Bài 01
-Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và em cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, em còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, em phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luônkhắc sâu trong trái tim em.
-Bà em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì em. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con.
-Ngày còn thơ bé, em được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào em cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi em dậy đi học. Lời gọi: "Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm em tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa em đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà lại đưa em trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, em cảm thấy ấm áp vô cùng. Có lần bị ngã, em đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui".
iên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì em. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con. -Ngày còn thơ bé, em được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào em cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi em dậy đi học. Lời gọi: "Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm em tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa em đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà lại đưa em trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, em cảm thấy ấm áp vô cùng. Có lần bị ngã, em đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui". -Nghe lời bà,em nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém "Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào". Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, em gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, em thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế em lên giường, xếp lại sách vở cho em. Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ em không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Em mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi,em lại ước ao thời gian trôi thật chậm để em mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà. Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương em nhưng không nuông chiều. Có lần,em không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với em một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi em vào phòng, giảng giải cho em biết đâu là điều hay lẽ phải. Em cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó,em tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà. * Hãy kể về người bà kính yêu của em Bà là người bà tuyệt vời nhất Bà thích chăm sóc cây cảnh, Sáng sáng, bà dậy sớm tưới cây t. Những chồi non, nụ hoa không phụ công chăm sóc của bà, luôn tưng bừng khoe sắc thắm. Những lúc rảnh rỗi, bà ngồi ngắm không biết chán những cái cây đang dần dần lớn lên. Tối tối, khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho em. Nghe các câu chuyện của bà, em như được hoá thân vào các nhân vật, khi thì là cô Tấm dịu hiền, khi lại là cô tiên tốt bụng. Bà mua cho em rất nhiều sách, nhờ đó kiến thức của em được rộng mở hơn. Giờ đây, khi Sủng Trái vào đông lạnh giá, ở trường bán trú, em luôn lo bà có mặc đủ ấm không, bà ngủ có ngon giấc không em mong bà sống mãi bên em. Bà ơi, cháu yêu bà nhất trên thế gian này. Bà là người bà tuyệt vời nhất. BÀI 2 Mỗi lần về thăm ông, lòng em lại dâng trào một tình cảm yêu thương đặc biệt mà em chưa bao giờ khám phá được. - Ông đã ngoài bảy mươi nhưng nhìn ông vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Vóc dáng ông bây giờ khác hẳn với hồi ông còn là một chiến sỹ trẻ. Chắc hẳn đồng đội của ông ngày ấy khó mà tin được ông chính là anh Lùng, một thanh niên xung phong được xếp vào hạng dẻo dai nhất toàn tiểu đội. Giờ đây, mái tóc xanh của ông đã bị thời gian chiếm đoạt, thay thế vào đó là một màu trắng như những đám mây hiền hoà. Những tháng ngày phục vụ quê hương, gia đình đã để lại cho ông một làn da ngăm ngăm đen. Không chỉ có vậy, tuổi già đã đổi làn da mềm mại của ông với những nếp nhăn và vết đồi mồi trên bàn tay chai sạm âý. Gương mặt hiền từ như một ông bụt trong truyện thần tiên thì có lẽ chẳng kẻ nào có thể lấy được của ông em cả. Đôi mắt ông luôn ánh lên một tia sáng ấm áp, dịu ngọt, sưởi ấm biết bao tim lầm lỗi. Ông với nụ cười tinh khiết như những đoá hoa thơm mát, đã tiếp thêm sức mạnh cho em vượt qua khó khăn. Từng bước đi thật vững, nhanh nhẹn giống hệt đức tính của ông, một anh thanh niên đầy nhiệt huyết. Ông có một vẻ giản dị, đầy phong cách của một người lao động chân chính, với bộ quần áo đen và đôi dép cao su. Dù đã sống hơn nửa đời người, nhưng ông vẫn chăm chỉ lắm. Nhất là về việc chăm sóc cây thì ông quả là một thiên tài. Chẳng thế, mà khu vườn xinh xắn của ông lúc nào cũng tươi tốt do bàn tay khéo kéo ấy chăm bón. Ông sống có trước có sau nên ai có tính kênh kiệu, ỷ lại là ông ghét lắm. Biết được điều đó, em luôn tránh xa những tính nết xấu để ông vui lòng. Ông luôn quan tâm đến việc học hành của con cháu, thể nào mỗi lần em khoe điểm mười tươi roi rói là ông lại tặng tôi một cái hôn đầy tình cảm yêu quý. Thời gian cứ trôi đi, em lưu luyến chia tay ông mà lòng còn vấn vương nơi quê hương, có tình cảm trìu mến của ông nồng nàn, tha thiết. BÀI 3 Trong đời ai cũng có một người mẹ luôn yêu thương, chăm sóc mình. Dù chúng ta có làm lũng, nghịch phá đi chăng nữa mẹ vẫn tha thứ và căn dặn nhắc nhở. em cũng có một người mẹ như vậy. Mẹ của em là một người phụ nữ đẹp, nhưng vẻ đẹp của mẹ ít ai nhìn thấy được. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ vẻ đẹp của người mẹ hiền từ. Làn da mẹ không còn hồng hào nữa mà hơi nhợt nhạt đi vì thời gian. Mẹ có mái tóc xõa ngang vai, màu nâu đen và hơi xoăn. Những cuộn tóc nhỏ cài bên vành tai nhỏ nhắn. Đôi môi mẹ không đỏ thắm như các thiếu nữ khác mà luôn nở một nụ cười hiền dịu. Cằm mẹ có nét cương quyết nhưgn rất dịu dàng. ở tuổi 35, trên gò má mẹ đã có nhiều nếp nhăn, Nhưng mẹ vẫn không đánh mất vẻ trẻ trung của mình. Vàng trán cao tỏ vẻ thông minh nhanh nhẹn. ************************************************************* Bàn tay mẹ là một bàn tay rám nắng, những ngón tay gầy gầy. Nhưng nó cũng là một bàn tay đảm đang, khéo léo. Đôi mắt mẹ to, sáng, long lanh và ánh lên những nét hiền dịu, trìu mến. Đối mắt ấy như biết nói, nó an ủi, động viên lúc em vui buồn. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Nhưng đẹp nhất vẫn là vẻ đẹp trong tâm hồn mẹ. Trang phục mẹ dạy của mẹ rất giản dị, thường là chiếc áo màu vàng và chiếc quần xám đỏ. Khi em làm văn, từng hàng chữ mềm mại hiện ra với nội dung chứa đựng một tâm hồn sâu sắc và một trí tuệ sáng suốt. Con cảm ơn mẹ, cảm ơn về những gì mẹ đã làm cho con. Mẹ là một người bạn, người thầy của tuổi thơ. Con yêu mẹ lắm, mẹ ơi! BÀI 4 CÁY 6D Hồi nhỏ, nếu có ai hỏi thương bố hay thương mẹ nhiều hơn thì em trả lời ngay là thương bố nhiều hơn. Chẳng phải là mẹ ít thương em. mà vì mẹ rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái. Bố em đi làm ăn xa, quanh năm vắng nhà, rong ruổi khắp các công trường từ Bắc vào Nam. Cho nên, việc nuôi dạy các con đều do mẹ đảm nhiệm. Mẹ em làm văn phòng xã.em còn nhớ như in khi em mới lên năm tuổi, mẹ đã dạy em tập nhận mặt chữ cái, tập đánh vần. Mẹ bảo em lặp đi lặp lại nhiều lần từng chữ một, cho đến khi nhớ thật đúng. Rồi mẹ dạy đánh vần từ dễ đến khó. Dần dần, em tự đánh vần và đọc được cuốn Tiếng Việt lớp 1 mà bố em mua cho. Vì thế hồi lớp 1, em học khá. -Mẹ sắp xếp thời gian biểu cho em và em Mai rất sít sao, giờ nào việc nấy. Dù bận rộn thế nào đi nữa, cứ tối đến là mẹ ngồi học cùng và kiểm tra bài vở của các con. Có lần, trong lúc mẹ đi thăm một người bị ốm, chị em,em trùm chăn học bài cho đỡ lạnh rồi ngủ thiếp đi, mẹ về lúc nào không hay. Mẹ bắt hai đứa phải thức dậy học bài tiếp. em năn nỉ mẹ để sáng mai dậy sớm học nhưng mẹ bảo việc hôm nay chớ để ngày mai. Mẹ rửa mặt cho hai anh em tỉnh ngủ rồi hướng dẫn cách giải những bài toán khó. Lòng con trẻ lúc ấy nào có hiểu hết được tình thương sâu xa của mẹ cho nên em cứ ngầm oán trách là mẹ chẳng thương con. Có lần em mê chơi , để nồi cơm bị khê, sợ mẹ đánh đòn, em vội đổ đi, nấu nồi khác. Biết chuyện, mẹ bắt em nằm sấp xuống giường, quất cho một roi khá đau. Mẹ dạy em rằng làm việc gì cũng phải cẩn thận. Làm việc nhỏ không xong thì sau này sao làm nổi việc lớn? em là con lớn nhất nhưng mẹ chẳng cưng chiều mà còn dạy dỗ nghiêm khắc hơn. Từ động tác quét nhà phải cúi khom lưng để moi móc hết bụi, rác trong gầm tủ, gầm bàn cho đến cách ăn nói, cư xử đối với người trên, người dưới sao cho đúng phép. -Nhiều khi ham chơi, bị mẹ mắng, em tủi thân bật khóc tức tưởi vì nghĩ rằng mẹ ghét mình. Lên lớp Sáu em đi học trường bán trú, cách xa nhà năm cây số. Mỗi lần thứ bảy đi học về mẹ đưacho em những món ăn mà em thích. Mẹ lo từng lọ dầu, viên thuốc, hộp kem đánh răng cho đến chiếc khăn mặt, bộ quần áo Lúc ấy, em mới rưng rưng xúc động, nhận ra rằng mẹ thương mình biết bao! Không ít lần, em nản lòng trước những bài Toán khó. Những lúc ấy, lời mẹ dạy lại văng vẳng bên tai, thúc giục, động viên em cố lên con gắng học “Có công mài sắt có ngày nên kim”. “Trong thành công, chỉ có 1% là sự thông minh, còn 99% là mồ hôi và nước mắt”. “Chiến thắng bản thân mình là khó nhất”. “Kiên trì, nhẫn nại là mẹ thành công” Xa nhà, em mới thấu hiểu nỗi vất vả hàng của mẹ. Mẹ không chỉ sinh ra và nuôi em khôn lớn nên người mà mẹ còn là người thầy đầu tiên của em. Một người thầy vừa nghiêm khắc, tận tụy, vừa độ lượng, yêu thương mà suốt đời, em không thể nào quên! BÀI 5 Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi. -Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya, dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con. -Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: "Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng. Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui". Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém "Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào". Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi. Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà. BÀI 6 - Có những người ở bên cạnh tôi mỗi ngày nên tôi cảm thấy thương yêu nhưng cũng có những người chỉ gặp vài lần mà sao tôi nhớ thương đến vậy . Ông ngoại tôi là người tôi luôn thương yêu và kính trọng dù không ở bên cạnh tôi mỗi ngày và cũng không còn trên thế gian này. - Mẹ tôi lấy chồng xa ở một vùng núi hẻo lánh. Ngày ấy cũng ít phương tiện đi lại rồi nào lo gia đình chồng, lo cho các con và đi làm quanh năm nên mẹ ít khi về quê mình. Đến lúc chị em tôi đủ lớn, gia đình cũng khấm khá hơn lần đầu tiên tôi mới được về thăm ngoại. Gặp được ông, mẹ mừng mừng tủi tủi, thương tóc ngoại đã bạc nhiều bao năm trông mong con cháu. Tôi cầm lấy tay ngoại bàn tay sần sùi to bè nhưng ấm áp lạ thường. Ngoại ôm tôi vào lòng khẽ vuốt tóc tôi, tôi nghe mùi của rơm, của cỏ bám trên quần áo ông. Tôi nhớ mãi mùi quê hương ấy. Ông ngoại tôi dáng cao lớn và khỏe mạnh mặc dù tóc đã bạc đi nhiều. Gương mặt ông vuông vuông nhìn phúc hậu. Tôi thấy trán ông đã rất nhiều nếp nhăn, nếp nhăn trên cả khóe mắt và đôi bàn tay. Đã ngoài 70 tuổi nhưng mắt ông còn sáng lắm, bà tôi mất sớm nên mọi việc lớn nhỏ ông đều tự làm. Có lần tôi thấy ông tự may vá tôi thấy thương ông lắm. Tôi muốn được bên cạnh ông mỗi ngày để chăm sóc ông nhưng mẹ và tôi phải về lại nhà. Bao nhiêu năm xa cách tôi mới thật sự gặp ngoại của mình, thời gian 2 tuần lễ đối với mẹ và tôi thật ngắn ngủi. Ông dành hết tình thương cho con cháu, ông bỏ hết công việc đồng án để chơi đùa cùng tôi. Ông nuôi thật nhiều gà và trông nhiều cây trái nên ngày nào tôi cũng được ăn trứng và trái cây vườn nhà. Tôi nhớ nhất đêm trước ngày chúng tôi ra về, ông đốt ánh lửa bập bùng bên gốc sân rồi bảo chúng tôi ngồi quây quần bên nhau. Ông kể chuyện ngày xưa ông gặp bà, chuyện của các dì, cậu và cả mẹ tôi khi còn nhỏ. Ông bảo ông thật sự vui khi gia đình đoàn tụ và các cháu lớn khôn. Chúng tôi nghe ông kể chuyện có lúc buồn cười, có lúc ngậm ngùi nhớ về quá khứ. Trong ánh lửa, tôi cứ ngỡ ông là ông tiên râu trắng trong truyện cổ đến để dạy bảo tôi điều hay lẽ phải. Sáng hôm sau tiễn mẹ con tôi lên xe, ông rơm rớm nước mắt rồi lấy ra một chiếc vòng vàng đã cũ đưa cho mẹ: “Chiếc vòng này ba định cho con ngày con lấy chồng nhưng năm đó nhà mình nghèo, mẹ con bệnh nặng nên bố đã cầm nó cho người ta để lấy tiền. Giờ bố trao lại cho con, coi như món quà của mẹ dành cho con gái”. Tôi thấy những giọt nước mắt lăn dài trên mặt mẹ. Tôi cũng khóc ôm chầm lấy ông. Ông trêu tôi: “Cháu của ông nhõng nhẽo y như mẹ con hồi đó. Ông cho con quyển tập này để con ghi lại những gì quý giá trong đời, đừng để lớn tuổi như ông rồi lại quên trước quên sau”. Tôi cầm quyển tập trên tay mà xúc động bồi hồi. Tôi tự nhủ sẽ học thật giỏi để hè năm sau xin ba mẹ cho mình về thăm ông, ở đấy cùng ông cả mùa hè. Vậy màlúc tôi đang thi cuối kì năm lớp 4 ông tôi mất. Tôi đã cố xin mẹ cho về gặp mặt ông lần cuối nhưng mẹ không cho. Mẹ bảo tôi phải hoàn thành kì thi, đạt kết quả cao để không phụ lòng ông. Tôi ôm quyển tập vào lòng và khóc. Chỉ có một lần gặp gỡ ông nhưng đó cũng là lần cuối cùng, giá mà tôi có thể ở cạnh ông lâu hơn nữa. Nhớ lại mẹ dặn tôi vực dậy và cố gắng học thật tốt để hè năm sau về thăm mộ ông ngoại tôi sẽ khoe với ông những tấm giấy khen. - Dù không được bên cạnh ông nhiều nhưng với tôi hình bóng người ông kính yêu sẽ luôn khắc ghi trong lòng. Tôi sẽ giữ quyển tập ông tặng cẩn thận và ghi vào đấy kỉ niệm đáng nhớ nhất đời tôi về ông. BÀI 7 Em rất yêu mẹ, không chỉ vì mẹ là người đã sinh ra và vất vả nuôi nấng em, mà còn vì mẹ đã kể cho em biết bao kỷ niệm êm đẹp. Từ khi em còn bé chưa đi học, tối nào em cũng nằm nghe mẹ kể chuyện đời xưa. Giọng mẹ nhỏ, đều đều, thủ thỉ bên tai em bao điều thật kỳ lạ, cho đến khi cho em vào giấc ngủ say. Mẹ em dáng người gầy, nhưng khỏe khoắn. Trên vầng trán mẹ bắt đầu xuất hiện những nếp nhăn vì bao đêm dài lo lắng cho em. Khi em còn học mẫu giáo, hôm ấy lớp vừa tan học thì trời cũng bắt đầu đổ mưa to. Em đứng trước hiên lớp, nhìn những giọt mưa làm sủi bong bóng đầy sân trường, lòng buồn rầu vì nghĩ không biết đến bao giờ cơn mưa mới ngớt. Trái với chờ đợi của em, cơn mưa càng mỗi lúc một to. Những cây lá trên sân đẫm nước. Bỗng em nhìn thấy ở chỗ rẽ từ đầu đường vào trường một người khoác áo mưa đi tới. Người ấy bước đi từng bước ngắn, chậm rãi, nước trên đường ngập lên tận mắt cá. Mưa tầm tã trải như suối trên chiếc áo vải nhựa. Gió thổi chênh chết khiến người ấy đi xiêu xiêu như ngã về một phía. Cái dáng người gầy ấy, không thể là ai khác ngoài mẹ em. Khi mẹ em bước vào dưới mái hiên, nước từ người mẹ chảy xuống thềm thành một vũng lớn. Mẹ nói: - Mẹ mang áo mưa cho con đây. Thôi mẹ con mình về. Lúc ấy em thương mẹ quá. Hai mẹ con lội lép nhép trong mưa. Em chỉ lo mẹ ngã nhưng mẹ thì lại như muốn đưa vai cho em tựa. Khi về đến nhà mẹ khuấy cho em ly sữa nóng uống cho đỡ lạnh. Lúc đó mẹ hỏi: - Ở trường trời mưa con có lạnh và sợ không? Em nói: - Rất sợ vì những tiếng rầm lớn của bầu trời đang mưa, nhưng mẹ đã đến và đưa con về nhà. Ngày em vào lớp một, mẹ chuẩn bị quần áo mới, cặp sách mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến em cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường. Mẹ tin là em sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo của em trước ngày khai trường. Mẹ kể ngày mẹ còn nhỏ, ngày khai trường chính là ngày đầu tiên học trò lớp một đến trường gặp thầy cô mới, bạn bè mới cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu năm ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường. Ngày khai trường vào lớp một của em, mẹ đưa em tới trường, cầm tay em dắt qua cánh cổng, rồi bảo em: "Con hãy mạnh dạn lên, ngôi trường này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra". Mẹ cũng thường giúp đỡ những người láng giềng trong ngày đám giỗ, đám cưới. Mẹ đến làm tiếp mọi người nấu nướng hay pha trà đem bánh tiếp khách. Thật hạnh phúc được có mẹ và được sống bên mẹ. Ước gì em mãi mãi được ở bên cạnh mẹ như thế trong tình thương yêu của mẹ. FacebookEmailThêm...30 Bottom of Form Mẹ em (Nam làm) Năm mẹ em 30 tuổi, bố em 32 tuổi thì mẹ em sinh ra em. Năm đó chị Ly, con gái đầu của bố mẹ đã lên 4 tuổi đang học mẫu giáo. Mẹ em giống bà ngoại. Mặt trái xoan, nước da trắng. Hàm răng trắng đều, mái tóc dày và dài óng mượt. Đôi chân thon thả, bàn tay thon búp măng. Làm gì mẹ cũng làm khéo léo. Các món ăn , các loại bánh, nấu cơm, ... do mẹ chế biến, ăn rất ngon, các vị khách là bạn của bố, ai cũng khen. Mẹ rất dịu dàng, cử chỉ và tiếng nói của mẹ nhỏnhẹ. Mẹ rất yêu thương các con. Cho đến nay, mẹ vẫn chải tóc, tết tóc cho chị Ly, cắt móng tay cho em, đứa con trai cưng chiều của bố mẹ.Tối nào, mẹ cũng ngồi học với hai con. Mẹ dạy chị Ly thêm bài hát tiếng Mông,dạy thêu váy,làm bánh , mẹ dạy đứa con trai của mẹ tập viết, làm toán và tiếng Việt. Mẹ luôn nhắc hai chị em: "Phải ngoan ngoãn, chăm học và học giỏi mới nên người". Năm ngoái chị Ly bị ốm một tuần mẹ phờ phạc lo âu, mặt buồn rười rượi. Mỗi lần em có lỗi, mẹ nhẹ nhàng nhắc rồi bắt em ghi vào cuốn sổ tay để nhớ mà sửa chữa. Ngày mai, 26 tháng 12 là ngày sinh nhật lần thứ 31 của mẹ, em sẽ mua tặng mẹ hai bông hoa: một bông hoa hồng rõ to, rõ đẹp và một bông hoa điểm 10 Toán,môn Văn với lời chúc: "Con chúc mẹ khỏe, vui để yêu thương, dạy bảo hai chị em con..." Bà nội em Bài làm Năm nay bà đã 84 tuổi. có tiền trợ cấp xã hội. Cháu lên học cấp trung học cơ sở, bà đều cho một số tiền để mua sắm áo quần, sách vở trước khi vào trường. Bà có một chiếc va-li thật đẹp, trong đó bà cất giữ một số áo quần của ông, chiếc huy hiệu chiến sĩ Điện Biên, hai tấm huân chương mà ông được thưởng. Bà nâng niu giữ gìn những kỉ vật thiêng liêng ấy. Quý nhất là những bức thư từ chiến trường Trị - Thiên ông gửi bà trước và sau Tết Mậu Thân 1968. Bà còn có mấy tập sách đã cũ, bà vẫn đọc hàng ngày: Nhị độ mai, Tống Trân Cúc Hoa, Lục Vân Tiên,...Bà hay kể một số truyện cổ tích cho ba chị em cháu nghe rất thú vị. Ngày mẹ em đẻ em ra ở bệnh viện Phụ sản, bà đến đón em về. Bà nói: “Thằng Cu này mắt sáng, học hành giỏi dang. Còn cái trán này thì nghịch và bướng lắm”!. Mẹ em vẫn nhắc lại câu nói ấy của bà, mỗi khi em có lỗi. Bà rất yêu bố mẹ em và các cháu. Lâu lâu bà lại hỏi bố em: cháu bà dạo này học có được nhiều điểm mười không.có ngoan không. Em lại càng thương bà nhiều hơn Người mẹ thương yêu nhất của em ( bài Nữ) Bài làm Bố em mất sớm,hai mươi sáu tuổi, mẹ đoạn tang chồng. Năm đó,em lên 3 tuổi. Bà ngoại lên ở với con gái và cháu. Năm em lên 6 tuổi thì bà ngoại cũng mất. Càng lớn lên, em càng thấy cảnh buồn côi cút. Ngày em vào lớp Một, trong khi nhiều bạn được bố dẫn đến lớp đến trường, chỉ có em là đi theo mẹ trong ngày tựu trường. Dạo ấy, mẹ còn làm phụ xây ở Quản Bạ. Công việc nặng nhọc, hoàn cảnh gia đình buồn, kinh tế eo hẹp,nên người mẹ gầy quắt lại. Mái tóc mẹ trước đây dài xanh mượt thì nay khô như cháy nắng, mỗi lần chải, tóc rụng nhiều. Chỉ còn đôi bàn tay gầy mà dịu dàng, nhất là những khi mẹ vuốt má, vuốt tóc con, ôm con vào lòng. Mắt mẹ trũng sâu nhưng chan chứa yêu thương, đôi mắt ấy nói với e bao tình thương mến. Mẹ hay thở dài, nhiều nhất về đêm. Áo mẹ phần lớn đã bạc màu. Mẹ đi chợ,đi làm vẫn ăn mặc như thế. Nhưng áo quần, sách vở, cặp sách... của con gái,lúc nào mẹ cũng mua sắm đầy đủ. Các bạn có giép mới, có giày vải đi học thì mẹ cũng sắm cho em. Các bạn có áo len màu dài tay, có mũ vải đẹp đội đến lớp,mẹ cũng mua cho em. Những hôm trời mưa to, gió lớn, em vừa ra khỏi cổng trường đã thấy mẹ đứng chờ để đưa con gái về nhà. Mẹ nắm taycon,vừa đi vừa chuyện trò. Hôm nào, em khoe được điểm 10, mẹ âu yếm nhìn con gái, nước mắt mẹ chảy ra. Tối nào,mẹ cũng ngồi học bài với em. Học tính, tập đọc, tập viết.... mẹ đều dạy con gái. Đức tính chu đáo, cẩn thận, khiêm nhường,... em đều học được ở mẹ. Cả 4 năm học (lớp Một, lớp Hai, lớp Ba, lớp Bốn) em đều đạt học sinh tiên tiến, được nhận danh hiệu "Cháu Ngoan Bác Hồ", . Ngày 8-3-2014, em mua một bó hoa tặng mẹ, mẹ hôn lên mái tóc em, mẹ cắm hoa lên bàn thờ, rồi mẹ đứng khóc trong làn khói hương quyện. - Tuy bận bịu nhiều, nhưng mẹ vẫn dành cho con gái tất cả tình thương. Con gái mẹ đã lên 11 tuổi rồi, nhưng mẹ vần coi là bé bỏng lắm. Mẹ vẫn gội đầu và tắm rửa cho. Đêm nằm ngủ, mẹ vẫn ôm ấp con gái vào lòng như dạo lên hai tuổi. Sớm nay, mẹ lại dẫn con gái đi thăm mộ bố. Mẹ đi
Tài liệu đính kèm: