Chuẩn kiến thức kĩ năng môn: Ngữ văn 6

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết.

- Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi gống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

- Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức

- Khái niệm thể loại truyền thuyết.

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.

- Bóng dáng lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học

 

doc 46 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4201Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuẩn kiến thức kĩ năng môn: Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chỉ sự vật : danh từ chung và danh từ riêng.
- Quy tắc viết hoa danh từ riêng.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng.
- Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc. 
------------------------
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm chắc kiến thức đã học về văn tự sự: chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.
- Biết trình bày, diễn đạt để kể một câu chuyện của bản thân.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.
- Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân,
2. Kỹ năng:
- Lập dàn ý và trình bày rõ ràng, mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp.
------------------------
CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG.
(Truyện ngụ ngôn)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Đặc điểm thể loại của ngụ ngôn trong văn bản Chân,tay,tai,mắt,miệng.
- Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Đặc điểm thể loại của ngụ ngôn trong văn bản Chân,tay,tai,mắt,miệng.
- Nét đặc sắc của truyện: cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.
- Kể lại được truyện.
------------------------
CỤM DANH TỪ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được đặc điểm của cụm danh từ.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Nghĩa của cụm danh từ.
- Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ.
- Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ.
- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm danh từ.
2. Kỹ năng:
- Đặt câu có sử dụng cụm danh từ.
------------------------
LUYỆN TẬP XÂY DỤNG BÀI TỰ SỰ - KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu các yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường.
- Nhận diện được đề văn kể chuyện đời thường.
- Biết tìm ý, lập dàn ý cho đề văn kể chuyện đời thường.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Nhân vật và sự việc được kể trong chuyện đời thường.
- Chủ đề, dàn bài , ngôi kể, lời kể trong kể chuyện đời thường.
2. Kỹ năng:
- Làm bài văn kể chuyện đời thường.
TREO BIỂN
(Truyện cười)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết bước đầu về chuyện cười.
- Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa truyện Treo biển.
- Hiểu một số nét chính về nghệ thuật gây cười của truyện.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm truyện cười.
- Đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Treo biển.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện cười Treo biển.
- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.
- Kể lại câu chuyện.
------------------------
LỢN CƯỚI, ÁO MỚI
(Truyện cười)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu rõ hơn về thể loại truyện cười.
- Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật gây cười của truyện.
- Kể lại được truyện.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong Lợn cưới áo mới.
- Ý nghĩa chế giễu, phê phán những người có tính chất khoe khoang, hợm hĩnh chỉ làm trò cười cho thiên hạ.
- Những chi tiết miêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật lố bịch, trái tự nhiên.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện cười.
- Nhận ra các chi tiết gây cười của truyện.
- Kể lại câu chuyện.
SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nhận biết, nắm được ý nghĩa, công dụng của số từ và lượng từ.
- Biết cách dùng số từ, lượng từ trong khi nói và viết.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm số từ và lượng từ :
- Nghĩa khái quát của số từ và lượng từ.
- Đặc điểm ngữ pháp của số từ và lượng từ :
+ Khả năng kết hợp của số từ và lượng từ.
+ Chức vụ ngữ pháp của số từ và lượng từ.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện được số từ và lượng từ.
 - Phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị. 
- Vận dụng số từ và lượng từ khi nói, viết.
------------------------
KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được thế nào là kể chuyện tưởng tượng.
- Cảm nhận được vai trò của tưởng tượng trong tác phẩm tự sự.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự.
- Vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
2. Kỹ năng:
- Kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.
------------------------
ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu đặc điểm thể loại của các chuyện dân gian đã học.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Đặc điểm thể loại cơ bản của truyện dân gian đã học: truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.
- Nội dung, ý nghĩa và đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dan gian đã học.
2. Kỹ năng:
- So sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện dân gian.
- Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại.
- Kể lại một vài truyện dân gian đã học.
------------------------
CHỈ TỪ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nhận biết, nắm đươc ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.
- Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói và viết.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm chỉ từ:
- Nghĩa khái quát của chỉ từ.
- Đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ:
+ Khả năng kết hợp của chỉ từ.
+ Chức vụ ngữ pháp của chỉ từ.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện được chỉ từ.
- Sử dụng được chỉ từ trong khi nói và viết.
------------------------
	LUYỆN TÂP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỞNG
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu rõ vai trò của tưởng tưởng trong kể chuyện.
- Biết xây dựng một dàn bài kể chuyện tưởng tượng.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
2. Kỹ năng:
- Tự xây dựng được bài kể chuyên tưởng tượng.
- Kể chuyện tưởng tượng.
------------------------
CON HỔ CÓ NGHĨA
(Lan Trì kiến văn lục - VŨ TRINH)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyện trung đại.
- Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa truyện Con hổ có nghĩa.
- Hiểu, cảm nhận một số nét chính trong nghệ thuật viết truyện trung đại. 
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Đặc điểm thể loại truyện trung đại.
- Ý nghĩa đề cao đạo lí, nghĩa tình ở truyện Con hổ có nghĩa.
- Nét đặc sắc của truyện: kết cấu truyện đơn giản và sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện trung đại.
- Phân tích để hiểu ý nghĩa của hình tượng “Con hổ có nghĩa”.
- Kể lại được truyện.
------------------------
ĐỘNG TỪ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được các đặc điểm của động từ.
- Nắm được các loại động từ.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm động từ:
+ Ý nghĩa khái quát của động từ.
+ Đặc điểm ngữ pháp của động từ (khả năng kết hợp của động từ,chức vụ ngữ pháp của động từ).
- Các loại động từ.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết động từ trong câu.
- Phân biệt động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái.
- Sử dụng động từ để đặt câu.
------------------------
CỤM ĐỘNG TỪ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được đặc điểm của cụm động từ.
Lưu ý: Học sinh đã học về động từ ở Tiểu học
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Nghĩa của cụm động từ.
- Chức năng ngữ pháp của cụm động từ.
- Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ.
- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm động từ.
2. Kỹ năng:
- Sử dụng cụm động từ.
------------------------
MẸ HIỀN DẠY CON
(ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC 
và TỬ AN TRẦN LÊ NHÂN biên dịch)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện Mẹ hiền dạy con.
- Hiểu cách viết truyện gần với viết kí, viết sử ở thời trung đại.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về Mạnh Tử.
- Những sự việc chính trong truyện.
- Ý nghĩa của truyện.
- Cách viết truyện gần với viết kí (ghi chép sự việc), viết sử (ghi chép nghệ thuật) ở thời trung đại.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện trung đại Mẹ hiền dạy con.
- Nắm bắt và phân tích được các sự kiện trong truyện.
- Kể lại được truyện.
------------------------
TÍNH TỪ VÀ CỤM TỪ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được các đặc điểm của tính từ và cụm tính từ.
- Nắm được các loại tính từ.
Lưu ý : Học sinh đã học về tính từ ở Tiểu học.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm tính từ :
+ Ý nghĩa khái quát của tính từ.
+ Đặc điểm ngữ pháp của tính từ (khả năng kết hợp của tính từ, chức vụ ngữ pháp của tính từ).
- Các loại tính từ.
- Cụm tính từ :
+ Nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm tính từ.
+ Nghĩa của cụm tính từ.
+ Chức năng ngữ pháp của cụm tính từ.
+ Cấu tạo đầy đủ của cụm tính từ.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết tính từ trong văn bản.
- Phân biệt tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
- Sử dụng tính từ, cụm tính từ trong nói và viết.
------------------------
THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG
(Nam Ông mộng lục HỒ NGUYÊN TRỪNG)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện.
- Hiểu nét đặc sắc của tình huống gay cấn của truyện.
- Hiểu thêm cách viết truyện trung đại.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Phẩm chất vô cùng cao đẹp của vị Thái y lệnh.
- Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại: gần với kí ghi chép sự việc.
- Truyện nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện trung đại.
- Phân tích được các sự việc thể hiện y đức của vị Thái y lệnh trong truyện.
- Kể lại được truyện.
------------------------
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (phần Tiếng Việt)
RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết được một số lỗi chính tả thường mắc phải ở địa phương.
- Sửa được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của phát âm địa phương.
- Tránh sai chính tả trong khi nói và viết.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Một số lỗi chính tả do phát âm sai thường thấy ở địa phương.
2. Kỹ năng:
- Sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
------------------------
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Củng cố những kiến thức đã học ở học kì I về tiếng việt.
- Vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động giao tiếp.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về cấu tạo của tiếng Việt, từ mượn, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn: chữa lỗi dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn.
------------------------
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Văn và Tập làm văn)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được mục đích, yêu cầu của việc tìm hiểu truyện kể dân gian và sinh hoạt văn hóa dân gian của địa phương.
- Biết liên hệ, so sánh với phần văn học dân gian đã học để thấy sự khác nhau của hai loại hình truyện kể dân gian và sinh hoạt văn hóa.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Một số truyện kể dân gian và sinh hoạt văn hóa dân gian của địa phương.
2. Kỹ năng:
- Kể chuyện dân gian đã sưu tầm hoặc giới thiệu; biểu diễn một trò chơi dân gian hoặc sân khấu hóa một truyện cổ dân gian đã học.
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí - TÔ HOÀI)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của Bài học đường đời đầu tiên.
- Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
- Dế Mèn : một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột kiêu ngạo.
- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
2. Kỹ năng:
- Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.
- Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.
- Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết miêu tả.
------------------------
PHÓ TỪ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được các đặc điểm của phó từ
- Nắm được các loại phó từ.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm phó từ :
+ Ý nghĩa khái quát của phó từ.
+ Đặc điểm ngữ pháp của phó từ (khả năng kết hợp của phó từ,chức vụ ngữ pháp của phó từ).
- Các loại phó từ.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết phó từ trong văn bản
- Phân biệt các loại phó từ.
- Sử dụng phó từ để đặt câu.
------------------------
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết được hoàn cảnh cần sử dụng văn miêu tả.
- Những yêu cầu cần đạt đối với một bài văn miêu tả.
- Nhận diện và vận dụng văn miêu tả khi nói và viết.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Mục đích của miêu tả
- Cách thức miêu tả.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện được đoạn văn , bài văn miêu tả.
- Bước đầu xác định được nội dung của một đoạn văn hay bài văn miêu tả, xác định đặc điểm nổi bật của đối tượng được miêu tả trong đoạn văn hay bài văn miêu tả.
------------------------
SÔNG NƯỚC CÀ MAU
(Trích Đất rừng phương Nam - ĐOÀN GIỎI)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Bổ sung kiến thức về tác giả và tác phẩm văn học hiện đại.
- Hiểu và cản nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên sông nước Cà Mau, qua đó thấy được tình cảm gắn bó của tác giả đối với vùng đất này.
- Thấy được hình thức nghệ thuật độc đáo được sử dụng trong đoạn trích.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả và tác phẩm Đất rừng phương Nam.
- Vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người một vùng đất phương Nam.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
2. Kỹ năng:
- Nắm bắt nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp thuyết minh.
- Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung văn bản.
- Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên.
------------------------
SO SÁNH
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm so sánh và vận dụng nó để nhận diện trong một số câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh.
Lưu ý : Học sinh đã học về so sánh ở Tiểu học.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Cấu tạo của phép tu từ so sánh
- Các kiểu so sánh thường gặp.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện được phép so sánh.
- Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trong văn bản, chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh đó.
------------------------
QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH 
VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được một số thao tác cơ bản cần thiết cho việc viết văn miêu tả: quan sát, tưởng tượng, nhận xét, so sánh.
- Thấy được vai trò và tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Biết cách vận dụng những thao tác trên khi viết bài văn miêu tả.
1. Kiến thức
- Mối quan hệ trực tiếp của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
2. Kỹ năng:
- Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản: quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong đọc và viết văn miêu tả.
------------------------
BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
(TẠ DUY ANH)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể truyện và miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm.
- Thấy được sự chiến thắng của tình cảm trong sáng, nhân hậu đối với lòng ghen ghét, đố kị.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Tình cảm của người em đối với người anh.
- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuậy kể chuyện.
- Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với tâm lí nhân vật.
- Đọc - hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật.
- Kể tóm tắt câu chuyện trong đoạn văn ngắn.
------------------------
LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, 
SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm chắc các kiến thức về văn miêu tả được sử dụng trong bài luyện nói.
- Thực hành kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Rèn kĩ năng lập dàn ý và luyện nói trước tập thể lớp.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Những yêu cầu cần đạt đối với việc luyện nói.
- Những kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả,
- Những bước cơ bản để lựa chọn các chi tiết hay, đặc sắc khi miêu tả một đối tượng cụ thể.
2. Kỹ năng:
- Sắp xếp các ý theo một trinh tự hợp lí.
- Đưa các hình ảnh có phép tu từ so sánh vào bài nói.
- Nói trước tập thể lớp thật rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm, nói đúng nội dung, tác phong tự nhiên.
------------------------
VƯỢT THÁC
(Trích Quê nội - VÕ QUẢNG)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo trong Vượt thác.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật quê hương, người lao động.
- Một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm: giọng đọc phải phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn trích.
------------------------
SO SÁNH
(Tiếp theo)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết vận dụng hiệu quả phép tu từ so sánh khi nói và viết.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức:
- Các kiểu so sánh cơ bản và tác dụng của so sánh trong nói và viết.
2. Kỹ năng:
- Phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra được những so sánh đúng, so sánh sai.
- Đặt câu có sử dụng phép tu từ so sánh theo hai kiểu cơ bản.
------------------------
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (phần Tiếng Việt)
RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Phát hiện và sửa được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của phát âm địa phương.
- Hạn chế lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Một số lỗi chính tả thường thấy ở địa phương.
2. Kỹ năng:
- Phát hiện và sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
------------------------
PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được phương pháp làm bài văn tả cảnh.
- Rèn kĩ năng tìm ý, lập dàn ý cho bài văn tả cảnh.
- Biết viết đoạn văn, bài văn tả cảnh.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Yêu cầu của bài văn tả cảnh.
- Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh.
2. Kỹ năng:
- Quan sát cảnh vật.
- Trình bày những điểu đã quan sát về cảnh vật theo một trình tự hợp lí.
------------------------
NHÂN HOÁ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm nhân hoá, các kiểu nhân hoá.
- Hiểu được tác dụng của nhân hoá.
- Biết vận dụng kiến thức về nhân hoá vào việc đọc – hiểu văn bản và viết bài văn miêu tả.
Lưu ý: Học sinh đã học về nhân hoá ở Tiểu học.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm nhân hoá, các kiểu nhân hoá.
- Tác dụng của phép nhân hoá.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết các bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ nhân hoá.
- Sử dụng được phép nhân hoá trong nói và viết.
------------------------
PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được phương pháp làm bài văn tả người.
- Rèn kĩ năng làm bài văn tả người theo thứ tự.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Cách làm bài văn tả cảnh, bố cục, thứ tự miêu tả; cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả người.
2. Kỹ năng:
- Quan sát và lựa chọn các chi tiết cần thiết cho bài văn miêu tả.
- Trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một trình tự hợp lí.
- Viết một đoạn văn, bài văn tả người.
- Bước đầu có thể trình bày miệng một đoạn hoặc một bài văn tả người trước tập thể lớp.
------------------------
PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được phương pháp làm bài văn tả người.
- Rèn kĩ năng làm bài văn tả người theo thứ tự.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Cách làm bài văn tả cảnh, bố cục, thứ tự miêu tả; cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả người.
2. Kỹ năng:
- Quan sát và lựa chọn các chi tiết cần thiết cho bài văn miêu tả.
- Trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một trình tự hợp lí.
- Viết một đoạn văn, bài văn tả người.
- Bước đầu có thể trình bày miệng một đoạn hoặc một bài văn tả người trước tập thể lớp.
------------------------
ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
(MINH HUỆ)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được tình yêu thương lớn lao của Bác Hồ dành cho bộ đội, dân công và tình cảm của người chiến sĩ đối với Người trong bài thơ.
- Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài thơ.
- Kính yêu Bác Hồ, biết ơn thế hệ cha anh.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Hình ảnh Bác Hồ trong cảm nhận của người chiến sĩ.
- Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả với yếu tố biểu cảm và các biện pháp nghệ thuật khác được sử dụng trong bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Kể tóm tắt diễn biến câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn.
- Bước đầu biết cách đọc thơ tự sự được viết theo thể thơ năm chữ có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm thể hiện được tâm trạng lo lắng không yên của Bác Hồ; tâm trạng ngạc nhiên, xúc động, lo lắng và niềm sung sướng, hạnh phúc của người chiến sĩ.
------------------------
ẨN DỤ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.
- Hiểu được tác dụng của ẩn dụ.
- Biết vận dụng kiến thức về ẩn dụ vào việc đọc – hiểu văn bản và viết bài văn miêu tả.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.
- Tác dụng của phép ẩn dụ.
2. Kỹ năng:
- Bước đầu nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép tu từ ẩn dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.
- Bước đầu tạo ra được một số kiểu ẩn dụ đơn giản trong viết và nói.
------------------------
LUYỆN NÓI VỀ VĂN MIÊU TẢ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Củng cố phương pháp làm bài văn tả người: lập dàn ý, dựa vào dàn ý để phát triển thành bài nói.
- Rèn kĩ năng nói theo dàn bài.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Phương pháp làm một bài văn tả người.
- Cách trình bày miệng một đoạn (bài) văn miêu tả: nói dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.
2. Kỹ năng:
- Sắp xếp những điều đã quan sát và lựa chọn theo một thứ tự hợp lí.
- Làm quen với việc trình bày miệng trước tập thể: nói rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm.
- Trình bày trước tập thể bài văn miêu tả một cách tự tin.
------------------------
LƯỢM
(TỐ HỮU)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Lượm.
- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật

Tài liệu đính kèm:

  • docChuan_kien_thuc_ky_nang_van_6.doc