Chủ đề: Dấu câu (dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang )

A. XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ CỦA CHỦ ĐỀ.

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

1. Kiến thức.

- Công dụng của 3 loại dấu câu: dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang.

2. Kỹ năng:

- Cách sử dụng 3 loại dấu câu trong tạo lập văn bản

- Đặt câu có sử dụng 3 loại dấu câu (dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang).

- Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.

3. Thái độ:

- Có ý thức sử dụng đúng dấu câu trong tạo lập văn bản.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 6344Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chủ đề: Dấu câu (dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: DẤU CÂU 
( DẤU CHẤM LỬNG, DẤU CHẤM PHẨY, DẤU GẠCH NGANG )
A. XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ CỦA CHỦ ĐỀ.
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
1. Kiến thức.
- Công dụng của 3 loại dấu câu: dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang.
2. Kỹ năng:
- Cách sử dụng 3 loại dấu câu trong tạo lập văn bản 
- Đặt câu có sử dụng 3 loại dấu câu (dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang).
- Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng đúng dấu câu trong tạo lập văn bản.
II. ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC CẦN HƯỚNG TỚI.
1. Năng lực chung:
- Hiểu và biết cách phân biệt 3 loại dấu câu: dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang.
2. Năng lực chuyên biệt:
- Tiếp nhận và biết cách vận dụng, biểu đạt trong tạo lập văn bản
B. BẢNG MÔ TẢ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC CỦA CHỦ ĐỀ.
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy 
- Nhận biết được dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy 
- Giải thích lí do sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong văn bản cụ thể
- Biết đặt câu có sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy 
- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
Dấu gạch ngang 
- Nhận biết được dấu gạch ngang và dấu gạch nối trong các câu cụ thể
- Nêu rõ công dụng của dấu gạch ngang, dấu gạch nối trong những câu văn cụ thể.
- Sử dụng dấu gạch ngang, dấu gạch nối phù hợp trong tạo lập văn bản.
- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng dấu gạch ngang, dấu gạch nối.
C.XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THEO CẤP ĐỘ TƯ DUY.
 I. CÂU HỎI BÀI TẬP MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT:
Câu hỏi 1: Trong câu sau dấu chấm lửng dùng để làm gì ?
 cơm, áo , vợ, con, gia đình...bó buộc y
Đáp án:
Mức độ tối đa : Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết
Mức độ chưa tối đa : Học sinh trả lời chưa đầy đủ
Không đạt: Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời
Câu hỏi 2: Nêu rõ công dụng của dấu chấm phẩy trong câu dưới đây:
 Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ , núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay.
Đáp án:
Mức độ tối đa : Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp
Mức độ chưa tối đa : Học sinh trả lời chưa đầy đủ
Không đạt: Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời
Câu hỏi 3: Trong mỗi câu dưới đây dấu gạch ngang dùng để làm gì ?
 Có người khẽ nói :
 - Bẩm, dễ có khi đê vỡ ! 
Đáp án:
Mức độ tối đa : Đánh dấu lời nói trực tiếp 
Mức độ chưa tối đa : Học sinh trả lời chưa đầy đủ
Không đạt: Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời
Câu hỏi 4: Dấu gạch nối trong câu sau dùng để làm gì ?
 Tàu Hà Nội - Vinh khởi hành lúc 21 giờ.
Đáp án:
Mức độ tối đa : Nối các từ nằm trong một liên danh
Mức độ chưa tối đa : Học sinh trả lời chưa đầy đủ
Không đạt: Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời
Câu hỏi 5: Dấu gạch nối trong câu sau dùng để làm gì ?
- Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lênh từ Béc-Lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren. 
Đáp án:
Mức độ tối đa : Nối các tiếng trong từ mượn tiếng nước ngoài gồm nhiều tiếng
Mức độ chưa tối đa : Học sinh trả lời chưa đầy đủ
Không đạt: Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời
II. CÂU HỎI BÀI TẬP MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU:
Câu hỏi 1: Phục hồi các dấu gạch ngang trong câu sau:
 Tình hữu nghị Việt Lào Khơ-me anh em đời đời bền vững.
Đáp án:
 Mức độ tối đa : Tình hữu nghị Việt – Lào - Khơ-me anh em đời đời bền vững
- Mức độ chưa tối đa : Học sinh trả lời chưa đầy đủ
- Không đạt: Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời
Câu hỏi 2: Trong câu sau có thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy được không? Vì sao?
 Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. 
Đáp án:
Mức độ tối đa : không thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy được vì dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp
Mức độ chưa tối đa : Học sinh trả lời chưa đầy đủ
Không đạt: Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời
Câu hỏi 3: Phục hồi dấu chấm phẩy trong câu sau:
 Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn
Mức độ tối đa : Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn
Đáp án:
Mức độ tối đa : không thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy được vì dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp
Mức độ chưa tối đa : Học sinh trả lời chưa đầy đủ
Không đạt: Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời
 Câu hỏi 4: Dấu chấm lửng để trong ngoặc đơn hoặc ngoặc vuông có tác dụng gì ?
 Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống, [...]
Đáp án:
 - Mức độ tối đa : Dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông chỉ ý lược bớt
- Mức độ chưa tối đa : Học sinh trả lời chưa đầy đủ
- Không đạt: Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời
Câu hỏi 5: Dấu chấm lửng trong câu sau có ý nghĩa gì?
 Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,... Là thói quen tốt .
Đáp án:
Mức độ tối đa : Để tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự mà người nói, người viết chưa liệt kê hết
Mức độ chưa tối đa : Học sinh trả lời chưa đầy đủ
Không đạt: Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời
III. CÂU HỎI BÀI TẬP MỨC ĐỘ VẬN DỤNG 
1-Vận dụng thấp .
Câu 1: Đặt câu có sử dụng dấu chấm phẩy. 
Đáp án: 
Mức tối đa: Học sinh biết vận dụng kiến thức về dấu chấm phẩy để đặt câu
Ví dụ: Cốm không phải thức quà của người ăn vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
Chưa tối đa: Đặt câu chưa chính xác.
Không đạt yêu cầu: Đặt dấu câu không đúng.
 Câu 2: Đặt câu có sử dụng dấu chấm lửng. Đáp án: 
Đáp án:
Mức tối đa: Học sinh biết vận dụng kiến thức về dấu chấm lửng để đặt câu
Ví dụ: Lan là học sinh giỏi toán, văn, sinh...
 Chưa tối đa: Đặt câu chưa chính xác.
Không đạt yêu cầu: Đặt dấu câu không đúng.
 Câu 3: Đặt câu có sử dụng dấu gạch nối.
Đáp án: 
Mức tối đa: Học sinh biết vận dụng kiến thức về dấu gạch nối để đặt câu
Ví dụ: Phi- lip-pin nằm trong khu vực Đông Nam Á
Chưa tối đa: Đặt câu chưa chính xác.
Không đạt yêu cầu: Đặt dấu câu không đúng.
2. Vận dụng cao 
Câu 1: Viết một đoạn văn có sử dụng các loại dấu câu đã học.
Đáp án 
 Mức tối đa: Yêu cầu: -Đoạn văn có chủ đề, có nội dung 
 -Có sử dụng ít nhất 3 loại dấu câu.
 -Đúng chính tả
Mức chưa tối đa: - Chủ đề, nội dung đoạn văn chưa rõ ràng.
 - Đoạn văn sử dụng dấu câu chưa hợp lí , còn mắc lỗi
 chính tả.
Mức không đạt yêu cầu: Chưa biết viết đoạn văn, chưa biết sử dụng dấu
 câu.
 Câu 2: Bằng kiến thức đã học, em hãy điền dấu câu thích hợp vào đoạn văn sau.
 Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va (.1)ren(2) Phan Bội Châu ( xin chẳng giám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết rằng(Phan) Bội Châu đã nhổ vào mặt Va- ren (3) cái đó thì cũng có thể. 
Đáp án 
Mức tối đa: Điền đúng các dấu câu vào ô thích hợp: 1- dấu gạch nối
 2- dấu gạch ngang 
 3- dấu chấm phẩy
Mức chưa tối đa : Điền chưa chính xác vị chí dấu câu gạch ngang.
Mức không đạt yêu cầu: Không điền được các dấu câu theo yêu cầu. 
 V. XÂY DỰNG HÌNH THỨC – PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 1. Hình thức dạy học: Học trong lớp 
 2. Phương pháp
 a. Tổ chức :
 b, chuẩn bị :
 c, Nội dung
VI.KẾT THÚC CHỦ ĐỀ 

Tài liệu đính kèm:

  • docBANG MO TA.doc