Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Địa lí lớp 8

Kiến thức :

- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ.

- Trình bày được đặc điểm hình dạng và kích thước lãnh thổ của châu Á.

- Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á.

 - Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu của châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á.

- Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước ; giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn.

 

doc 12 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 5070Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Địa lí lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG MÔN ĐỊA LÍ LỚP (8 Mới)
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
Phần một :
THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC
(tiếp theo)
VI. CHÂU Á
Kiến thức : 
- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ. 
- Trình bày được đặc điểm hình dạng và kích thước lãnh thổ của châu Á. 
- Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á.
 - Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu của châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á.
- Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước ; giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn.
- Trình bày được các cảnh quan tự nhiên ở châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan.
- Trình bày và giải thích được một số đặc điểm nổi bật của dân cư, xã hội châu Á. 
- Ở nửa cầu Bắc, là một bộ phận của lục địa Á - Âu, kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.
- Châu lục rộng nhất thế giới.
- Có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ tập trung ở trung tâm ; nhiều đồng bằng rộng lớn ; nguồn khoáng sản phong phú.
- Tính chất phức tạp, đa dạng, phân hoá thành nhiều đới, nhiều kiểu khí hậu khác nhau. 
- Nhiều hệ thống sông lớn (I-ê-ni-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng), chế độ nước phức tạp.
- Phân bố của cảnh quan : rừng lá kim, rừng nhiệt đới ẩm, thảo nguyên hoang mạc, cảnh quan núi cao.
- Số dân lớn, tăng nhanh, mật độ cao, dân cư chủ yếu thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it ; văn hoá đa dạng, nhiều tôn giáo (Hồi giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo, Ấn Độ giáo).
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm phát triển kinh tế của các nước ở châu Á. 
- Trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế và nơi phân bố chủ yếu. 
- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của các khu vực : Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á.
- Có sự biến đổi mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ; trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các nước và các vùng lãnh thổ.
- Nền nông nghiệp lúa nước ; lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất ; công nghiệp được ưu tiên phát triển, bao gồm cả công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến.
- Tây Nam Á : vị trí chiến lược quan trọng ; địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên ; khí hậu nhiệt đới khô ; nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới ; dân cư chủ yếu theo đạo Hồi ; không ổn định về chính trị, kinh tế. 
- Nam Á : khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình ; dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo ; các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển ; Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất.
- Đông Á : lãnh thổ gồm hai bộ phận (đất liền và hải đảo) có đặc điểm tự nhiên khác nhau ; đông dân ; nền kinh tế phát triển nhanh với thế mạnh về xuất khẩu, có các nền kinh tế phát triển mạnh của thế giới : Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
- Trình bày được về Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
Kĩ năng : 
- Đọc và khai thác kiến thức từ các bản đồ : tự nhiên, phân bố dân cư, kinh tế châu Á ; bản đồ các khu vực của châu Á. 
- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở châu Á.
- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan tự nhiên, một số hoạt động kinh tế ở châu Á.
- Phân tích các bảng thống kê về dân số, kinh tế.
- Tính toán và vẽ biểu đồ về sự gia tăng dân số, sự tăng trưởng GDP, về cơ cấu cây trồng của một số quốc gia, khu vực thuộc châu Á.
- Đông Nam Á : là cầu nối giữa châu Á với châu Đại Dương ; địa hình chủ yếu là đồi núi, thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ; dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào ; tốc độ phát triển kinh tế khá cao song chưa vững chắc ; nền nông nghiệp lúa nước ; đang tiến hành công nghiệp hoá ; cơ cấu kinh tế đang có sự thay đổi.
- Quá trình thành lập, các nước thành viên, mục tiêu hoạt động. Việt Nam trong ASEAN.
Phần hai :
ĐỊA LÍ VIỆT NAM
Việt Nam - đất nước, con người
- Biết vị trí của Việt Nam trên bản đồ thế giới. 
- Biết Việt Nam là một trong những quốc gia mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hoá, lịch sử của khu vực Đông Nam Á.
I. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ. Vùng biển Việt Nam
Kiến thức :
- Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ của nước ta. Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội. 
- Trình bày được đặc điểm lãnh thổ nước ta.
- Biết diện tích ; trình bày được một số đặc điểm của Biển Đông và vùng biển nước ta.
- Biết nước ta có nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng ; một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta ; sự cần thiết phải bảo vệ môi trường biển. 
Kĩ năng : 
- Sử dụng bản đồ Khu vực Đông Nam Á, bản đồ Tự nhiên Việt Nam để xác định vị trí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ, nhận xét hình dạng, lãnh thổ và nêu một số đặc điểm của biển Việt Nam.
- Các điểm cực : Bắc, Nam, Đông, Tây. Phạm vi bao gồm cả phần đất liền và phần biển.
- Ghi nhớ diện tích đất tự nhiên của nước ta.
- Kéo dài theo chiều Bắc-Nam, đường bờ biển uốn cong hình chữ S, phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam. 
- Là một biển lớn, tương đối kín, nằm trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến Bắc ; diện tích là 3.447.000 km2.
- Biển nóng quanh năm ; chế độ gió, nhiệt của biển và hướng chảy của các dòng biển thay đổi theo mùa ; chế độ triều phức tạp.
2. Quá trình hình thành lãnh thổ và tài nguyên khoáng sản
Kiến thức :
- Biết sơ lược về quá trình hình thành lãnh thổ nước ta qua ba giai đoạn chính và kết quả của mỗi giai đoạn.
+ Tiền Cambri : đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển, phần đất liền là những mảng nền cổ.
+ Cổ kiến tạo : phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền ; một số dãy núi được hình thành do các vận động tạo núi ; xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than đá lớn. 
+ Tân kiến tạo : địa hình nước ta được nâng cao ; hình thành các cao nguyên ba dan, các đồng bằng phù sa, các bể dầu khí, tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ nước ta. 
- Biết được nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng ; sự hình thành các vùng mỏ chính ở nước ta qua các giai đoạn địa chất. 
Kĩ năng :
- Đọc sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo (phần đất liền), bản đồ địa chất Việt Nam.
- Đọc bản đồ khoáng sản Việt Nam : nhận xét sự phân bố khoáng sản ở nước ta ; xác định được các mỏ khoáng sản lớn và các vùng mỏ trên bản đồ.
- Các mảng nền cổ : Vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Kon Tum.... 
- Các khối núi đá vôi và các mỏ than đá chủ yếu có ở miền Bắc.
- Dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng cao 3143m, Tây Nguyên, đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, các bể dầu khí ở thềm lục địa.
- Ghi nhớ một số vùng mỏ chính và một số địa danh có các mỏ lớn.
 + Vùng mỏ Đông Bắc với các mỏ sắt, ti tan (Thái Nguyên), than (Quảng Ninh).
 + Vùng mỏ Bắc Trung Bộ với các mỏ crôm (Thanh Hoá), thiếc, đá quý (Nghệ An), sắt (Hà Tĩnh).
3. Các thành phần tự nhiên
3.1. Địa hình
Kiến thức :
- Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.
- Nêu được vị trí, đặc điểm cơ bản của khu vực đồi núi, khu vực đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. 
Kĩ năng :
- Sử dụng bản đồ địa hình Việt Nam để làm rõ một số đặc điểm chung của địa hình, đặc điểm và sự phân bố các khu vực địa hình ở nước ta. 
- Phân tích lát cắt địa hình Việt Nam.
- Địa hình đa dạng, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất, chủ yếu là đồi núi thấp ; địa hình phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau ; hướng nghiêng của địa hình là hướng tây bắc - đông nam ; hai hướng chủ yếu của địa hình là tây bắc - đông nam và vòng cung ; địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. 
- Khu vực đồi núi : Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Đông Nam Bộ, Trung du Bắc Bộ ; khu vực đồng bằng : đồng bằng châu thổ và đồng bằng duyên hải.
3.2. Khí hậu
Kiến thức :
- Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam : nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hoá đa dạng và thất thường. 
- Trình bày được những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của hai mùa ; sự khác biệt về khí hậu, thời tiết của các miền.
- Nêu được những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại đối với đời sống và sản xuất ở Việt Nam.
Kĩ năng :
- Sử dụng bản đồ khí hậu để làm rõ một số đặc điểm của khí hậu nước ta và của mỗi miền. 
- Phân tích bảng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm. 
- Biểu hiện qua số giờ nắng, nhiệt độ trung bình năm, hướng gió, lượng mưa và độ ẩm ; phân hoá theo không gian và thời gian. 
- Hai mùa : mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam. 
- Các miền khí hậu.
3.3. Thuỷ văn
Kiến thức :
- Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.
- Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, về mùa lũ của sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Biết một số hệ thống sông lớn ở nước ta.
- Nêu được những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống, sản xuất và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sông trong sạch.
Kĩ năng :
- Sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm chung của sông ngòi nước ta và của các hệ thống sông lớn.
- Phân tích bảng số liệu, bảng thống kê về sông ngòi.
- Vẽ biểu đồ phân bố lưu lượng trong năm ở một địa điểm cụ thể.
- Mạng lưới sông ngòi, hướng chảy, chế độ nước, lượng phù sa.
- Hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình, hệ thống sông Mê Công và hệ thống sông Đồng Nai. 
3.4.Đất,sinh vật
Kiến thức :
- Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của đất Việt Nam. Nắm được đặc tính, sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính ở nước ta. Nêu được một số vấn đề lớn trong sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam.
- Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam. Nắm được các kiểu hệ sinh thái rừng ở nước ta và phân bố của chúng.
- Nêu được giá trị của tài nguyên sinh vật, nguyên nhân của sự suy giảm và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật ở Việt Nam.
Kĩ năng :
- Đọc lát cắt địa hình - thổ nhưỡng.
- Phân tích bảng số liệu về diện tích rừng, tỉ lệ của 3 nhóm đất chính.
- Đặc điểm chung : đa dạng, phức tạp. Các nhóm đất chính : nhóm đất feralit đồi núi thấp, nhóm đất mùn núi cao và nhóm đất phù sa.
- Đặc điểm : phong phú, đa dạng về thành phần loài và hệ sinh thái.
4. Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
Kiến thức :
 - Trình bày và giải thích được bốn đặc điểm chung nổi bật của tự nhiên Việt Nam. 
- Nêu được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với đời sống và phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
Kĩ năng : 
- Sử dụng bản đồ Tự nhiên Việt Nam.
- Rèn luyện kĩ năng tư duy địa lí tổng hợp.
- Nhiệt đới gió mùa ẩm ; chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển ; nhiều đồi núi ; phân hoá đa dạng, phức tạp.
- Sử dụng bản đồ để nhận biết sự phân bậc độ cao địa hình ; các hướng gió chính, các dòng biển, các dòng sông lớn.
5. Các miền địa lí tự nhiên
5.1. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
Kiến thức :
- Biết được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. 
- Nêu và giải thích được một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của miền.
- Biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của miền.
Kĩ năng : 
- Sử dụng bản đồ tự nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ để trình bày các đặc điểm tự nhiên của miền.
- Phân tích lát cắt địa hình của miền. 
- Vẽ biểu đồ khí hậu của một số địa điểm trong miền.
- Bao gồm khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ. 
- Có mùa đông lạnh nhất cả nước và kéo dài ; địa hình núi thấp, hướng cánh cung ; tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng ; nhiều thắng cảnh. 
- Khó khăn : bão lụt, hạn hán, giá rét...
5.2. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ 
Kiến thức : 
- Biết được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
- Nêu và giải thích được một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của miền. 
- Biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của miền.
Kĩ năng :
- Sử dụng bản đồ tự nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ để trình bày các đặc điểm tự nhiên của miền.
- Phân tích biểu đồ lượng mưa của một số địa điểm trong miền.
- Từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế).
- Địa hình cao nhất Việt Nam, nhiều núi cao, thung lũng sâu ; hướng núi tây bắc- đông nam ; mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, mùa hạ có gió phơn tây nam khô, nóng ; tài nguyên khoáng sản phong phú, giàu tiềm năng thuỷ điện, nhiều bãi biển đẹp. 
- Khó khăn : giá rét, lũ quét, gió phơn tây nam khô nóng, bão lụt.
5.3. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Kiến thức : 
- Biết được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. 
- Nêu và giải thích được một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của miền. 
- Biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của miền. 
Kĩ năng : 
- Sử dụng bản đồ tự nhiên miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ để trình bày các đặc điểm tự nhiên của miền. 
- So sánh một số đặc điểm tự nhiên của ba miền.
- Từ dãy Bạch Mã đến Cà Mau. Bao gồm Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng Nam Bộ.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc. Có dãy núi và cao nguyên Trường Sơn Nam hùng vĩ, đồng bằng Nam Bộ rộng lớn. Có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú.
- Khó khăn : mùa khô kéo dài dễ gây ra hạn hán và cháy rừng.
6. Địa lí địa phương
Kiến thức :
- Biết được vị trí, phạm vi, giới hạn của một đối tượng địa lí ở địa phương.
- Trình bày đặc điểm địa lí của đối tượng.
Kĩ năng :
- Biết quan sát, mô tả, tìm hiểu một sự vật hay một hiện tượng địa lí ở địa phương.
- Viết báo cáo và trình bày về sự vật hay hiện tượng đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUAN KTKN DIA LY 8_12263264.doc