Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm Nhạc

I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC

Âm nhạc là loại hình nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn tả cảm xúc, thái độ, nhận thức và tư tưởng của con người. Âm

nhạc là một phần thiết yếu của các nền văn hoá, gắn bó và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội. Âm nhạc làm phong phú

những giá trị tinh thần của nhân loại, là phương tiện giúp con người khám phá thế giới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc

sống.

Trong nhà trường, giáo dục âm nhạc góp phần giúp học sinh hình thành và phát triển toàn diện về nhân cách, hài hoà về

thể chất và tinh thần. Thông qua nội dung các bài hát, các hoạt động âm nhạc và phương pháp giáo dục của nhà sư phạm,

giáo dục âm nhạc còn góp phần phát triển các phẩm chất như: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, cùng

những năng lực: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Âm nhạc là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục nghệ thuật. Thông qua nội dung và hình thức học tập đa dạng, giáo dục âm

nhạc tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm và phát triển các năng lực thẩm mĩ đặc thù ở môn học này như: thể hiện âm

nhạc, cảm thụ âm nhạc, phân tích và đánh giá âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc; đồng thời góp phần phát hiện, bồi

dưỡng những học sinh có năng khiếu âm nhạc.

Trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung môn Âm nhạc được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục

cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

Giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9): Âm nhạc là môn học bắt buộc. Nội dung bao gồm những kiến thức và kĩ

năng về hát, chơi nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc. Ở giai đoạn này, giáo dục âm nhạc

giúp học sinh trải nghiệm, khám phá và thể hiện bản thân thông qua các hoạt động âm nhạc, nhằm phát triển năng lực thẩm

mĩ, nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử cùng các loại hình

nghệ thuật khác; đồng thời hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống. Thời lượng dạy học ở mỗi

lớp là 35 tiết trong một năm.

pdf 55 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1247Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm Nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hát. Giải thích được từ khó hiểu trong bài hát. 
– Nhận biết được câu, đoạn trong những bài hát có hình thức rõ ràng; nhận biết được sự giống và 
khác nhau giữa các câu hát. 
– Nêu được ý nghĩa giáo dục của bài hát. Biết nhận xét về việc trình diễn bài hát. 
Sáng tạo và ứng dụng âm nhạc 
– Tạo ra động tác vận động hoặc vũ điệu phù hợp với âm nhạc. 
– Biểu diễn bài hát ở trong và ngoài nhà trường với hình thức phù hợp. 
Nhạc cụ 
Chơi tiết tấu, giai điệu, 
hoà âm và đệm cho bài 
hát bằng bộ gõ cơ thể, 
nhạc cụ tự làm, nhạc cụ 
Việt Nam (sáo trúc, 
tiêu, đàn nguyệt, nhạc 
cụ phổ biến ở địa 
phương) hoặc nhạc cụ 
nước ngoài (melodica, 
recorder, ukulele). 
Thể hiện âm nhạc 
– Chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng kĩ thuật. 
– Tái hiện được các bài luyện tập về tiết tấu, giai điệu và hoà âm. 
– Chơi nhạc cụ đúng cao độ, trường độ, trọng âm, sắc thái, duy trì được tốc độ ổn định. 
– Biết chơi nhạc cụ với hình thức độc tấu, hoà tấu. Biết điều chỉnh âm thanh để tạo nên sự hài hoà. 
Cảm thụ âm nhạc 
– Phân biệt được âm sắc từng loại nhạc cụ. Cảm nhận được sự hoà hợp của âm thanh khi chơi 
nhạc cụ với người khác hoặc đệm cho bài hát. 
– Biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc. 
Phân tích và đánh giá âm nhạc 
– Nêu được một vài kĩ thuật chơi nhạc cụ. 
– Đưa ra nhận xét hoặc đánh giá về việc chơi nhạc cụ của bản thân hoặc người khác. 
22 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
Sáng tạo và ứng dụng âm nhạc 
– Ứng tác được nét giai điệu và ứng tác lời, theo sự hướng dẫn của giáo viên. 
– Biết kết hợp các loại nhạc cụ, bộ gõ cơ thể để đệm cho bài hát. 
– Biết bảo quản nhạc cụ và điều chỉnh âm thanh đúng cách. 
– Tự làm được nhạc cụ gõ đơn giản từ chất liệu sẵn có. 
– Tham gia biểu diễn nhạc cụ ở trong và ngoài nhà trường với hình thức phù hợp. 
Đọc nhạc 
Giọng Đô trưởng và 
La thứ (theo kí hiệu 
ghi nhạc). 
Bài luyện tập cơ bản về 
quãng, về tiết tấu. 
Trích đoạn giai điệu các 
bài hát được dịch về 
giọng Đô trưởng hoặc 
La thứ. Một số bài có 
hai bè đơn giản. 
Thể hiện âm nhạc 
– Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng và gam La thứ, đọc các nốt của hợp âm chủ. 
– Đọc đúng cao độ, trường độ, trọng âm, sắc thái và duy trì tốc độ ổn định. Đọc được bài nhạc có 
bè trì tục, bè hoà âm hoặc phức điệu đơn giản. 
– Đọc nhạc kết hợp gõ đệm, đánh nhịp,... một cách phù hợp. 
Cảm thụ âm nhạc 
– Cảm nhận được tính chất của bài đọc nhạc. 
– Phân biệt được màu sắc âm nhạc của điệu trưởng và điệu thứ, sự hoà quyện của âm thanh khi 
đọc nhạc hai bè. 
Phân tích và đánh giá âm nhạc 
– Biết tên nốt và hình nốt trên khuông nhạc. 
– Nhận biết được sự giống và khác nhau giữa các nét nhạc. Giải thích được ý nghĩa của các kí hiệu 
âm nhạc đã học. 
Sáng tạo và ứng dụng âm nhạc 
– Biết kết hợp hai kĩ năng: đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay và đọc nhạc theo kí hiệu ghi nhạc. 
– Đọc đúng nhạc khi có sự thay đổi về cao độ hoặc trường độ một số nốt. 
23 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
– Tự đọc được những nét giai điệu đơn giản khác. 
Lí thuyết âm nhạc 
– Các thuộc tính cơ bản 
của âm thanh có tính nhạc. 
– Kí hiệu âm bằng hệ 
thống chữ cái Latinh. 
– Nhịp 4
4 . 
– Cung, nửa cung. 
– Kí hiệu để tăng trường 
độ nốt nhạc: dấu nối, dấu 
chấm dôi, dấu miễn nhịp. 
– Một số kí hiệu, thuật 
ngữ về nhịp độ, cường 
độ và sắc thái. 
– Dấu nhắc lại, khung 
thay đổi, dấu Segno. 
– Giọng Đô trưởng, 
giọng La thứ. 
– Khái niệm hợp âm, các 
âm của một vài hợp âm: 
Đô trưởng (C), Pha trưởng 
(F), La thứ (Am),... 
Thể hiện âm nhạc 
– Thể hiện đúng kí hiệu âm nhạc, các loại nhịp, các hợp âm thông qua hát, đọc nhạc và chơi nhạc cụ. 
Cảm thụ âm nhạc 
– Phân biệt được sự tương phản hoặc các mức độ trong từng thuộc tính: cao độ, trường độ, cường 
độ, âm sắc. 
– Cảm nhận được về tính chất của nhịp 4
4 . 
– Cảm nhận được về tính chất của giọng trưởng và giọng thứ, về sự hoà hợp của âm thanh. 
Phân tích và đánh giá âm nhạc 
– Giải thích được ý nghĩa của các kí hiệu và thuật ngữ âm nhạc. So sánh đặc điểm các loại nhịp. 
– Xác định được các âm của một vài hợp âm. 
Sáng tạo và ứng dụng âm nhạc 
– Biết sử dụng các kiến thức khi hát, đọc nhạc, chơi nhạc cụ, tìm hiểu bản nhạc,... 
– Biết ghi chép bản nhạc với các kiến thức đã học. 
24 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
Thường thức âm nhạc 
– Tìm hiểu nhạc cụ: Các 
nhạc cụ phổ biến của 
Việt Nam và nước 
ngoài. 
Cảm thụ âm nhạc 
– Cảm nhận và phân biệt được âm sắc của nhạc cụ. 
Phân tích và đánh giá âm nhạc 
– Nêu được một số đặc điểm về hình dáng, chất liệu, âm sắc đặc trưng và hình thức trình diễn nhạc cụ. 
Sáng tạo và ứng dụng âm nhạc 
– Mô tả được âm sắc hoặc động tác chơi nhạc cụ. 
– Tác giả và tác phẩm: 
Giới thiệu một số nhạc 
sĩ tiêu biểu của Việt 
Nam và thế giới. Nghe 
một số tác phẩm âm 
nhạc có lời hoặc không 
lời. 
Cảm thụ âm nhạc 
– Cảm nhận được sắc thái và tình cảm của bản nhạc. 
– Gõ đệm, vận động cơ thể hoặc di chuyển đồ vật (bút, thước, tờ giấy, chiếc khăn, sợi dây,...) cho 
phù hợp với nhịp điệu của bản nhạc. 
Phân tích và đánh giá âm nhạc 
– Nêu được tên bản nhạc và tên tác giả. 
– Nêu được vài nét về nhạc sĩ và nêu nội dung một số tác phẩm phổ biến. 
– Nhận biết được sự giống và khác nhau giữa các câu hát, hoặc nét nhạc. 
Sáng tạo và ứng dụng âm nhạc 
– Hát hoặc chơi nhạc cụ để mô phỏng nét giai điệu, minh hoạ cho bài học. 
– Đặt tên cho bản nhạc không lời, tưởng tượng ra câu chuyện khi nghe nhạc. 
– Giới thiệu vài nét về nhạc sĩ hoặc tác phẩm cho người khác. 
– Hình thức biểu diễn, 
thể loại và cấu trúc âm 
nhạc: Thể loại ca khúc. 
Cảm thụ âm nhạc 
– Phân biệt được các thể loại ca khúc, các bài hát có cấu trúc một đoạn, hai đoạn, ba đoạn. Cảm 
nhận tính chất âm nhạc từng đoạn. 
25 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
Bài hát có cấu trúc một 
đoạn, hai đoạn, ba đoạn. 
– Gõ đệm hoặc vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu. 
Phân tích và đánh giá âm nhạc 
– Nêu được một vài đặc điểm của các thể loại ca khúc, đặc điểm của dạng cấu trúc một đoạn, hai 
đoạn, ba đoạn. 
Sáng tạo và ứng dụng âm nhạc 
– Nhận biết và vận dụng phù hợp các hình thức biểu diễn âm nhạc. 
– Âm nhạc và đời sống: 
Một số vùng miền dân 
ca Việt Nam. Một số di 
sản văn hoá phi vật thể 
(liên quan đến âm nhạc) 
được UNESCO công 
nhận. 
Cảm thụ âm nhạc 
– Cảm nhận một số làn điệu dân ca và bài bản âm nhạc dân tộc. 
– Phân biệt được tính chất của một số làn điệu và bài bản âm nhạc. 
Phân tích và đánh giá âm nhạc 
– Kể được tên một số bài dân ca phổ biến, nêu vài nét về di sản văn hoá đã học. 
– Nêu được vai trò của dân ca và di sản văn hoá trong đời sống. 
Sáng tạo và ứng dụng âm nhạc 
– Hát được một vài câu dân ca hoặc mô phỏng nét giai điệu ngắn. 
– Nhận biết được làn điệu dân ca. Giới thiệu về dân ca và di sản cho người khác. 
LỚP 8, LỚP 9 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
Hát 
Bài hát phù hợp với tuổi 
học sinh (13–15 tuổi), 
Thể hiện âm nhạc 
– Hát với tư thế phù hợp. 
– Hát đúng cao độ, trường độ, trọng âm, sắc thái. 
26 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
dân ca Việt Nam và bài 
hát nước ngoài. 
Các bài hát có nội dung, 
tính chất âm nhạc, âm 
vực phù hợp với độ tuổi. 
Một số bài được hát với 
2–3 bè. 
– Hát rõ lời và thuộc lời, duy trì tốc độ ổn định, sử dụng hơi thở hợp lí. 
– Biết hát với các hình thức: đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. Biết hát với các kiểu: đồng âm, nối 
tiếp, đối đáp, hát có lĩnh xướng, hát bè (trì tục, hoà âm, phức điệu),... 
– Biết hát kết hợp gõ đệm, bộ gõ cơ thể, vận động, trò chơi, đánh nhịp,... Biết điều chỉnh giọng 
hát để tạo nên sự hài hoà. 
Cảm thụ âm nhạc 
– Cảm nhận được sắc thái và tình cảm của bài hát, sự đồng đều và hoà quyện của âm thanh. 
– Vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu, biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc, biết 
chia sẻ cảm xúc âm nhạc với người khác. 
Phân tích và đánh giá âm nhạc 
– Nêu được tên bài hát, tên tác giả, nội dung của bài hát. Giải thích được từ khó hiểu trong bài 
hát. 
– Nhận biết được câu, đoạn trong những bài hát có hình thức rõ ràng; nhận biết được sự giống và 
khác nhau giữa các câu hát. 
– Nêu được ý nghĩa giáo dục của bài hát. Biết nhận xét về việc trình diễn bài hát. 
Sáng tạo và ứng dụng âm nhạc 
– Tạo được bè trì tục đơn giản, tạo ra động tác vận động hoặc vũ điệu phù hợp với âm nhạc. 
– Biểu diễn bài hát ở trong và ngoài nhà trường với hình thức phù hợp. 
Nhạc cụ 
Chơi tiết tấu, giai điệu, 
hoà âm và đệm cho bài 
hát bằng bộ gõ cơ thể, 
nhạc cụ tự làm, nhạc cụ 
Thể hiện âm nhạc 
– Chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng kĩ thuật. 
– Tái hiện hoặc thị tấu được các bài luyện tập về tiết tấu, giai điệu và hoà âm. 
– Chơi nhạc cụ đúng cao độ, trường độ, trọng âm, sắc thái, duy trì được tốc độ ổn định. 
27 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
Việt Nam (sáo trúc, 
tiêu, đàn nguyệt, nhạc 
cụ phổ biến ở địa 
phương) hoặc nhạc cụ 
nước ngoài (melodica, 
recorder, ukulele, 
harmonica). 
– Biết chơi nhạc cụ với hình thức độc tấu, hoà tấu. Biết điều chỉnh âm thanh để tạo nên sự hài hoà. 
Cảm thụ âm nhạc 
– Phân biệt được âm sắc từng loại nhạc cụ. Cảm nhận được sự hoà hợp của âm thanh khi chơi 
nhạc cụ với người khác hoặc đệm cho bài hát. 
– Biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc. 
Phân tích và đánh giá âm nhạc 
– Nêu được một vài kĩ thuật chơi nhạc cụ. 
– Đưa ra nhận xét hoặc đánh giá về việc chơi nhạc cụ của bản thân hoặc người khác. 
Sáng tạo và ứng dụng âm nhạc 
– Ứng tác được nét giai điệu và ứng tác lời, theo sự hướng dẫn của giáo viên. 
– Biết kết hợp các loại nhạc cụ, bộ gõ cơ thể để đệm cho bài hát. 
– Biết bảo quản nhạc cụ và điều chỉnh âm thanh đúng cách. 
– Tham gia biểu diễn nhạc cụ ở trong và ngoài nhà trường với hình thức phù hợp, nâng cao về 
chất lượng nghệ thuật. 
Đọc nhạc 
Giọng Đô trưởng và La 
thứ (theo kí hiệu ghi 
nhạc). 
Bài luyện tập cơ bản về 
quãng, về tiết tấu. 
Trích đoạn giai điệu các 
bài hát được dịch về 
giọng Đô trưởng hoặc 
Thể hiện âm nhạc 
– Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng và gam La thứ, đọc các nốt của hợp âm chủ. 
– Đọc đúng cao độ, trường độ, trọng âm, sắc thái và duy trì tốc độ ổn định. Đọc được bài nhạc có 
bè trì tục, bè hoà âm hoặc phức điệu đơn giản. 
– Đọc nhạc kết hợp gõ đệm, đánh nhịp,... một cách phù hợp. 
Cảm thụ âm nhạc 
– Cảm nhận được tính chất của bài đọc nhạc. 
– Phân biệt được màu sắc âm nhạc của điệu trưởng và điệu thứ, sự hoà quyện của âm thanh khi 
đọc nhạc 2–3 bè. 
28 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
La thứ. Một số bài có 
2–3 bè đơn giản. 
Phân tích và đánh giá âm nhạc 
– Biết tên nốt và hình nốt trên khuông nhạc. 
– Nhận biết được sự giống và khác nhau giữa các nét nhạc. Giải thích được ý nghĩa của các kí hiệu 
âm nhạc đã học. 
Sáng tạo và ứng dụng âm nhạc 
– Biết kết hợp hai kĩ năng: đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay và đọc nhạc theo kí hiệu ghi nhạc. 
– Tạo được bè trì tục đơn giản. Đọc đúng nhạc khi có sự thay đổi về cao độ hoặc trường độ một số nốt. 
– Tự đọc được những nét giai điệu đơn giản khác. 
Lí thuyết âm nhạc 
– Các bậc chuyển hoá, 
dấu hoá. 
– Nhịp 8
3 , 8
6 . 
– Đảo phách. 
– Chùm ba móc đơn. 
– Khái niệm về quãng, 
xác định và gọi tên quãng 
theo độ lớn số lượng. 
– Khái niệm dịch giọng, 
phương pháp dịch 
giọng theo quãng. 
– Phương pháp xác định 
giọng thông thường. 
Thể hiện âm nhạc 
– Thể hiện đúng kí hiệu âm nhạc, các loại nhịp, các hợp âm thông qua hát, đọc nhạc và chơi nhạc cụ. 
Cảm thụ âm nhạc 
– Phân biệt được sự tương phản hoặc các mức độ trong từng thuộc tính: cao độ, trường độ, cường 
độ, âm sắc. 
– Cảm nhận được về tính chất của các loại nhịp 8
3 , 8
6 , về sự hoà hợp của âm thanh. 
Phân tích và đánh giá âm nhạc 
– Giải thích được ý nghĩa của các kí hiệu và thuật ngữ âm nhạc. So sánh đặc điểm các loại nhịp. 
– So sánh được độ lớn số lượng của các quãng. 
– Xác định được giọng của các bản nhạc, âm hình tiết tấu có đảo phách, các âm của một số hợp âm,... 
Sáng tạo và ứng dụng âm nhạc 
– Biết sử dụng các kiến thức khi hát, đọc nhạc, chơi nhạc cụ, tìm hiểu bản nhạc,... 
– Biết ghi chép bản nhạc, soạn những nét nhạc đơn giản, dịch giọng bản nhạc theo sự hướng dẫn 
của giáo viên. 
29 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
– Các âm của một số 
hợp âm: Son trưởng 
(G), Rê bảy (D7), Mi 
thứ (Em), Si bảy (B7),... 
Thường thức âm nhạc 
– Tìm hiểu nhạc cụ: 
Các nhạc cụ phổ biến 
của Việt Nam và nước 
ngoài. 
Cảm thụ âm nhạc 
– Cảm nhận và phân biệt được âm sắc của nhạc cụ. 
Phân tích và đánh giá âm nhạc 
– Nêu được một số đặc điểm về hình dáng, chất liệu, cách tạo ra âm thanh, âm sắc đặc trưng và 
hình thức trình diễn nhạc cụ. 
Sáng tạo và ứng dụng âm nhạc 
– Mô tả được âm sắc hoặc động tác chơi nhạc cụ. 
– Tác giả và tác phẩm: 
Giới thiệu một số nhạc 
sĩ tiêu biểu của Việt 
Nam và thế giới. Nghe 
một số tác phẩm âm 
nhạc có lời hoặc không 
lời. 
Cảm thụ âm nhạc 
– Cảm nhận được sắc thái và tình cảm của tác phẩm âm nhạc, biểu lộ được cảm xúc âm nhạc. 
– Gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu của bản nhạc. 
Phân tích và đánh giá âm nhạc 
– Nêu được vài nét về nhạc sĩ và nội dung một số tác phẩm âm nhạc. 
– Phân biệt được tính chất âm nhạc khác nhau trong tác phẩm. 
Sáng tạo và ứng dụng âm nhạc 
– Hát hoặc chơi nhạc cụ để mô phỏng nét giai điệu, minh hoạ cho bài học. 
– Đặt tên cho bản nhạc không lời, tưởng tượng ra câu chuyện khi nghe nhạc. 
– Giới thiệu vài nét về nhạc sĩ hoặc tác phẩm cho người khác. 
30 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
– Hình thức biểu diễn, 
thể loại và cấu trúc âm 
nhạc: Các loại giọng 
hát. Hình thức hát bè. 
Hình thức hát hợp 
xướng. 
Cảm thụ âm nhạc 
– Cảm nhận được các hình thức hát bè, hát hợp xướng. 
– Gõ đệm hoặc vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu. 
Phân tích và đánh giá âm nhạc 
– Nêu được một vài đặc điểm của các loại giọng hát, nêu được tác dụng của hát bè. 
– Phân biệt được hát đồng ca với hát bè. 
Sáng tạo và ứng dụng âm nhạc 
– Tham gia hát bè, hát hợp xướng ở trong và ngoài nhà trường. 
– Nhận biết được hình thức hát bè, hát hợp xướng khi nghe hoặc xem biểu diễn. 
– Âm nhạc và đời sống: 
Một số vùng miền dân 
ca Việt Nam. Một số di 
sản văn hoá phi vật thể 
(liên quan đến âm nhạc) 
được UNESCO công 
nhận. 
Cảm thụ âm nhạc 
– Cảm nhận một số làn điệu dân ca và bài bản âm nhạc dân tộc. 
– Phân biệt được tính chất của một số làn điệu và bài bản âm nhạc. 
Phân tích và đánh giá âm nhạc 
– Kể được tên một số bài dân ca phổ biến, nêu vài nét về di sản văn hoá đã học. 
– Nêu được vai trò của dân ca và di sản văn hoá trong đời sống. 
Sáng tạo và ứng dụng âm nhạc 
– Hát được một vài câu dân ca hoặc mô phỏng nét giai điệu ngắn. 
– Nhận biết được làn điệu dân ca. Giới thiệu về dân ca và di sản cho người khác. 
31 
LỚP 10, LỚP 11, LỚP 12 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
Hát và hợp xướng 
Bài hát phù hợp với tuổi 
học sinh (15–18 tuổi), 
dân ca Việt Nam và bài 
hát nước ngoài. 
Các bài hát đa dạng về 
hình thức, thể loại và 
phong cách, có nội 
dung, tính chất âm 
nhạc, âm vực phù hợp 
với độ tuổi. 
Hát những bài hợp 
xướng của Việt Nam và 
nước ngoài có giá trị 
nghệ thuật. 
Thể hiện âm nhạc 
– Hát đúng cao độ, trường độ, trọng âm, sắc thái. 
– Hát rõ lời và thuộc lời, duy trì tốc độ ổn định, mở rộng âm vực và chủ động điều tiết hơi thở. 
– Biết hát với các hình thức: đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. Biết hát với các kiểu: đồng âm, nối 
tiếp, đối đáp, hát có lĩnh xướng, hát bè (trì tục, hoà âm, phức điệu),... 
– Biết hát kết hợp gõ đệm, bộ gõ cơ thể, vận động, trò chơi, đánh nhịp,... Biết điều chỉnh giọng hát 
để tạo nên sự hài hoà, nâng cao về chất lượng nghệ thuật. 
Cảm thụ âm nhạc 
– Cảm nhận được sắc thái và tình cảm của bài hát, sự đồng đều và hoà quyện của âm thanh. 
– Vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu, biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc, biết 
chia sẻ cảm xúc âm nhạc với người khác. 
Phân tích và đánh giá âm nhạc 
– Phân tích về thể loại, nội dung, cấu trúc, giai điệu, lời ca, giá trị nghệ thuật,... của bài hát. 
– Phân tích được đặc điểm, vai trò từng bè của dàn hợp xướng. Nêu được hoàn cảnh ra đời của bài 
hát trong mối quan hệ với yếu tố lịch sử, văn hoá và xã hội. 
– Nêu được ý nghĩa giáo dục của bài hát. Biết nhận xét về việc trình diễn bài hát. 
Sáng tạo và ứng dụng âm nhạc 
– Tạo được bè trì tục đơn giản, tạo ra động tác vận động hoặc vũ điệu phù hợp với âm nhạc. 
– Đặt lời mới phù hợp với giai điệu của bài dân ca hoặc bài hát nước ngoài. 
– Biểu diễn bài hát, bài hợp xướng ở trong và ngoài nhà trường với hình thức phù hợp, nâng cao 
về chất lượng nghệ thuật. 
32 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
Nhạc cụ 
Chơi tiết tấu, giai điệu, 
hoà âm và đệm cho bài 
hát bằng bộ gõ cơ thể, 
nhạc cụ Việt Nam hoặc 
nhạc cụ nước ngoài 
(melodica, recorder, 
ukulele, harmonica, 
guitar, keyboard). 
Thể hiện âm nhạc 
– Chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng kĩ thuật. 
– Tái hiện hoặc thị tấu được các bài luyện tập về tiết tấu, giai điệu và hoà âm. 
– Chơi nhạc cụ đúng cao độ, trường độ, trọng âm, sắc thái, duy trì được tốc độ ổn định. 
– Chơi đúng một số tiết điệu phổ biến. 
– Biết chơi nhạc cụ với hình thức độc tấu, hoà tấu. Biết điều chỉnh âm thanh để tạo nên sự hài hoà. 
Cảm thụ âm nhạc 
– Phân biệt được âm sắc từng loại nhạc cụ. Cảm nhận được sự hoà hợp của âm thanh khi chơi 
nhạc cụ với người khác hoặc đệm cho bài hát. 
– Biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc. 
Phân tích và đánh giá âm nhạc 
– Nêu được một vài kĩ thuật chơi nhạc cụ. 
– Biết xác định tiết điệu và đặt các hợp âm cho bản nhạc. 
– Đưa ra nhận xét hoặc đánh giá về việc chơi nhạc cụ của bản thân hoặc người khác. 
Sáng tạo và ứng dụng âm nhạc 
– Tạo ra khúc nhạc mở đầu, dạo giữa và kết thúc phù hợp với bản nhạc. 
– Sử dụng tiết điệu phù hợp để đệm cho các bài hát. 
– Biết kết hợp các loại nhạc cụ, bộ gõ cơ thể để đệm cho bài hát. 
– Biết bảo quản nhạc cụ và điều chỉnh âm thanh đúng cách. 
– Tham gia biểu diễn nhạc cụ ở trong và ngoài nhà trường theo nhiều hình thức: nhóm nhạc, 
nhóm nhạc truyền thống, ban nhạc diễu hành; nâng cao về chất lượng nghệ thuật. 
33 
Đọc nhạc 
Đọc giọng trưởng và 
giọng thứ có 1 hoặc 2 
dấu hoá. 
Bài luyện tập cơ bản về 
quãng, về tiết tấu. Trích 
đoạn giai điệu các bài 
hát được dịch về giọng 
trưởng và giọng thứ có 
1–2 dấu hoá. Một số bài 
có 2–3 bè. Ghi giai điệu 
đơn giản ở giọng Đô 
trưởng hoặc La thứ. 
Thể hiện âm nhạc 
– Đọc đúng cao độ gam và các nốt của hợp âm chủ những giọng có 1 hoặc 2 dấu hoá. Thể hiện 
được tiết tấu chủ đạo. 
– Đọc đúng giai điệu, trọng âm, sắc thái và duy trì tốc độ ổn định. Đọc được bài nhạc có bè trì tục, 
bè hoà âm hoặc phức điệu. 
– Đọc nhạc kết hợp gõ đệm, đánh nhịp,... một cách phù hợp. 
– Nghe giai điệu đơn giản ở giọng Đô trưởng hoặc La thứ và ghi lại được thành văn bản. 
Cảm thụ âm nhạc 
– Cảm nhận được tính chất của bài đọc nhạc. 
– Phân biệt được màu sắc âm nhạc của điệu trưởng và điệu thứ, sự hoà quyện của âm thanh khi 
đọc nhạc 2–3 bè. 
Phân tích và đánh giá âm nhạc 
– Nhận biết được sự giống và khác nhau giữa các nét nhạc. Nhận biết các dạng âm hình tiết tấu. 
Giải thích được ý nghĩa của các kí hiệu âm nhạc đã học. 
– Biết chia câu của bài đọc nhạc. 
Sáng tạo và ứng dụng âm nhạc 
– Biết kết hợp hệ Đô di động và Đô cố định trong đọc nhạc. 
– Đọc đúng nhạc khi có sự thay đổi về cao độ hoặc trường độ một vài nốt. 
– Tự đọc được những nét giai điệu đơn giản khác. 
– Tự ghi được những nét giai điệu đơn giản khác ở giọng Đô trưởng hoặc La thứ. 
Lí thuyết âm nhạc 
– Quãng hoà thanh, 
quãng giai điệu, độ lớn 
Thể hiện âm nhạc 
– Thể hiện đúng kí hiệu âm nhạc và các loại nhịp thông qua hát, đọc nhạc và chơi nhạc cụ. 
34 
chất lượng của quãng, 
các quãng diatonic, tính 
chất các quãng. 
– Điệu thức trưởng, 
điệu thức thứ: sơ đồ cấu 
trúc và tính chất. 
– Giọng trưởng, gam 
trưởng tự nhiên, giọng 
thứ, gam thứ tự nhiên, 
gam thứ hoà thanh. 
– Giọng và gam: Son 
trưởng, Mi thứ, Pha 
trưởng, Rê thứ. 
– Hợp âm ba chính, hợp 
âm ba phụ, hợp âm bảy 
át của các giọng: Son 
trưởng, Mi thứ, Pha 
trưởng, Rê thứ. 
Cảm thụ âm nhạc 
– Phân biệt được sự tương phản hoặc các mức độ trong từng thuộc tính: cao độ, trường độ, cường 
độ, âm sắc. 
– Cảm nhận được về tính chất của giọng trưởng và giọng thứ, về sự hoà hợp của âm thanh. 
Phân tích và đánh giá âm nhạc 
– Giải thích được ý nghĩa của các kí hiệu, các loại nhịp và thuật ngữ âm nhạc. 
– Phân tích các quãng về độ lớn số lượng, độ lớn chất lượng, tính chất,... 
– Xác định được giọng của các bản nhạc, các hợp âm ba, hợp âm bảy át của các giọng có một dấu 
hoá ở hoá biểu. 
Sáng tạo và ứng dụng âm nhạc 
– Biết sử dụng các kiến thức khi hát, đọc nhạc, chơi nhạc cụ, tìm hiểu bản nhạc,... 
– Biết ghi chép bản nhạc, soạn những nét nhạc đơn giản, dịch giọng bản nhạc theo sự hướng dẫn 
của giáo viên. 
– Đặt hợp âm phù hợp đệm cho bản nhạc. 
Thường thức âm nhạc 
– Hình thức biểu diễn, 
thể loại và cấu trúc âm 
nhạc: Âm nhạc giao 
hưởng và thính phòng 
(sonate, concerto, tứ 
tấu,...); Thể loại jazz, 
Cảm thụ âm nhạc 
– Cảm nhận và phân biệt được các các thể loại âm nhạc cổ điển: sonate, concerto, tứ tấu,...; hoặc 
các thể loại âm nhạc jazz, rock, pop. 
– Gõ đệm hoặc vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bản jazz, rock, pop. 
– Biết chia sẻ cảm xúc âm nhạc với người khác. 
Phân tích và đánh giá âm nhạc 
– Nêu được đặc điểm của các thể loại âm nhạc. 
35 
rock, pop. Sáng tạo và ứng dụng âm nhạc 
– Vận dụng phù hợp tính chất của thể loại jazz, rock, pop khi hát và chơi nhạc cụ. 
– Nhận biết được các thể loại sonate, concerto, tứ tấu,... các thể loại jazz, rock, pop. 
– Âm nhạc và đời sống: 
Sơ lược lịch sử âm nhạc 
thế giới. Một số loại 
hình nghệ thuật truyền 
thống: tuồng, chèo, cải 
lương,... 
Cảm thụ âm nhạc 
– Cảm nhận một vài tác phẩm nổi tiếng của từng giai đoạn lịch sử, trích đoạn một số loại hình 
nghệ thuật truyền thống. 
– Cảm nhận và phân biệt được tính chất âm nhạc của tác phẩm. 
Phân tích và đánh giá âm nhạc 
– Nêu vài nét về từng giai đoạn lịch sử âm nhạc (bối cảnh, trào lưu, đặc điểm nghệ thuật, thành 
tựu, tác giả và tác phẩm tiêu biểu,...). 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf17. Chuong trinh mon Am nhac (Du thao 19.01.2018).pdf