Chuyên đề 1: Các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, ẩn dụ

CHUYÊN ĐỀ 1:

CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH, NHÂN HOÁ, ẨN DỤ

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Người làm: Nguyễn Ngọc Diệp

“Mục đích của việc viết văn là giữ cho văn nền minh không tự hủy diệt”

 - Albert Calmus -

Văn chương đã thầm lặng thổi hồn cho cuộc sống, cho nhân cách con người. Vậy, có bao giờ bạn tự hỏi, cái gì đã thổi hồn, đã dệt lên sự hấp dẫn cho văn chương? Đó chính là những biện pháp tu từ. Trong đó phải kể đến ba trong số những biện pháp tu từ phổ biến: So sánh, nhân hóa và ẩn dụ.

 

docx 15 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 12178Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề 1: Các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, ẩn dụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m
Những từ so sánh:
Các từ so sánh
Là, như, y như, giống như, tựa như, tựa như là, bao nhiêu, bấy nhiêu, 
So sánh ngang bằng.
Hơn, hơn là, kém, không bằng, chưa bằng, chẳng bằng, 
So sánh không ngang bằng.
Lưu ý:
	Các yếu tố trong công thức cấu tạo phép so sánh có thể vắng mặt:
Vắng từ ngữ chỉ phương diện SS.
Vắng từ so sánh.
Vế B có thể đảo lên trước vế A.
VD: 	 + Vắng từ SS: Bác ngồi đó lớn mênh mông.
 	Trời cao biển rộng ruộng đồng nước non. (Tố Hữu)
	 + Vắng từ SS và PDSS: 
	Gái thương chồng đương dông buổi chợ
	 Trai thương vợ nắng quái chiều hôm.
	+ Như/ tre mọc thẳng, con người / không chịu khuất.
	Từ SS	B	A	PDSS
2. Các kiểu so sánh
Có hai loại so sánh:
So sánh ngang bằng:	 VD: Gió thổi là chổi trời.
So sánh không ngang bằng: 	 VD: Đói no có thiếp có chàng
	 Còn hơn chung đỉnh giàu sang một mình.
3. Tác dụng của so sánh
So sánh có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động.
So sánh có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
Vận dụng vào viết văn:
VD: Cái anh chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như gã nghiện thuốc phiện. (Tô Hoài)
Viết đoạn văn có sử dụng phép so sánh.
II. NHÂN HOÁ (Người làm: Nguyễn Võ Hương Giang)
1. Khái niệm
 Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vậtbằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. Nhân hoá có tác dụng làm cho các sự vật trở nên sống động gần gũi với con người.
Có thể nói thêm rằng:
Nhân hoá hay nhân cách hoá là một biến thế của ẩn dụ, ở đó người ta chuyển đổi ý nghĩa của các từ ngữ chỉ thuộc tính của con người sang đối tượng không phải con người.
Có người cho nhân hoá thực ra là nhân vật hoá, tức là cách biến mọi vật thành nhân vật đối thoại hay như là một nhân vật của mình
2.Các kiểu nhân hoá
Về mặt hình thức, nhân hoá có thể được tổ chức bằng cách:
Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật:
Dùng những từ vốn gọi người ( cô, dì, chú, bác, anh, chị) để gọi sự vật.
Thí dụ:
Có con chim vành khuyên nhỏ. Dáng trông thật ngoan ngoãn quá. Gọi “dạ” bảo “vâng”.Lễ phép ngoan nhất nhà. Chim gặp bác chào mào, “chào bác!”. Chim gặp cô Sơn Ca, “ chào cô!”. Chim gặp anh chích choè, “ chào anh!”. Chim gặp chị Sáo Nâu, “chào chị!”- lời bài hát
 Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật:
Thí dụ:
Dùng các động từ thuộc về hoạt động của con người để miêu tả sự tồn tại và vận động của trời - núi - trăng- hoa:
 Vì mây cho núi lên trời
 Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.
Dùng các tình từ miêu tả, các động từ hành vi của người, khoác lên cho các đối tượng không phải người:
...Lúa đã chen vai đứng cả dậy. - Trần Đăng
Hoặc: Súng vẫn thức. Vui mới giành một nữa,
Nên bâng khuâng sương biếc nhớ người đi.- Tố Hữu
Nhờ nhân hoá mà cảnh vật trở nên sinh động lạ thường!
Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người
Coi các đối tượng không phải người mà như là người và tâm tình nói chuyện với chúng.
Thí dụ:
....Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao mai,
Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ? - Ca dao
Trò chuyện với sự vật, hô - gọi sự vật như trò chuyện với con người, hô gọi con người:
Thí dụ:
Núi cao chi lắm núi ơi ?
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương. - Ca dao
3. Nội dung, cơ sở và tác dụng của nhân hóa
Về mặt nội dung, cơ sở để tạo nên nhân hoá là sự liên tưởng, nhằm đi đến phát hiện ra những nét giống nhau giữa người và đối tượng không phải là người. Ở đây đòi hỏi một sự quan sát tinh vi, một sự hiểu biết chính xác về những thuộc tính của con người cũng như thuộc tính của đối tượng không phải con người. Như vậy, sự thống nhất giữa tính chính xác của việc rút ra nét cá biệt giống nhau và tính bất ngờ của sự liên tưởng trong nhân hoá là căn cứ để bình giá nó.
Từ sự phân tích về hình thức và nội dung của nhân hoá như trên cho ta thấy cơ sở chung để cấu tạo nên nó, cũng như đối với so sánh và ẩn dụ, là rút ra những nét giống nhau giữa hai đối tượng khác loại. Nhưng nhân hoá khác so sánh ở chỗ chỉ có một vế còn vế kia ngầm thừa nhận. Và nó khác ẩn dụ ở chỗ nó là phương tiện để trực tiếp miêu tả đối tượng không phải con người, còn ẩn dụ là một cách gọi tên khác cho đối tượng định miêu tả.
Tác dụng chủ yếu của nhân hoá đối tượng với sự biểu đạt là miêu tả và trữ tình.
Trước hết, nhân hoá là cách đưa các đối tượng không phải con người sang thế giới con người. Khi các đối tượng không phải con người được khoác áo con người thì thường tạo nên một không khí mới, sinh động, chúng trở nên gần gụi hơn, dễ hiểu hơn đối với chúng ta, mở rộng trường liên tưởng
Thí dụ: 
Chủ nghĩa cá nhân khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc, mà ai cũng biết: xuống dốc dễ hơn lên dốc - (Hồ Chí Minh- Đạo đức cách mạng)
Nhờ sử dụng nhân hoá mà đối tượng được nói đến ở đây trở nên thật sinh động. Qua sự nhân hoá này, chúng ta thấy chủ nghĩa cá nhân vốn có tài ẩn náu, nay hiện ra rất cụ thể, như một con người, tưởng như cũng hành động, cũng nói năng khôn khéo, cũng biết len lõi vào chỗ yếu của con người để tìm nơi dung thân...
Sự liên tưởng rút ra nét giống nhau giữa người và đối tượng không phải người thường gắn với cách nhìn, với thái độ của người nói. Cho nên, bằng nhân hoá, người ta có thể bộc lộ tâm tư của mình một cách kín đáo. Trong nhiều trường hợp, người nói dùng nhân hoá vừa là để miêu tả đối tượng không phải con người, làm phương tiện, làm cái cớ để thể hiện tình cảm riêng, sâu kín của mình. Thí dụ câu ca dao nói với nhện, với sao được trích ra ở trên cho chúng ta thấy đằng sau lời hỏi nhện, nghe sao tha thiết, thoáng hiện lên một nỗi buồn nhớ không nguôi giữa cảnh đêm khuya của một tâm hồn....
Do có cả chức năng nhận thức và tình cảm, cho nên nhân hoá được sử dụng rộng rãi trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau: khẩu ngữ tự nhiên, trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, trong ngôn ngữ chính luận...
Bên cạnh nhân hóa, phải kể đến vật hoá hay vật cách hoá, ở đây người ta chuyển đổi ý nghĩa của những từ ngữ chỉ thuộc tính của vật để biểu thị về con người. Vật cách hoá thường được dùng trong văn châm biếm, đùa vui, nhưng nó không phải không có giá trị biểu cảm.
Thí dụ:
Gái chính chuyên lấy được chín chồng,
Vo viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi.
Ai ngờ quang đứt lọ rơi,
Bò ra lổm ngổm chín nơi chín chồng.
 - Ca dao
Hoặc:
Người tình ta để trên cơi,
Nắp vàng đậy lại để nơi giường thờ
Đêm qua ba bốn lần mơ,
Chiêm bao thì thấy dậy sờ thì không.
 - Ca dao
Đằng sau sự đùa vui ta cảm thấy một tình yêu tha thiết và một nỗi buồn cô đơn, thấm thía vì sự cách trở với người thương.
III. ẨN DỤ ( Người làm: Nguyễn Bảo Ánh)
1. Khái niệm
- Ẩn dụ" tiếng La-tinh có nghĩa Metaphoria là một biện pháp tu từ trong Văn học dùng để gọi sự vật – hiện tượng này bằng tên gọi sự vật – hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt mà người dùng muốn. Hằng ngày chúng ta vẫn sử dụng biện pháp Ẩn dụ trong diễn đạt, trình bày, thuyết trình, giảng dạy. Ẩn dụ là một khái niệm thuộc lĩnh vực khoa học xã hội. Cụ thể hơn nó là một biện pháp tu từ trong Văn học được sử dụng cùng với Nhân hóa, So sánh, Hoán dụ.
2. Các kiểu ẩn dụ
- Ẩn dụ có 4 hình thức chính là: 
+ Ẩn dụ phẩm chất;
+ Ẩn dụ hình thức;
+ Ẩn dụ cách thức và;
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
3. Tác dụng của từng hình thức ẩn dụ riêng
Ẩn dụ phẩm chất là thay thế phẩm chất của sự vật hiện tượng này với phẩm chất tương đồng của sự vật hiện tượng khác.
 Ví dụ như khi nói về người cha đã già, thay vì nói tuổi chúng ta có thể nói: Người cha mái tóc bạc, người cha lưng còng hay bố đầu đã hai thứ tóc.
Ẩn dụ hình thức có thể được thể hiện qua việc “dấu” đi một phần ý nghĩa mà không phải ai cũng biết. 
Ví như hai câu thơ: Về thăm nhà Bác làng sen/Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng (trong ví dụ này, còn có cả Ẩn dụ cách thức “thắp”: nở hoa).
Có nhiều cách thức để thể hiện một vấn đề. Ẩn dụ cách thức sẽ giúp chúng ta đưa được hàm ý của mình vào trong câu nói
. Bác hồ có câu: Vì lợi ích mười năm trồng cây/Vì lợi ích trăm năm trồng người. 
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giácVí dụ như: Một tiếng chim kêu sáng cả rừng hay Nói ngọt lọt đến xương đều là những câu được sử dụng biện pháp tu từ Ẩn dụ về cảm giác. Ẩn dụ còn có thể đi cùng với Nhân hoá và một số biện pháp tu từ từ vựng như: So sánh, Điệp ngữ, Chơi chữ, Nói quá, Nói giảm – Nói tránh bạn đọc hãy chọn nét tương đồng để tạo Ẩn dụ tăng hiệu quả biểu đạt trong văn miêu tả, thuyết minh, nghị luận, sáng tác thơ ca.
4. Khái niệm của các kiểu ẩn dụ 
- Ẩn dụ hình thức là cách gọi sự vật A bằng sự vật B.
 VD: Người Cha mái tóc bạc (Minh Huệ) Lấy hình tượng Người Cha để gọi tên Bác Hồ. 
-Ẩn dụ cách thức là cách gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B. VD: Về thăm quê Bác làng Sen Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng. (Nguyễn Đức Mậu) Nhìn “hàng râm bụt” với những bông hoa đỏ rực tác giả tưởng như những ngọn đèn “thắp lên lửa hồng”. + Ẩn dụ phẩm chất là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B. VD: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Tròn và dài được lâm thời chỉ những phẩm chất của sự vật B. + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là những ẩn dụ trong đó B là một cảm giác vốn thuộc một loại giác quan dùng để chỉ những cảm giác A vốn thuộc các loại giác quan khác hoặc cảm xúc nội tâm. Nói gọn là lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B.
 VD: Mới được nghe giọng hờn dịu ngọt
5. Tác dụng của ẩn dụ 
Ẩn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh của ẩn dụ chính là mặt biểu cảm. Cùng một đối tượng nhưng ta có nhiều cách thức diễn đạt khác nhau. (thuyền – biển, mận – đào, thuyền – bến, biển – bờ) cho nên một ẩn dụ có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau. Ẩn dụ luôn biểu hiện những hàm ý mà phải suy ra mới hiểu. Chính vì thế mà ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh và hàm súc, lôi cuốn người đọc người nghe.
IV. CÁC BÀI TẬP VẬN DỤNG VÀ GỢI Ý
Các bài tập về phép so sánh (Người làm: Ngô Thục Anh)
Bài 1: Trong mỗi khổ thơ, câu văn sau, tác giả đã so sánh hai sự vật nào với nhau? Dựa vào dấu hiệu nào? So sánh bằng từ gì?
Khi mặt trời lên tỏ
Nước xanh chuyển màu hồng
Cờ trên tàu như lửa
Sáng bừng cả mặt sông.
 ( Bến cảng Hải Phòng- Nguyễn Hồng Kiên) 
Quyển vở này mở ra
Bao nhiêu trang giấy trắng
Từng dòng kẻ ngay ngắn
Như chúng em xếp hàng. 
 ( Quyển vở của em- Nguyễn Quang Huy)
Trường sơn: chí lớn ông cha
 Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
Gợi ý:
Khổ thơ
Vế A (cái được so sánh)
Vế B (cái dùng để so sánh) 
Phương diện so sánh 
Từ chỉ sự so sánh 
a
cờ
lửa
Đều có màu đỏ
như
b 
dòng kẻ
em (xếp hàng )
Đều ngay ngắn 
như 
c
chí lớn cha ông
lòng mẹ 
Trường Sơn 
Cửu Long
Đều to lớn, vĩ đại 
Đều bao la rộng lớn
Bài 2: Phân tích hiệu quả của phép tu từ so sánh trong bài thơ sau:
Sau làn mưa bụi tháng ba
Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu
Bầu trời rừng rực ráng treo
Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay.
 ( Tháng ba- Trần Đăng Khoa) 
Gợi ý:
- Hình ảnh so sánh: “Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu”
 “ Bầu trời rừng rực ráng treo
 Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay”
- Hiệu quả: Không khí của buổi chiều tháng ba – gợi hồi ức về 1 quá khứ lịch sử oai hùng: chiến công của Thánh Gióng: có lá tre đỏ vì ngựa phun lửa, có hình ảnh ngựa sắt bay... Tất cả như một bức tranh biểu lộ trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ và niềm tự hào về quá khứ hào hùng oanh liệt trong không khí của thời đại chống Mĩ.
Bài 3: Chỉ ra và phân tích của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ sau:
Đây con sông như dòng sữa mẹ 
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây 
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Trở tình thương trang trải đêm ngày.
 ( Vàm Cỏ Đông- Hoài Vũ )
Gợi ý:
Các hình ảnh so sánh:
“Đây con sông như dòng sữa mẹ” 
“Và ăm ắp như lòng người mẹ”
 + Sông chở phù sa, mang nước ngọt làm xanh ruộng lúa vườn cây, như người mẹ lấy dòng sữa ngọt nuôi con thơ. 
+ Ca ngợi tình thương của mẹ bao la, dạt dào, trang trải như dòng sông ăm ắp đêm ngày không bao giờ vơi cạn.
Bài 4: Phân tích tác dụng cuả phép so sánh trong các khổ thơ sau:
 "Con đi trăm núi ngàn khe
 Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm 
 Con đi đánh giặc mười năm
 Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi"
 (Bầm ơi – Tố Hữu) 
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
 ( Quê hương – Tế Hanh)
Gợi ý:
- “ Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm”
+ Từ so sánh : chưa bằng .
+ Kiểu so sánh : không ngang bằng .
- “ Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bấm sáu mươi”
+ Từ so sánh : chưa bằng .
+ Kiểu so sánh : Không ngang bằng .
=> Tác dụng: Làm lộ rõ tình yêu thương của anh chiến sĩ với người mẹ kính yêu. Dù có đi xa mãi, đến chân trời góc bể thì anh vẫn luôn nhớ tới người mẹ kính yêu với nỗi lòng tái tê, với sự khó nhọc của tuổi sáu mươi.
– Hình ảnh so sánh:
 "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” 
Phép so sánh lấy đối tượng trừu tượng so sánh với đối tượng cụ thể. 
Tác dụng: Đã làm nổi bật hình ảnh “cánh buồm”- một hình ảnh bình dị bỗng trở nên thiêng liêng lớn lao, thơ mộng. Thể hiện tâm hồn tinh tế, hòa quyện với thiên nhiên, tình yêu quê hương tha thiết của tác giả. 
Các bài tập về phép ẩn dụ (Người làm: Nguyễn Thuỳ Dương)
Bài 1: 
Phân tích nghệ thuật ẩn dụ trong câu thơ sau:
 “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” 
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
* Gợi ý:
– Nghĩa đen: Bánh trôi nước về màu sắc và hình dáng
– Nghĩa bóng : Hình ảnh về vẻ đẹp người phụ nữ có làn da trắng và thân hình đầy đặn .
Khi phân tích ta làm như sau : Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình vì qua hình ảnh cái bánh nhà thơ đã gợi cho người đọc hình dung được một hình ảnh khác thật sâu săc kín đáo đó là hình ảnh  (nghĩa bóng) – từ đó gợi cảm xúc cho người đọc về người phụ nữ xưa 
Bài 2:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” 
(Viễn Phương – Viếng lăng Bác)
– Chỉ ra biện pháp tu từ trong hai câu thơ ?
– Phân tích giá trị biểu cảm ?
* Gợi ý:
– Phép tu từ ẩn dụ: Mượn hình ảnh mặt trời để chỉ Bác Hồ
– Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình vì qua hình ảnh “mặt trời” là một vầng thái dương “nghĩa đen”, tác giả tạo ra một hình ảnh so sánh ngầm sâu sắc, tế nhị làm cho người đoc suy nghĩ và hình dung ra được hình ảnh của Bác Hồ (nghĩa bóng) một con người rực rỡ và ấm áp như mặt trời dẫn dắt dân tộc ta trên con đường giành tự do và độc lập xây dựng tổ quốc công bằng dân chủ văn minh từ đó tạo cho người đọc một tình cảm yêu mến khâm phục vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc chúng ta
Bài 3: Tìm và phân tích ẩn dụ trong đoạn trích sau:
“ Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
( Từ ấy – Tố Hữu)
Gợi ý:
- Cảm nhận về sức mạnh và tác động diệu kì của ánh sáng lí tưởng đối với cuộc đời nhà thơ: một loạt từ ngữ mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng, có giá trị gợi tả và biểu cảm mạnh mẽ (bừng nắng hạ, chói qua tim, mặt trời chân lí), thể hiện cảm giác vui sướng, hạnh phúc khi đón nhận lí tưởng cách mạng. Ánh sáng của lí tưởng cộng sản là một nguồn sáng vĩ đại, tác động mạnh mẽ không chỉ tới lí trí mà cả trái tim của nhà thơ. Khoảnh khắc ấy, giây phút ấy, thiêng liêng và hạnh phúc vô ngần, đã choán ngợp cả con tim và khối óc của chàng trai trẻ.
Bài 4: Tìm và phân tích ẩn dụ trong các câu thơ sau:
“Nghe dào dạt mười bốn triệu miền Nam đang tỉnh thức
Không! Ba mươi triệu kim cương của thiên hà Tổ quốc!
Không! Hàng nghìn triệu ngôi sao sáng anh em đang chiếm lĩnh bầu trời!
Hứa một Mùa Gặt Lớn ngày mai.”
( Sao chiến thắng - Chế Lan Viên)
Bài 5: Tìm biện phép ẩn dụ trong đoạn thơ sau:
“Mùa thu nay sao bão mưa nhiều
Những cửa sổ con tàu chẳng đóng
Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm
Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh ”
( Tự hát – Xuân Quỳnh)
3.Các bài tập về biện pháp nhân hoá (Nguyễn Thuỳ Dương)
Bài 1: Hai câu thơ sau sử dụng những biện pháp tu từ nào ?
 “Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa”
Nhân hoá và so sánh C. Ẩn dụ và hoán dụ.
Nói quá và liệt kê. D. Chơi chữ và điệp từ.
Gợi ý: A
Bài 2. Trong câu ca dao sau đây:
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta”
Cách trò chuyện với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ?
Gợi ý:
– Chú ý cách xưng hô của người đối với trâu. Cách xưng hô như vậy thể hiện thái độ tình cảm gì ? Tầm quan trọng của con trâu đối với nhà nông như thế nào ? Theo đó em sẽ trả lời được câu hỏi.
Bài 3: Tìm phép nhân hóa và nêu tác dụng của chúng trong những câu thơ sau:
“Trong gió trong mưa
Ngọn đèn đứng gác
Cho thắng lợi, nối theo nhau
Đang hành quân đi lên phía trước.”
 (Ngọn đèn đứng gác- Chính Hữu)
Gợi ý:
Chú ý cách dùng các từ vốn chỉ hoạt động của người như:
- Đứng gác, nối theo nhau, hành quân, đi lên phía trước
V. MỞ RỘNG VẤN ĐỀ VÀ MỘT SỐ LƯU Ý VỀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ ( ẨN DỤ, SO SÁNH, NHÂN HOÁ)( Người làm: Nguyễn Quỳnh Anh)
1. Mở rộng vấn đề
a/ Ẩn dụ:
 - Ẩn dụ được dùng nhiều trong lời ăn tiếng nói hàng ngày làm cho lời nói trong cuộc hội thoại mang đậm màu sắc biểu cảm, cảm xúc.
 * Ví dụ: - Khi mẹ nựng con thường nói: cục cưng, cục vàng, 
 - Sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: giọng chua, máu nóng,
 - Để tăng thêm giá trị hàm súc cho lời nói người ta thường sử dụng những thành ngữ như: Nuôi ong tay áo, gậy ông đập lưng ông, con nhà lính tính nhà quan,
b/ So sánh:
- Người ta thường sử dụng thành ngữ so sánh để diễn tả hình ảnh được cụ thể, sinh động hơn hoặc trong việc thể hiện tư tưởng tình cảm của người viết sẽ tạo ra lối nói hàm xúc giúp người đọc, người nghe dễ nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người nói.
 * Ví dụ:
- Bạn ấy trắng như trứng gà bóc.
- Nó chạy nhanh như chớp. 
c/ Nhân hoá:
- Nhân hoá có hai chức năng: nhận thức và biểu cảm.Nhân hoá được dùng rộng rãi trong các phong cách : khẩu ngữ, chính luận,văn chương. Ngoài ra còn có biện pháp vật hoá. Ðó là cách dùng các từ ngữ chỉ thuộc tính, hoạt động của loài vật, đồ vật sang chỉ những thuộc tính và hoạt động của con người. Biện pháp này thường được dùng trong khẩu ngữ và trong văn thơ châm biếm. 
 *Ví dụ:
Gái chính chuyên lấy được chín chồng
Vo viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi,
Ai ngờ quang đứt lọ rơi
Bò ra lổm ngổm chín nơi chín chồng.
 ( Ca dao) 
 2. Một số lưu ý về các biện pháp tu từ
a/ Phân biệt ẩn dụ tu từ với ẩn dụ từ vựng:
- Ẩn dụ từ vựng là ẩn dụ nghĩa chuyển đã được cố định hoá trong hệ thống ngôn ngữ, được đưa vào trong từ điển và được toàn dân sử dụng. 
- Trong khi đó, ẩn dụ tu từ mang tính sang tạo riêng. Nó được dùng với nghĩa phù hợp trong từng ngữ cảnh khác nhau, cách chuyển đổi tên gọi lâm thời hay những cách dùng Tiếng Việt có tính cách cá nhân. Ẩn dụ loại này được sử dụng như một biện pháp tu từ nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình và giá trị thẩm mĩ cho sự diễn đạt.
 *Ví dụ: 
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
 ( Ca dao)
 Ở câu trên từ “ chân” trong cụm từ“ kiềng ba chân” là ẩn dụ từ vựng chỉ phần dưới cùng của người hoặc vật tiếp xúc với mặt nền.
Gìn vàng giữ ngọc cho hay
Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời
 ( Nguyễn Du)
 Câu này, từ “chân” trong cụm từ“ kẻ chân mây cuối trời” được dùng để chỉ Kim Trọng. Đây là ẩn dụ tu từ.
b/ Phân biệt phép tu từ ẩn dụ với tu từ so sánh
* Giống nhau:
- Đều là cách liên tưởng để rút ra nét tương đồng giữa hai đối tượng khác loại. Nét tương đồng này là cơ sở để hình thành nên ẩn dụ tu từ và so sánh tu từ.
 * Khác nhau: 
 - So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh ( ví dụ: dấu gạch ngang, dấu hai chấm...) So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng.
 - Ẩn dụ không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm. Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng, tương đương.
 * Ví dụ:
“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
 ( Viễn Phương)
Trong 2 câu thơ trên hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ nhất là mặt trời thật còn hình ảnh mặt trời ở câu thơ thứ hai để chỉ hình tượng Bác Hồ . Với cách nói ẩn dụ như, nhà thơ Viễn Phương đã làm nổi bật hình tượng Bác Hồ. Bác tượng trưng cho ánh sáng của lí tưởng, soi rõ đường đi cho cả dân tộc Việt Nam. Bác luôn tỏa rạng ánh hào quang bất tử như mặt trời chói lọi trên cao.
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.”
 (Hồ Chí Minh)
 Trong ví dụ trên“ trẻ em” được so sánh với“ búp trên cành”
c/ Phân biệt so sánh tu từ với so sánh luận lí:
* Giống nhau:
 - Đều là thao tác đối chiếu giữa hai hay nhiều đối tượng với nhau
* Khác nhau:
 - Nếu so sánh tu từ là sự đối chiếu giữa các đối tượng khác loại thì so sánh luận lí là sự đối chiếu giữa các đối tượng cùng loại.
 - Nếu so sánh tu từ nhằm mục đích gợi lên một cách hình ảnh đặc điểm giữa các đối tượng từ đó tạo nên xúc cảm thẩm mĩ trong nhận thức của người tiếp nhận thì so sánh luận lí đơn thuần chỉ cho ta thấy sự ngang bằng hay hơn kém giữa các đối tượng đấy mà thôi.
* Ví dụ:
So sánh tu từ
So sánh luận lí
- Ðôi ta như cá ở đìa
Ngày ăn tản lạc, tối dìa ngủ chung
- Ðứt tay một chút chẳng đau
Xa nhau một chút như dao cắt lòng.
- Khôi đã cao bằng mẹ.
- Con hơn cha nhà có phúc.
-Nam học giỏi như Bắc.
d/ Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ:
* Điểm giống nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ :
 - Bản chất cùng là sự chuyển đổi tên gọi: gọi sự vật hiện tượng bằng một gọi khác ( lấy A để chỉ B)
 - Cùng dựa trên quy luật liên tưởng.
 - Tác dụng của ẩn dụ và hoán dụ : Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn, biểu đạt cảm xúc
 *Điểm khác biệt giữa ẩn dụ và hoán dụ:
- Cơ sở liên tưởng khác nhau:
+ Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng, tức là giữa A và B có điểm gì đó giống nhau, nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B. Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn.
 *Ví dụ :
“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
 ( Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Ở đây hoa lựu màu đỏ như lửa, bởi vậy lửa ( A) được dùng

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 31 Kiem tra Tieng Viet On tap_12224094.docx