I. YÊU CẦU
Đảm bảo lượng kiến thức bộ môn đã giảng dạy được kiểm tra đầy đủ và toàn diện.
Đánh giá được mức độ năng lực của người học theo từng cấp độ:
Năng lực nhận thức (Biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá, chuyển giao, sáng tạo).
Năng lực tư duy (Tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo).
Phẩm chất nhân văn (thể hiện được chính kiến của bản thân, liên hệ với thực tiễn, cuộc sống).
Đề kiểm tra được tăng cường câu hỏi mở nhằm chống hiện tượng học tủ, khuôn mẫu, ghi nhớ máy móc, đồng thời đánh giá kiến thức bộ môn của học sinh.
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TÂY NINH CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 I. YÊU CẦU Đảm bảo lượng kiến thức bộ môn đã giảng dạy được kiểm tra đầy đủ và toàn diện. Đánh giá được mức độ năng lực của người học theo từng cấp độ: Năng lực nhận thức (Biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá, chuyển giao, sáng tạo). Năng lực tư duy (Tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo). Phẩm chất nhân văn (thể hiện được chính kiến của bản thân, liên hệ với thực tiễn, cuộc sống). Đề kiểm tra được tăng cường câu hỏi mở nhằm chống hiện tượng học tủ, khuôn mẫu, ghi nhớ máy móc, đồng thời đánh giá kiến thức bộ môn của học sinh. II. NỘI DUNG KIỂM TRA Phần chung cho học kỳ I và học kỳ II Yêu cầu kiến thức Yêu cầu kỹ năng Yêu cầu năng lực a. Đọc hiểu Các văn bản ngoài chương trình (cùng loại với các văn bản được học trong chương trình). Nhận biết về kiểu (loại) phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ Nhận biết về phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, thể loại văn bản. Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn. Bày tỏ suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn. Năng lực đọc – hiểu văn bản. Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản. Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. b. Nghị luận xã hội Nghị luận về một tư tưởng , đạo lý. Nghị luận về một vấn đề về hiện tượng đời sống,xã hội. Nghị luận về một vấn đề đời sống xã hội trong tác phẩm văn học. Kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý nghị luận xã hội. Kết hợp các thao tác chứng minh, giải thích ,phân tích, bác bỏ, bình luận, một cách hợp lý. Hướng giải quyết các đề mở. Năng lực phân tích vấn đề một cách thấu đáo và sâu sắc. Vận dụng hiểu biết về văn hóa, chính trị , xã hội và kỹ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận xã hội. Năng lực sáng tạo. Văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết TK XX Yêu cầu kiến thức Yêu cầu kỹ năng Yêu cầu năng lực a. Học kỳ I Gồm các thể loại: Thơ, ký và Văn nghị luận (các tác phẩm, đoạn trích trong chương trình, không có các bài giảm tải). Vận dụng kết hợp các thao tác nghị luận và các phương thức biểu đạt để viết bài văn nghị luận văn học. Kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý. Kỹ năng diễn đạt, trình bày vấn đề nghị luận. Kỹ năng kết hợp yếu tố nghị luận và yếu tố biểu cảm. Kỹ năng đặt vấn đề và kết thúc vấn đề. Bình luận, đánh giá đúng đắn những ý kiến, nhận định về các tác phẩm đã được học. Tích hợp kiến thức, kỹ năng đã học để làm một bài văn nghị luận văn học. Phân tích đề mở và cách trình bày đề mở. Năng lực đọc hiểu thơ hiện đại Việt Nam theo đặc trưng thể loại. Nhận ra được đề tài, chủ đề, cảm hứng thẩm mỹ, vẻ đẹp hình tượng , các biện pháp nghệ thuật của các trích đoạn ký. Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. Năng lực giải quyết tình huống đặt ra trong các văn bản. Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. Liên hệ với những giá trị sống hiện tại của bản thân và những người xung quanh. b. Học kỳ 2 Các thể loại: Truyện ngắn, kịch (Bao gồm cả văn học Việt Nam và nước ngoài, không có các bài giảm tải). Vận dụng kết hợp các thao tác nghị luận và các phương thức biểu đạt để viết bài văn nghị luận văn học. Kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý. Kỹ năng diễn đạt, trình bày vấn đề nghị luận. Kỹ năng kết hợp yếu tố nghị luận và yếu tố biểu cảm. Kỹ năng đặt vấn đề và kết thúc vấn đề. Bình luận, đánh giá đúng đắn những ý kiến, nhận định về các tác phẩm đã được học. Tích hợp kiến thức, kỹ năng đã học để làm một bài văn nghị luận văn học. Phân tích đề mở và cách trình bày đề mở. Năng lực đọc hiểu truyện ngắn hiện đại Việt Nam theo đặc trưng thể loại. Nhận biết một số đặc điểm của thể loại kịch qua đoạn trích. Vận dụng kiến thức về kịch để đọc hiểu văn bản kịch. Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. Năng lực giải quyết tình huống đặt ra trong các văn bản. Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. Vận dụng tri thức đọc hiểu văn bản để kiến tạo những giá trị sống của cá nhân. Biết cách đọc hiểu một tác phẩm truyện hiện đại nước ngoài. III. CẤU TRÚC: Hình thức đề: Tự luận Câu 1: Đọc - hiểu Câu 2: Nghị luận xã hội Câu 3: Nghị luận văn học Thời lượng 120 phút IV. MẪU MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Nội dung kiểm tra Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Sáng tạo Câu 1 Ý 1 Ý 2 Ý 3 Ý Câu 2 Ý 1 Ý 2 Ý 3 Ý Câu 3 Ý 1 Ý 2 Ý 3 Ý Cộng 30% 30% 30% 10% * Giáo viên ra đề thực hiện theo mẫu này.
Tài liệu đính kèm: