Cách sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 8 để dạy phần Nam Á

 Địa Lí là một bộ môn khoa học, nó cung cấp những kiến thức kỹ năng phổ thông cơ bản và hình thành năng lực, phẩm chất cần thiết cho học sinh. Điều đó được trình bày ở sách giáo khoa thông qua hệ thống kênh chữ và kênh hình. Như vậy để nắm chắc kiến thức địa lí phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn trong việc khai thác hệ thống kênh hình và kênh chữ. Sở dĩ như vậy vì kênh hình ngoài chức năng đóng vai trò là phương tiện trực quan minh họa cho kênh chữ nó còn là một nguồn tri thức lớn có khả năng phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong quá trinh học tập. Bên cạnh đó thông qua kênh hình con đường nhận thức của học sinh được hình thành, giúp cho học sinh tự mình phát hiện và khắc sâu kiến thức. Sử dụng kênh hình còn giúp giáo viên tổ chức dạy và học theo đặc trưng bộ môn đạt hiệu quả cao.

Trong thời gian gần đây sách giáo khoa Địa lí có nhiều thay đổi phù hợp hơn với nhu cầu đổi mới dạy và học. Trong đó số lượng kênh hình chiếm tỉ lệ khá cao với nội dung phong phú: bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu và được thể hiện bằng màu sắc có tính khoa học, trực quan đảm bảo thuận lợi cho việc dạy và học theo hướng phát huy tích cực chủ động của học sinh. Tuy nhiên qua thực tế giảng dạy cho thấy việc khai thác kênh hình của học sinh rất lúng túng: khi gọi học sinh phân tích lược đồ hay bảng số liệu các em không biết làm như thế nào, trả lời điều gì ? Điều đó cho thấy nhiều em chưa có kĩ năng khai thác kênh hình. Để khai thác được tối đa hệ thống kiến thức của sách giáo khoa, việc hướng dẫn cho học sinh phương pháp khai thác kênh hình là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên Địa lí. Vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu về khai thác kênh hình, với quy mô cho phép của đề tài này tôi tập trung nghiên cứu và ứng dụng “cách sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 8 để dạy phần Nam Á”.

 

docx 24 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4349Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Cách sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 8 để dạy phần Nam Á", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình trong SGK Địa lí 8 phần Nam Á.
a. Các bước sử dụng và khai thác lược đồ.
b. Trình tự các bước sử dụng, khai thác tranh ảnh .
c. Trình tự các bước sử dụng và khai thác bảng số liệu .
Tăng cường cho học sinh làm các bài tập về nhà về lược đồ, bảng số liệu, sau mỗi lần giao bài tập cho giáo viên cần có sự kiểm tra, đánh giá kết quả làm bài của học sinh. 
Đối với mỗi dạng dạng kênh hình, giáo viên cần rút ra những điểm cần chú ý khi tiến hành khai thác.
Như vậy kênh hình có thể khai thác từ nhiều góc độ khác nhau. Để thực hiện phương pháp trên đòi hỏi giáo viên phải đầu tư công sức chuẩn bị bài thật kĩ thì việc lĩnh hội kiến thức của học sinh có hiệu quả.
4 . Thời gian tạo ra giải pháp
Tôi tiến hành thực hiện giải pháp trong năm học: 2014 - 2015
B. NỘI DUNG
I . Mục tiêu
Qua tìm hiểu và nghiên cứu tôi thấy trong sách giáo khoa Địa lí 8 nội dung mỗi phần, mỗi bài học, mỗi đơn vị kiến thức đều có sự thể hiện của cả kênh hình và kênh chữ. Phần kênh hình chủ yếu là nguồn tri thức dựa vào đó giáo viên hướng dẫn học simh tự quan sát, tìm tòi, phát hiện kiến thức Học sinh dựa vào việc quan sát các tranh ảnh, lược đồ, lắt cắt, bảng số liệu để tìm kiếm những thông tin bổ sung cho kênh chữ từ các kênh hình đó.
Kênh hình để dạy học phần Nam Á trong sách giáo khoa Địa lí 8 rất phong phú: 
- Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á (H 10.1 / Tr.33- SGK)
- Lược đồ phân bố mưa ở Nam Á (H10.2 /Tr35 - SGK)
= Lược đồ phân bố dân cư ở Nam Á (H11.1 / Tr .37 - SGK)
Ảnh: hoang mạc Tha, núi Hy-ma-lay-a, đền Tát Ma- han, một vùng nông thôn ở Nê-pan, thu hái chè ở Xri Lan -ca.
Bảng số liệu 11.1 và 11.2 (Tr .38.39 - SGK) 
Với những nội dung cơ bản trên, mục đích vươn tới của đề tài này chính là tìm hiểu và ứng dụng cách hướng dẫn học sinh sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình theo phương pháp tích cực để dạy học phần Nam Á. Qua đó giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, óc thông minh, sáng tạo, tính tự học của bản thân để thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức 
II . Phương pháp tiến hành
1. Mô tả giải pháp của đề tài
Để rèn cách sử dụng và khai thác kênh hình cho học sinh lớp 8, tôi đã thực hiện các giải pháp cụ thể dưới đây:
1.1. Trước hết cho học sinh nắm đặc điểm kênh hình trong SGK Địa lí 8 nói chung và khu vực Nam Á nói riêng. 
Nếu như trước đây, SGK với khổ giấy nhỏ, chủ yếu là kênh chữ, kênh hình rất hiêm hoi. Hiện nay cải cách chương trình và SGK kênh hình được chú trọng trung bình mỗi bài co 4 - 5 kênh hình. Chất lượng kênh hình tăng lên rõ rệt và phù hợp với hệ thống kênh chữ giúp cho giáo viên tiến hành giảng dạy và hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức địa lí thông qua kênh hình hiệu quả hơn.
Nhìn chung các kênh hình được bố trí trên khổ giấy tương đối rộng cho nên không những đảm bảo tính trực quan, thẩm mĩ mà còn kích thích hứng thú học tập của học sinh. Dựa vào hệ thống kênh hình được cung cấp, học sinh tri giác nhanh, phát hiện ra các xu thế chính, các đặc điểm chủ yếu của sự vật hiện tượng. Ngoài ra một số sơ đồ, biểu đồ còn thể hiện cả mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng, các quá trình địa lí, các lược đồ trong SGK được khái quát hoá nhằm nhấn mạnh các kiến thức quan trọng nhất.
Kênh hình được bố trí không những trong các bài học lí thuyết mà còn được thể hiện trong các bài thực hành nên việc rèn luyện kĩ năng địa lí với kênh hình cũng chiếm một vị trí quan trọng. Lúc này việc rèn luyện kĩ năng địa lí được chuyển hoá sang việc xây dựng một số loại kênh hình phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Ngoài ra, ngay dưới mỗi kênh hình đều có những câu hỏi đòi hỏi mức độ tư duy của học sinh. Qua hệ thống câu hỏi này khi quan sát kênh hình học sinh có được những định hướng cụ thể cho việc tự lực tìm ra tri thức địa lí.
Như vậy, với những đổi mới về chương trình và sách giáo khoa theo quan điểm dạy học tích cực tạo ra nhiều tình huống học tập. Kiến thức được trình bày bằng nhiều hình thức khác nhau thông qua kênh hình và kênh chữ. Điều này tạo nên hứng thú học tập bộ môn, kích thích lòng ham hiểu biết giúp việc dạy và học trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.
1.2. Các loại kênh hình trong SGK Địa lí 8
* Lược đồ
Lược đồ là các loại bản đồ vẽ sơ lược các nội dung chính cần thiết, phục vụ riêng cho từng bài học. Lược đồ in trong SGK có tác dụng minh hoạ cho bài giảng của giáo viên - học sinh khai thác những tri thức tiềm ẩn, làm cho bài học trở nên sinh động, học sinh dễ tiếp thu, khắc sâu được kiến thức và qua đó hiệu quả của giờ học địa lí được nâng cao hơn.
Trong quá trình giảng dạy giáo viên nên kết hợp giữa các lược đồ in trong SGK với các bản đồ, lược đồ treo tường, Alat. Có như vậy thì kiến thức truyền đạt cho học sinh mới đầy đủ.
* Biểu đồ:
Biểu đồ được xây dựng trong chương trình SGK Địa lí 8 được thể hiện bằng các màu sắc có tính trực quan. Trong đó, tuỳ vào nội dung cụ thể của từng bài mà xây dựng các lọai biểu đồ khác nhau cho phù hợp.
Các loại biểu đồ cơ bản được sử dụng là:
- Biểu đồ hình tròn
- Biểu đồ hình cột
- Biểu đồ kết hợp
Trong giảng dạy địa lí các loại biểu đồ có vai trò hết sức quan trọng, nó là phượng tiện trực quan các số liệu thống kê để học sinh khai thác kiến thức đồng thời là phương tiện để học sinh rèn luyện kĩ năng địa lí.
* Bảng số liệu thống kê
Là các số liệu thống kê riêng biệt được tập hợp thành bảng, trong đó các số liệu thống kê có mối quan hệ với nhau.
Số liệu thống kê giúp cho giáo viên giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho học sinh, dùng để minh hoạ các nội dung cảu bài học. Trong SGK Địa lí 8, các bảng số liệu thống kê hầu hết các số liệu thống kê đảm bảo tính khoa học, mức độ chính xác cao. Điều này tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập địa lí. Giúp cho việc phân tích các hiện tượng địa lí được chính xác và phù hợp với xu thế phát triển.
* Các sơ đồ, lát cắt địa hình
Hiện nay, với việc dạy học theo xu hướng mới, sơ đồ không chỉ thể hiện các đối tượng địa lí cụ thể và các mối quan hệ của chúng mà còn dùng để tiến hành sơ đồ hoá trong quá trình dạy học địa lí. Nghĩa là toàn bộ nội dung bài học được giáo viên tóm tắt lại bằng sơ đồ. 
*. Tranh ảnh 
Tranh ảnh là một trong những phương tiện quan trọng giúp các em hình thành những biểu tượng và khái niệm địa lí cụ thể, cũng như hình dung ra được các đối tượng địa lí. Tranh ảnh trong SGK được lựa chọn để phục vụ sát với nội dung mỗi bài.
1.3. Kênh hình phần Nam Á và vai trò của nó.
Với đặc điểm kênh hình và các loại kênh hình đã trình bày ở phần trên thì giáo viên cần phải xác định được vai trò của kênh hình Địa lí 8 nói chung, của từng kênh hình khu vực Nam Á nói riêng. Có như vậy mới hướng dẫn học sinh sử dụng và khai thác kênh hình cụ thể ở từng hình có hiệu quả.
a. Lược đồ 
Lược đồ là một phương tiện trực quan, một nguồn tri thức địa lí quan trọng. Qua lược đồ học sinh có thể nhìn một cách bao quát những khu vực lãnh thổ rộng lớn, những vùng lãnh thổ xa xôi mà họ chưa bao giờ có điều kiện đặt chân tới.
Về mặt kiến thức, lược đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và những mối quan hệ của các đối tượng địa lí mà không một phương tiện nào khác có thể làm được. Những kí hiệu, màu sắc, cách biểu hiện trên lược đồ là những nội dung địa lí đã được mã hoá trở thành thứ ngôn ngữ đặc biệt đó là ngôn ngữ lược đồ.
Về mặt phương pháp, lược đồ được coi là phương tiện trực quan giúp cho HS khai thác, củng cố kiến thức và phát triển tư duy trong quá trình học địa lí.
* Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á (H 10.1)
Giúp học sinh có cơ sở để xác định vị trí địa lí, mô tả địa hình và rút ra nhận xét về đặc điểm vị trí địa lí, đặc điểm địa hình của khu vực Nam Á.
* Lược đồ phân bố mưa ở Nam Á (H 10 .2)
Giúp học sinh xác định được khu vực Nam Á nằm trong khu vực môi trường nhiệt đới gió mùa và nêu đặc điểm của môi trường nhiệt đới gió mùa.
Trình bày được sự phân bố mưa của khu vực và giải thích rõ vì sao lại có sự phân bố mưa như vậy.
* Lược đồ phân bố dân cư Nam Á (H 11.1)
Giúp học sinh có cái nhìn tổng quát và cụ thể về sự phân bố dân cư, đô thị của khu vực Nam Á. Dựa vào kiến thức đã học để giải thích sự phân bố dân cư của khu vực.
 b. Tranh ảnh 
Học địa lí không thể nói đến nơi này, nơi kia, thành phố này, thành phố nọ, ngành sản sản xuất này, ngành sản xuất khác Học sinh lại không có điều kiện tiếp xúc, nhìn tận mắt tất cả những cái đó. Tranh ảnh đã giúp các em biết đến những điều ấy và hình dung ra các hiện tượng địa lí. 
 * Ảnh hoanh mạc Tha (H 10.3)
Giúp học sinh củng cố thêm biểu tượng về môi trường hoang mạc.
 * Ảnh núi Hy-ma-lay-a.
Giúp học sinh có được biểu tượng về dãy núi cao nhất ở châu Á và thế giới, một bức tường thành chắn gió mùa đông bắc ở khu vực Nam Á. Quan sát ảnh này giáo viên chỉ cần giúp học sinh mô tả khái quát về độ cao, về hình tượng của đỉnh và sườn núi có sự thay đổi cảnh quan.
* Đền Tat Ma-han (H 11.2)
Cho học sinh biết được một số công trình kiến trúc văn hóa nổi tiếng của Ấn Độ.
* Ảnh một vùng nông thôn ở Nê-pan (H 11.3) và thu hái chè ở Xri Lan-ca (H 11.4)
Giúp học sinh thấy tiện nghi sinh hoạt, nhà ở còn nghèo, thô sơ. Diện tích canh tác nhỏ, hình thức lao động thủ công, lạc hậu. Điều đó cho biết các nước trong khu vực Nam Á có nền kinh tế đang phát triển, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
c. Bảng số liệu 
Các số liệu thống kê nói chung và bảng số liệu thống kê nói riêng có ý nghĩa nhất định trong việc cung cấp các tri thức địa lí cho HS. Chúng có tác dụng soi sáng, giải thích được các khái niệm và qui luật địa lí. Không thể hình dung ra được một nước nếu không biết kích thước, số dân, mật độ dân số, cơ cấu kinh tế, sản lương các ngành kinh tế của một địa phương nào đó. 
* Bảng số liệu 11.1 (Tr.38 - SGK): là cơ sở học sinh đọc, so sánh, phân tích để rút ra nhận xét về số dân Nam Á đông đứng thứ 2 châu Á chỉ sau khu vực Đông Á .
* Bảng số liệu 11.2 (Tr.39 -SGK): là cơ sở để học sinh phân tích và rút ra nhận xét về xu hướng chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của Ấn Độ (giảm giá trị tương đối của ngành nông - lâm - thủy sản, tăng ngành công nghiệp và đặc biệt tăng giá trị ngành dịch vụ). Sự chuyển dịch đó phản ánh xu hướng phát triển kinh tế của Ấn Độ theo hướng độc lập, tự chủ và hiện đại.
Như vậy việc xác định vai trò của mỗi kênh hình để dạy học phần Nam Á rất quan trọng, nó không những giúp giáo viên và học sinh có định hướng đúng mà còn giúp khai thác kiến thưc sâu rộng hơn.
Kênh hình trong SGK Địa lí và trong phần Nam Á nói riêng không những là nguồn tri thức mà dựa vào đó giáo viên hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu kiến thức, nó còn là phương tiện trực quan sinh động minh họa cho kênh chữ (có rất nhiều tri thức dùng kênh chữ không mô phỏng được hết). Nên kênh hình có nhiệm vụ hoàn chỉnh hơn nội dung phần kiến thức kênh chữ.
Ví dụ minh họa:
* Phần vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á 
+ Về vị trí địa lí: Trong SGK không trình bày cụ thể vị trí địa lí của khu vực mà yêu cầu học sinh quan sát H 10.1 để xác định. 
+ Về địa hình: Nội dung kênh chữ ở trang 34 đã mô tả đặc điểm 3 miền địa hình của khu vực khá rõ. Sử dụng lược đồ H 10.1 nhằm giúp học sinh quan sát lược đồ, dựa vào màu sắc kết hợp với nội dung kênh chữ trong SGK để mô tả 3 miền địa hình trên bằng lược đồ.
+ Khí hậu: Nội dung kênh chữ trong SGK chưa trình bày cụ thể sự phân bố mưa của khu vực Nam Á. Lược đồ H 10.2 nhằm giúp học sinh xác định được khu vực Nam Á thuộc đới khí hậu nào. Nam Á có sự phân bố mưa không đều và giải thích được sự phân bố đó.
* Phần dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á .
Trong SGK cũng không nêu đặc điểm dân cư Nam Á.
Quan sát lược đồ H 11.1 dựa vào độ lớn và mật độ các chấm trên lược đồ có thể biết được mật độ dân số và sự phân bố dân cư của 3 khu vực này. Giáo viên cần nhấn mạnh thêm để học sinh hiểu rằng Ấn Độ là nước có dân số đông (đứng thứ 2 trên thế giới), dân số trẻ và tăng nhanh.
Qua phân tích trên, ta thấy được sự kết hợp nhuần nhuyễn của kênh hình và kênh chữ trong SGK địa lí. Kênh chữ có vai trò trình bày, gợi dẫn kiến thức. Kênh hình có nhiệm vụ minh họa, bổ sung cho những điều mà kênh chữ không thể nói bằng lời. Nắm được đặc điểm đó người giáo viên sẽ có phương pháp tối ưu để giúp học sinh nắm bắt kiến thức nhanh và chính xác nhất.
1.4. Cách hướng dẫn học sinh sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình trong SGK Địa lí 8 phần Nam Á.
* Để giúp học sinh biết đọc, phân tích, nhận xét và rút ra kiến thức từ các hình trong phần này giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng, khai thác theo các bước sau:
Bước 1: Đọc tên của mỗi kênh hình để xác định xem kênh hình đó thể hiện đối tượng địa lí nào, ở đâu?
Bước 2: Đọc chú giải (nếu có) để biết được các đối tượng, hiện tượng địa lí đó được thể hiện như thế nào(kí hiệu nào)?
Bước 3: Tìm tên và vị trí của đối tượng trên bản đồ.
Bước 4: Quan sát các đối tượng trên kênh hình, nhận xét đặc điểm tính chất của nó.
Bước 5: Xác lập mối quan hệ địa lí giữa các đối tượng trên kênh hình với kiến thức đã học để rút ra kết luận mới.
Sau đây là những cách sử dụng, khai thác kênh hình cụ thể ở từng dạng:
Với lược đồ 
 Đọc và phân tích lược đồ là một kĩ năng tương đối khó và phức tạp đối với HS. Để có kĩ năng này, các em phải vận dụng đồng thời cả những kiến thức về địa lí và cả những kiến thức về lược đồ.
 Giúp cho HS có thể đọc và vận dụng trên lược đồ, GV hướng dẫn HS thực hiện theo qui trình sau:
- Đọc tên lược đồ để biết nội dung thể hiện 
- Đọc bảng chú giải để biết được các kí hiệu qui ước
- Tái hiện các biểu tượng địa lí dựa vào kí hiệu
- Tìm tên và vị trí của đối tượng trên bản đồ
- Quan sát các đối tượng trên lược đồ, nhận xét đặc điểm tính chất của nó
- Tổng hợp các đối tượng địa lí trong khu vực để tái hiện biểu tượng chung về khu vực.
- Dựa vào kiến thức đã có trước đây phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng biểu hiện trên lược đồ rồi rút ra kết luận mới.
* Lược đồ H 10.1: Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á.
Giáo viên cho học sinh đọc tên lược đồ để biết nội dung địa lí thể hiện: địa lí tự nhiên khu vực Nam Á.
Sau đó GV có thể yêu cầu HS quan sát lược đồ và trả lời các câu hỏi sau đây để giúp HS xác định được vị trí địa lí của khu vực Nam Á:
- Xác định kinh, vĩ độ của các điểm cực ?
- Kết hợp với bản đồ tự nhiên châu Á để xác định Nam Á giáp những đâu ở phía nào ?
- Cho biết khu vực Nam Á nằm trong khoảng từ vĩ độ nào đến vĩ độ nào?
Từ đó rút ra kết luận về vị trí địa lí :
Cực Bắc lấy điểm tận cùng về phía bắc của Ấn Độ ở vĩ tuyến 380B 
Cực Nam lấy địa điểm tận cùng về phía nam của Xri -lan -ca ở vĩ tuyến 80B
Cực Đông lấy điểm tận cùng về phía đông của Bu - tan ở kinh tuyến 960Đ
Cực Tây lấy điểm tận cùng về phía tây của Ấn Độ ở kinh tuyến 630Đ
Như vậy Nam Á nằm trong khoảng vĩ độ 80B - 380B, kinh độ 630Đ - 960Đ
 Nam Á tiếp giáp với khu vực Tây Nam Á, Trung Á, Đông Nam Á và phía nam giáp Ấn Độ Dương 
Rồi yêu cầu quan sát lược đồ xác định xem khu vực này gồm các quốc gia nào?
- Các quốc gia Nam Á: Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Nê-pan, Bu-tan, Băng la đet, Xri lan ca, Man đi vơ.
Sau đó cho học sinh đọc bảng chú giải: kí hiệu hình học là các khoáng sản, kí hiệu hình chữ nhật phân theo màu là các dạng địa hình như màu xanh: đồng bằng, màu vàng: sơn nguyên  kí hiệu chấm đỏ là thủ đô của các nước. Dựa vào các kí hiệu đó tìm đọc tên các dãy núi, tên đồng bằng rộng lớn, cao nguyên và hoang mạc xác định hướng núi. Từ đó học sinh dễ dàng xác định được Nam Á có những dạng địa hình nào, sự phân bố các dạng địa hình đó.
Từ bảng chú giải tái hiện các biểu tượng địa lí, quan sát lược đồ kết hợp với kênh chữ trong SGK xác định đặc điểm chung địa hình khu vực Nam Á và đặc điểm riêng của mỗi loại địa hình:
Nam Á có 3 dạng địa hình: Núi, cao nguyên, đồng bằng.
+ Phía Bắc là hệ thống núi Hymalaya cao đồ sộ chạy theo hướng TB - ĐN dài 2600km, rộng 320 - 400km.
+ Ở giữa là đồng bằng Ấn - Hằng thấp, rộng, bằng phẳng có chiều dài trên 3000km, rộng 250 - 350km.
+ Phía nam là sôn nguyên Đê - can với hai rìa nâng cao thành hai dãy Gát - đông và Gát - Tây cao trung bình 1300m.
*Lược đồ H 10.2: Lược đồ phân bố mưa ở Nam Á 
Tương tự như lược đồ trên giáo viên cho học sinh đọc tên lược đồ, xem kĩ bảng chú giải, quan sát lược đồ kết hợp với kiến thức vừa học ở mục 1 xác định được đặc điểm khí hậu Nam Á:
- Nằm trong khoảng vĩ độ 80B - 380B, Nam Á sẽ nằm chủ yếu ở đới khí hậu nào?
- Nêu đặc điểm chung về khí hậu môi trường này?
- Nhận xét sự phân bố mưa ở khu vực Nam Á?
- Dựa vào lược đồ H 10.1 và H 10.2, H 4. 1 và H 4.2.(SGK) và kiến thức đã học giải thích tại sao có sự phân bố mưa như vậy.
Từ quan sát và phân tích lược đồ học sinh xác định được như sau:
- Khu vực Nam Á nằm ở vành đai nóng, chịu ảnh hưởng của gió mùa nên có khí hậu nhiệt đới gió mùa 
- Môi trường nhiệt đới gió mùa: khí hậu nói chung là nóng, không có mùa đông lạnh, khô, gió mùa Tây Nam về mùa hạ nóng ẩm.
- Do ảnh hưởng của địa hình nên lượng mưa phân bố không đều 
- Nguyên nhân: dãy Hymalaya như bức tường thành cản gió Tây Nam từ biển thổi vào nên gây mưa lớn và ngăn cản gió mùa đông khô, lạnh. Dãy Gát Tây chắn gió mùa Tây Nam nên lượng mưa ven biển phía tây(Mun -bai) lớn hơn nhiều sơn nguyên Đê - can.
Vậy thông qua việc đọc, phân tích lược đồ xác lập được mối quan hệ nhân quả giải thích được đặc điểm quan trọng của đối tượng địa lí. Đây là yêu cầu cao nhất đối với học sinh .
* Lược đồ H 11.1: Lược đồ phân bố dân cư Nam Á.
Giáo viên cũng yêu cầu học sinh đọc tên lược đồ, bảng chú giải và quan sát lược đồ rồi cho biết:
- Tên những đô thị trên 8 triệu dân?
- Nêu nhận xét chung về phân bố dân cư khu vực Nam Á?
- Cho biết khu vực này nơi nào có mật độ dân số cao nhất, thấp nhất?
- Kết hợp quan sát bản đồ tự nhiên khu vực và kiến thức đã học giải thích sự phân bố đó?
Qua việc tìm hiểu học sinh tìm ra kiến thức:
- Các đô thị trên 8 triệu dân: Niu Đê - li, Ca-ra-si, Côn-ca-ta, Mum-bai.
- Dân cư phân bố không đều: tập trung đông ở đồng bằng, ven biển và khu vực có mưa.
- Nơi có mật độ dân số cao là các vùng đồng bằng, khu vực có lượng mưa lớn: đồng bằng Ấn - Hằng, đồng bằng ven biển vì địa hình bằng phẳng, mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
- Những nơi thưa dân là vùng sâu trong nội địa, sơn nguyên Đê-can vì địa hình núi, cao nguyên, khí hậu khô hạn gây trở ngại cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người.
b. Với tranh ảnh 
Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác tri thức địa lí từ tranh ảnh theo trình tự sau:
- Cho học sinh đọc tiêu đề của bức tranh và nhìn bao quát bức tranh, xác định xem đối tượng được biểu hiện nằm ở miền nào? trên lãnh thổ nào?
- Xác định vị trí của đối tượng trên bản đồ.
- Hướng dẫn học sinh quan sát chi tiết nội dung bức tranh bằng những câu hỏi gợi ý, tập trung vào những nét đặc trưng nhất của đối tượng địa lí được biểu hiện trong tranh.
- Đối chiếu với bài đọc chính trong SGK để bổ sung thêm những chi tiết của đối tượng trong trường hợp bức tranh chưa nêu được rõ. Tìm cách cắt nghĩa các đặc trưng của đối tượng.
- Cuối cùng, hướng dẫn học sinh tổng kết, tóm tắt nội dung tranh và khắc sâu biểu tượng địa lí.
Cụ thể với các ảnh sau:
* Các ảnh H 10.3 hoang mạc Tha và H 10.4 núi Himalaya.
+ Ảnh hoang mạc Tha: ảnh có nhan đề là gì? (hoang mạc Tha). Tìm trên lược đồ H10.1 xem hoang mạc này nằm ở vùng nào? (nằm phía Tây Nam của Nam Á)
Các em quan sát kĩ bức tranh: những cồn cát trong tranh có quy mô lớn hay nhỏ (rất rộng lớn), ở đó có con vật gì và nó đang làm gì? (con lạc đà, đang vận chuyển hàng hóa), con người ăn mặc như thế nào? (mặc quần áo nhiều lớp và quấn khăn trên đầu)
Tổng kết lại những điều đã quan sát trên bức tranh, các em có được biểu tượng gì rõ nét nhất ? (hoang mạc rộng lớn, khô nóng không có loại cây nào sinh sống, chỉ có loài lạc đà thích nghi, con người sống bằng hoạt động vân chuyển hàng hóa)
Sau đó yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức vừa học ở mục 1 giải thích được vì sao ở đây lại có hoang mạc. 
+ Ảnh núi Himalaya: Tiêu đề bức ảnh là gì? Tìm trên lược đồ H 10.1 xem núi này nằm ở đâu? (phía bắc của khu vực Nam Á). Quan sát kĩ trên đỉnh núi có gì? (có tuyết bao phủ) 
Giáo viên giúp học sinh từ những kiến thức đã học và kênh chữ trong SGK biết được đây là vùng núi rất cao, điều kiện khí hậu thay đổi theo độ cao và phân hóa phức tạp. Núi Himalaya như bức tường thành ngăn sự xâm nhập của không khí lạnh cực đới từ phía Bắc tràn xuống.
Có thể cho học sinh biết thêm: cảnh quan thay đổi theo chiều cao và hướng sườn, cụ thể:
Sườn nam: phần thấp thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều 
- Ở dưới thấp cho đến 1000 - 2000m: phát triển rừng nhiệt đới ẩm thường xanh và rụng lá theo mùa.
 - 2000 - 3500m: phát triển rừng hỗn hợp và rừng lá kim.
-Từ 4500m trở lên: băng tuyết vĩnh cửu.
Sườn bắc: có khí hậu lạnh và khô, lượng mưa dưới 100mm, vì vậy sự thay đổi cảnh quan biểu hiện không rõ rệt 
Ảnh đền Tat Ma-han :
Giáo viên cho học sinh đọc tên bức ảnh và xác định vị trí của nó trên bản đồ . Cho các em quan sát rồi giáo viên giới thiệu vài nét về ngôi đền này 
Từ quan sát kĩ ảnh nhận xét về kiến trúc ngôi đền, nó tiêu biểu cho nền văn hóa nào của Ấn Độ?
Tòa lâu đài hình bát giác, có màu trắng (đá cẩm thạch trắng), trên cùng là 1 vòm tròn cao đồ sộ, chung quanh có 4 vòm tròn nhỏ. Nó tiêu biểu cho tôn giáo đạo Hồi. 
* Ảnh một vùng nông thôn ở Nê - pan và thu hái chè ở Xri - Lan - ca.
Giáo viên cũng yêu cầu học sinh đọc tên bức ảnh và xác định vị trí trên lược đồ Nam Á, rồi quan sát kĩ 2 bức ảnh trên cho biết: 
 - Tiện nghi sinh hoạt, nhà ở, đường xá ở đây được xây dựng như thế nào? (tiện nghi sinh hoạt, nhà ở, đường xá nghèo, lạc hậu, thô sơ)
- Diện tích canh tác, hình thức lao động, trình độ sản xuất như thế nào? (diện tích canh tác nhỏ, hình thức lao động thủ công, trình độ sản xuất thấp)
- Tổng kết những điều quan sát về 2 bức ảnh, các em có được biểu tượng gì rõ nét nhất?(các nước trong khu vực có hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp, có nền kinh tế đang phát triển).
c. Với bảng số liệu
Để khai thác tri thức địa lí từ bảng số liệu giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo trình tự sau:
- Đọc nhan đề của bảng số liệu xem nội dung nói gì và nhằm mục đích gì?
- Đọc nhan đề các cột dọc và cột

Tài liệu đính kèm:

  • docxSKKN_dia_8.docx