịp độ làm việc phù hợp với cá nhân. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được nếu có CNTT trợ giúp. Lúc này mọi HS đều có một “trợ giảng" riêng, có thể được trợ giúp tại thời điểm khó khăn bất kì, đúng lúc với liều lượng thích hợp. Mỗi HS đều có một phương án làm việc riêng, thực hiện nhiệm vụ phù hợp cá nhân HS đó (có thể giống nhưng cũng có thể khác tất cả các bạn khác), các nhiệm vụ này được phần mềm hoạch định phù hợp. Điều này còn tạo cơ hội học tập cho HS vùng xa xôi heo lánh, HS khuyết tật, góp phàn nâng cao tính nhân vàn cho nền giáo dục. Phần mềm được sử dựng ờ nhà cũng sẽ nối dài cánh tay và đảm bảo mối liên hệ ngươc của GV tới từng HS trong quá trình dạy học, khi làm bài tập trên máy vi tính, HS sẽ được kiểm soát, được giúp đỡ và đánh giá tại chỗ.
Trong một lớp học, HS có trình độ khác nhau. Đây là một khó khăn đối với các GV khi giảng dạy theo phương pháp truyền thống, với hệ thống thiết bị dạy học đa phương tiện Multimedia cho phép khắc phục được khó khăn này. Khi HS mắc nhiều lỗi trong khi làm bài tập, máy vi tính sẽ khuyến cáo và đưa ra cho HS những bài tập có cùng nội dung nhưng múc độ dễ hơn. Khi làm việc độc lập với máy tính HS có thể tự chọn cho mình một nhịp độ làm việc thích ứng riêng. Trong nhiều phần mềm dạy học có sự tương tác của HS với máy tính người ta còn đưa vào đồng hồ đếm thời gian cho phép HS theo dõi được tổc độ làm bài hoặc để khống chế thời gian làm bài. HS có thể tự định lượng được tiến bộ của mình trong học tập.
Khi sử dụng hệ thống thiết bị dạy học đa phương tiện Multimedia, các chuyên gia giáo dục và tin học đã hợp tác thiết kế các phần mềm dạy học nhằm giúp cho HS có thể làm việc độc lập và tự học. với khả năng lường
trước được những khó khăn HS gặp phải khi tiến hành các hoạt động lĩnh hội kiến thức và luyện tập kĩ năng, các phần mềm đã đưa ra những lời giải thích, chỉ ra các nguyên nhân mắc lỗi, đưa vào các nội dung hỗ trợ lí thuyết, các bài tập bổ trợ... Quá trình học tập của HS không còn bị lệ thuộc hoàn toàn vào nội dung bài giảng của GV như trong các phuơng pháp truyền thổng (giảng dạy mặt đối mặt).
Nhờ việc tổ chức hệ thống dữ liệu dễ dàng truy cập, quy trình học tập không nhất thiết phải được tiến hành theo một trình tự nhất định. Máy vi tính cho phép HS thực hiện dế dàng các hoạt động luyện tập. HS có thể sử dụng phuơng pháp quy nạp hoặc diễn dịch...
- Tạo ra nhiều hoạt động học tập hấp dẫn tạo và duy trì sự hứng thú học tập của HS:
Trong ổ cứng của máy tính, CD ROM là dữ liệu, cung cấp cho HS các tài liệu học tập hấp dẫn về nội dung vàn bản, hình ảnh động, tĩnh, âm thanh, các đoạn video dip... mà các tài liệu học tập thông thường khác không thể có được. Nhiều hoạt động học tập đã được thiết kế thành các phần mềm trò chơi học tập. Mỗi khi hoàn thành các bài tập, HS có thể nhận được từ máy những nhận xét chính xác, những lời khen khi đạt được kết quả tốt và những lời chỉ dẫn khi kết quả chưa đạt yêu cầu... HS không cảm thấy mệt mới, bất buộc mà cảm thấy hứng thú thực hiện các trò chơi học tập, hứng thú học tập.
Trong quá trình học tập, tuỳ theo hoàn cảnh, điều kiện vốn kiến thức của từng Hs có khác nhau, mỗi Hs cần có những yêu cầu trợ giúp khác nhau. Khi thiết kế phần mềm, các nhà thiết kế đã đưa vào nhiều chương trình trợ giúp HS vượt qua khó khăn khi gặp phải trong quá trình học tập. Mỗi khi HS gặp phải khó khăn có thể dễ dàng yêu cầu máy đua ra các chương trình trợ giúp. HS có thể nạp dữ liệu vào máy tính, thay đổi dữ liệu và được kết quả mới.
Do xuất hiện máy tính vạn năng, xuất hiện các sách giáo khoa điện tử vì vậy các bảng tra cứu, sổ tay toán học, bàn tính gảy, thước tính... sẽ được xem xét lại (về khả năng tồn tại hoặc khả năng sử dụng trong các tình huổng sư phạm hạn chế nào đó). Để nâng cao chất lượng dạy học, cần hiểu rằng chỉ riêng máy vi tính thì không đủ mà cần tàng cường nghiên cứu tạo ra môi trường đa phương tiện gồm có máy tính, video, máy chiếu, mạng internet, website giáo dục...
Trong một lớp học, chứng ta thường gặp một sổ HS luôn có tâm lí rụt nè, tự ti ít khi dám phát biểu suy nghĩ của mình trước lớp. Những HS này' thường có kết quả học tập thấp hơn các HS khác. Các HS này thường có tâm lí sợ mắc lỗi trước mọi người. Tự các em vẫn có thể làm việc và tương tác với máy tính cả khi không có GV. Làm việc độc lập với máy tính sẽ dần dần giúp các HS này khắc phục được tâm lí tự ti, rụt rè trong học tập. Việc sử dụng CNTT ngay khi ngồi trên ghế nhà trường đã trục tiếp góp phần hình thành và phát triển kỉ nàng sử dụng thành thạo máy vi tính và làm việc trong môi trường CNTT cho HS phổ thông. Đây là những kĩ năng không thể thiếu của người lao động trong thòi đại phát triển của CNTT. Sử dụng CNTT trong quá trình thu thập và xử lí thông tin đã giúp hình thành và phát triển cho HS cách giải quyết vấn đề hoàn toàn mới, đưa ra các quyết định trên cơ sờ kết quả xử lí thông tin. Cách học này tránh được kiểu học vẹt, họ đối phó, máy móc, nhồi nhét thụ động trước đây, nó đòi hỏi sự độc lập, tự giác và nghiêm túc của HS trong học tập. Trong quá trình học tập với sự trợ giúp của CNTT, HS có điều kiện phát triển năng lực làm việc với cường độ cao một cách khoa học, đúc tính cần cù, chịu khó, khả năng độc lập, sáng tạo, tự chú và kỉ luật cao. Việc tự đánh giá, kiểm tra kiến thức bản thân bằng các phần mềm trên máy vi tính cũng giúp HS rèn luyện đức tính trung thục, cẩn thận, chính xác và kiên trì, khả năng quyết đoán.
Với việc ứng dụng công nghệ thông tin và kết hợp các phương pháp dạy học tích cực, GV sẽ tổ chức được các hoạt động học tập đa dạng, phong phú, đạt hiệu quả cao.
Để đảm bảo có sự thông tin liên lạc kịp thời đến GV, có thể sử dụng địa chỉ mail, hệ thống trang web của trường nhằm thông báo cũng như tiếp nhận những giáo án, thống kê, những ý kiến của GV liên quan đến công tác giảng dạy. Để quản lí hồ sơ của HS cũng như đảm bảo thông tin liên lạc với cha me HS, có thể dùng một số trang Web như   Đây là những trang web cho phép người dùng đăng tải tất cả những hoạt động liên quan đến HS như điểm số, thông báo của trường, của lớp, hạnh kiểm học tập của từng em. cho phép phụ huynh HS, GV chia se thông tin, cộng tác một cách có hiệu quả. Trang web còn cho phép lưu trữ hình ảnh của lớp, cho phép người xem có thể bình luận góp ý, chia sẽ những tài liệu, thông tin giữa các thành viên và còn nhiều tính năng hữu ích. Cũng có thể tạo một lớp học ảo cho GV trên mạng internet với sự hỗ trợ của trang Web   và đưa nhiều chủ đề cho thành viên của lớp học bình luận, tham gia trao đổi, chia sẽ ý kiến. Ngoài ra, các thành viên của lớp học có thể đưa lên giáo án, tài liệu, sách báo tạo thành một nguồn tài nguyên phong phú phục vụ cho công tác giảng dạy. Thực hiện gửi và trao đổi thư từ, thông tin giữa các thành viên trong lớp. Đối với Google.docs có thể tạo, chia sẽ, lưu giữ, xuất bản các tài liệu, các bảng tính trực tuyến, có thể tạo hay tải tập tin mà bạn muổn. Tập tin được lưu trữ trên máy chú của Google, bạn có thể chỉnh sửa, chia sẽ và xuất bản khắp nơi...
Việc tìm kiếm thông tin được vận dụng một cách triệt để bằng cách sử dụng trình duyệt web và khai thác thông tin từ internet. Biết ứng dụng các kĩ năng như download thông tin, hình ảnh, phần mềm, biết trao đổi thư từ với đồng nghiệp, phụ huynh qua email, biết chia sẽ những giáo án hay, những sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học. Bèn cạnh đó, các nguồn thông tin tìm kiếm được rất phong phú nên GV đã ứng dụng được các chức năng lưu trữ để hệ thống các tư liệu tìm được theo từng dạng nhất định như văn bản, hình ảnh, phim, phần mềm... tạo nên cơ sờ dữ liệu phục vụ cho dạy học phong phú. Một số trang web hay như:    http:// video.google.com;...
Trong quá trình xử lí dữ liệu để tạo ra những sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn, mục tiêu cần có một số phần mềm hỗ trợ, chẳng hạn như: Một số văn bản, tệp tin được lưu dưới định dạng pdf cần có Adobe Reader mới đọc được. Một số đoạn video, hình ảnh cần chuyển định dạng cho phù hợp việc sử dụng như phần mềm: xUisoft, macromedia. Một số phần mềm cắt, ghép phim: Movie maker, Hero supper Player... Một số phần mềm hỗ trợ soạn giảng như: Photo stoiy (tạo album ảnh động), Flash Player (tạo hiệu ứng chữ), Violet (trắc nghiệm), Proshow gold (đồng hồ), Micorosoft Encarta (bộ sưu tập các video, hình ảnh, thông tin, trò chơi về động vật)...
Việc truy cập internet tạo cho GV niềm say mê, hứng thú trong học tập và giảng dạy, thực hành khả năng làm việc và nghiÊn cứu độc lập. GV có thể chủ động, liên kết nhiều nguồn kiến thức, kĩ năng trong một bài giảng có sử dụng công nghệ. Ngoài ra, công nghệ giúp chúng ta có thể thực hiện nhiều công việc cùng lúc, có khả năng chuyển sự chú ý một cách nhanh chỏng, thời gian đáp ứng nhanh, luôn thực hiện kết nối, thúc đẩy quá trình làm việc nhóm, nghe nhìn và tư duy. Hơn nữa, công nghệ liên kết các nguồn tri thức lại với nhau, kết nối công dân toàn cầu. Điều này làm cho không gian địa lí bị xóa nhoà và công nghệ trờ thành một phần trong cuộc sổng.
Hoạt động 2. Tìm hiểu những cãp độ ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, bổ sung thông tin và lưu trữ hồ sơ dạy học ở trường trung học cơ sở.
THÔNG TIN PHÀN HỒI
Việc ứng dụng CNTT trong xây dung và sử dụng hồ sơ dạy học ờ trường THCS biểu hiện rất đa dạng, trong thực tế nó được triển khai ờ các múc độ rất khác nhau. Tuy từng trường hợp cụ thể, tuỳ múc độ nhận thức và kĩ năng công nghệ thông tin của GV, trang thiết bị mà các trường ứng dụng CNTT ờ múc độ khác nhau:
 Mức l, ứng dựng CNTT trợ giúp GV một số thao tác nghề nghiệp:
Trong quá trình dạy học, GV phải làm một loạt công việc như soạn thảo giáo án, ra bài kiểm tra, nhận xét HS, chuẩn bị các đồ dùng dạy học, các tài liệu cho tiết học... Rất nhiều công việc như vậy sẽ được trợ giúp bời các thiết bị CNTT như chương trình soạn thảo vàn bản, bảng tính Excel, các thiết bị quét tư liệu ảnh, chụp ảnh tư liệu. Giáo án sẽ được soạn bời các ứng dụng văn phòng, các bài kiểm tra test có thể được lựa chọn bời ngân hàng đề trắc nghiệm, in ấn nhờ phần mềm công cụ trợ giúp riêng. Các tư liệu phục vụ bài dạy học được lấy từ các website trên Internet, được sao chụp từ máy scaner... Nhờ các thiết bị CNTT mà công tác chuẩn bị của GV dễ dàng hơn và chất lượng được nâng cao hơn hẳn. Lúc này các thiết bị CNTT không cần nhiều, chỉ cần một vài máy vi tính và bộ thiết bị máy quét ảnh, máy photo, một máy tính có kết nối Internet, một máy in là đủ phục vụ cho tất cả GV của trường. Đây là múc độ thấp nhất nhưng phổ biến nhất hiện nay.
 Mức 2, ứng dụng CNTT hỗ trợ một khâu trong quá trình dạy học.
Ngoài việc sử dụng CNTT để chuẩn bị cho tiết dạy học cụ thể, GV có thể sử dụng CNTT để hỗ trợ một công việc nào đó trong quá trình dạy học. Ví dụ thay cho việc dùng phấn viết lên bảng đen truyền thống GV dùng máy chiếu để trình diễn những nội dung kiến thức toán học cốt lõi. Việc trình chiếu bài dạy học giúp GV có thể đưa các thông tin ra nhanh chóng, ngoài kênh chữ còn kèm theo các kênh âm thanh, hình ảnh, phim... có thể tạo ra hiệu ứng tốt tới HS. Lúc này, lớp học chỉ cần trang bị máy chiếu multimedia projector, GV chỉ cần kèm theo một máy vi tính là đủ. Đây là mức độ mà nhiều trường đang triển khai. Tuy vậy CNTT chỉ được ứng dụng trong tình huống dạy học đồng loạt là chủ yếu. chưa hỗ trợ tới những hình thức dạy học cá nhân và dạy học theo nhóm, các phần mềm được sử dụng nhưng chỉ là trình chiếu cho cả lớp theo dõi.
 Mức 3, ứng dựng CNTT hổ trợ việc tổ chức hoạt động dạy học một số chủ đề theo chương trình dạy học
Ngoài việc trình chiếu thông tin, GV sử dung các phần mềm dạy học được cài vào các máy tính. Dưới sự hướng dẫn của GV, từng HS làm việc trong môi trường do phần mềm dạy học tạo ra, tương tác với các đổi tượng trên màn hình và từ đó tiếp cận những khái niệm, định lí, giải bài tập và những kĩ năng mới. Với mức độ này, từng HS có cơ hội làm việc với máy vi tính, tự mình thí nghiệm, dự đoán, kiểm tra giả thuyết, từng cá nhân làm việc với tốc độ tuy thuộc khả năng của mình. HS đạt được trình độ khác nhau tuỳ năng lực từng em. Lúc này việc cá nhân hoá trong dạy học sẽ đạt được trình độ cao. Để đạt được mức độ này, cần có các phần mềm dạy học tốt, dành cho từng lớp học khác nhau. Không những thế, cần trang bị máy tính đủ để mỗi HS có cơ hội sử dụng máy tính thường xuyên trong khi học toán. Máy vi tính có thể được trang bị tập trung trong một hoặc vài phòng máy (computer lab), hoặc đưa về từng phòng học bộ môn Toán (mỗi phòng có vài máy tính). Múc độ này chỉ có ờ một số trường có điều kiện và tập trung ờ khu vục đô thị.
 Mức 4, tích hợp CNTTvào toàn bộ quá trình dạy học.
Mức độ mà việc ứng dụng CNTT đều được tính đến trong quá trình triển khai mỗi thành tố của quá trình dạy học. Việc ứng dụng CNTT được đưa vào một cách tối ưu nhằm mang lai hiệu quả cao. Như vậy, khả năng ứng dụng CNTT phải được tính đến khi xem xét từng yếu tổ của quá trình dạy học ở trường THCS.
 Mức 5, ứng dựng CNTT vào dạy học qua mô hình e-learning:
Mức độ này đã đưa đến mô hình “trường học thông minh". Đây là một kiểu trường học mới. Đặc điểm của nó là hết sức giàu công nghệ và phương thức làm việc khác với nhà trường truyền thống, t

Tài liệu đính kèm:

  • docBDTX_MODUN_16.doc