Chương V: Truyền và biến đổi chuyển động

 1. Kiến thức:

- Biết được tại sao phải truyền chuyển động trong các máy và thiết bị.

- Biết được cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền chuyển động.

 2. Kĩ năng:

 Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích các bộ truyền chuyển động.

 3. Thái độ:

 Có ý thức nghiên cứu, tìm hiểu các bộ truyền chuyển động.

II- Chuẩn bị:

 1. Giáo viên:

- Tranh vẽ H29.1->H29.3 SGK.

- Mô hình bộ truyền động đai, truyền động bánh răng và truyền động xích.

 2. Học sinh:

 Đọc và tìm hiểu trước bài học ở nhà.

 

doc 58 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1912Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương V: Truyền và biến đổi chuyển động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợi đốt:
 1. Cấu tạo:
 Gồm 3 bộ phận chính: sợi đốt, bóng thuỷ tinh và đuôi đèn.
 2. Nguyên lý làm việc: 
SGK/136
 3. Đặc điểm của đèn sợi đốt:
- Đèn phát ra ánh sáng liên tục.
- Hiệu suất phát quang thấp.
- Tuổi thọ thấp.
 4. Số liệu kĩ thuật:
- Điện áp định mức U.
- Công suất định mức P.
 5. Sử dụng: SGK/136.
* Kết luận: Sử dụng đèn sợi đốt để chiếu sáng sẽ không tiết kiệm điện năng.
HĐ3: Tìm hiểu chung về đèn ống huỳnh quang và đèn compac huỳnh quang
- Mục tiêu: HS biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc và đặc điểm của đèn ống huỳnh quang, đèn compac huỳnh quang.
- Thời gian: 15 phút.
- Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ H39.1 và H39.2 SGK.
- Cách tiến hành: 
HĐ của GV - HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ H39.1 SGK.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- H: Em hãy nêu cấu tạo của đèn ống huỳnh quang?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét và kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- GV nêu: ống thuỷ tinh có nhiều loại, trên thực tế thường dùng hai loại 0,6m và 1,2m. Ngoài ra còn có các loại có chiều dài khác nhau như 1,5m hay 2,4m.
-> HS lắng nghe, tiếp thu. 
- H: Lớp bột huỳnh quang trong ống thuỷ tinh có tác dụng gì?
-> TL: Có tác dụng với tia tử ngoại sinh ra ở hai đầu bóng khi đèn sáng để phát ra ánh sáng.
- GV giải thích thêm: Trong bóng người ta hút hết không khi sau đó bơm vào một ít khí trơ, hơi thuỷ ngân làm tăng tuổi thọ bóng đèn.
-> HS lắng nghe, tiếp thu. 
- H: Em hãy nêu cấu tạo của điện cực?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét và kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
- H: Hãy nêu nguyên lý làm việc của đèn ống huỳnh quang?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét và kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
- H: Em hãy nêu đặc điểm của đèn ống huỳnh quang?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét và kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Hãy nêu các số liệu kĩ thuật của đèn ống huỳnh quang?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét và kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV hướng dẫn HS cách sử dụng đèn ống huỳnh quang.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV giới thiệu cho HS về cấu tạo và nguyên lí làm việc của đèn compac huỳnh quang.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
III- Đèn ống huỳnh quang:
 1. Cấu tạo:
 Gồm 2 bộ phận: ống thuỷ tinh và điện cực.
 2. Nguyên lý làm việc:
SGK/137
 3. Đặc điểm của đèn ống huỳnh quang:
- Hiện tượng nhấp nháy.
- Hiệu suất phát quang cao.
- Tuổi thọ cao.
- Phải mồi phóng điện.
 4. Các số liệu kĩ thuật: 
SGK/138
 5. Sử dụng: SGK/138.
iv- đèn compac huỳnh quang: SGK/138.
* Kết luận: Người ta thường dùng đèn ống huỳnh quang để chiếu sáng trong nhà.
HĐ4: Tìm hiểu về ưu, nhược điểm của đèn sợi đốt và đèn ống huỳnh quang 
- Mục tiêu: HS biết được ưu điểm, nhược điểm của mỗi loại đèn để lựa chọn hợp lí đèn chiếu sáng.
- Thời gian: 5 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không.
- Cách tiến hành: 
HĐ của GV - HS
Nội dung
- GV cho HS thảo luận nhóm nhỏ 2 phút so sánh ưu, nhược điểm của đèn sợi đốt và đèn ống huỳnh quang?
-> HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV.
- Hết giờ, GV yêu cầu đại diện một nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
-> Đại diện một nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét và kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
v- so sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang: SGK/139.
* Kết luận: Hiệu suất phát quang và tuổi thọ của đèn ống huỳnh quang cao hơn đèn sợi đốt.
 3. Tổng kết, HDVN: 4 phút
- H: Em hãy so sánh ưu, nhược điểm của đèn sơi đốt và đèn ống huỳnh quang?
- H: Vì sao người ta thường dùng đèn ống huỳnh quang để chiếu sáng?
- GV yêu cầu HS về tìm hiểu trước bài 40 và chuẩn bị báo cáo thực hành theo mẫu SGK/142.
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 38 - Bài 40
Thực hành
Đèn ống huỳnh quang
I- Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS:
 1. Kiến thức:
- Biết được cấu tạo của đèn ống huỳnh quang, chấn lưu và tắc te.
- Biết được nguyên lí làm việc và cách sử dụng đèn ống huỳnh quang.
 2. Kĩ năng:
 Biết lựa chọn hợp lý đèn chiếu sáng trong nhà.
 3. Thái độ:
 Có ý thức thực hiện các quy trình về an toàn điện.
II- Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
- Thiết bị: 1 đèn ống huỳnh quang và 1 bộ máng đèn 220V loại 0,6m và 1 chấn lưu, 1 tắc te.
- Vật liệu: 1 cuộn băng cách điện, 2m dây dẫn điện 2 lõi.
- Dụng cụ: kìm cắt dây, kìm tuốt dây, tua vít, nguồn điện 220V lấy từ ổ điện.
 2. Học sinh:
 Báo cáo thực hành theo mẫu mục SGK/142.
III- Phương pháp: 
 Thuyết trình, thảo luận.
IV- Lên lớp:
 1. ổn định tổ chức: 1 phút
2. Các hoạt động dạy học:
 a, Kiểm tra đầu giờ: 
- Mục tiêu: Đánh giá lại kiến thức cơ bản của HS về đồ dùng điện quang, đèn sợi đốt và đèn ống huỳnh quang.
- Thời gian: 4 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không.
- Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi.
 1. Em hãy so sánh ưu, nhược điểm của đèn sơi đốt và đèn ống huỳnh quang?
 2. Vì sao người ta thường dùng đèn ống huỳnh quang để chiếu sáng?
 b, Bài mới: 35 phút
HĐ1: Hướng dẫn ban đầu 
- Mục tiêu: HS biết được cấu tạo của đèn ống huỳnh quang, chấn lưu và tắc te. Biết được nguyên lí làm việc và cách sử dụng đèn ống huỳnh quang.
- Thời gian: 15 phút.
- Đồ dùng dạy học: 1 đèn ống huỳnh quang, 1 bộ máng đèn 220V loại 0,6m và 1 chấn lưu, 1 tắc te.
- Cách tiến hành: 
 + GV nêu mục tiêu của bài thực hành và phần chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, thiết bị để HS nắm được.
 + GV hướng dẫn HS đọc và giải thích ý nghĩa của các số liệu kĩ thuật ghi trên ống huỳnh quang.
 + GV hướng dẫn HS nêu cấu tạo và chức năng từng bộ phận.
 + GV cho HS quan sát sơ đồ mạch điện đã mắc sẵn H40.1 SGK và yêu cầu HS ghi nhớ và vẽ lại sơ đồ mạch điện đó vào báo cáo thực hành.
 + GV đóng điện, chỉ dẫn HS quan sát hiện tượng phóng điện trong tắc te và hướng dẫn HS quan sát quá trình diễn ra cho đến khi đèn sáng.
HĐ2: Hướng dẫn thường xuyên
- Mục tiêu: HS biết được cấu tạo của đèn ống huỳnh quang, chấn lưu và tắc te. Biết được nguyên lí làm việc và cách sử dụng đèn ống huỳnh quang.
- Thời gian: 15 phút.
- Đồ dùng dạy học: 1 đèn ống huỳnh quang, 1 bộ máng đèn 220V loại 0,6m và 1 chấn lưu, 1 tắc te.
- Cách tiến hành: 
 + GV phân nhóm và cho HS thực hiện nội dung bài thực hành theo trình tự đã hướng dẫn. 
 + GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai và chú ý an toàn cho HS.
HĐ3: Hướng dẫn kết thúc
- Mục tiêu: HS biết tự đánh giá bài làm của mình dựa theo mục tiêu bài học.
- Thời gian: 5 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không.
- Cách tiến hành: 
 + GV yêu cầu HS thu dọn dụng cụ, vật liệu, thiết bị và vệ sinh khu vực thực hành, lớp học.
 + GV hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình dựa theo mục tiêu bài học.
 3. Tổng kết, HDVN: 5 phút
- GV thu báo cáo thực hành về nhà chấm.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ, đánh giá kết quả thực hành của HS. 
- GV yêu cầu HS về đọc và tìm hiểu trước bài 41+42 SGK.
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 39 - Bài 41+42
đồ dùng loại điện nhiệt - Bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện
I- Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS:
 1. Kiến thức:
- Biết được nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện nhiệt.
- Biết được cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách sử dụng bàn là điện.
 2. Kĩ năng:
 Biết lựa chọn hợp lý đồ dùng điện trong nhà.
 3. Thái độ:
 Có ý thức nghiên cứu và tìm hiểu các vật dụng sử dụng điện của gia đình.
II- Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 Tranh vẽ bàn là điện, bàn là điện còn tốt và các bộ phận của bàn là điện.
 2. Học sinh: 
 Đọc trước bài học và tìm hiểu về bàn là điện.
III- Phương pháp: 
 Thuyết trình, đàm thoại.
IV- Lên lớp:
1. ổn định tổ chức: 1 phút
2. Các hoạt động dạy học:
 a, Giới thiệu bài: 1 phút
 Đồ dùng điện loại điện nhiệt đã trở thành dụng cụ không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Từ bếp điện, nồi cơm điện, ấm điện, bình nước nóng, bàn là điện... Vậy chúng có cấu tạo và nguyên lý làm việc như thế nào? Ta vào bài ngày hôm nay: “Đồ dùng loại điện nhiệt - Bàn là điện, bếp điện và nồi cơm điện”.
 b, Bài mới: 38 phút
HĐ1: Tìm hiểu về nguyên lí biến đổi năng lượng của đồ dùng loại điện nhiệt
- Mục tiêu: HS biết được nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện nhiệt.
- Thời gian: 8 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không.
- Cách tiến hành: 
HĐ của GV - hs
Nội dung
- H: Theo em nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện nhiệt là gì?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Năng lượng đầu vào và năng lượng đầu ra của đồ dùng loại điện nhiệt là gì?
-> TL: Đầu vào là điện năng, đầu ra là nhiệt năng.
- GV nói thêm: Dây đốt nóng của đồ dùng loại điện nhiệt được làm bằng dây điện trở.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
I- Đồ dùng loại điện nhiệt:
 1. Nguyên lý làm việc:
 Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt nóng, biến đổi điện năng thành nhiệt năng.
 * Kết luận: Nguyên lí của đồ dùng loại điện nhiệt dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt nóng.
HĐ2: Tìm hiểu về các yêu cầu kĩ thuật của dây đốt nóng
- Mục tiêu: HS biết được các yêu cầu kĩ thuật của dây đốt nóng.
- Thời gian: 10 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không.
- Cách tiến hành: 
HĐ của GV - hs
Nội dung
- GV đưa ra công thức điện trở của dây đốt nóng và giải thích.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Vì sao dây đốt nóng làm bằng vật liệu có điện trở suất lớn và phải chịu được nhiệt độ cao.
-> TL: Vì điện trở suất tỉ lệ với công suất và yêu cầu của thiết bị điện là nhiệt lượng toả ra lớn.
- GV nhận xét, bổ xung và kết luận
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
 2. Dây đốt nóng:
 a, Điện trở của dây đốt nóng:
 l: chiều dài dây
 S: tiết diện dây
 : điện trở suất
 b, Các yêu cầu kĩ thuật của dây đốt nóng:
- Có điện trở suất lớn.
- Chịu được nhiệt độ cao.
* Kết luận: Các yêu cầu kĩ thuật của dây đốt nóng: điện trở suất lớn, chịu được nhiệt độ cao.
HĐ3: Tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý làm việc, số liệu kĩ thuật và cách sử dụng bàn là điện
- Mục tiêu: HS biết được cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách sử dụng bàn là điện.
- Thời gian: 20 phút.
- Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ bàn là điện, bàn là điện còn tốt và các bộ phận của bàn là điện.
- Cách tiến hành: 
HĐ của GV - hs
Nội dung
- GV treo tranh vẽ bàn là điện cho HS quan sát, tìm hiểu.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- H: Em hãy cho biết cấu tạo của bàn là điện? 
-> TL: Gồm 2 bộ phận chính: dây đốt nóng và vỏ bàn là.
- H: Chức năng của dây đốt nóng là gì?
-> TL: Biến đổi điện năng thành nhiệt năng.
- H: Dây đốt nóng thường được làm bằng vật liệu gì?
-> TL: Niken - crôm.
- H: Vỏ bàn là điện có cấu tạo như thế nào?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, bổ xung và kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- GV nêu và giới thiệu chức năng của các bộ phận phụ của bàn là điện.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
- H: Dựa vào nguyên lý làm việc của đồ dùng loại điện nhiệt em hãy nêu nguyên lí làm việc của bàn là điện?
-> HS trả lời cá nhân. 
- GV nhận xét, bổ xung và kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
- H: Trên bàn là điện có những số liệu kĩ thuật gì?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Khi sử dụng bàn là điện cần chú ý điều gì?
-> HS dựa vào SGK trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV hướng dẫn qua về cấu tạo, nguyên lí làm việc, các số liệu kĩ thuật và cách sử dụng bếp điện, nồi cơm điện và yêu cầu HS về nhà tìm hiểu SGK.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
II- Bàn là điện:
 1. Cấu tạo: 
- Dây đốt nóng (dây điện trở): làm bằng hợp kim niken - crôm chịu được nhiệt độ cao và đặt ở rãnh trong bàn là, cách điện với vỏ.
- Vỏ bàn là: gồm đế và nắp.
 + Đế: bằng gang hoặc hợp kim nhôm, đánh bóng hoặc mạ crôm.
 + Nắp: làm bằng đồng, thép mạ crôm hoặc nhựa chịu nhiệt, trên có gắn tay cầm bằng nhựa.
 2. Nguyên lý làm việc: SGK/144.
 3. Các số liệu kĩ thuật:
- Điện áp định mức.
- Công suất định mức.
 4. Sử dụng: SGK/145.
* Kết luận: Khi sử dụng bàn là điện cần chú ý an toàn và tránh làm hỏng vật dụng được là.
 3. Tổng kết, HDVN: 5 phút
- H: Em hãy nêu nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện nhiệt?
- H: Nêu cấu tạo, chức năng các bộ phận của bàn là điện?
- GV yêu cầu HS về đọc và tìm hiểu trước bài 43, chuẩn bị báo cáo thực hành theo mẫu SGK/150.
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 40 - Bài 43
Thực hành : BÀN LÀ ĐIỆN, BẾP ĐIỆN, NỒI CƠM ĐIỆN
I- Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS:
 1. Kiến thức:
- Biết được cấu tạo, chức năng các bộ phận và các số liệu kĩ thuật của bàn là điện.
- Biết sử dụng các đồ dùng loại điện nhiệt đúng yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo an toàn.
 2. Kĩ năng:
 Biết lựa chọn đồ dùng loại điện nhiệt hợp lí.
 3. Thái độ:
 Có ý thức thực hiện các quy trình về an toàn điện.
II- Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
- Tranh vẽ bàn là điện. 
- Thiết bị: 1 bàn là điện.
- Dụng cụ: Kìm, tua vít, nguồn điện 220V, một số vật mẫu của các bộ phận bàn là điện.
 2. Học sinh: 
 Báo cáo thực hành theo mẫu SGK/150.
III- Phương pháp: 
 Thuyết trình, thảo luận.
IV- Lên lớp:
 1. ổn định tổ chức: 1 phút
a, Kiểm tra đầu giờ: 
- Mục tiêu: Đánh giá lại kiến thức cơ bản của HS về đồ dùng loại điện nhiệt và bàn là điện.
- Thời gian: 4 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không.
- Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi.
 1. Em hãy nêu nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện nhiệt?
 2. Nêu cấu tạo, chức năng các bộ phận của bàn là điện?
 b, Bài mới: 35 phút
HĐ1: Hướng dẫn ban đầu 
- Mục tiêu: HS biết được cấu tạo, chức năng các bộ phận, các số liệu kĩ thuật và cách sử dụng của bàn là điện. 
- Thời gian: 15 phút.
- Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ bàn là điện, bàn là điện và kìm, tua vít, nguồn điện, một số vật mẫu của các bộ phận bàn là điện.
- Cách tiến hành: 
 + GV chia lớp thành cá nhóm nhỏ, nhắc lại nội qui an toàn và hướng dẫn trình tự làm bài thực hành cho các nhóm HS.
 + GV hướng dẫn và đặt các câu hỏi để HS: Đọc, giải thích ý nghĩa số liệu kĩ thuật của bàn là điện và ghi vào mục 1 báo cáo thực hành. Quan sát, tìm hiểu cấu tạo và chức năng các bộ phận của bàn là điện và ghi vào mục 2 báo cáo thực hành.
 + GV hướng dẫn HS tìm hiểu về cách sử dụng bằng cách trả lời các câu hỏi về an toàn điện. Hướng dẫn HS kiểm tra bên ngoài, kiểm tra thông mạch.
HĐ2: Hướng dẫn thường xuyên
- Mục tiêu: HS biết được cấu tạo, chức năng các bộ phận, các số liệu kĩ thuật và cách sử dụng của bàn là điện. 
- Thời gian: 15 phút.
- Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ bàn là điện. 
- Cách tiến hành: 
 + GV yêu HS tập trung theo nhóm thực hiện nội dung bài thực hành theo trình tự đã hướng dẫn. 
 + GV theo dõi, uấn nắn, sửa sai và chú ý an toàn cho HS.
HĐ3: Hướng dẫn kết thúc
- Mục tiêu: HS biết tự đánh giá kết quả thực hành của mình theo mục tiêu bài học. 
- Thời gian: 5 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không. 
- Cách tiến hành: 
 + GV yêu cầu HS thu dọn dụng cụ, vật liệu và thiết bị, vệ sinh khu vực thực hành và lớp học.
 + GV hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả thực hành của mình theo mục tiêu bài học.
 3. Tổng kết, HDVN: 5 phút
- GV nhận xét giờ thực hành về: sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ, kết quả thực hành của HS. 
- GV thu báo cáo thực hành về nhà chấm.
- GV yêu cầu HS về nhà đọc và tìm hiểu trước bài 44+45 SGK.
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 41 - Bài 44+45
đồ dùng loại điện cơ, Quạt điện, máy bơm nước
thực hành quạt điện
I- Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS:
 1. Kiến thức:
- Biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc, các số liệu kĩ thuật và công dụng của động cơ điện một pha.
- Biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc, cách sử dụng và các số liệu kĩ thuật của quạt điện.
 2. Kĩ năng:
 Sử dụng quạt điện đúng các yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo an toàn.
 3. Thái độ:
 Có ý thức nghiên cứu và tìm hiểu các đồ dùng điện của gia đình.
II- Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
- Tranh vẽ H44.1->H44.6 SGK.
- Quạt bàn 220V, mẫu các nhãn quạt điện.
 2. Học sinh: 
- Mỗi nhóm một quạt bàn điện áp 220V và kìm, tua vít, cờ lê.
- Báo cáo thực hành theo mẫu SGK/157. 
III- Phương pháp: 
 Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận.
IV- Lên lớp:
 1. ổn định tổ chức: 1 phút
a, Kiểm tra đầu giờ: Không
 b, Bài mới: 39 phút
HĐ1: Tìm hiểu về động cơ điện một pha 
- Mục tiêu: HS biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc, các số liệu kĩ thuật và công dụng của động cơ điện một pha.
- Thời gian: 17 phút.
- Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ H44.1->H44.3 SGK.
- Cách tiến hành: 
HĐ của GV - hs
Nội dung
- GV cho HS quan sát tranh vẽ và mô hình động cơ điện một pha, GV chỉ ra hai bộ phận chính: Stato (phần đứng yên) và rô to (phần quay) để HS thấy.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- H: Em hãy nêu cấu tạo, vật liệu và chức năng của stato?
-> HS dựa vào tranh vẽ, mô hình và SGK trả lời.
- GV nhận xét, kết luận
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Em hãy nêu cấu tạo, vật liệu và chức năng của rôto? 
-> HS dựa vào tranh vẽ, mô hình và SGK trả lời.
- GV nhận xét, kết luận
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Hãy nêu nguyên lý làm việc của động cơ điện một pha?
-> HS dựa vào hình vẽ trả lời.
- GV nhận xét, kết luận
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
- H: Trên động cơ điện thường ghi các thông số kĩ thuật nào?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Để động cơ điện làm việc tốt, bền lâu khi sử dụng cần chú ý những điểm gì?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
I- Động cơ điện một pha:
 1. Cấu tạo:
 a, Stato (phần đứng yên): 
- Gồm: lõi thép làm bằng lá thép kĩ thuật điện và dây quấn làm bằng dây điện từ.
- Chức năng: tạo ra từ trường quay.
 b, Rôto (phần quay):
- Gồm: lõi thép làm bằng lá thép kĩ thuật điện và dây quấn là các thanh dẫn nối với nhau vòng ngắn mạch.
- Chức năng: quay máy công tác.
 2. Nguyên lý làm việc: SGK/152.
 3. Các số liệu kĩ thuật:
- Điện áp định mức: 127V, 220V.
- Công suất định mức: 20->300W.
 4. Sử dụng: SGK/152.
 * Kết luận: Động cơ điện gồm hai bộ phận chính: stato và roto, tác dụng từ của dòng điện chạy trong dây quấn làm cho roto động cơ quay.
HĐ2: Tìm hiểu về quạt điện
- Mục tiêu: HS biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách sử dụng của quạt điện.
- Thời gian: 10 phút.
- Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ H44.4->H44.6 SGK.
- Cách tiến hành: 
HĐ của GV - hs
Nội dung
- GV treo tranh vẽ H44.4 SGK cho HS quan sát, tìm hiểu.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- H: Em hãy nêu cấu tạo của quạt điện?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Chức năng của động cơ và cánh quạt là gì?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
- H: Hãy nêu nguyên lý làm việc của quạt điện? 
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Để quạt điện làm việc tốt và bền lâu ta cần phải làm gì?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
 Gồm: động cơ điện và cánh quạt.
 2. Nguyên lý làm việc: 
 Khi đóng điện vào quạt, động cơ điện quay, kéo cánh quạt quay theo, tạo ra gió làm mát.
 3. Sử dụng: SGK/153.
II- Quạt điện:
 1. Cấu tạo:
* Kết luận: Động cơ điện là nguồn động lực của các đồ dùng loại điện cơ.
HĐ3. Thực hành quạt điện
- Mục tiêu: HS biết được cấu tạo, các số liệu kĩ thuật và cách sử dụng của quạt điện.
- Thời gian: 12 phút.
- Đồ dùng dạy học: Quạt bàn 220V, mẫu các nhãn quạt điện.
- Cách tiến hành: 
 + GV phát cho các nhóm mẫu nhãn quạt điện, yêu cầu đọc và điền vào mục 1 báo cáo thực hành.
 + GV cho HS quan sát một chiếc quạt đã tháo rời vỏ và chỉ các bộ phận. Sau đó yêu cầu các nhóm tháo rời vỏ quạt điện và ghi tên chức năng các bộ phận chính vào mục 2 báo cáo thực hành.
 3. Tổng kết, HDVN: 5 phút
- H: Cấu tạo của động cơ điện gồm những bộ phận cơ bản nào? 
- H: Động cơ điện được sử dụng để làm gì? 
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ và kết quả thực hành của các nhóm.
- GV yêu cầu HS về nhà đọc và tìm hiểu trước bài 46+47 SGK.
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 42 - Bài 46+47
MÁY BIẾN ÁP MỘT PHA-THỰC HÀNH MÁY BIẾN ÁP
I- Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS:
 1. Kiến thức:
- Biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc và các số liệu kĩ thuật của máy biến áp một pha.
- Biết được chức năng và cách sử dụng máy biến áp một pha.
 2. Kĩ năng:
 Biết lựa chọn và sử dụng máy biến áp.
 3. Thái độ:
 Có ý thức bảo quản và sử dụng máy biến áp một pha đúng yêu cầu.
II- Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
- Tranh vẽ H46.1->H46.4 SGK.
- Máy biến áp còn tốt và các vật mẫu về lá thép kĩ thuật điện, dây quấn của máy biến áp. 
 2. Học sinh: 
 Báo cáo thực hành theo mẫu SGK/163 và kìm, tua vít, cờ lê.
III- Phương pháp: 
 Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận.
IV- Lên lớp:
 1. ổn định tổ chức: 1 phút
a, Kiểm tra đầu giờ: Không
 b, Bài mới: 39 phút
HĐ1: Tìm hiểu về máy biến áp một pha 
- Mục tiêu: HS biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc, các số liệu kĩ thuật và cách sử dụng của máy biến áp một pha.
- Thời gian: 22 phút.
- Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ H46.1->H46.4 SGK.
- Cách tiến hành: 
HĐ của GV - hs
Nội dung
- GV cho HS quan sát tranh vẽ và mô hình của máy biến áp một pha.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- H: Máy biến áp có mấy bộ phận chính?
-> TL: Có hai bộ phận chính là lõi thép và dây quấn.
- GV kết luận: Ngoài các bộ phận chính máy biến áp còn có các bộ phận phụ như  đồng hồ đo điện, rơle...
-> HS lắng nghe, tiếp thu. 
- H: Lõi thép được làm bằng vật liệu gì? 
-> HS dựa vào SGK trả lời.
- GV nhận xét, kết luận
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Dây quấn làm bằng vật liệu gì? 
-> HS dựa vào SGK trả lời.
- GV nhận xét, kết luận
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Máy biến áp có mấy dây quấn? 
-> TL: Có hai dây quấn.
- GV giới thiệu và cách phân biệt dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- GV treo tranh vẽ H46.3 và H46.4 SGK giới thiệu các kí hiệu của máy biến áp một pha.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ H46.3 SGK để giảng về nguyên lý làm việc của máy biến áp một pha.
-> HS quan sát, lắng nghe.
- GV rút ra tỉ số điện áp và số vòng dây của dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp.
-> HS l

Tài liệu đính kèm:

  • docCông Nghệ 8 (16).doc