Chương I: Đại cương về kĩ thuật trồng trọt - Nguyễn Mạnh Hùng

I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

- Hiểu được vai trò của trồng trọt, nhiệm vụ của trồng trọt, đất trồng là gì?

- Vai trò của đất trồng đối với cây trồng, Đất trồng gồm những thành phần nào?

2/ Kỹ năng:

- Biết được nhiệm vụ của trồng trọt và một số biện pháp thực hiện.

- Phân biệt được thành phần của đất.

3/ Thái độ:

- Có hứng thú trong học tập kỹ thuật nông nghiệp và coi trọng sản xuất trồng trọt.

- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.

II/ Chuẩn bị:

1/ GV:Tranh ảnh vai trò của trồng trọt hình1/5.Tranh vẽ hình2/7SGK, Bảng câm thành phần của đất trồng.

 

doc 58 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2059Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương I: Đại cương về kĩ thuật trồng trọt - Nguyễn Mạnh Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốc ghép)
Hoạt động 2: Tìm hiểu nắm được các điều kiện bảo quản hạt giống cây trồng :
- GV cho HS đọc phần II SGK/ 27.
- HS Nghiên cứu sgk trả lời.
H/ Bảo quản hạt giống nhằm mục đích gì?
H/ Muốn bảo quản hạt giống tốt phải đảm bảo những yêu cầu gì?
H/ Tại sao hạt giống đem bảo quản phải sạch không lẫn tạp chất?
H/ Nơi cất giữ hạt giống như thế nào?
H/ Trong quá trình bảo quản ta phải kiểm tra như thế nào?
H/ Dụng cụ gì bảo quản hạt giống?
ð GV nhận xét rút ra kết luận 
II/ Bảo quản hạt giống cây trồng:
1/ Mục đích:
Giữ gìn và duy trì chất lượng hạt giống
2/ Yêu cầu:
- Hạt giống phải khô, chắc, không bị sâu bệnh, lẫn tạp.
- Nơi cất giữ phải khô ráo, thoáng mát.
- Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu mọt để kịp thời xử lí .
3/ Phương pháp:
- Bảo quản trong chum,vại,bao nilon:hạt đậu
- Bảo quản trong nhà kho: lúa, ngô.
- Bảo quản trong hầm lạnh
 4/ Củng cố
- Gọi 1 -2 HS đọc phần ghi nhớ 
- Gắn bìa giấy vào sơ đồ 3 SGK/ 26
5/ Dặn dò:
Đọc trước bài 12.
 Quan sát một số cây bệnh sâu phá hại 
6/ Rút kinh nghiệm:
	......................
	......................
	......................
Tuần: 9 Ngày soạn: 
Tiết : 9 Ngày dạy: 
BÀI 12: SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: 
- Biết được tác hại của sâu bệnh. Hiểu được khái niệm của côn trùng, bệnh cây.
- Biết được các dấu hiệu của cây khi bị sâu bệnh phá hại.
2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết
3/ Thái độ: Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây trồng thường xuyên để hạn chế tác hại
II/ Chuẩn bị:
1/ GV:- Tranh phóng to H 18, 19, 20 SGK
 - Sưu tầm các tranh ảnh sâu, bệnh 
2/ HS: Đọc trước bài 12, Quan sát các loại cây bị sâu, bệnh
III/ Hoạt động :
1/ Ổn định lớp: 
2/ Kiểm tra bài cũ: H/ Bảo quản hạt giống như thế nào?
3/ Giảng bài mới:
a/ Giới thiệu bài:	Trong qui trình sản xuất trồng trọt muốn đạt năng xuất cao,phẩm chất tốt không chỉ biết bón phân hợp lí,làm đất tốt, giống tốt mà còn phải biết phòng trừ sâu,bệnh hại cây trồng.Vậy thế nào là sâu bệnh hại,mức độ gây hại ra sao ma chúng ta phải tích cực phòng trừ.Đó là nội dung của bài học hôm nay
b/ Phát triển bài:
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về tác hại của sâu bệnh
- GV cho HS đọc kỹ phần I SGK/ 28
- HS quan sát tranh, nghiên cứu sgk, trả lời.
H/ Sâu bệnh có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống cây trồng ?
H/ Em hãy kể cách gây hại của sâu, bệnh trên cây trồng mà em biết?
H/ Sâu bệnh ảnh hưởng ntn đến con người?
- GV kết luận 
I/ Tác hại của sâu bệnh:
- Sâu bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng:cây trồng sinh trưởng, phát triển kém, bị tổn thương hoặc chết .
- Sâu bệnh gây hại gián tiếp đến con người:tăng chi phí,tốn công,làm giảm năng suất,phẩm chất nông sản
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm về côn trùng và bệnh cây:
- GV cho HS đọc phần II SGK/ 28
H/ Em nào có thể kể một số côn trùng mà em biết?
H/ Bằng kiến thức sinh học em hãy cho biết thế nào là côn trùng?
- Phần đầu có 1 đôi râu,phần ngực mang 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh
H/ Có phải tất cả côn trùng đều có hại cho cây trồng không?
*Vậy côn trùng chia thành mấy nhóm?VD
GV: Côn trùng có hại cho cây trồng gọi là sâu, côn trùng có lợi cho nông nghiệp gọi là thiên địch.
H/ Thế nào là vòng đời?
GV :trong vòng đời côn trùng trải qua nhiều giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau,có cấu tạo và hình thái khác nhau. Sự biến đổi hình thái của côn trùng trong vòng đời gọi là biến thái.
*Côn trùng có mấy kiểu biến thái?
- GV treo hình vẽ 18, 19 SGK/ 28
H/ Côn trùng ptr theo kiểu BTHT vòng đời trải qua mấy giai đoạn?đó là những giai đoạn nào?
H/ Vì sao gọi là biến thái không hoàn toàn ?
H/ Trong giai đoạn sinh trưởng của sâu hại, giai đoạn nào của cây phá hại cây trồng mạnh ?
GV; Nhận xét, kết luận .
b. Tìm hiểu về bệnh cây 
H/ Thế nào là bệnh cây?
H/ Quan sát màu lá lúa em có nhận xét gì?
H/ Cây bị bệnh có biểu hiện như thế nào?
H/ Bệnh cây do những nguyên nhân nào gây ra?
c. Quan sát một số hình về sâu, bệnh gây hại
GV: cho hs quan sát mẫu vật.
GV cho HS quan sát các hình vẽ 20 SGK/ 29
GV cho HS đọc SGK 29
H/ Cây bị sâu, bệnh phá hại khác nhau như thế nào?
GV: kết luận
II/ Khái niệm về côn trùng và bệnh cây:
1/ Côn trùng:
a/ Khái niệm:
Côn trùng là lớp động vật thuộc ngành chân khớp, cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng.
Côn trùng gồm 2 nhóm:
+ Có lợi:ong mắt đỏ,bọ rùa
+ Có hại(sâu):sâu đục thân,sâu cuốn lá
b/ Vòng đời của côn trùng:
- Biến thái hoàn toàn:
Vòng đời trải qua 4 giai đoạn:trứng,sâu non,nhộng,sâu trưởng thành.Giữa các giai đoạn hình thái bị biến đổi hoàn toàn.
VD:sâu đục thân,sâu cuốn lá
- Biến thái không hoàn toàn:
Vòng đời trải qua 3 giai đoạn:trứng,sâu non,sâu trưởng thành.Giữ các giai đoạn hình thái ít bị biến đổi hoàn toàn
VD:rầy nâu,bọ xít,châu chấu
2/ Bệnh cây:
a/ Khái niệm:
- Bệnh cây là trạng thái không bình về chức năng sinh lí,cấu tạo và hình thái của cây.
b/ Phân loại:
-Do VSV gây ra,lây lan mạnh,mức đọ gây hại lớn
VD:bệnh đạo ôn, bạc lá
- Do điều kiện sống bất lợi, ít gây hại đến cây trồng
VD:cành bị gãy, đất,phân bón
3/ Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hại:
- Khi bị sâu bệnh phá hại thường màu sắc, cấu tạo, hình thái các bộ phận của cây bị thay đổi
4/ Củng cố : 
- Gọi 2 học sinh đọc phần ghi nhớ
- Trả lời câu 1
* Sâu phá hại cây trồng mạnh ở giai đoạn nào?
¨ a. Nhộng
¨ c. Trứng
ý b. Sâu non
¨ d. Sâu trưởng thành
5/ Dặn dò: Học bài và soạn trước bài 13
6/ Rút kinh nghiệm:
	..............................................................................................................................................................
Tuần: 10 Ngày soạn: 
Tiết : 10 Ngày dạy:
BÀI 13: PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI
I. Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Hiểu được nguyên tắc và biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại
2/ Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận biết
3/ Thái độ: Biết vận dụng những hiểu biết đã học vào công việc phòng trừ sâu, bệnh tại vườn trường hay gia đình.
II/ Chuẩn bị:
1/ GV: SGK , SGV
2/ HS: Đọc trước bài 13
III/ Hoạt động :
1/ Ổn định lớp: 
2/ Kiểm tra bài cũ: H/ Hãy nêu các tác hại của sâu, bệnh 
3. Giảng bài mới: 
a/ Giới thiệu bài:	Hàng năm ở nước ta, sâu bệnh đã làm thiệt hại 10 – 12% sản lượng nông sản. Nhiều năm sản lượng thu hoạch được rất ít. Do vậy việc phòng trừ sâu bệnh phải được tiến hành thường xuyên kịp thời. Bài học này sẽ giúp chúng ta nắm được các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại phổ biến.
b/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh .
- GV cho HS đọc I. SGK/ 30
- GV đặt câu hỏi .
- HS Nghiên cứu sgk, Trả lời.
H/ Phòng là chính có nghĩa như thế nào?
H/ Trừ sớm kịp thời nhanh chóng và triệt để như thế nào?
H/ Tại sao phải sử dụng tổng hợp các biện pháp?
GV: nhận xét, kết luận.
I/ Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh:
- Phòng là chính: bón nhiều phân hữu cơ, làm cỏ , vun xới, luân canh, sử dụng giống chống sâu...
- Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để
- Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại. 
- GV cho HS nghiên cứu và làm bài tập phần II SGK/ 31
- GV theo dõi
- GV gọi HS đọc bài làm của mình 
- GV: kết luận để HS ghi
- GV treo hình 21, 22
H/ Hãy nêu ưu điểm của biện pháp thủ công phòng trừ sâu bệnh
H/ Em hãy nêu nhược điểm của biện pháp thủ công phòng trừ sâu bệnh 
- GV treo H 23 SGK 
H/ Em hãy cho biết thuốc hoá học được sử dụng trừ sâu, bệnh bằng cách nào?
H/ Em hãy kể các biện pháp sinh học phòng trừ sâu mà em biết?
H/ Ưu điểm của biện pháp sinh học
H/ Nhược điểm của biện pháp sinh học
H/ Biện pháp kiểm dịch là gì?
- GV nhận xét ž kết luận : Hiện nay trong việc phòng –trừ người ta coi trọng việc vận dụng tổng hợp các biện pháp để phòng trừ
II/ Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại:
1. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại
+Vệ sinh đồng ruộng, làm đất; trừ mầm mống sâu bệnh, nơi ẩn náu
+luân canh; làm thay đổi đk sống và thức ăn của sâu, bệnh
+gieo trồng đúng thời vụ: để tránh thời kì sâu, bệnh phát sinh mạnh
+chăm sóc kịp thời bón phân hợp lí: để tăng sức chống chịu sâu, bệnh
2. Biện pháp thủ công
+Ưu điểm: - Đơn giản dễ thực hiện
-Có hiệu quả khi sâu,bệnh mới phát sinh
+Nhược điểm: Hiệu quả thấp(khi sâu bệnh phát sinh nhiều)
-Tốn công
3. Biện pháp hoá học
+Ư: diệt sâu bệnh nhanh, ít tốn công
+N: -Dễ gây độc cho người và vật nuôi
- Ô nhiễm môi trường, làm chết nhiều sinh vật khác.
4. Biện pháp sinh học
+ KN(SGK)
+Ư: an toàn đối với người
-hiệu quả bền vững lâu dài
-hiệu quả kinh tế cao
+N:- hiệu quả chậm
-D/t rộng cần số lượng lớn
-H/Q phụ thuộc vào C/L của thiên địch
-giá thành cao vì đòi hỏi KTCN phức tạp
5. Biện pháp kiểm dịch thực vật
KN:là B/P kiểm tra và sử lí những S/P nông lâm nghiệp khi xuất,nhập hoặc vận chuyển từ vùng này sang vùng khác
+ Tác dụng: Ngăn chặn sự lây lan của sâu bệnh nguy hiểm
4/ Củng cố
- Gọi 2 em đọc phần ghi nhớ
- Em hãy nêu những nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh
5/ Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời CH cuối bài và đọc trước bài 15(SGK)
6/ Rút kinh nghiệm:
Tuần 	 Ngày soạn: 
Tiết 	 Ngày dạy:
Bài 14: THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI THUỐC
VÀ NHÃN HIỆU CỦA THUỐC TRỪ SÂU, BỆNH HẠI
I/ Mục tiêu:
1/ kiến thức:
Xác định được các đặc điểm cua thuốc qua nhãn trên bao bì: tên thuốc, nhóm độc, khả năng hoà tan trong nước, trạng thái của thuốc thành phần thuốc, nơi sản xuất.
Nhận biết một số loại thuốc qua trạng thái và màu sắc của thuốc.
2/ Kỹ năng: Quan sát, so sánh, phân tích.
3/ Thái độ: Qua bài này biết được tác hại của thuốc, cách trị sâu, bệnh.
II/ Chuẩn bị:
GV: - các nhãn thuốc trừ sâu bệnh, bệnh hại, ký hiệu viết tắc trên bao bì.
Mẫu thuốc: dạng bột, dạng bột thấm nước, dạng hạt, dang sữa.
HS: - Một số nhãn hiệu thuốc mà em tìm được.
III/ Phương pháp: 
Hỏi đáp kết hợp diễn giãi.
Quan sát để hiểu thêm các loại thuốc độc hại.
IV/ Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
H/ Nguyên tăc phòng trừ sâu, bệnh hại là gì?
H/ Có mấu biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại? biện pháp nào hiện nay đang được sử dụng rộng rãi nhất?
3/ Giảng bài mới:
a/ vào bài: GV giới thiệu các nhãn , mẫu thuốc.
b/ Phát triển bài: 
TG
Hoạt đông
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự nhận biết nhãn hiệu thuốc trừ sâu, bệnh hại:
GV: cho hs quan sát các mẫu thuốc, đặt câu hỏi.
HS: Quan sát các mẫu thuốc , trả lời.
H/ Phân biệt độ độc ( Nhóm 1,2,3) ? Tên thuốc?
GV: Kết luậnà Ghi rõ co hs biết.
Hoạt động 2: Quan sát 1 số dạng thuốc
GV: đua 1 số mẫu cho hs quan sát và nhận dạng
HS: Quan sát nhận biết.
GV: Kết luậnà Chỉ rõ cho hs.
I/ Sự nhận biết nhãn hiệu thuốc trừ sâu, bệnh hại:
II Quan sát 1 số dạng thuốc
- Thuốc bột thấm nước.
- Thuốc bột hoà tan trong nước.
- Thuốc hạt.
- Thuốc sữa.
- Thuốc nhũ dầu.
GV: Cho hs làm tổng kết : chia hs theo nhóm ( 8 nhóm)
Họ và tên:
Lớp:
Mẫu số:
Kết quả quan sát:
Nhận xét qua nhãn
Nhận xét qua thuốc
Nhận xét qua thuốc trộn với nước
1
2
3
...
4/ Tổng kết bài thực hành:
Gọi 1 hs của nhóm 1 báo cáo kết quả, gv ghi lên bảng( theo mẫu).
Gọi nhóm khác bổ sung.
GV gọi hs quan sát nhãn, mẫu và lên nhận xét trước cả lớp, gv cho điểm.
GV thu kết quả làm, các nhóm tự chấm điểm chéo.
5/ Dặn dò:
Tập nhận xét qua nhãn và thuốc ở gia đình hiện có.
Hỏi gia đình và cách sử dụng một số loại thuốc và ghi vào vở b6/ Rút kinh nghiệm:
Tuần 	 Ngày soạn: 
Tiết 	 Ngày dạy:
BÀI 17 , 18 : XỬ LÍ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM 
XÁC ĐỊNH SỨC NẢY MẦM VÀ TỈ LỆ NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG
I/ Mục tiêu :
1/ Kiến thức:
Biết được cách xử lí hạt giống bằng nước ấm theo đúng quy trình.
Làm được các thao tác trong quy trình xử lý.
Biết cách xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống.
Làm được các thao tác trong quy trình xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống.
2/ Kỹ năng: quan sát, nhận biết.
3/ Thái độ: ý thức cẩn thận chính xác.
II/ Chuẩn bị.
Mẫu hạt giống ngô và lúa (mỗi loại 0,3-0,5 kg/nhóm)
Nhiệt kế : 1 cái/nhóm.
Tranh vẽ về quá trình xử lý hạt giống.
Nước nóng, xô đựng nước loại nhỏ, rổ.
Khay, giấy thấm nước, vải khô, kẹp.
III/ Phương pháp:
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài thực hành.
GV: Phân chia các nhóm và nơi thực hành cho từng nhóm.
Nêu mục tiêu của bài và yêu cầu cần đạt được: làm được thao tác xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống; xử lí hạt giống bằng nước ấm đối với các loại giống lúa, ngô , đỗ 
Kiểm tra 1-2 HS về mục đích của bài học.
Hoạt động 2 : Tổ chức thực hành.
GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Phân công và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Hoạt động 3 : Thực hành theo quy trình
* Xử lí hạt giống bằng nước ấm
Bước 1 : GV giới thiệu từng bước quy trình xử lí hạt giống bằng nước ấm và làm mẫu cho HS quan sát, kết hợp việc trình bày bằng tranh vẽ trên bảng về quy trình xử lí hạt giống .
Bước 2 : HS thực hành theo nhóm đã được phân công, tiến hành xử lí 2 hạt giống lúa và ngô theo các bước đã hướng dẫn, GV theo dõi các nhóm thực hành, sửa chữa uốn nắn các sai sót của HS.
* Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống.
Bước 1 : GV giới thiệu từng bước quy trình Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống và làm mẫu cho HS quan sát.
Bước 2 : HS thực hành theo nhóm đã được phân công, tiến hành theo các bước đã hướng dẫn, GV theo dõi các nhóm thực hành, sửa chữa uốn nắn các sai sót của HS.
+ Sau khi thực hành xong, các đĩa khay đựng hạt được xếp vào một nơi quy định , bảo quản và chăm sóc cẩn thận để theo dõi sự nảy mầm của hạt trong một thời gian nhất định.
+ Hướng dẫn HS theo dõi hạt nảy mầm và tính toán kết quả theo công thức ghi trong SGK.
Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả
HS thu dọn vật liệu, thiết bị, làm vệ sinh nơi thực hành.
Các nhóm tự đánh giá kết quả thực hành :
+ Sự chuẩn bị các vật tư, thiết bị có đầy đủ không.
+ Có làm đúng các bước theo quy trình không.
+ Kết quả thực hành
- GV nhận xét giờ học về sự chuẩn bị, quá trình thực hành, kết quả thực hành của các nhóm và cả lớp, nêu lên những ưu, nhược điểm. Sau đó dựa vào kết quả và quá trình thực hành của HS , cho điểm 1-2 nhóm điểm hình.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn chuẩn bị bài học sau
Nhắc nhở HS đọc trước bài 19 SGK.
IV/ Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần Ngày soạn: 
Tiết Ngày dạy:
 Bài 8: THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI PHÂN
 HOÁ HỌC THÔNG THƯỜNG
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Phân biệt được một số loại phân bón thường dùng
2/ Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát nhận biết phân tích
3/ Thái độ: Có ý thức bảo vệ an toàn lao động và bảo vệ môi trường 
II/ Chuẩn bị:
1/ GV: - Chuẩn bị cho mỗi nhóm 4 – 5 mẫu phân bón cho vào túi nylon có ghi số sẳn, dùng dây cao su buộc chặt miệng túi lại
- ống nghiệm thuỷ tinh,1 đèn cồn và cồn đốt , Kẹp gắp than, diêm
2/ HS: Đọc trước bài 8, 14.
III. Hoạt động dạy học:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
H/ Nêu những nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại? Có những biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại, ưu, nhược điểm của từng biện pháp?
3/ Giảng bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Giáo viên nêu vấn đề: Nhân tiện mẹ em đi chợ mới mua về ít phân đạm để bón cho rau nhưng do sơ suất, mẹ em không nhớ là đạm gì và để lẫn vào những túi phân hoá học chưa dùng, mẹ em không biết lấy gói nào đi bón phân cho rau, em hãy chọn giúp mẹ em một túi và chỉ có những điểm cần chú ý khi dùng loại này để có hiệu quả cao, nhưng em cũng lúng túng không giúp gì mẹ. Để giải quyết trường hợp này ta hãy nghiên cứu bài học hôm nay
TG
HOẠT ĐỘNG
NÔI DUNG
Hoạt động 1: Chuẩn bị thực hành 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
- Phân nhóm
- Nhóm trưởng nhận dụng cụ 
- Nhắc nhở an toàn cá nhân, môi trường nhóm mình trong và sau thực hành
I/ Chuẩn bị:
- Mẫu phân 
- Ống nghiệm
- Đèn cồn
- Than củi
- Kẹp sắt
- Thìa nhỏ
- Diêm
- Nước sạch
Hoạt động 2: Quy trình thực hành
1.Phân biệt nhóm phân bón hoà tan và nhóm ít hoặc không hoà tan
- GV mô tả gồm mấy bước 
- GV làm mẫu cho HS quan sát 
- Cho HS nhận xét
2.Phân biệt trong nhóm phân bón hoà tan:
- GV mô tả gồm mấy bước 
- GV làm mẫu cho HS quan sát 
- Cho HS quan sát, nhận xét
3. Phân biệt trong nhóm phân bón ít hoặc không hoà tan
- Cho HS quan sát màu
II/ Quy trình thực hành 
- Gồm 3 bước:
 * Bước 1
 * Bước 2
 * Bước 3
Hoạt động 3: Thực hành 
- Thực hành theo nhóm
- GV theo dõi giúp đỡ các em yếu 
III/ Thực hành 
- Theo 3 bước
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- GV ghi lên bảng
IV/ Nhận xét đánh giá:
4/ Củng cố
- Gọi 2 em đọc phần ghi nhớ.
5/ Dặn dò: Chuẩn bị bài thực hành bài: 8.
6/ Rút kinh nghiệm:
	...
	...
Tuần Ngày soạn: 
Tiết Ngày dạy:
CHƯƠNG II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ 
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT
	Bài 15: LÀM ĐẤT, BÓN PHÂN LÓT
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Hiểu được mục đích và yêu cầu kỹ thuật làm đất, bón phân lót cho cây trồng
2/ Kỹ năng:
- Biết được quy trình và yêu cầu của kỹ thuật làm đất.
- Biết quan sát, so sánh.
3/ Thái độ: 
- Hiểu được mục đích và cách bón phân lót cho cây trồng
II/ Chuẩn bị:
1. GV:
- Tranh phóng to H 25 – 26 và sưu tầm tranh vẽ làm đất bằng công cụ thủ công và cơ giới.
2. HS: Đọc trước bài 15 Sưu tầm các tranh vẽ làm đất.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Ổn định lớp: 
2 Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
3/ Giảng bài mới: 
a/ Giới thiệu bài: Làm đất bón phân lót là khâu đầu tiên của quy trình sản xuất cây trồng, làm tốt khâu này sẽ tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt ngay sau khi mới gieo hạt. Hôm nay chúng ta đi vào bài mới.
b/ Phát triển bài:
TG
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về mục đích của việc làm đất 
- GV nêu vấn đề , đặt câu hỏi .
- HS Nghiên cứu sgk, Trả lời.
H/ Vì sao sau khi thu hoạch trước khi trồng cây khác người ta lại phải làm đất?
H/ Đất phải như thế nào cây trồng mới sinh trưởng, phát triển tốt?
H/ Vậy làm đất với mục đích gì?
GV: nhận xét, kết luận.
I/ Làm đất nhằm mục đích gì?
- Làm đất có tác dụng làm cho đất tơi xốp, bằng phẳng, diệt cỏ dại, mầm móng sâu bệnh và cải tạo đất
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu nội dung các công việc làm đất 
- GV đặt câu hỏi .
- HS Nghiên cứu sgk, Trả lời.
H/ Cày đất có tác dụng gì?
H/ GV cho HS so sánh ưu và nhược điểm của dùng máy cày trong sản xuất?
H/ Em cho biết bừa đất bằng công cụ gì?
H/ Phải đảm bảo những kỹ thuật làm đất?
H/ Tại sao phải lên luống?
H/ Tiến hành lên luống theo quy trình nào?
GV: nhận xét, kết luận.
II/ Các công việc làm đất:
1. Cày đất:
2. Bừa đất:
3. Lên luống:
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu kỹ thuật bón lót
- GV đặt câu hỏi .
- HS Nghiên cứu sgk, Trả lời.
H/ Đất trồng lúa người ta bón lót như thế nào?
H/ Dùng loại phân gì?
H/ Đất trồng rau bón phân lót như thế nào?
H/ Dùng loại phân gì?
GV: nhận xét, kết luận.
III/ Bón phân lót:
Bón phân lót thường là phân hữu cơ trộn lẫn một phần phân hoá học (phân lân)
4/Củng cố : Gọi 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ
5/ Dặn dò: Học bài và xem trước bài 16.
6/ Rút kinh nghiệm:
	.....................
	....................
	......................
	......................
Tuần Ngày soạn: 
Tiết Ngày dạy:
Bài 16: GIEO TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: 
- Biết được mục đích kiểm tra, xử lý hạt giống và các căn cứ để xác định thời vụ
- Hiểu được các phương pháp gieo trồng 
2/ Kỹ năng:
- Biết kiểm tra và xử lý hạt giống trước khi gieo trồng
- Biết quan sát, so sánh
3/ Thái độ: 
- Vận dụng kiến thức về kiểm tra, xử lý hạt giống để giúp gia đình chọn hạt giống một số loại cây trước khi gieo trồng.
- Từ những phương pháp gieo trồng vận dụng vào điều kiện cụ thể qua đó hình thành tư duy kỹ thuật 
II/ Chuẩn bị:
1. GV: Phóng to H 27 – 28 SGK và sưu tầm các tranh vẽ về phương pháp gieo trồng 
2. HS: Đọc trước bài 16, Sưu tầm các tranh vẽ làm đất
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Ổn định lớp: 
2 Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
3/ Giảng bài mới: 
a/ Giới thiệu bài: Để cây trồng cho năng suất cao một trong những biện pháp quan trọng là xác định thời vụ và kỹ thuật gieo trồng tốt, kiểm tra và xử lý hạt giống, tìm hiểu về các phương pháp gieo trồng. Hôm nay chúng ta đi vào bài mới.
b/ Phát triển bài:
TG
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về thời vụ gieo trồng 
- GV đặt câu hỏi .
- HS Nghiên cứu sgk, Trả lời.
a. Căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng 
- GV gọi 1 – 2 HS đọc phần đầu của bài trong phần 1 SGK
- GV nhấn mạnh về thời vụ gieo trồng
H/ Trong 3 yếu tố thì yếu tố nào quyết định nhất?
b. Các vụ gieo trồng 
- GV cho HS làm vào vở bài tập
H/ Vụ đông xuân từ tháng nào? Thích hợp loại cây nào?
H/ Vụ hè thu từ tháng nào? Thích hợp loại cây trồng nào?
H/ Vụ mùa từ tháng nào? Thích hợp loại cây trồng nào?
H/ Vụ đông chỉ có ở miền Bắc từ tháng 9 – 12? Thích hợp cho loại cây nào?
GV: nhận xét, kết luận.
I/ Thời vụ gieo trồng
1. Căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng:
- Dựa vào các yếu tố: Khí hậu, loại cây trồng, tình hình phát sinh sâu bệnh ở mỗi địa phương
2. Các vụ gieo trồng:
- Vụ đông xuân
- Vụ hè thu
- Vụ mùa
HOẠT ĐỘNG : Tìm hiểu phương pháp kiểm tra và xử lý hạt giống 
- GV nêu vấn đề, đặt câu hỏi .
- HS Nghiên cứu sgk, Trả lời.
H/ kiểm tra và xử lý hạt giống để làm gì?Kiểm tra và xử lý như thế nào?
- Gọi 1 – 2 HS đọc nội dung SGK/ 39
- Gọi HS đọc lại 6 tiêu chí
H/ Xử lý hạt giống nhằm mục đích gì?
- Gọi 1 – 2 HS đọc nội dung SGK/ 40 
GV: nhận xét, kết luận.
II/ Kiểm tra xử lý hạt giống:
1/ Mục đích kiểm tra hạt giống:
- Tỉ lệ nảy mầm cao 
- Không có sâu, bệnh
- Độ ẩm thấp 
- Không lẫn hạt giống khác và hạt cỏ dại 
- Sức nảy mầm cao
- Kích thước hạt to
2/ Mục đích và phương pháp xử lý hạt giống:
- Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ
- Xử lý hạt giống bằng hoá chất 
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về phương pháp gieo tr

Tài liệu đính kèm:

  • docChương I. Đại cương về kỹ thuật trồng trọt - Nguyễn Mạnh Hùng - Trường THCS Yên Thắng.doc