Chương I: Đại cương về kĩ thuật trồng trọt - Năm học 2006-2007

I. Mục tiêu bài học.

 Sau bài học HS :

- Hiểu được vai trò của trồng trọt.

- Biết được nhiệm vụ của trồng trọt và một số biện pháp thực hiện .

- Có hứng thú trong học tập kĩ thuật công nghiệp và coi trọng sản xuất trồng trọt.

II. Chuẩn bị.

- Tranh ảnh có liên quan đến bài học.

III. Tổ chức các hoạt động dạy học.

Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập.(2 phút)

ĐVĐ : Nước ta là nước nông nghiệp với 76% dân số sống ở nông thôn, 70% lao động làm việc trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn . Vì vậy trồng trọt có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò của trồng trọt trong nền kinh tế là gì? Bài này sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó.

 

doc 93 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1719Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương I: Đại cương về kĩ thuật trồng trọt - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trong năm trên một mãnh ruộng?
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm nêu tác dụng của các phương pháp canh tác bằng cách điền các nhóm từ vào chỗ trống trong bài tập SGK.
- Cho các nhóm treo kết quả lên bảng, GV điều khiển cả lớp thống nhất câu trả lời.
Hoạt động 4: Tổng kết bài học 
GV: cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Nêu câu hỏi củng cố , gọi cá nhân HS trả lời.
Dặn dò: Trả lời câu hỏi ở cuối bài và chuẩn bị cho bài ôn tập phần trồng trọt.
IV. Rút kinh nghiệm
3. Tăng vụ.
- Là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất .
- Cá nhân HS trả lời.
II. Tác dụng của luân canh, xen canh và tăng vụ
- HS hoạt động nhóm nêu tác dụng của các phương pháp luân canh, xen canh và tăng vụ
Tuần 17	Ngày dạy:
Tiết 17
ÔN TẬP
I. Mục tiêu bài học.
	Sau bài học HS :
Củng cố và khắc sâu các kiến thức đã học. Trên cơ sở đó HS có khả năng vận dụng vào thực tế sản xuất.
II. Chuẩn bị.
Bảng phụ ghi sẵn hệ thống hoá phần trồng trọt
HS trả lời trước các câu hỏi phần ôn tập.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1 : Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS
GV: cho HS kiểm tra chéo lẫn nhau về sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.
GV nhận xét sự chuẩn bị của HS.
Hoạt động 2 : Tổ chức ôn tập
* GV: Treo bảng phụ nội dung: Hệ thống hoá kiến thức phần trồng trọt
Nêu lần lượt các câu hỏi : từ câu 1 –9.
Yêu cầu cá nhân HS trả lời , HS khác nhận xét.
GV dựa vào bảng Hệ thống hoá kiến thức phần trồng trọt tổng hợp lại các kiến thức cần nắm.
* Cho HS thảo luận nhóm trả lời lần lượt các câu từ 10 - 13
Gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, GV thống nhất chung.
IV. Dặn dò 
Oân tập lại các kiến thức đã học từ đầu năm , chuẩn bị cho kiểm tra học kì I
Tuần 18	Ngày dạy: / / 2008
Tiết 18
THI HỌC KÌ I
Tuần 19	Ngày dạy: / / 2008
Tiết 19
PHẦN II : LÂM NGHIỆP
CHƯƠNG I : KĨ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ 
CHĂM SÓC CÂY TRỒNG
BÀI 22 : VAI TRÒ CỦA RỪNG VÀ NHIỆM VỤ TRỒNG RỪNG
I. Mục tiêu bài học.
	Sau bài học HS :
Hiểu được vai trò to lớn của rừng đối với cuộc sốngcủa toàn xã hội.
Biết được nhiệm vụ của trồng rừng.
Có ý thức bảo vệ rừng và tích cực trồng cây gây rừng
II. Chuẩn bị.
Tranh phóng to các hình 34, 35 SGK
III. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập
ĐVĐ: Phá rừng là nguyên nhân cơ bản nhất gây ra nhiều tác hại cho trái đất như : ô nhiễm môi trường, đất đai bị xói mòn, khô hạn, bão lụt, nước biển ngày một nâng cao, nhiệt độ trái đất tăng dần, nhiều loại thực vật và động vật bị tiêu diệt  Vậy rừng có vai trò như thế nào trong cuộc sống và sản xuất?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò của rừng và trồng rừng
 Điều khiển của GV
GV: Treo tranh vẽ h34
- Cho HS hoạt động nhóm , quan sát tranh vẽ nêu lên các vai trò của rừng đối với đời sóng và sản xuất
- Đại diện nhóm trả lời , các nhóm khác nhận xét, GV thống nhất chung.
GV: Cho cá nhân HS nhắc lại các vai trò cơ bản của rừng
Hoạt động 3: Tìm hiểu nhiệm vụ trồng rừng ở nước ta
GV: Treo hình vẽ 35 SGK
- Mô tả tình hình rừng từ 1943 –1995 trên biểu 
Hoạt động của HS
I. Vai trò của rừng và trồng rừng
- HS hoạt động nhóm 
34a: Làm sạch môi trường không khí.
34b: Phòng hộ
34c: Cung cấp lâm sản xuất khẩu, nguyên liệu sản xuất.
34d: Cung cấp lâm sản cho gia đình.
34e: sinh hoạt văn hoá(tham quan, du lịch)
34g: Nghiên cứu khoa học
1. Tình hình rừng ở nước ta
HS: Quan sát tranh vẽ, nghe GV thông báo về tình hình rừng của nước ta.
đồ từ đó rút ra kết luận rừng Việt Nam đã bị tàn phá nghiêm trọng.
? Rừng bị phá hoại, suy giảm là do những nguyên nhân nào?
? Hãy nêu một số ví dụ về tác hại của việc phá rừng?
GV: Cho HS nhắc lại về vai trò của rừng.
Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: trồng rừng để đáp ứng nhiệm vụ gì?
? Ở địa phương em, nhiệm vụ trồng rừng nào là chủ yếu? Vì sao?
Hoạt động 4: Tổng kết bài học 
GV: cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Nêu câu hỏi củng cố , gọi cá nhân HS trả lời.
Dặn dò: Trả lời câu hỏi ở cuối bài và chuẩn bị cho bài 23
IV. Rút kinh nghiệm
- Cá nhân HS trả lời câu hỏi của GV.
2. Nhiệm vụ trồng rừng
Trồng rừng để phòng hộ.
Trồng rừng sản xuất.
Trồng rừng đặc dụng.
- Cá nhân HS trả lời.
Tuần 19	Ngày dạy: / / 2008
 Tiết 20
BÀI 23 : LÀM ĐẤT GIEO ƯƠM CÂY RỪNG
I. Mục tiêu bài học.
	Sau bài học HS :
Hiểu được các điều kiện lập vườn gieo ươm.
Hiểu được các công việc cơ bản trong quy trình làm đất hoang.
Hiểu được cách tạo nền đất để gieo ươm cây.
II. Chuẩn bị.
Tranh phóng to sơ đồ 5, hình 36 SGK
Một bầu đất có kích thước đúng quy định.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1 : Kiểm tra,Tổ chức tình huống học tập
Kiểm tra: ? Rừng có vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất của xã hội?
	Cho biết nhiệm vụ trồng rừng ở địa phương em?
ĐVĐ: Đất lâm nghiệp thường có đặc điểm: khô cứng, nhiều cây cỏ hoang dại, chua và nhiều ổ sâu bệnh  do đó làm đất gieo ươm là khâu kĩ thuật rất quan trọng trong khâu tạo cây giống.
Hoạt động 2 : Lập vườn gieo ươm cây rừng.
Điều khiển của GV
? Theo em để cây giống có tỉ lệ sống cao và chất lượng tốt , vườn gieo ươm phải đảm bảo điều kiện gì? (Cho HS thảo luận trả lời, GV hệ thống ngắn gọn lại 4 yêu cầu lập vườn ươm như SGK)
Treo tranh vẽ sơ đồ 5 SGK
GV: giới thiệu các khu vực trong vườn gieo ươm. Tuỳ theo địa hình và yêu cầu sản xuất, việc phân chia đất phải thuận lợi cho việc đi lại và sản xuất
? Theo em trong vườn ươm có thể dùng biện pháp nào để ngăn chặn trâu , bò phá hoại?
GV: Giới thiệu sơ qua quy mô các loại vườn gieo ươm cây rừng.
Hoạt động 3: Dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp
GV: Giới thiệu đặc điểm của đất lâm nghiệp: chủ
Hoạt động của HS
I. Lập vườn gieo ươm cây rừng
1. Điều kiện lập vườn gieo ươm
HS thảo luận trả lời, đưa ra 4 yêu cầu lập vườn ươm như SGK
2. Phân chia đất trong vườn gieo ươm
Tìm hiểu cách bố trí vườn ươm dưới sự hướng dẫn của GV.
- Cá nhân HS trả lời.
II. Làm đất gieo ươm cây rừng.
1. Dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp
HS trả lời câu hỏi của GV:
yếu là đồi núi trọc hay đất hoang có cây hoang dại mọc rậm, nhiều ổ sâu bệnh 
? Nhắc lại cách làm đất tơi xốp ở phần trồng trọt?
GV: Do đặc điểm của đất lâm nghiệp nên quy trình làm đất tơi xốp được bổ sung như sau:
Hoạt động 4: Tạo nền đất gieo ươm cây rừng
? Nêu nguyên nhân của sự khác biệt của 2 quy trình trên?
Treo tranh vẽ hình 36 SGK
- GV: mô tả kích thước luống đất , bón lót phân, hướng luống.
- GV : mô tả kích thước bầu đất, bón lót phân, cấu tạo của vỏ bầu và ruột bầu.
? Gieo hạt trên bầu đất có ưu điểm gì so với gieo hạt trên luống?
Hoạt động 5: Tổng kết bài học 
GV: cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Nêu câu hỏi củng cố , gọi cá nhân HS trả lời.
Dặn dò: Trả lời câu hỏi ở cuối bài và chuẩn bị cho bài 24, ôn lại bài 16
IV. Rút kinh nghiệm
Đất cứng cày, bừa đập nhỏ và san phẳng đất đất tơi xốp.
Đất hoang hay đã qua sử dụng Phát dọn cây hoang dại(dọn vệ sinh) cày sâu, bừa kĩ, khử chua, diệt sâu bệnh đập và san đất phẳng đất tơi xốp.
- Cá nhân HS trả lời.
2. Tạo nền đất gieo ươm cây rừng
a. Luống đất
HS nghe GV thông báo.
b. Bầu đất
HS nghe GV thông báo.
HS: phân bón và đất trong bầu không bị rửa trôi nên cây con luôn đủ thức ăn, đem bầu đất đi trồng không phải đánh cây nên bộ rễ không bị tổn thương, cây mầm có tỉ lệ sống và phát triển nhanh 
Tuần 20	Ngày dạy: / / 2008
Tiết 21
BÀI 24 : GIEO VÀ CHĂM SÓC VƯỜN GIEO ƯƠM CÂY RỪNG
I. Mục tiêu bài học.
	Sau bài học HS :
Biết cách kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm.
Biết được thời vụ và quy trình gieo hạt cây rừng.
Hiểu được các công việc chăm sóc chủ yếu ở vườn gieo ươm cây rừng.
Có ý thức tiết kiệm hạt giống, làm việc cẩn thận đúng quy trình.
II. Chuẩn bị.
Tranh phóng to hình 37 , 38 SGK
Tranh ảnh về chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1 : Kiểm tra,Tổ chức tình huống học tập
Kiểm tra: ? Nêu những yêu cầu khi đặt vườn gieo ươm cây rừng?
	Nêu quy trình dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp?
ĐVĐ: Gieo hạt là khâu kĩ thuật rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ nảy mầm của hạt giống tỉ lệ sống và phát triển của cây con.vì vậy việc nắm được kĩ thuật kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm, quy trình gieo hạt, chăm sóc vườn ươm là hết sức quan trọng.
Hoạt động 2 : Kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm.
Điều khiển của GV
GV: Yêu cầu HS cho biết các cách sử lí hạt giống đã học ở phần trồng trọt.
- Hướng dẫn HS các cách sử lí hạt giống cây rừng như SGK.
? Cho biết mục đích cơ bản của các biện pháp kĩ thuật xử lí hạt giống trước khi gieo?
Hoạt động 3: Tiến hành gieo hạt.
? Gieo hạt vào tháng nóng và mưa to(tháng 6-7) có tốt không ? tại sao?
? Tại sao ít khi gieo hạt vào các tháng giá lạnh?
Hoạt động của HS
I. Kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm
1. Đốt hạt
2. Tác động bằng lực.
3. Kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm.
HS: Làm mềm lớp vỏ dày và cứng để dễ thấm nước và mầm dễ chui qua vỏ hạt, kích thích mầm phát triển nhanh và đều, diệt trừ mầm mống sâu bệnh.
II. Gieo hạt
1. Thời vụ gieo hạt
HS: Không tốt và có nhiều hạt chết do khô héo, hạt bị rửa trôi, tốn công che nắng, che mưa, tốn công làm cỏ, xới đất 
- Hạt khó nảy mầm 
? Vậy nên gieo hạt vào thời điểm nào là thích hợp?
GV: Đưa ra kết luận như trong SGK.
- Yêu cầu HS nhắc lại các cách gieo hạt đã học ở phần trồng trọt.
GV: Giới thiệu quy trình gieo hạt cây rừng như SGK.
? Tại sao phải sàng lấp đất hạt?
Hoạt động 4: Chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng
? Bảo vệ luống gieo nhằm mục đích gì?
GV: Nêu khái quát mục đích của việc gieo ươm cây rừng.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm quan sát hình 38 SGK , thảo luận trả lời các ý trong SGK.
- điều khiển các nhóm trả lời, Gv thống nhất kết quả.
? Cần phải có thêm biện pháp chăm sóc nào nữa?
? Hạt đã nứt nanh đem gieo nhưng tỉ lệ nảy mầm thấp , cho biết do những nguyên nhân nào?
Hoạt động 5: Tổng kết bài học 
GV: cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Nêu câu hỏi củng cố , gọi cá nhân HS trả lời.
Dặn dò: Trả lời câu hỏi ở cuối bài và chuẩn bị cho bài 25
	Phân công HS chuẩn bị hạt giống và cây giống, đất màu và phân bón, túi bầu, dụng cụ, vật liệu che phủ  và tìm hiểu công việc gieo hạt hay cấy cây trong vườn ươm có ở địc phương.
IV. Rút kinh nghiệm
HS trả lời.
2. Quy trình gieo hạt.
Gieo hạt, lấp đất, che phủ, tưới nước, phun thuốc trừ sâu, bệnh; bảo vệ luống gieo.
HS trả lời các câu hỏi của GV
- Nhằm chống nắng, nóng, ngăn chặn rửa trôi hạt, chống chim ăn hạt, giữ ẩm cho đất.
- Nhằm phòng trừ sâu bệnh, chống chuột và côn trùng ăn hại và hại cây mầm 
II. Chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng
HS hoạt động theo nhóm trả lời các câu hỏi trong SGK.
- H38a: che phủ : che mưa, che nắng.
- H38b: Tưới nước : giữ ẩm cho đất, cung cấp nước cho cây.
- H38c: Phun thuốc: diệt trừ cỏ dại, sâu bệnh hại
- H38d: Xới đất: đất tơi xốp, giữ ẩm cho đất, chống đổ.
* Bón thúc phân, tỉa và cấy cây 
* Thời tiết xấu; sâu bệnh; chăm sóc chưa đạt yêu cầu.
Tuần 20	Ngày dạy: / / 2008
 Tiết 22
BÀI 25 : THỰC HÀNH : GIEO HẠT VÀ CẤY CÂY VÀO BẦU ĐẤT
I. Mục tiêu bài học.
	Sau bài học HS :
Làm được các thao tác kĩ thuật gieo hạt và cấy cây vào bầu đất.
Rèn luyện ý thức cẩn thận, chính xác và lòng hăng say lao động.
II. Chuẩn bị.
Đất và phân bón .
Hạt giống đã xử lí
Túi bầu bằng nilon
Tranh vẽ về quy trình gieo hạt và quy trình cấy cây.
Công cụ.
Vật liệu che phủ
III. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1 : Kiểm tra,Tổ chức tình huống học tập
Kiểm tra : ? Cho biết thời vụ gieo hạt, quy trình gieo hạt?
GV: Nêu mục tiêu cần đạt của bài thực hành, nhắc nhở HS giữ vệ sinh khi tiếp xúc với đất và phân bón, an toàn lao động trong khi thực hành.
Hoạt động 2 : Tổ chức thực hành.
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Chia nhóm vàphân công nhiệm vụ cho mỗi nhóm.
Hoạt động 3 : Thực hiện quy trình thực hành gieo hạt vào bầu đất
* Bước 1 : GV hướng dẫn và HS quan sát
GV giới thiệu từng bước của quy trình gieo hạt vào bầu đất, sử dụng tranh vẽ để minh hoạ.
Tiến hành làm mẫu các thao tác kĩ thuật theo quy trình như: trộn hỗn hợp đất và phân bón, đóng bầu đất, gieo hạt, che phủ và tưới nước luống bầu theo đúng kĩ thuật.
* Bước 2 : HS thao tác và GV theo dõi uốn nắn
Dựa vào các chỉ dẫn và các thao tác mẫu của GV , HS thao tác theo thứ tự các bước trong quy trình gieo hạt vào bầu đất.
GV theo dõi các thao tác và sữa chữa các thao tác sai sót của HS.
Hoạt động 4 : Thực hiện quy trình thực hành cấy cây vào bầu đất
* Bước 1 : GV hướng dẫn và HS quan sát
GV giới thiệu từng bước của quy trình cấy cây vào bầu đất, sử dụng tranh vẽ để minh hoạ.
Tiến hành làm mẫu các thao tác kĩ thuật theo quy trình như: trộn hỗn hợp đất và phân bón, đóng bầu đất, tạo hốc giữa bầu đất, cấy cây vào bầu đất, che phủ và tưới nước luống bầu theo đúng kĩ thuật.
* Bước 2 : HS thao tác và GV theo dõi uốn nắn
Dựa vào các chỉ dẫn và các thao tác mẫu của GV , HS thao tác theo thứ tự các bước trong quy trình cấy cây vào bầu đất.
GV theo dõi các thao tác và sữa chữa các thao tác sai sót của HS.
Hoạt động 5 : đánh giá kết quả.
HS thu dọn dụng cụ và vật liệu, làm vệ sinh nơi thực hành và làm sạch các dụng cụ lao động.
Từng nhóm HS tự đánh giá kết quả thực hành.
GV đánh giá giờ thực hành của H S về các mặt:
+ Công việc chuẩn bị thực hành, những thao tác làm đúng và chưa làm đúng theo quy trình, kết quả sản phẩm, ý thức học tập 
+ Nhận xét và cho điểm 1 số nhóm điển hình.
Hoạt động 6 : Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau
	Tìm hiểu kĩ thuật trồng cây ở địa phương (cây lấy quả hoặc cây công nghiệp, cây ăn quả ) thời vụ trồng , làm đất trồng cây , kĩ thuật trồng cây con có bầu hoặc cây con bằng rễ trần.
	Xem trước bài 26,27 tiết sau học 2 bài.
Tuần 21	Ngày dạy: / / 2008
Tiết 23
BÀI 26, 27 : TRỒNG CÂY RỪNG – CHĂM SÓC RỪNG SAU KHI TRỒNG
I. Mục tiêu bài học.
	Sau bài học HS :
Biết được thời vụ trồng rừng, cách đào hố trồng cây rừng, cách trồng cây gây rừng bằng cây con.
Biết được thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng.
Hiểu được nội dung cơ bản các công việc chăm sóc rừng sau khi trồng.
Rèn luyện ý thức lao động đúng kĩ thuật, cẩn thận, an toàn lao động khi gieo trồng cây và chăm sóc cây rừng.
II. Chuẩn bị.
Tranh vẽ phóng to H 41, 42 SGK 
III. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập
	ĐVĐ: Kĩ thuật trồng và chăm sóc rừng sau khi trồng là yếu tố cơ bản quyết định tỉ lệ sống của cây và tới lượng cây trồng. Để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu thời vụ trồng rừng.
Điều khiển của GV
? Cho biết mùa trồng rừng ở các tỉnh miền Bắc, miền trung và các tỉnh miền Nam ở nước ta?
GV: Nêu thời vụ trồng rừng cho đa số cây rừng ở nước ta như trong SGK.
Hoạt động 3: Làm đất trồng cây
GV: Giới thiêu về các kích thước hố trồng cây rừng. 
Treo tranh vẽ 41 SGK.
- Trình bày thứ tự các công việc đào hố trồng cây nơi đất hoang hoá.
? trước khi đào hố tại sao lại phải làm cỏ và phát quang ở quanh miệng hố?
? Khi lấp hố, tại sao phải cho lớp đất màu đã 
Hoạt động của HS
I. Thời vụ trồng rừng
HS: dựa vào thông tin SGK trả lời câu hỏi.
II. Làm đất trồng cây.
1. Kích thước hố.
HS nghe GV thông báo kích thước hố.
2. Kĩ thuật đào
HS nghe GV trình bày các công việc đào hố.
- Làm cỏ và phát quang ở quanh miệng hố cây không bị cỏ dại cạnh tranh ánh sáng, chất dinh dưỡng và nước, tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển.
trộn phân bón xuống hố trước?
Hoạt động 4: Trồng rừng bằng cây con
- Cho HS quan sát hình vẽ và tìm hiểu nội dung h42 SGK.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm sắp xếp lại thứ tự 
 các bước trên h43 cho đúng quy trình kĩ thuật.
GV: điều khiển các nhóm trả lời và hướng dẫn HS mô tả các bước kĩ thuật trồng cây rừng bằng cây con có bầu và cây rừng bằng cây con.
? Tại sao trồng rừng bằng cây con có bầu được áp dụng phổ biến ở nước ta?
? Tại sao trồng rừng bằng cách gieo hạt vào hố lại ít được áp dụng trong sản xuất?
? Ở vùng đồi trọc nên trồng rừng bằng loại cây con nào? Tại sao?
Hoạt động 5: Tìm hiểu thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng
GV: thông báo thời gian chăm sóc và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng như SGK.
? Tại sao trồng cây rừng từ 1 – 3 tháng phải chăm sóc ngay?
? Tại sao cây rừng được 3-4 năm thì giảm số lần chăm sóc?
Hoạt động 6: Những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng
? Nguyên nhân nào làm cho cây rừng sau khi trồng sinh trưởng và phát triển chậm, thậm chí 
- Nhằm đảm bảo lớp đất màu và phân bón không bị rửa trôi và có đủ nguồn dinh dưỡng cho cây con nhanh phục hồi và phát triển mạnh trong thời gian mới trồng.
III. Trồng rừng bằng cây con
1. Trồng cây con có bầu
HS tìm hiểu quy trình trồng cây con có bầu h42.
2. Trồng cây con có rễ trần.
HS thảo luận nhóm trả lời:
Ý 1:a ;	 ý 2: c ; ý 3: e ; ý 4: d ; ý 5: b.
- Rễ cây không bị tổn thương, bầu đất có đầy đủ phân bón và đất tơi xốp, cây trồng có tỉ lệ sống cao và phát triển tốt.
- Hạt giống bị chim và côn trùng ăn, hạt bị nấm bệnh làm hỏng, chết khô héo, cây mầm bị cây cỏ hoang dại chèn ép mạnh và chết nhiều, tỉ lệ cây sống thành rừng thấp.
- Nên trồng cây con có bầu vì Rễ cây không bị tổn thương, bầu đất có đầy đủ phân bón và đất tơi xốp, cây trồng có tỉ lệ sống cao và phát triển tốt.
IV. Thời gian và số lần chăm sóc.
HS nghe GV thông báo.
- Tạo điều kiện cây phát triển nhanh, tăng sức đề kháng với môi trường .
- khi đó rừng đã khép tán, có khả năng sống độc lập trong môi trường khắc nghiệt, đồng thời khi rừng khép tán, ánh sáng lọt vào rừng yếu, do đó cây cỏ hoang dại thưa thớt không có khả năng chèn ép cây trồng 
II. Những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng
- Cỏ hoang dại chèn ép cây trồng, đất khô cằn thiếu chất dinh dưỡng, thời tiết diễn biến xấu, 
cây chết hàng loạt?
GV: Con người cần phải tác động để cải tạo môi trường sống của cây rừng, giúp cây sinh trưởng mạnh và có tỉ lệ sống cao.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm quan sát h44 nêu tên và mục đích của từng khâu chăm sóc.
+ cho các nhóm trình bày câu trả lời.
? Hãy cho biết sau khi trồng cây gây rừng có nhiều cây chết là do các nguyên nhân nào?
Hoạt động 7: Tổng kết bài học 
GV: cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Nêu câu hỏi củng cố , gọi cá nhân HS trả lời.
Dặn dò: Trả lời câu hỏi ở cuối bài và chuẩn bị cho bài 28
	 Tìm hiểu tài liệu và thực tế tình hình khai thác rừng ở Việt Nam.
IV. Rút kinh nghiệm
Sâu,bệnh hại cây, thú rừng phá hoại 
- HS hoạt động nhóm quan sát h44 nêu tên và mục đích của từng khâu chăm sóc.
a. Tỉa và dặm cây: tỉa bớt cây, chỉ để lại mỗi hố 1 cây khoẻ mạnh, đem cây tỉa trồng vào các hố cây bị chết.
b. làm cỏ: diệt cỏ dại tranh giành nước, chất dinh dưỡng và ánh sáng với cây trồng.
c. Bón thúc phân: tăng thêm chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng mạnh trong thời kì đầu, cây nhanh chóng vượt qua giai đoạn cỏ dại lấn át và tăng sức đề kháng của cây.
d. Xới đât, vun gốc cây: đất tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm cho đất, giữ cho cây trồng không bị nghiêng đổ.
e. phát quang: cây trồng không bị cây dại xung quanh chèn ép về ánh sáng và dinh dưỡng, tạo thuận lợi cho cây con sinh trưởng phát triển tốt.
- Cá nhân HS nêu các nguyên nhân cây rừng chết sau khi trồng.
Tuần 21	Ngày dạy: / / 2008
Tiết 24
BÀI 28 : KHAI THÁC RỪNG
I

Tài liệu đính kèm:

  • docChương I. Đại cương về kỹ thuật trồng trọt.doc