Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn

Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở tiểu học, môn học

này có tên là Tiếng Việt; ở trung học cơ sở và trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.

Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động

đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh phát triển những phẩm chất cao đẹp; có những

cảm xúc lành mạnh, biết tôn trọng cái đẹp; có đời sống tinh thần phong phú; có tâm hồn nhân hậu và lối sống nhân ái, vị tha.

Là một môn học vừa có tính công cụ, vừa có tính thẩm mĩ – nhân văn, môn Ngữ văn giúp học sinh hình thành, phát triển

các năng lực chung và năng lực môn học như năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ để học tập tốt các môn học khác, để

sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.

Nội dung chương trình môn Ngữ văn liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ

thuật, Đạo đức, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm.

Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về văn học và tiếng Việt, đáp

ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: Giai

đoạn giáo dục cơ bản và Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

pdf 124 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1464Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4) 
52 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
3.c. Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn 
các ý tưởng hay vấn đề đặt ra trong văn bản. 
4. Đọc mở rộng văn bản thông tin với dung lượng khoảng 150 trang/năm, 
mỗi trang khoảng 440 chữ; bao gồm cả một số văn bản được hướng dẫn đọc 
trên mạng. 
NGỮ LIỆU 
1. Kiểu loại văn bản 
1.1. Văn bản văn học 
– Truyện: truyện cổ dân gian (truyện ngụ 
ngôn, truyện cười), truyện lịch sử 
– Thơ: thơ trữ tình, thể thơ tự do 
– Ký: kí trữ tình 
– Tục ngữ 
1.2. Văn bản nghị luận 
– Nghị luận xã hội 
– Nghị luận văn học 
1.3. Văn bản thông tin 
– Văn bản thuyết minh: văn bản thuật lại một 
sự kiện văn hoá, giới thiệu một quy tắc hay 
luật lệ trong trò chơi hay hoạt động 
– Văn bản nhật dụng: thư kiến nghị, trao đổi 
công việc 
2. Văn bản cụ thể (Phụ lục) 
VIẾT 
1. Biết viết văn bản đúng quy trình, bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi 
viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập thông tin, tư liệu); tìm ý tưởng và tổ 
chức ý tưởng (lập dàn ý); viết nháp; xem lại và chỉnh sửa; công bố bài viết; 
tiếp nhận các phản hồi và rút kinh nghiệm. 
2. Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự 
kiện lịch sử; bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả và thể hiện tình cảm của 
người viết đối với nhân vật, sự việc trong câu chuyện. 
3. Bước đầu biết làm một bài thơ tự do; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của 
mình sau khi đọc một bài thơ tự do đã học. 
4.a. Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống; bài viết cần: 
i) trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; 
ii) đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng. 
4.b. Bước đầu viết được bài phân tích một tác phẩm văn học; nêu được nội 
dung chính, chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc 
sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm. 
5. Viết được một văn bản thuyết minh giới thiệu một quy tắc hay luật lệ 
trong trò chơi hay hoạt động. 
53 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
7. Biết viết tóm tắt một văn bản theo yêu cầu về độ dài khác nhau nhưng 
vẫn đảm bảo được nội dung chính của văn bản. 
NÓI VÀ NGHE 
1.a. Biết sử dụng những cách nói khác nhau về cùng một đề tài, phù hợp với 
đối tượng, mục đích khác nhau. 
1.b. Biết kể một truyện cười. Biết sử dụng và thưởng thức những cách nói 
thú vị, dí dỏm, hài hước trong khi nói và nghe. Có thái độ thích hợp đối với 
những câu chuyện vui. 
1.c. Biết trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống, nêu rõ ý kiến và hệ thống 
các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục. Biết bảo vệ ý kiến của mình trước ý 
kiến phản bác của người nghe. 
1.d. Biết thuyết trình về một tác phẩm văn học, nêu các nội dung rõ ràng và 
cung cấp các chi tiết tiêu biểu về tác phẩm được nói tới. Biết dựa vào gợi ý 
chuẩn bị bài trình bày của mình và đánh giá bài trình bày của người khác. 
1.e. Biết giải thích một quy tắc hay luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động. 
1.g. Biết giới thiệu về một bộ phim hay vở kịch đã xem (theo lựa chọn của 
cá nhân), nêu một vài điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật của bộ phim 
hay vở kịch đó. 
2.a. Nghe và nhận ra cách mà người trình bày thu hút người nghe. 
2.b. Biết tóm tắt các ý chính do người khác trình bày. 
3.a. Biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt. 
3.b. Biết thảo luận, chia sẻ nhận xét về ý kiến được nêu lên trong một văn 
bản nghị luận hay văn bản thông tin. 
54 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
3.c. Biết thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi; xác định được những 
điểm thống nhất và khác biệt giữa các thành viên trong nhóm để tìm cách 
giải quyết. 
LỚP 8 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
ĐỌC 
ĐỌC HIỂU 
Văn bản văn học 
1.a. Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu và nội dung của văn bản được thể 
hiện một cách tường minh hoặc hàm ẩn; chỉ ra được mối liên hệ giữa các 
chi tiết, các thành phần nội dung khác và vai trò của chúng trong việc thể 
hiện chủ đề. 
1.b. Phân biệt được đề tài và chủ đề của văn bản; biết giải thích cách xác 
định chủ đề (chẳng hạn qua nhan đề, từ khoá, biểu tượng, mạch tự sự/trữ 
tình, sự thay đổi của bản thân nhân vật chính hay một câu nói, nhận định 
trong lời thoại hay lời người dẫn chuyện). 
1.c. Xác định được cảm hứng chủ đạo và tư tưởng của tác phẩm. Biết nhận 
xét về sự phù hợp giữa nhan đề và nội dung văn bản. Bước đầu, biết tiếp 
nhận, đánh giá nội dung với tư duy phê phán. 
2.a. Nhận biết và phân tích được đặc điểm cơ bản của truyện trinh thám. 
2.b. Nhận biết và phân tích được xung đột, cốt truyện đơn tuyến và cốt 
truyện đa tuyến. 
KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT 
1.1. Công dụng của dấu ngoặc vuông: đánh 
dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản và phần 
chú thích của người trích dẫn 
1.2. Nghĩa và cách dùng các từ viết tắt gọi tên 
các tổ chức, hiệp định quốc tế quan trọng như 
UN, UNESCO, UNICEF, WHO, WB, IMF, 
ASEAN, WTO,... 
2.1. Nghĩa của một số thành ngữ và tục ngữ 
tương đối thông dụng 
2.2. Tầm quan trọng của sắc thái nghĩa khi lựa 
chọn từ ngữ 
2.3. Sự khác biệt về nghĩa của một số từ ngữ 
có nét nghĩa hàm ẩn (ví dụ: nghĩ, biết, tưởng; 
toan, định, bèn) 
2.4. Từ tượng hình và từ tượng thanh 
55 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
2.c. Nhận biết được phương ngữ trong ngôn ngữ kể chuyện và/hoặc ngôn 
ngữ đối thoại; phân tích được tác dụng của việc dùng phương ngữ như vậy. 
2.d. Nhận biết và phân tích được đặc điểm cơ bản của thơ trào phúng. 
2.e. Nhận biết và phân tích được đặc điểm cơ bản của thể thơ song thất 
lục bát. 
2.g. Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua kết cấu, 
hình ảnh, vần, nhịp, từ ngữ, các biện pháp tu từ, mạch cảm xúc trữ tình. 
2.h. Nhận biết và phân tích được đặc điểm cơ bản của hài kịch thông qua 
các yếu tố: bối cảnh, cốt truyện, nhân vật, tình huống, vai diễn, lời thoại. 
3.a. Hiểu được mỗi người đọc có thể có cách tiếp nhận riêng đối với một 
văn bản văn học; biết tôn trọng và học hỏi cách tiếp nhận của người khác. 
3.b. Biết nhận xét về sự phản ánh cuộc sống, cách nhìn nhận cái đẹp của 
tác giả trong văn bản văn học; từ đó biết nêu ý kiến của cá nhân về cách 
nhìn nhận các vấn đề đời sống. 
3.c. Hiểu được tác phẩm văn học có thể làm thay đổi cách nhìn, cách nghĩ, 
tình cảm, cảm xúc và cách sống của cá nhân người đọc. 
4. Đọc mở rộng văn bản văn học với dung lượng khoảng 700 trang/năm, 
mỗi trang khoảng 340 chữ; bao gồm cả một số văn bản được hướng dẫn 
đọc trên mạng. 
Văn bản nghị luận 
1.a. Nhận biết được luận đề (vấn đề), các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng 
tiêu biểu trong văn bản; biết phân tích mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, 
lí lẽ và bằng chứng. 
2.5. Nghĩa của một yếu tố Hán Việt (ví dụ: 
bất, vô, hữu) và nghĩa của từ có yếu tố Hán 
Việt đó (ví dụ: bất kham, bất chính, vô vụ lợi, 
hữu quan, hữu tận) 
2.6. Ngữ cảnh của từ và nghĩa của nó 
3.1. Trợ từ, thán từ, tình thái từ 
3.2. Thành phần biệt lập trong câu 
3.3. Câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu 
khiến, câu cảm thán; câu khẳng định và câu 
phủ định 
3.4. Câu rút gọn và câu đặc biệt 
4.1. Biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh 
4.2. Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn 
4.3. Các kiểu đoạn văn: diễn dịch, quy nạp, 
song song 
4.4. Các kiểu loại văn bản 
– Văn bản tự sự: bài văn kể lại một chuyến đi 
hay một hoạt động xã hội 
– Văn bản biểu cảm: thơ song thất lục bát 
– Văn bản nghị luận: bài văn thảo luận về một 
vấn đề của đời sống, bài văn so sánh hai nhân 
vật trong một tác phẩm 
56 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
1.b. Xác định được nội dung chính của văn bản; biết tiếp nhận, đánh giá 
nội dung với tư duy phê phán. 
1.c. Biết phân tích vai trò của các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc 
thể hiện nội dung chính (vấn đề) của văn bản. Biết đánh giá cách đặt nhan 
đề của tác giả. 
2.a. Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận và nêu được mối quan 
hệ giữa luận điểm, lí lẽ và bằng chứng với mục đích của nó. 
2.b. Nhận biết và đánh giá được cách người viết dùng lí lẽ, bằng chứng 
(người thật việc thật, số liệu, trích dẫn ý kiến; mức độ chính xác, đáng tin cậy, 
thích hợp, đầy đủ của bằng chứng) và ngôn ngữ để thuyết phục người đọc. 
2.c. Phân biệt được ý kiến, đánh giá dựa vào bằng chứng và ý kiến, đánh 
giá chỉ dựa vào niềm tin; tình cảm, cảm xúc; hay dự đoán. 
3.a. Biết liên hệ nội dung nêu trong văn bản với những vấn đề của xã hội 
đương đại. 
3.b. Hiểu được cùng một vấn đề đặt ra có nhiều cách nhìn nhận, đánh giá 
khác nhau tuỳ thuộc vào quan điểm của người viết. 
4. Đọc mở rộng văn bản nghị luận với dung lượng khoảng 80 trang/năm, 
mỗi trang khoảng 440 chữ; bao gồm cả một số văn bản được hướng dẫn 
đọc trên mạng. 
Văn bản thông tin 
1.a. Nhận biết được các nội dung tường minh hoặc hàm ẩn của văn bản; 
biết phân tích mối liên hệ giữa các dữ liệu, thông tin; giải thích được vai 
trò của các chi tiết trong việc thể hiện ý tưởng chính hay thông tin cơ bản 
của văn bản. 
– Văn bản thông tin: văn bản thuyết minh để 
giải thích một hiện tượng tự nhiên; bài văn giới 
thiệu một cuốn sách; báo cáo nghiên cứu về 
vấn đề tự nhiên hoặc xã hội, sử dụng các yếu 
tố phi ngôn ngữ; văn bản tường trình 
5.1. Giá trị và chức năng của từ ngữ toàn dân 
và từ ngữ địa phương 
5.2. Giá trị và chức năng của biệt ngữ xã hội 
5.3. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình 
ảnh, số liệu, biểu đồ,... 
KIẾN THỨC VĂN HỌC 
1.1. Nhan đề và cách đặt nhan đề văn bản 
1.2. Đề tài và chủ đề, cách xác định chủ đề; kết 
cấu (cách tổ chức bề mặt lẫn bề sâu của văn 
bản văn học) 
2.1. Một số đặc điểm cơ bản của truyện trinh 
thám: cốt truyện (điều tra), nhân vật (thám tử), 
ngôn ngữ (giàu chất suy đoán, lí tính) 
2.2. Cách xây dựng bối cảnh, cốt truyện, kết 
cấu và nhân vật; cốt truyện tuyến tính và cốt 
truyện phi tuyến tính 
2.3. Phương ngữ trong ngôn ngữ người kể 
chuyện và ngôn ngữ nhân vật (trong đối thoại) 
57 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
1.b. Xác định được đề tài, nội dung chính của văn bản; biết tiếp nhận, đánh 
giá nội dung với tư duy phê phán. 
1.c. Phân tích được ý tưởng chính hay thông tin cơ bản của văn bản; Biết 
đánh giá cách đặt nhan đề của tác giả. 
2.a. Nhận biết và phân tích được đặc điểm của một số loại văn bản thông 
tin: văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên hoặc văn bản giới thiệu một 
cuốn sách hoặc bộ phim đã xem (thuyết minh); bản tin (báo in và báo 
mạng); văn bản tường trình (nhật dụng); chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc 
điểm văn bản với mục đích của nó. 
2.b. Nhận biết được các phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản thông 
tin như hình minh hoạ, biểu đồ và chỉ ra thông tin được truyền tải qua 
những phương tiện này. 
2.c. Nhận biết và phân tích được cách trình bày nội dung và thông tin trong 
văn bản như trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng của đối 
tượng hoặc cách so sánh và đối chiếu. 
2.d. Nhận biết được các thông tin khách quan và ý kiến chủ quan của tác 
giả để từ đó nhận biết mục đích của văn bản. 
3.a. Biết liên hệ nội dung, thông tin trong văn bản với những vấn đề của xã 
hội đương đại. 
3.b. Chỉ ra được các phương tiện phi ngôn ngữ dùng để biểu đạt các nội 
dung trong văn bản thông tin; đánh giá được hiệu quả biểu đạt của một 
kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản cụ thể. 
3.c. Hiểu được cùng một sự kiện có thể có nhiều cách đưa tin khác nhau. 
2.4. Đặc điểm nghệ thuật thơ trào phúng: mục 
đích, đối tượng và các thủ pháp nghệ thuật 
2.5. Đặc điểm nghệ thuật thơ song thất lục bát: 
cấu trúc hình thức và các thủ pháp nghệ thuật 
2.6. Các yếu tố hình thức của một bài thơ: hình 
ảnh, vần, nhịp, từ ngữ 
2.7. Đặc điểm của hài kịch: bối cảnh, cốt 
truyện, nhân vật, xung đột, tình huống, vai 
diễn, lời thoại 
3.1. Tiếp nhận văn bản văn học theo những 
cách khác nhau – vai trò của người đọc 
3.2. Quan điểm của tác giả trong tác phẩm và 
quan điểm người đọc 
4. Các văn bản cần đọc mở rộng (xem “Yêu 
cầu cần đạt”, mục 4.) 
NGỮ LIỆU 
1. Kiểu loại văn bản 
1.1. Văn bản văn học 
– Truyện: truyện, truyện trinh thám 
– Thơ: thơ trữ tình, thơ trào phúng; thể thơ 
song thất lục bát 
– Kịch: hài kịch 
1.2. Văn bản nghị luận: 
58 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
3.d. Biết vận dụng những điều đã đọc từ văn bản vào giải quyết một vấn đề 
trong cuộc sống. 
4. Đọc mở rộng văn bản thông tin với dung lượng khoảng 200 trang/năm, 
mỗi trang khoảng 440 chữ; bao gồm cả một số văn bản được hướng dẫn 
đọc trên mạng. 
VIẾT 
1. Biết viết văn bản đúng quy trình, bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi 
viết (xác định đề tài, mục đích, người đọc, hình thức, thu thập thông tin, tư 
liệu); tìm ý tưởng và tổ chức ý tưởng (lập dàn ý); viết nháp; xem lại và 
chỉnh sửa; công bố bài viết; tiếp nhận các phản hồi và rút kinh nghiệm. 
2. Viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để 
lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng các yếu tố 
miêu tả và/hay biểu cảm trong văn bản. 
3. Bước đầu biết làm một bài thơ song thất lục bát. Viết đoạn văn ghi lại 
cảm nghĩ của mình về bài thơ song thất lục bát đã học. 
4.a. Viết được văn bản nghị luận dưới hình thức một bài thảo luận về một 
vấn đề của đời sống. Bài viết cần: i) trình bày rõ vấn đề và ý kiến (đồng tình 
hay phản đối) của người viết về vấn đề đó; ii) đưa ra được lí lẽ thuyết phục 
và bằng chứng đa dạng (người thật việc thật, số liệu, ý kiến trích dẫn). 
4.b.Viết được bài phân tích một tác phẩm văn học; nêu được nội dung 
chính, chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về 
hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm. 
5.a.Viết được một văn bản thuyết minh để giải thích một hiện tượng tự 
– Nghị luận xã hội 
– Nghị luận văn học 
1.3. Văn bản thông tin 
– Văn bản thuyết minh: văn bản thuyết minh 
để giải thích một hiện tượng tự nhiên, văn bản 
giới thiệu một cuốn sách 
– Văn bản nhật dụng: bản tin, văn bản tường 
trình, văn bản hợp đồng 
2. Văn bản cụ thể (Phụ lục) 
59 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
nhiên hoặc để giới thiệu một cuốn sách; nêu được những thông tin quan 
trọng; có cách trình bày mạch lạc, thuyết phục. 
5.b. Biết viết một bài báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội. 
Biết sử dụng đồ thị, sơ đồ, hình minh hoạ, phụ lục tham khảo hoặc biểu đồ 
để tăng thêm hiệu quả thể hiện nội dung báo cáo; biết dùng công nghệ 
thông tin để tăng hiệu quả biểu đạt cho bài trình bày. 
6. Biết viết một văn bản tường trình rõ ràng, đầy đủ, đúng quy cách. 
NÓI VÀ NGHE 
1.a. Biết kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội; thể hiện tình cảm 
và suy nghĩ sâu sắc, gây hứng thú đối với người đọc; có dùng các yếu tố 
miêu tả và/hoặc biểu cảm trong khi kể. 
1.b. Biết trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội; nêu rõ ý kiến và hệ thống 
các luận điểm; sử dụng các luận cứ (lí lẽ và bằng chứng) thuyết phục. Biết 
ứng dụng công nghệ thông tin để trình bày vấn đề một cách hiệu quả. 
1.c. Biết trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách (theo lựa chọn cá 
nhân); cung cấp cho người đọc những thông tin quan trọng nhất; nêu được 
đề tài hay chủ đề của cuốn sách, một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật 
của nó; có cách trình bày mạch lạc và ngôn ngữ phù hợp. 
1.d. Biết trình bày báo cáo tìm hiểu một vấn đề đáng quan tâm, nêu được 
nội dung trọng tâm và các chi tiết thiết yếu, có sử dụng đồ thị, sơ đồ hoặc 
biểu đồ, hình minh hoạ. 
1.e. Biết phát biểu để thuyết phục người khác tham gia một hoạt động xã 
hội như chương trình từ thiện hay bảo vệ môi trường. 
60 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
2.a. Nghe và biết tóm tắt lại nội dung thuyết trình của người khác; nhận xét 
và nêu tác dụng của biện pháp tu từ hoặc các phương tiện phi ngôn ngữ mà 
người thuyết trình sử dụng. 
2.b. Nghe và nhận biết được tính thuyết phục của một ý kiến; chỉ ra được 
những hạn chế (nếu có) như lập luận thiếu logic, bằng chứng chưa đủ hay 
không liên quan. 
2.c. Nghe một bản tin ngắn và biết ghi lại một số thông tin chính đã nghe. 
2.d. Biết nhận xét cách biểu đạt phi ngôn ngữ của chủ toạ cuộc họp hoặc 
người dẫn chương trình (chẳng hạn trong một chương trình truyền hình,...). 
3.a. Biết thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa 
tuổi (ví dụ: lợi ích và tác hại của việc sử dụng các phương tiện truyền 
thông và công nghệ thông tin như tivi, Internet, điện thoại di động,...). 
3.b. Biết trao đổi về kế hoạch một buổi thảo luận; xem xét mục đích thảo 
luận; nội dung chính, chọn người chủ trì; quy định lịch trình,... 
LỚP 9 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
ĐỌC 
ĐỌC HIỂU 
Văn bản văn học 
1.a. Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, độc đáo và nội dung tường minh 
hoặc hàm ẩn của văn bản; giải thích được mối liên hệ giữa các chi tiết, các 
KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT 
1.1. Cách dùng dấu câu khi dẫn trực tiếp và 
gián tiếp 
1.2. Công dụng của tất cả các loại dấu câu 
thông dụng đã học 
61 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
thành phần nội dung khác trong văn bản; biết phân tích vai trò của các chi 
tiết, thành phần ấy trong việc thể hiện chủ đề. 
1.b. Biết tiếp nhận, đánh giá nội dung với tư duy phê phán. Nhận xét được 
cách đặt nhan đề của tác giả. 
1.c. Xác định được cảm hứng chủ đạo và tư tưởng của tác phẩm. 
1.d. Phân tích và đánh giá được chủ đề của văn bản. 
2.a. Nhận biết và phân tích được đặc điểm cơ bản của truyện thơ (truyện 
Nôm). 
2.b. Nhận biết và phân tích được đặc điểm cơ bản của truyện khoa học viễn 
tưởng. 
2.c. Phân biệt xung đột, mâu thuẫn bên trong với xung đột, mâu thuẫn bên ngoài. 
Phân tích được các xung đột, mâu thuẫn và vai trò của chúng trong câu chuyện. 
2.d. Nhận biết và nhận xét được ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ 
của nhân vật; ngôn ngữ đối thoại với ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm. 
2.e. Nhận biết và phân tích được đặc điểm cơ bản của thơ Đường luật (thất 
ngôn bát cú, tứ tuyệt) và thơ tự do. 
2.g. Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua luật 
thơ, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ hoặc cách cấu tạo hình thức bài thơ thể 
hiện trên văn bản. 
2.h. Nhận biết và phân tích được đặc điểm cơ bản của bi kịch. 
3.a. Biết liên hệ văn bản văn học với bối cảnh lịch sử sáng tác để hiểu văn 
bản hơn. 
3.b. Nhận biết được vai trò của văn hoá, sự trải nghiệm, quan niệm và bối 
2.1. Nghĩa của một số thành ngữ và tục ngữ 
tương đối thông dụng 
2.2. Sự khác biệt về nghĩa của một số yếu tố 
Hán Việt dễ gây nhầm lẫn (ví dụ: đồng 
trong đồng âm, đồng dao và trống đồng) 
2.3. Ngữ cảnh của từ và nghĩa của nó 
2.4. Điển tích, điển cố (ví dụ: Ngưu Lang –
Chức Nữ, Tái ông thất mã) 
3.1. Biến đổi cấu trúc câu bằng cách thay đổi 
trật tự các thành phần trong câu 
3.2. Các kiểu câu ghép, các quan hệ từ 
thường dùng để nối các vế câu ghép 
4.1. Biện pháp tu từ chơi chữ, nói mỉa, 
nghịch ngữ 
4.2. Sự khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và 
cách dẫn gián tiếp 
4.3. Các kiểu loại văn bản 
– Văn bản tự sự: truyện kể, mô phỏng một 
truyện đã đọc; truyện kể chuyển nội dung từ 
một truyện tranh 
– Văn bản biểu cảm: thơ thất ngôn bát cú, 
thơ thất ngôn tứ tuyệt; bài văn biểu cảm ghi 
lại cảm xúc, tình cảm, trăn trở, băn khoăn 
62 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
cảnh tiếp nhận của từng người đọc đối với việc tiếp nhận tác phẩm văn học; 
biết trao đổi ý kiến để nâng cao trình độ cảm thụ văn học. 
3c. Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách 
thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản đã học mang lại. 
3.d. Biết vận dụng một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để hiểu văn 
bản văn học. 
4. Đọc mở rộng văn bản văn học với dung lượng khoảng 800 trang/năm, mỗi 
trang khoảng 340 chữ; bao gồm cả một số văn bản được hướng dẫn đọc trên 
mạng. 
Văn bản nghị luận 
1.a. Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu 
biểu trong văn bản; biết phân tích mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm,lí lẽ và 
bằng chứng. 
1.b. Xác định được nội dung chính của văn bản và vai trò của các luận điểm,lí 
lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện nội dung chính của văn bản. 
1.c. Đánh giá được ý nghĩa của nội dung chính, biết tiếp nhận nội dung văn 
bản với tư duy phê phán. 
2.a. Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận, phân tích được mối 
quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. 
2.b. Nhận biết và đánh giá được cách thuyết phục thường dùng trong quảng 
cáo thương mại như dựa vào tâm lí đám đông, gắn sản phẩm quảng cáo với 
những giá trị mà nhiều người coi trọng (sang trọng, thành đạt, sành điệu), 
dùng danh tiếng của những người có ảnh hưởng lớn. 
của người chuẩn bị trưởng thành 
– Văn bản nghị luận: bài nghị luận nêu vấn 
đề và giải pháp, bài văn phân tích một tác 
phẩm văn học 
– Văn bản thông tin: văn bản giải thích một 
hiện tượng xã hội; văn bản thuyết minh về 
quy trình tiến hành một thí nghiệm; báo cáo 
nghiên cứu, có sử dụng các phương tiện phi 
ngôn ngữ; quảng cáo, tờ rơi, bài phỏng vấn 
5.1. Sự phát triển của ngôn ngữ: từ ngữ mới 
và nghĩa mới 
5.2. Một số hiểu biết sơ giản về chữ viết 
tiếng Việt: chữ Nôm và chữ Quốc ngữ 
5.3. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: 
hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,... 
KIẾN THỨC VĂN HỌC 
1.1. Tư tưởng của tác phẩm 
1.2. Mối quan hệ giữa đề tài, chủ đề, tư tưởng 
2.1. Đặc điểm của thơ tự sự và truyện thơ 
Nôm Việt Nam: nhân vật, cốt truyện, cách 
kể chuyện, ngôn ngữ và các biện pháp nghệ 
thuật 
2.2. Đặc điểm cơ bản của truyện khoa học 
63 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
2.c. Phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan (chỉ đưa thông tin) và 
chủ quan (thể hiện tình cảm, suy nghĩ, đánh giá, quan điểm của cá nhân 
người viết). 
3.a. Biết liên hệ ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn 
hoá, xã hội mà nó được viết. 
3.b. Nhận biết và phân tích được quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương 
tiện phi ngôn ngữ dùng để biểu đạt các nội dung trong văn bản nghị luận. 
3.c. Hiểu được cùng một ý tưởng hay vấn đề đặt ra trong văn bản, người đọc 
có thể được tiếp nhận khác nhau tuỳ thuộc vào trải nghiệm, quan niệm của 
từng người đọc và bối cảnh tiếp nhận. 
4. Đọc mở rộng văn bản nghị luận với dung lượng khoảng 90 tran

Tài liệu đính kèm:

  • pdf1. Chuong trinh mon Ngu van (Du thao ngay 19.1.2018).pdf