Cách đặt tên nhân vật trong truyện ngắn của nam cao

I. Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài

1.1 Cơ sở lý luận

Ðối tượng chung của văn học là cuộc đời nhưng trong đó con người luôn giữ vị trí trung tâm. Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranh thiên nhiên, những lời bình luận.đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho tác phẩm nhưng cái quyết định chất lượng tác phẩm văn học chính là việc xây dựng nhân vật. Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện. Vì vậy, Tô Hoài đã có lí khi cho rằng "Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác".

Nhân vật là “đứa con tinh thần” của nhà văn, được nhà văn hoài công, hoài sức “ thai nghén” . Việc đặt tên cho “đứa con tinh thần” ấy ít nhiều đều thể hiện suy tưởng của nhà văn, thể hiện chủ đề tác phẩm gợi ra phong cách, trào lưu văn học của thời đại. Vậy nên yếu tố tên nhân vật là một vấn đề cần thiết nghiên cứu để tiếp cận gần hơn với tác phẩm.

 

docx 29 trang Người đăng trung218 Lượt xem 5131Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Cách đặt tên nhân vật trong truyện ngắn của nam cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỉ vì chai sâm panh con trai duy nhất của chú đã phải chết. nhưng cái chết của thằng bé ở dây không phải là sự bế tắc mà nó là chi tiết tưởng như không có gì, là cái thở phào nhẹ nhõm cỉa ông bố, cái thở hắt ra ấy cho thấy con người bị tha hóa, hèn mọn đến nỗi sợ hãi còn mạnh hơn tình phụ tử. Ta nhận ra cái bi kịch của nhân vật được Nam Cao miêu tả hết sức tinh vi. Nguyên nhân cái chết của đứa con là bí mật mà chú bếp Tư sống để bụng, chết mang theo. Vì một chai sâm panh mà đổi lấy mạng người, liệu có đáng?Có bao giờ sự sống của đứa con lại chẳng quan trọng bằng nỗi sợ vô hình trong một người cha? Xã hội rẻ rúng tới mức mà tình người bị coi nhẹ đến mức thảm hại. Cái chết của người con, một cái chết lãng xẹt mà đầy ám ảnh.
2.2.3.1.2Nhân vật “ Từ” trong tác Đời thừa
Từ: hiền từ, nhân từ.
Từ - người đàn bà bạc mệnh hiện ra trong những áng văn viết về những kiếp người lầm than trong tác phẩm của Nam cao – Đời thừa .chị hiện lên qua những khắc họa như : Da mặt xanh nhợt, môi nhợt nhạt, mi mắt hơi tim tím, mắt có quần, má hơi hóp lại... Cái bàn tay lủng củng rặt những xương, cổ tay mỏng mảnh. Làn da mỏng, xanh trong, xanh lọc...người đàn bà ấy khắc khổ chẳng những qua dáng hình. 
Người đàn bà với cái tên “Từ” làm cho con người ta liên tưởng đến lòng nhân từ hay sự từ tốn, nhẫn nhịnNam Cao để nhân vật này xuất hiện trong truyện ngắn của mình với tư cách một người đàn bà lỡ làng vì bị tình phụ. Từ ôm con sau ngày đẻ, nhịn đói, mẹ già bị mù, cả mẹ lẫn con chỉ có một cách là khóc cho đến khi nào bao nhiêu thịt để chảy ra thành nước mắt hết, để rồi cùng chết cả Nhưng rồi Hộ xuất hiện giữa lúc đau khổ nhất cuộc đời Từ, nhận nuôi đứa con của Từ, cưới Từ làm vợ, lo tang ma chu đáo cho mẹ Từ. kể từ đó, “gã trẻ tuổi say mê lý tưởng” có tên Hộ phải nai lưng kiếm tiền nuôi cả gia đình, Từ hiểu rằng Hộ khổ là vì Từ, bởi vậy chén nước đến cử chỉ lời nói, chị đã dành cho hộ bao tình thương yêu. Bị Hộ say rượu hắt hủi, đánh đuổi, nhưng Từ vẫn yêu chồng, không thể ôm con bỏ đi được, vì ngoài tình yêu, Hộ còn là ân nhân của chị. Từ yêu chồng bằng một thứ tình yêu rất gần với tình của một con chó đối với người nuôi. Ở chị hội tụ bao đức tính tốt đẹp của người vợ yêu chồng, người mẹ thương con, người phụ nữ dịu dàng, chịu thương chịu khó và giàu đức hi sinh.
2.2.3.1.3 Nhân vật Hộ trong “Đời thừa” cả Nam Cao
Hộ: bảo hộ, giúp đỡ, gợi lên một cái gì đó ấm áp, an toàn với người xung quanh.
Trong tác phẩm của mình Nam Cao đã xây dựng thành công nhân vật Hộ với những nét tiêu biểu cả về ngoại hình lẫn tính cách. Ngay từ đầu truyện Hộ hiện lên với vẻ mặt đăm chiêu sáng tạo, đôi lông mày nhíu lại, vầng trán cao và rộng, Hộ hăng say sáng tác văn chương giống như bao nhà văn yêu nghề thực thụ khác. Hơn thế, Hộ còn là một người đàn ông trượng nghĩa khi dang tay cứu vớt Từ giữa lúc Từ bị phụ tình và đang mang trong mình đứa con của người đàn ông khác. Ta nhận ra ở Hộ một sự bao dung, vị tha hơn người, bởi ở vào cái thời ấy, việc Từ không chồng mà chửa đã là cái sự to tát lắm, và hành động của Hộ không chỉ cứu vớt danh dự của Từ, nó còn cứu sống mẹ con Từ nữa. Hộ sống bằng nghề viết văn, Hộ yêu nghề, nghiêm túc và sáng tạo không ngừng nghỉ ấy thế mà vẫn chỉ đủ ăn, nhưng từ khi có thêm người mẹ già của Từ, cả Từ và những đứa con nối tiếp ra đời thì cuộc sống càng khó khăn hơn. Hộ trọn nghĩa vẹn tình với mẹ Từ, ma chay chu đáo khi bà qua đời, rồi chăm chút con mọn bằng tình yêu thương chân thành nhất của người cha đích thực. Hộ yêu văn chương, văn chương như là lẽ sống của anh, anh từng mơ ước nhưng vì cơm áo, vì đàn con nheo nhóc, Hộ không thể chọn lấy một trong hai con đường: hi sinh nghệ thuật để làm một người chồng, người cha tốt, hoặc vì cái đẹp tối thượng của nghệ thuật mà hi sinh phần con người, làm một con người nhẫn tâm, vô trách nhiệm. Cả hai thứ trách nhiệm ở Hộ đều được ý thức rất cao. Hộ không có quyền, và không thể chọn lấy và hi sinh bất kỳ phần nào.
2.2.3.1.4 Trần Cừ- Trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao
Cừ: có nghĩa là giỏi
Tên nhân vật được chọn là Cừ, một tên gọi mà ngay tự thân nó đã hàm chứa sự xuất sắc, sự ngợi ca của nhà văn với nhân vật. Trần Cừ là đại diện cho lớp thanh niên Việt Nam yêu nước thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Anh là người đội trưởng tiêm đao nhưng chân thành, bình dị, ở anh lại toát lên vẻ yêu đời, khát sống mãnh liệt. Không chỉ thế, anh còn là người chiến sĩ không ngại mưa bom, lửa đạn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ dù biết cái chết cận kề. Anh được cấp trên hết sức tin tưởng, bởi anh tin ở đồng đội của mình và hơn hết, anh tin ở chính mình. Trong cuộc sống thường ngày, anh còn là người bạn, người anh thân tình chan chứa yêu thương với mọi người, cũng vì lẽ đó mà anh được nể phục hết sức.Và trong chiến đấu, ta lại thấy một Trần Cừ hoàn toàn khác, anh mạnh mẽ, quyết đoán và chiến đấu hết mình. Anh luôn là người tiên phong trong mỗi trận chiến, vào sinh ra tử, xông xáo trước tiên. Sống và chiến đấu nơi đầu tuyến lửa nhưng ở Trần Cừ cũng có những phút yếu lòng, ấy là khi anh chứng kiến đồng đội của mình thương vong, anh tự trách mình và cảm thấy có lỗi với họ vì đã không làm tốt hơn. Trong đêm chiến đấu quan trọng để phá lô cốt địch, Trần Cừ đã trúng đạn, anh lảo đảo vì bị thương nhưng vẫn quả quyết mình có thể đứng được và hối thúc người đồng đội tiếp tục làm nhiệm vụ. Anh quên mình hi sinh cho trận chiến, anh chiến đấu như một dũng sĩ cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời. Và sự ra đi của Trần Cừ năm ấy đã không uổng phí, chiến dịch đã thành công, lô cốt địch cũng tan tành. 
. Như vậy, với việc lấy tên nhân vật chính làm tên cho tác phẩm, Nam Cao đã giới thiệu với bạn đọc chân dung một chiến sĩ cộng sản với tấm lòng trân trọng, ngợi ca sâu sắc. Nam Cao đã đứng trên lập trường của một nhà văn cách mạng khi nhìn nhận về nhân vật. Đó là lí do tuy đề tài không mới nhưng truyện ngắn Trần Cừ để lại trong lòng ta nhiều suy ngẫm về một thời chiến đấu oanh liệt của ông cha.
2.2.3.1.5 Nhân vật “Hài” trong Quên điều độ 
Hài: hài hòa, điều độ
 Trong “Quên điều độ” như phần giới thiệu ngay ở đầu tác phẩm, nhân vật Hài “không phải là một người điều độ vì điều độ” mà “vì bắt buộc”. Hắn phải sống hài hòa, điều độ một cách dè sẻn nhất có thể. Từ lúc sinh ra, dường như số phận đã an bài cho hắn phải sống trong hoàn cảnh ấy. Trong mọi mặt của cuộc sống hắn lúc nào cũng phải biết cách tự điều độ. Hắn phải dè sẻn cả sức khỏe bởi sinh ra, hắn đã có bệnh tim, lại bị đau phổi nữa , hắn không thể làm gì nặng nhọc, bác sĩ cũng khuyên Hài không được dạy học. Hài dè sẻn sức khỏe cũng là để dè tiền, cái lối sống như vậy cứ thế thành một thói quen ở y. Hài dè sẻn, điều độ ngay cả trong việc tiêu tiền cho bệnh tật của mình “hắn chỉ chữa bệnh bằng nghệ sống, nước rau má tía, bằng nước tiểu trẻ con”; hắn điều độ ngay cả trong ăn uống để nuôi sống bản thân “ăn có chừng thôi, và chỉ ăn rau...không bao giờ uống rượu, chỉ toàn uống nước lã đun sôi”; hắn điều độ ngay cả trong khoản giải trí cá nhân “không đi xem hát, xem chớp bóng để thì giờ mà ngủkhông đi xe mà chỉ đi bộ”Nói cho cùng, hài không phải điều độ, hài lòng với cuộc sống vốn có mà cuộc sống nghèo nàn bắt hắn phải sống cuộc sống lúc nào cũng dè sẻn như vậy. Và vì không thể thay đổi được thực tế khốn khó của mình, Hài đã dùng một phép thắng lợi tinh thần là luôn tự an ủi mình “Người điều độ thật là một người khôn ngoan”. Qua nhân vật Hài, Nam Cao thể hiện sự thông cảm, sẻ chia đối với cuộc sống nghèo khổ, bế tắc của người trí thức. Ở họ luôn canh cánh một nỗi lo cơm áo gạo tiền mà nó đã ăn sâu vào máu, nó trở thành một lối sống “ hài”.
Nhân vật “ Chí Phèo” trong tác phẩm cùng tên.
 “Chí Phèo”: chí hướng, ý chí của con người. Phèo là đồ bỏ đi như “phèo” của con lợn.
Nhắc đến tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao ắt phải nhắc đến quá trình lưu manh hóa biến con người thành quỷ dữ. Con người ấy chính là anh “Chí”, với cái tên gợi cho người ta đến “chí hướng, ý chí” của con người. “Chí” là cái tên mà người ta gọi trước khi linh hồn anh bị rẻ rúng trao cho quỷ dữ. “ Chí” đã từng là một người nông dân lương thiện, hiền lành như cục đất. Con người ấy dù có tuổi thơ bất hạnh, bị chuyền tay như một món hàng nhưng vẫn giữ trọn những vẻ đẹp tâm hồn cao quý, thiêng liêng của một đời lương thiện, biết phải trái, đúng sai, biết tự trọng. Nhưng bàn tay của bọn cường hào phong kiến (mà đại diện là Bá Kiến) và cái nhà tù thực dân không cho con người hiền ấy sống đời lương thiện. Chúng hùa với nhau, tước đi của Chí cả nhân hình, nhân tính của người nông dân lương thiện, để biến anh Chí thành thằng Chí Phèo, biến anh canh điền hiền lành, chăm chỉ thành kẻ lưu manh có mỗi một nghề là rạch mặt ăn vạ “Chí Phèo”.
“Phèo” là cái vế được thêm vào khi anh bước qua một trang mới của đời người. “Phèo” là đồ bỏ đi của con lợn, Chí Phèo là hạng người cùng đinh, bị coi là cặn bã trong xã hội cũng giống như cái phèo lợn là phần bỏ đi trong cơ thể con lợn, mà cái gì đã bỏ đi thì không có tác dụng, con người ta ai thèm để ý quan tâm tới vật đã bỏ đi. số phận thống khổ của Chí Phèo cũng vậy, Nỗi thống khổ ghê gớm đến tột cùng. Nỗi thống khổ đó không phải là không nhà, không cửa, không cha không mẹ, không họ hàng thân thích; mà chính là Chí Phèo bị xã hội vằm nát cả một mặt người, cướp đi linh hồn người, phải sống kiếp sống tối tăm của con vật lạ. Đó chính là nỗi thống khổ của cá thể sinh ra là người nhưng lại không được làm người và bị xã hội từ chối, xua đuổi như loài ác ma, như loài quỷ dữ. Sau khi trở về từ nhà tù, Chí Phèo không còn bản chất của một anh nông dân chăm chỉ làm ăn, có ước mơ hoài bão nữa, hắn trở thành một kẻ lưu manh nát rượu, một kẻ chuyên rạch mặt ăn vạ, khiến cả làng Vũ Đại ai ai cũng căm ghét, sợ hắn, ghê tởm hắn... Chẳng những thế mà Chí xuất hiện ngay đầu tác phẩm trong cơn say với những tiếng chửi : “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại” Dù say rượu đến điên khùng, Chí Phèo vẫn như cảm nhận thấm thía "nông nỗi" khốn khổ của thân phận mình .Đúng... Tiếng chửi ấy không chỉ là lời của một tên bợm rượu khi đã say mà đó còn là “lời bắt chuyện”, “van xin” kẻ khác nói chuyện với mình, bởi nếu người ta chửi lại hắn cũng đồng nghĩa vẫn còn có người coi hắn là con người. Nhưng trớ trêu thay, không ai thèm để ý đến lời chửi của Chí, ai cũng cho rằng “chắc nó chừa mình ra”, khi ấy Chí Phèo vô hình trở thành kẻ cặn bã của xã hội, xấu xa, đáng khi bỉ, đáng bỏ đi như chính cái đoạn “phèo” của con lợn vậy.
Tên nhân vật thể hiện số phận, cuộc đời.
Nhân vật Lão hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc”
Hạc: là loài chim chuyên kiếm ăn trên đồng ruộng, bữa đói, bữa no.
Đến với nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên , chỉ nhắc đến tên nhân vật , người đọc chưa cần đi sâu tìm hiểu tác phẩm cũng có thể nhìn ra cuộc đời , số phận nhân vật chính qua cái tên “ lão Hạc”. Trong ca dao , dân ca không còn xa lạ với câu ca dao:
“ Thân em như con hạc đầu đình
Muốn bay không cất nổi mình mà bay”.
Con hạc đầu đình là một vật dụng để thờ , thường được làm bằng gỗ hay bằng đồng, được đặt ở nơi đình miếu, đền , chùa...Nhìn hình ảnh con hạc ấy , rồi nghĩ đến nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao ta thấy những nét tương đồng
“Lão Hạc”, cái tên “Hạc” ngoài gợi cho con người ta liên tưởng đến loài chim hạc, nó rất gần với loài cò – loài động vật rất thường xuyên xuất hiện trong văn học dân gian Việt Nam, biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của người nông dân như siêng năng, cần mẫn, lam lũ, chịu khó, hiền lành, chất phác... Có được hạt gạo dẻo thơm thì phải một nắng hai sương, đắng cay muôn phần thấm bao mồ hôi. Cuộc sống của họ chẳng khác nào:
“Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Cò về đến luỹ cò ơi
Con mày bỏ đói ai nuôi hỡi cò!”
Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao cũng vậy, cũng là một người nông dân hiền lành chịu thương chịu khó, lam lũ, chất phác 
 Rõ ràng khi quyết định đặt tên cho nhân vật của mình Nam Cao đã suy nghĩ và lựa chọn rất kĩ , để gợi mở tạo sức hút cũng như sự tò mò của người đọc về nhân vật - “lão hạc” , tên nhân vật đã phần nào gợi lên cuộc đời , số phận của chính họ. Như con hạc kia , muốn bay không cất nổi mình mà bay. Trong suốt cuộc đời , lão Hạc phải cắn răng chịu đụng bao đau thương tủi nhục. Nếu có than thở thì tiếng than thở của lão Hạc cũng không thể thấu tới trời xanh. Cái vòng luẩn quẩn, nghiệt ngã của số phận trói buộc lão, lão khó bề thoát khỏi. Dù có muốn vùng đậy để cắt đứt , phá vỡ , cố vượt qua những xiềng xích , khó khăn thì cũng không đễ dàng gì. Lão Hạc cũng giống như bao người nông dân nghèo khó , với cuộc sống cơ cực tối tăm trước CMT8 , cũng như số phận con hạc , cuộc đời lão là muôn vàn bất hạnh , vợ lão mất sớm ,con trai lão phẫn chí vì nghèo không lấy được vợ bỏ đi đồn điền cao su, lão chỉ còn con chó Vàng kỉ vật của con trai lão để lại . Vậy mà cùng lúc lão phải đối mặt với cái đói , tuổi già , ốm đau , bệnh tật . cũng như những con hạc kia “ muốn bay không cất nổi mình” , Lão Hạc cố gắng gượng , vùng vẫy trong sự nghèo đói , bế tắc , ban đầu là “ luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai” “ khoai cũng hết , lão chế tạo được món gì ăn món đấy. Hôm thì lão ăn củ chuối , hôm thì lão ăn sung luộc hôm thì ăn rau má với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai bữa ốc ‘ ... rồi lão phải bán cậu Vàng – con chó mà lão yêu quý nhất , trong sự đau khổ tột độ. Cũng “ không cất nổi mình mà bay” lão chọn cái chết, cái chết như của một con vật , lão ăn bả chó, chết trong sự đau đớn dữ dội.
 Đi vào khám phá và tìm hiểu tác phẩm , người đọc có thể hiểu vì sao Nam Cao lại đặt tên cho nhân vật của mình là “ lão Hạc “ mà không phải một cái tên khác, rõ ràng tên nhân vật đã thể hiện cuộc đời , số phận nhân vật như một con vật mang trên mình bao gánh nặng khổ đau . cả đời không thoát khỏi vòng xoáy của số phận trong xã hội vẫn còn đầy rẫy tối tăm , cuộc đời , số phận con người không hơn con vật là mấy cũng nhỏ bé , bất hạnh 
2.2.3.2.2 Nhân vật Lộ trong “Tư cách mõ”
Lộ: là lộ liễu, phơi bày, phô hết ra, nó còn được hiểu là con đường, mà cụ thể ở đây là con đường tha hóa của nhân vật Lộ.
 Trong “Tư cách mõ” Lộ là một người “lành” như đất. Lộ sinh ra là con một ông quan viên tử tế hẳn hoi. Cờ bạc không, rượu chè không, anh chỉ chăm chăm chúi chúi làm để nuôi vợ, nuôi con, ăn ở phân minhkẻ trên người dưới, hàng xóm láng giềng ai cũng mến. Bỗng chốc, Lộ bị biến thành một thằng mõ. Trong những bữa cỗ, hắn tự đi bưng cỗ, và “chọn lấy một cỗ thật to để các anh trông thấy mà thèm”, sau đấy “ hắn không những đòi cỗ to mà còn xin thêm xôi, thêm thịt, thêm cơm nữa. Không đem lên cho hắn thì hắn tự xông vào chỗ làm cỗ mà xúc lấy. Ăn hết bao nhiêu thì hết, còn hắn gói đem về cho vợ con ăn, mà nếu vợ con ăn không hết, thì kho nấu để lại ăn hai, ba ngày”. Như vậy từ một người hiền như đất, vì miếng ăn cùng với sự xúc phạm, ghen tị, xa lánh của những người xung quanh đã biến anh cu Lộ thành “một thằng mõ cũng đê tiện, cũng lầy là, cũng tham ăn” như bất kỳ “một thằng mõ thực thụ” nào.
 Lộ hiểu theo nghĩa Hán - Việt có nghĩa là con đường. Vậy có một câu hỏi đặt ra là: Nhân vật này chọn cho mình con đường nào để đi? Đến với “Tư cách mõ”, ta dễ dàng nhận ra được anh cu Lộ chỉ là một thằng mõ trong làng. Trước khi trở thành mõ, Lộ vẫn là một anh nông dân hiền lành chất phác, “không hề có cái tính tắt ma, tắt mắt”, “ăn ở phân minh” nên được mọi người rất yêu quý. Nhưng chính sự ghen tị, hùa với nhau mỉa mai, xa lánh của mọi người đã góp phần đẩy hắn trượt dài trên con đường tha hóa. Lộ không còn là anh nông dân hiền lành, hắn tỏ ra bất cần, côn đồ. Rõ ràng, chỉ vì miếng ăn mà Lộ không còn ý thức được phẩm giá của bản thân. Hắn lấy làm tự hào, vênh váo, xấc láo đối với tất cả mọi người, khiến mọi người khinh ghét, bỏ rơi hắn.
 Như vậy, Lộ không chỉ là cái tên Nam Cao chọn dùng để gọi tên cho nhân vật của mình mà Lộ còn cho ta thấy được cả một quá trình tha hóa của 1 con người đi từ cái đẹp đến cái xấu xa nhất. 
 Khác với nhiều nhà văn cùng thời, Nam Cao nói về miếng ăn hơn là về cái đói, nói về cái nhục hơn là về cái khổ. Một bữa no cũng là chuyện miếng ăn.Tư cách mõ cũng là chuyện miếng ăn. Trẻ con không biết ăn thịt chó, Sống mòn cũng là chuyện miếng ăn.  Về điều này GS Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét: “Nếu như ở các tác phẩm của Ngô Tất Tố đằng sau miếng ăn là tiếng kêu cứu đói thì ở các tác phẩm của Nam Cao lại là tiếng kêu cứu lấy nhân cách, nhân phẩm, nhân tính của con người đang bị cái đói và miếng ăn làm cho tiêu mòn đi, hủy diệt đi”.
Nhân vật “ Lang Rận” trong tác phẩm Lang Rận
Rận: là con vật nhỏ bé, sống chui lủi kí sinh trên động vật hoặc con người, bị con người ghê sợ.
Nhân vật “lang Rận “ trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao đã phần nào thể hiện được số phận, cuộc đời của nhân vật này.“ rận” là loài côn trùng nhỏ bé bám vào da của con người hay động vật , dùng cách hút máu để sống . Môi trường sống của loài rận thường bẩn , ít được vệ sinh nhân vật lại được đặt tên theo loại côn trùng này đã gợi mở ra số phận nhân vật , nhỏ bé, mang trên mình thân phận thấp kém, rẻ rúng, bẩn thỉu... .
“Lang Rận”, đường đường kẻ mang danh là thầy lang, một “ doctor” đi bốc thuốc chữa bệnh , công việc cao quý nhưng ngược lại “ lang Rận “ đi đâu cũng không được chào đón mà là xua đuổi , khinh ghét. Được ở trọ nhà ông Cựu đẩu , lang Rận như con vật nhỏ bé kia , bám trụ bằng sự bố thí , nuôi ăn của nhà ông Cựu . Số phận nhân vật được thể hiện ngay qua cách đặt tên , rận là con côn trùng bị khinh ghét , cũng như vậy lang Rận “ bị họ khinh bỉ, lườm nguýt , phỉ nhổ, nhạo cười , chế giễu đủ trăm hình , trăm cấp. Ông hơi mở miệng là bị bọn họ chặn họng ngay. Ông hơi nhích môi cười là họ khoặm ngay mặt lại , nhổ bọt đến phì một cái “. Cách đặt tên nhân vật của Nam Cao quả thật rất đắt giá , chỉ bằng 1 cái tên người đọc có thể nhìn ra số phận của nhân vật , xót xa thay con người được coi như loại côn trùng đáng khinh bỉ , nhỏ bé , không có tiếng nói và bất công . sự sống và cái chết của họ trở thành thú vui cho những người có tiền , cái chết của lang rận đến bất ngờ , dễ dàng như cái chết người ta dành cho những con côn trùng kia. 
2.2.3.2.4 Nhân vật “ Chị đĩ Chuột: trong tác phẩm Nghèo
Chuột: Tên một loài động vật thuộc họ gặm nhấm, hay sống ở bờ bụi, nhem nhuốc.
Nó là con vật nhỏ bé , thường bị con người ghét bỏ, sống chui lủi , đói khổ , luôn trong trạng thái thiếu thốn thức ăn . trong ca dao, tục ngữi Việt Nam , có một số câu thành ngữ , tục ngữ quen thuộc như :” len lén như chuột ngày “, “ lù rù như chuột chù phải khói”,”mặt như chuột kẹp “ hay “ướt như chuột lột”... dù ở trong trường hợp nào thì đa số con chuột đều chịu cảnh khổ cục , nhỏ bé , bất hạnh.
Cái tên “chị đĩ Chuột” gợi lên trong lòng ta bao suy ngẫm về cuộc đời và số phận nhân vât. Trong tác phẩm của mình, Nam Cao đã để cho nhân vật khoác lên mình tấm áo đầu tiên đầy băn khoăn ấy là cái tên hết sức đặc biệt. “Chị đĩ Chuột” một cái tên bình dị đến mức quê mùa, phảng phất chút khắc khổ như đúng bản chất của nó, ngay cả trong tác phẩm mà chị hóa thân, cuộc đời của chị cũng được miêu tả bằng những trang văn đượm buồn, đầy ám ảnh. 
 Câu chuyện xoay quanh cảnh nghèo túng của gia đình chị Chuột. Chồng chị ốm nặng thuốc thang mãi vẫn chẳng thuyên giảm. Chị Chuột thương chồng chạy vạy khắp nơi. Trong nhà chỉ còn một chút gạo trắng, chị cũng dành nấu cơm nấu cháo cho chồng, mong chồng chóng khỏi dù chị và con phải ăn rễ khoai, củ sắn thậm chí là cả bát cháo cám đắng khét. Biết vợ và con đã khổ vì mình nhiều, anh Chuột không chịu ăn cơm trắng, dành phần ấy cho mấy đứa con đói nheo nhóc và vợ, còn anh sau nửa năm trời đổ bệnh anh đã muốn buông xuôi để không là gánh nặng thêm cho vợ con. Anh bảo chị cầm nót số tiền ít ỏi vừa bán hai buồng chuối non và con chó mực đi mua gạo, trong lúc ấy anh Chuột ở nhà tìm cách kết liễu đời mình. Cùng lúc đó tiếng bà Huyện siết nợ mớ gạo vừa mua của mẹ con chị Chuột ngoài cổng, anh Chuột giận dữ đạp tung cái ghế treo cổ tự vẫn. Anh Chuột giãy dụa đau đớn còn mẹ con chị Chuột thì gào khóc thảm thiết. 
Hiện lên trong tác phẩm của Nam Cao nhân vật “ đĩ Chuột” là người vợ tảo tần, người mẹ hết lòng vì con nhưng lại gặp phải hoàn cảnh sống éo le vô cùng. Ta nhận ra sự khắc khổ ngay từ cách ăn, nếp ở rồi cái dáng vẻ rụt rè của chị khi lo láng cho sức khỏe của chồng. Rồi đây, khi anh Chuột chết đi , cuộc sống của chị và những đứa con thơ dại sẽ ra sao khi mà những món nợ và ngheo đói vẫn còn đó?Cuộc sống sẽ leo lắt, dập duềnh, giống như cái tên của chị đã thể hiện tất cả. Xã hội Việt Nam những năm trước cách mạng là những năm đen tối bùn lầy, nó nhần chìm bao số phận con người đáng thương,cái nghèo, cái đói giết chết ý chí, khát vọng sống để rồi người sống không nổi, người chết không được yên mồ. Qua đây, Nam Cao không chỉ nói lên tiếng nói đồng cảm mà còn gián tiêp tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy bao người xuống vũng bùn của xã hội. 
Tên nhân vật thể hiện tư tưởng, chủ đề.
 Nhân vật “ anh Kim” trong Mua nhà
Kim: từ cũ có nghĩa là tiền, vàng.
Câu chuyện là lời tâm sự, dãi bày của nhân vật “tôi” với người bạn của mình là “ anh Kim” về hoàn cảnh gia đình và những nỗi băn khoăn, bất lực trước mối lo tiền bạc, nhà cửa và cuộc sống cho vợ con. “ Anh Kim” là một nhân vật không xuất hiện trực tiếp, không được miêu tả cụ thể về ngoại hình, tính cách mà nhân vật này chỉ là cái cớ để nhân vật “tôi” giao tiếp.
“Kim”: từ cũ có nghĩa chỉ tiền bạc.Mua nhà, là câu cuyện xoay quanh cuộc sống bần cùng, khó khăn của một trí thức trẻ bộn bề với những cơm, áo, gạo, tiền. “Tôi” cảm thấy hổ thẹn với những người bạn về hoàn cảnh của gia đình mình, một ngôi nhà tre điêu tàn, mu

Tài liệu đính kèm:

  • docxCach_dat_ten_nhan_vat_trong_truyen_ngan_Nam_Cao.docx