Chuyên đề: Bản đồ

I. XÁC ĐỊNH TÊN CHUYÊN ĐỀ

 - Căn cứ vào nội dung chương trình

- Căn cứ vào SGK

- Căn cứ vào nội dung của 3 bài trong đó có những nội dung liên quan chặt chẽ với nhau.

II. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Định nghĩa đơn giản về bản đồ; Hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì?

- Nắm được ý nghĩa của hai loại tỉ lệ bản đồ: tỉ lệ số và tỉ lệ thước.

- Trình bày được khái niệm vè kinh tuyến và vĩ tuyến.

- Lưới kinh tuyến, vĩ tuyến, tọa độ dịa lí của một điểm.

- Có ba loại kí hiệu bản đồ và ba dạng kí hiệu bản đồ.

- Các cách biểu hiện địa hình trên bản đồ: thang màu và đường đồng mức.

2. Về kĩ năng:

- Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách thực tế theo đường chim bay

(đường thẳng) và ngược lại.

- Xác định phương hướng, tọa độ địa lí một điểm trên bản đồ (quả địa cầu).

- Đọc, hiểu nội dung bản đồ dựa vào các kí hiệu trên bản đồ.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2096Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Bản đồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ: BẢN ĐỒ
( Thời lượng: 3 tiết)
Người thực hiện: Hoàng Thị Hương
Giáo Viên: Trường PT Hermann Việt Trì 
I. XÁC ĐỊNH TÊN CHUYÊN ĐỀ
 - Căn cứ vào nội dung chương trình 
- Căn cứ vào SGK 
- Căn cứ vào nội dung của 3 bài trong đó có những nội dung liên quan chặt chẽ với nhau.
II. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
- Định nghĩa đơn giản về bản đồ; Hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì?
- Nắm được ý nghĩa của hai loại tỉ lệ bản đồ: tỉ lệ số và tỉ lệ thước.
- Trình bày được khái niệm vè kinh tuyến và vĩ tuyến.
- Lưới kinh tuyến, vĩ tuyến, tọa độ dịa lí của một điểm.
- Có ba loại kí hiệu bản đồ và ba dạng kí hiệu bản đồ.
- Các cách biểu hiện địa hình trên bản đồ: thang màu và đường đồng mức.
2. Về kĩ năng:
- Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách thực tế theo đường chim bay 
(đường thẳng) và ngược lại.
- Xác định phương hướng, tọa độ địa lí một điểm trên bản đồ (quả địa cầu).
- Đọc, hiểu nội dung bản đồ dựa vào các kí hiệu trên bản đồ.
3. Về thái độ:
- Giúp học sinh yêu thích môn học, hứng thú khám phá thế giới.
4. Năng lực, phẩm chất. 
- Năng lực:
+ Năng lực chung: tự học, tính toán, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ...
+ Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, lược đồ
- Phẩm chất: thực hiện nghĩa vụ học sinh, làm chủ bản thân.
III. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Tỉ lệ bản đồ
	- Khái niệm về Bản đồ
	- Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ
	- Đo tính khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số trên bản đồ
2. Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
	- Phương hướng trên bản đồ
	- Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
3. Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
	- Các loại kí hiệu bản đồ
	- Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
IV. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Mức độ nhận thức/ Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
 Tỉ lệ bản đồ
Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ , vĩ độ và tọa độ địa lí
Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
- Biết được khái niệm về bản đồ, tỉ lệ bản đồ, cách biểu hiện và phân loại tỉ lệ bản đồ
- Biết được phương hướng trên bản đồ, kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
- Biết được các loại kí hiệu bản đồ và cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
- Phân biệt được sự khác nhau giữa tỉ lệ số và tỉ lệ thước
- Đo tính khoảng cách dựa vào tỉ lệ số và tỉ lệ thước
- Xác định được phương hướng và tọa độ địa lí của một đối tượng trên bản đồ
- Hiểu được tính qui ước của kí hiệu 
- HS dựa vào tỉ lệ bản đồ để tính khoảng cách ngoài thực tế.
- HS dựa vào bản đồ xác định được phương hướng của một số địa điểm.
- HS biết đọc tên một số kí hiệu trên bản đồ
V. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Câu hỏi nhận biết
 Câu 1: Bản đồ là gì? Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết điều gì
 Câu 2: Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện bằng mấy dạng ? Cho biết cách phân loại tỉ lệ bản đồ.
 Câu 3: Thế nào là kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí?
 Câu 4: Kí hiệu bản đồ là gì? Có mấy loại kí hiệu bản đồ?
 Câu 5: Đường đồng mức là gì?
2. Câu hỏi thông hiểu
 Câu 1: Dựa vào tỉ lệ của các bản đồ sau đây: 1/200.000 và 1/6000.000, cho biết 5cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa
 Câu 2: Xác định phương hướng trên bản đồ như thế nào?
 Câu 3: Ý nghĩa của các loại kí hiệu?
3. Câu hỏi ở mức độ vận dụng 
 Câu 1: Dựa vào số ghi tỉ lệ của các bản đồ sau đây: 1: 200000 và 1: 6000000, cho biết 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
 Câu 2: Dựa vào tỉ lệ của các bản đồ sau đây: 1/200.000 và 1/6000.000, cho biết 5cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa
 Câu 3: Xác định vị trí của một điểm trên bản đồ: tọa độ điểm G, H ( H12 SGK T16)
TÊN CHUYÊN ĐỀ: BẢN ĐỒ.
(Thời lượng: 3 tiết)
Người thực hiện: Hoàng Thị Hương
Giáo Viên: Trường PT Hermann Việt Trì 
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong, HS cần:
1. Về kiến thức: 
- Định nghĩa đơn giản về bản đồ; Hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì?
- Nắm được ý nghĩa của hai loại tỉ lệ bản đồ: tỉ lệ số và tỉ lệ thước.
- Trình bày được khái niệm vè kinh tuyến và vĩ tuyến.
- Lưới kinh tuyến, vĩ tuyến, tọa độ dịa lí của một điểm.
- Có ba loại kí hiệu bản đồ và ba dạng kí hiệu bản đồ.
- Các cách biểu hiện địa hình trên bản đồ: thang màu và đường đồng mức.
2. Về kĩ năng:
- Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách thực tế theo đường chim bay 
(đường thẳng) và ngược lại.
- Xác định phương hướng, tọa độ địa lí một điểm trên bản đồ (quả địa cầu).
- Đọc, hiểu nội dung bản đồ dựa vào các kí hiệu trên bản đồ.
3. Về thái độ:
- Giúp học sinh yêu thích môn học, hứng thú khám phá thế giới.
4. Năng lực, phẩm chất. 
- Năng lực: tự học, tính toán, giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, lược đồ
- Phẩm chất: thực hiện nghĩa vụ học sinh, làm chủ bản thân.
II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Hình thức:
Học tại lớp.
2. Phương pháp:
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Sử dụng phương tiện trực quan.
3. Kĩ thuật dạy học: nêu câu hỏi, học tập hợp tác.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy chiếu, máy tính.
- Một số bản đồ có tỉ lệ khác nhau
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi
IV. TIẾN TRÌNH BÀI MỚI
Lớp
Tiết
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
6 A
1
2
3
6B
1
2
3
1. Khởi động: Giáo viên cho hs quan sát một số bản đồ cá nước các châu lục và từ đó giới thiệu nội dung bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: KHÁI NIỆM VỀ BẢN ĐỒ
* B1: GV chuyển giao nhiệm vụ
GV: Cho hs quan sát một số bản đồ châu lục và thế giới qua đó yêu cầu các em rút ra khái niệm về bản đồ
* B2: HS thực hiện nhiệm vụ 
HS: dựa vào nội dung sách giáo khoa, suy nghĩ 
* B3: HS báo cáo
 1, 2 học sinh trả lời
 Các hs khác nhận xét, bổ sung
* B4: Giáo viên đánh giá
GV: Nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt TĐ.
2.2. Hoạt động 2: Ý NGHĨA CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ
* B1: GV chuyển giao nhiệm vụ
Gv: Cho hs quan sát 1 số bản đồ có tỉ lệ khác nhau và yêu cầu HS cho biết:
	Tỉ lệ bản đồ là gì? Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ?
	Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện bằng mấy dạng ?
	Cách phân loại tỉ lệ bản đồ
* B2: HS thực hiện nhiệm vụ 
HS: Quan sát bản đồ và dựa vào nội dung SGK suy nghĩ
* B3: HS báo cáo
 1 số HS trả lời
 Các hs khác nhận xét, bổ sung
* B4: Giáo viên đánh giá
GV: Nhận xét và chuẩn kiến thức
- Là tỷ số giữa khoảng cách trên bản đồ với khoảng cách ngoài thực địa.
 - Ý nghĩa: Tỉ lệ bản đồ cho biết bản đồ được thu nhỏ bao nhiêu lần so với thực tế.
 - Tỷ lệ bản đồ được biểu hiện ở 2 dạng:
 + Tỷ lệ số: là 1 phân số luôn có tử là 1 mẫu số càng lớn thì tỷ lệ càng nhỏ.
 + Tỷ lệ thước: tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa
- Có 3 loại tỉ lệ bản đồ:
 + bản đồ tỉ lệ lớn : là những bản đồ có tỉ lệ > 1/200.000
 + Bản đồ có tỉ lệ trung bình: là những bản đồ có tỉ lệ từ 1/200.000 -> 1/1000.000
 + Bản đồ có tỉ lệ nhỏ: là những bản đồ có tỉ lệ từ < 1/1000.000
- Bản đồ có tỷ lệ càng lớn thì số lượng các đối tượng các đối tượng địa lí đưa lên càng nhiều.
3. Luyện tập
 Câu 1: Bản đồ là gì? Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết điều gì
 Câu 2: Dựa vào tỉ lệ của các bản đồ sau đây: 1/200.000 và 1/6000.000, cho biết 5cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa
4. Vận dụng
 Dựa vào bản đồ Việt Nam có tỉ lệ 1/ 1.750.000 hãy tính khoảng cách ngoài thực tế thủ đô từ Hà Nội đến Việt Trì.	
5. Tìm tòi, mở rộng
V.CỦNG CỐ, DẶN DÒ
 - Học bài trả lời câu hỏi cuối bài.
 - Chuẩn bị trước bài 4 " Phương hướng trên bản đồ, kinh - vĩ độ, toạ độ ĐL” 

Tài liệu đính kèm:

  • docban_do_dia_6_VT.doc