Chuyên đề: Biên giới, biển và hải đảo Việt Nam

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau khi học xong, HS cần:

1. Về kiến thức:

- Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn và đặc điểm lãnh thổ nước ta.

- Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí của nước ta về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội.

 - Biết diện tích, trình bày được một số đặc điểm của biển Đông và vùng biển Việt Nam.

 - Biết được biển nước ta có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng; một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta; sự cần thiết phải bảo vệ môi trường biển.

- Giá trị của tài nguyên biển đảo, cũng như vấn đề ô nhiễm môi trường biển - đảo

2. Về kỹ năng:

 - Sử dụng bản đồ (hoặc lược đồ) khu vực Đông Nam Á, bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam để xác định và nhận xét vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ của Việt Nam và vị trí, giới hạn của Biển Đông.

 - Sử dụng bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, các lược đồ nhiệt độ nước biển tầng mặt, dòng biển theo mùa trên biển Đông, các sơ đồ để trình bày:

 + Một số đặc điểm của vùng biển Việt Nam.

 

doc 9 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2101Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Biên giới, biển và hải đảo Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
TÊN CHUYÊN ĐỀ: BIÊN GIỚI, BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM.
Số tiết: 03 (từ tiết 25 đến tiết 27)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong, HS cần:
1. Về kiến thức: 
- Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn và đặc điểm lãnh thổ nước ta.
- Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí của nước ta về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội.
 - Biết diện tích, trình bày được một số đặc điểm của biển Đông và vùng biển Việt Nam.
 - Biết được biển nước ta có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng; một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta; sự cần thiết phải bảo vệ môi trường biển.
- Giá trị của tài nguyên biển đảo, cũng như vấn đề ô nhiễm môi trường biển - đảo 
2. Về kỹ năng:
	- Sử dụng bản đồ (hoặc lược đồ) khu vực Đông Nam Á, bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam để xác định và nhận xét vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ của Việt Nam và vị trí, giới hạn của Biển Đông.
	- Sử dụng bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, các lược đồ nhiệt độ nước biển tầng mặt, dòng biển theo mùa trên biển Đông, các sơ đồ để trình bày:
	+ Một số đặc điểm của vùng biển Việt Nam.
	+ Phạm vi một số bộ phận của vùng biển thuộc chủ quyền nước ta
3. Về thái độ:
- Đánh giá được giá trị cơ bản của vị trí, địa lí, hình dạng lãnh thổ đối với môi trường tự nhiên, các hoạt động kinh tế - xã hội của nước ta.
 - Nâng cao nhận thức về vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
 - Có ý thức bảo vệ, xây dựng vùng biển giàu đẹp của nước ta.
4. Năng lực cần phát triển
Nội dung chuyên đề
Bài
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Biên giới,
biển và hải đảo Việt Nam
Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam
- HS trình bày được vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ nước ta.
- Vị trí địa lí nước ta thuộc vùng nhiệt đới, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
- Xác định được hệ toạ độ địa lí, vị trí địa lí và toàn vẹn lãnh thổ nước ta trên bản đồ Đông Nam Á.
- Ảnh hưởng của vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ tới các điều kiện tự nhiên và an ninh quốc phòng
Vùng biển Việt Nam
- Trình bày đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam.
- Nêu được tài nguyên biển nước ta.
- Vùng biển nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa; nguồn tài nguyên biển rất giàu có.
- Xác định được giới hạn của Biển Đông.
- Chứng minh Biển Đông mang tính chất nhiệt đới gió mùa qua các yêu tố khí hậu biển.
- Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn đối với kinh tế và đời sông nhân dân do biển mang lại.
Thực hành: Đọc bản đồ Việt Nam (Phần hành chính và khoáng sản)
- Đọc hệ toạ độ địa lí nước ta, tên các loại khoáng sản. 
- Xác định vị trí tiếp giáp của tỉnh Phú Thọ. 
- Xác định các tỉnh tiếp giáp với Trung Quốc, Lào và Cam puchia.
- Khoáng sản nước ta phân bố như thế nào? Ảnh hưởng của sự phân bố đó đới với sự phát triển kinh tế.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
 - Át lát địa lí Việt Nam.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
TIẾT 25 (TIẾT 1) - BÀI 20: 
VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM.
* Tổ chức (1 phút):
Lớp
Sĩ số
Ngày dạy
8A
...................................................................
.................................
8B
...................................................................
.................................
* Kiểm tra bài cũ (4 phút):
CH: Nêu những khó khăn, đường lối, mục tiêu Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển? 
1. Giới thiệu bài học (1 phút):
Vị trí địa lí, hình dạng, kích thước lãnh thổ là những yếu tố địa lí góp phần hình thành lãnh thổ VN,tạo nên đặc điểm chung của thiên nhiên VN và có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội của nước ta 
2. Dạy học bài mới (35 phút):
Hoạt động dạy học của thầy và trò
Nội dung bài học
HĐ1:	Vị trí, giới hạn lãnh thổ (18 phút).
+ Mục tiêu:
- HS trình bày được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ của nước ta. Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội. 
+ Cách tiến hành:
Cả lớp.
* Dựa vào H. 23.2, bảng 23.1, 23.2 cùng hiểu biết bản thân, hãy:
- Tìm các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền và cho biết toạ độ của chúng?
- Từ Bắc vào Nam diện tích phần đất liền nước ta kéo dài bao nhiêu vĩ độ? Nằm trong đới khí hậu nào?
- Từ Tây sang Đông bao nhiêu kinh độ?
- Lãnh thổ Việt Nam nằm trong múi giờ thứ mấy theo giờ GMT?
 - Cho biết diện tích phần đất liền nước ta là bao nhiêu? 
- Cho biết diện tích phần biển nước ta bao nhiêu? Tên các hải đảo lớn ở nước ta? thuộc tỉnh nào?
Cặp/ nhóm.
 * Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết:
- Nêu đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên?
- Phân tích của ảnh hưởng vị trí địa lí tới môi trường tự nhiên của nước ta? cho ví dụ?
* Kết luận: phần nội dung bài học.
HĐ2: Đặc điểm lãnh thổ (17 phút).	
+ Mục tiêu:
- Biết được đặc điểm lãnh thổ Việt Nam: Kéo dài từ Bắc đến Nam, đường bờ biển hình chữ S, phần biển Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam.
+ Cách tiến hành:
Thảo luận nhóm.
* Dựa vào H. 23.2, kiến thức đã học và hiểu biết cho biết:
+ Nhóm 1: 
- Phần đất liền nước ta có đặc điểm gì? 
- Có ảnh hưởng tới điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải nước ta như thế nào?
+ Nhóm 2: - Đường bờ biển nước ta kéo dài từ tỉnh nào đến tỉnh nào?
- Tên các đảo lớn nhất nước ta thuộc tỉnh nào?
+ Nhóm 3: Hình dạng lãnh thổ nước ta có ý nghĩa gì đối với tự nhiên, hoạt động kinh tế - xã hội? 
* Kết luận: phần nội dung bài học.
1. Vị trí, giới hạn lãnh thổ:
a. Phần đất liền:
- Các điểm cực (SGK).
- Nước ta nằm ở múi giờ thứ 7.
- Diện tích: 329.247 km2
b. Phần biển:
- Diện tích 1 triệu km2 
- Có 2 quần đảo lớn Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hoà)
c. Đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên: 
- Vị trí nội chí tuyến.
- Vị trí gần trung tâm khu vực ĐNA.
- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước ĐNA đất liền và ĐNA hải đảo.
- Vị trí tiếp xúc giữa các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
2. Đặc điểm lãnh thổ:
a. Phần đất liền:
- Kéo dài 15 vĩ độ theo chiều Bắc - Nam, dài 1650km.
- Nơi hẹp nhất theo chiều Tây - Đông, thuộc Quảng Bình, chưa đầy 50 km.
- Đường biên giới đất liền với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia dài 4550km.
- Đường bờ biển uốn cong hình chữ S, dài 3260km.
b. Vùng biển:
- Biển Đông Việt Nam rộng 1 triệu km2.
- Biển Đông Việt Nam có rất nhiều đảo và quần đảo.
- Biển Đông có ý nghĩa chiến lược về an ninh và phát triển kinh tế
3. Luyện tập, củng cố (3 phút):
- Em hãy nêu những đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ Việt Nam?
- Vị trí địa lí có ảnh hưởng gì đến môi trường tự nhiên nước ta? Cho ví dụ?
- Hình dạng lãnh thổ phần đất liền nước ta có ảnh hưởng gì tới giao thông vận tải và an ninh quốc phòng?
4. Hoạt động nối tiếp (1 phút):
- HS về nhà học bài cũ.
- HS làm bài tập 2 - SGK trang 86.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 24: Vùng biển Việt Nam.
5. Dự kiến kiểm tra, đánh giá:
- Đã kiểm tra ở phần kiểm tra bài cũ.
 Chỉ trên bản đồ và mô tả vị trí, giới hạn lãnh thổ Việt Nam?
----------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 27/01/2015.
TIẾT 26 (TIẾT 2) - BÀI 21: VÙNG BIỂN VIỆT NAM.
* Tổ chức (1 phút):
Lớp
Sĩ số
Ngày dạy
8A
...................................................................
.................................
8B
...................................................................
.................................
* Kiểm tra bài cũ (4 phút):
CH: Xác định vị trí, giới hạn các điểm cực phần đất liền của VN trên bản đồ? Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ có thuận lợi - khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay?
1. Giới thiệu bài học (1 phút):
Biển Việt Nam là một bộ phận của biển Đông rộng lớn. Biện Việt Nam, cũng như biển Đông, có vai trò quan trọng quan trọng đối với kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng ở Châu Á - Thái Bình Dương, cũng như việc hình thành cảnh quan tự nhiên Việt Nam.
2. Dạy học bài mới (35 phút):
Hoạt động dạy học của thầy và trò
Nội dung bài học
HĐ1:	Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam (20 phút).
+ Mục tiêu:
- HS biết diện tích, trình bày được một số đặc điểm tự nhiên của Biển Đông
+ Cách tiến hành:
Cả lớp.
* Dựa vào H. 24.1, kết hợp nội dung SGK cho biết :
 - Vùng biển Việt Nam là vùng biển như thế nào? Thuộc biển nào?
- Cho biết các bộ phận của vùng biển nước ta?
- Phần biển Việt Nam nằm trong biển Đông có diện tích là bao nhiêu? Tiếp giáp vùng biển quốc gia nào?
- Biển Đông thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo nào?
- Xác định vị trí eo biển Ma-lắc-ca, vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan?
Hoạt động nhóm
* Dựa vào H. 24.3, SGK và hiểu biết bản thân, tìm hiểu về khí hậu của biển theo nội dung sau:
+ Nhóm 1:
- Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt?
- Nhiệt độ tầng mặt của nước biển thay đổi theo vĩ độ như thế nào?
+ Nhóm 2: 
- Các loại gió? Hướng gió? 
- So sánh gió thổi trên biển và trên đất liền?
- Thiên tai trên biển?
+ Nhóm 3: Hướng chảy của các dòng biển trên biển Đông ở hai mùa?
- Chế độ thuỷ triều?
- Độ muối trung bình nước biển?
 Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung; GV chuẩn xác kiến thức.
* Kết luận: phần nội dung bài học.
HĐ2:Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam (15 phút)
+ Mục tiêu:
- HS có hiểu biết về tài nguyên và môi trường vùng biển Việt Nam
- Có nhận thức đúng đắn về vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
+ Cách tiến hành:
Cặp/bàn.
* Dựa vào vốn hiểu biết và kiến thức đã học, cho biết:
- Vùng biển nước ta có những tài nguyên gì? Chúng là cơ sở để phát triển ngành kinh tế nào?
- Khi phát triển kinh tế biển, nước ta thường gặp những khó khăn gì do tự nhiên gây nên?
- Thực trạng môi trường biển Việt Nam hiện nay như thế nào? Nguyên nhân?
- Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần phải làm gì?
* Kết luận: phần nội dung bài học.
1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam:
 a. Diện tích, giới hạn:
- Vùng biển Việt Nam là bộ phận của biển Đông.
- Biển Đông trải dài từ xích đạo đến chí tuyến Bắc.
- Biển Đông có hai vịnh: Thái Lan và vịnh Bắc Bộ.
- Biển Đông Việt Nam có diện tích 1 triệu km2.
b. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển Đông:
* Chế độ nhiệt:
- Mùa hạ mát, mùa đông ấm.
- Biên độ nhiệt trong năm nhỏ. 
- Nhiệt độ trung bình: 230C. 
* Chế độ gió:
- Gió Đông Bắc từ tháng 10 đến 4.
- Gió Tây Nam từ tháng 5 đến 9.
- Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền, trung bình: 5 - 6m/s, cực đại tới 50m/s.
- Dông phát triển về đêm và sáng.
* Chế độ mưa:
- Trung bình từ 1100 - 1300mm/năm.
- Chế độ hải văn thay đổi theo mùa.
- Chế độ triều phức tạp và độc đáo. 
- Độ mặn : 30 - 33 ‰.
2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển của Việt Nam:
a. Tài nguyên biển:
- Vùng biển Việt Nam có giá trị nhiều mặt là cơ sở phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Thiên tai: bão, lũ, sóng lớn, triều cường...
b. Môi trường biển:
- Môi trường biển Việt Nam đang bị ô nhiễm.
- Biện pháp: Khai thác nguồn lợi trên biển phải có kế hoạch đi đôi với bảo vệ môi trường biển.
3. Luyện tập, củng cố (3 phút):
	- Trình bày đặc điểm diện tích và giới hạn của vùng biên nước ta? Vình biển nước ta tiếp giáp với những nước và vùng lãnh thổ nào?
	- Vùng biển nước ta mang tích chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó qua các yếu tố khí hậu biển?
	- Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sông nhân dân ta?
	- Vì sao phải bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam? Cần phải làm gì để khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển nước ta?
4. Hoạt động nối tiếp (1 phút):
- HS về nhà học bài cũ.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam.
5. Dự kiến kiểm tra, đánh giá:
- Đã kiểm tra ở phần kiểm tra bài cũ.
----------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 02/02/2015.
TIẾT 27 (TIẾT 3) - BÀI 22: THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN ĐỒ VIỆT NAM. 
* Tổ chức (1 phút):
Lớp
Sĩ số
Ngày dạy
8A
...................................................................
.................................
8B
...................................................................
.................................
* Kiểm tra bài cũ (4 phút):
CH: Chứng minh nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng?
1. Giới thiệu bài học (1 phút):
Giáo viên nêu yêu cầu của bài thực hành.
2. Dạy học bài mới (35 phút):
Hoạt động dạy học của thầy và trò
Nội dung bài học
HĐ1:	Bài tập 1 (20 phút).
+ Mục tiêu:
- Hs biết xác định vị trí địa lí của tỉnh Phú Thọ.
- Củng cố các kiến thức về vị trí địa lí Việt Nam và các tỉnh.
+ Cách tiến hành:
Cặp/bàn.
* Dựa vào H. 23.2 và nội dung SGK, hãy:
- Xác định vị trí của tỉnh em đang sống?
- Xác định toạ độ điểm cực của lãnh thổ phần đất liền nước ta?
- Điền bảng theo mẫu SGK.
* Kết luận: phần nội dung bài học.
HĐ2:Bài tập 2 (15 phút).	
+ Mục tiêu:
- Củng cố nội dung kiến thức về địa lí tài nguyên khoáng sản Việt Nam.
+ Cách tiến hành:
Hoạt động nhóm
+ Mỗi nhóm tìm hiểu 13 tỉnh thành theo mẫu SGK.
 + Nhóm 1: Từ 1 - 16.
 + Nhóm 2: Từ 17 - 32.
 + Nhóm 3: Từ 33 - 48.
 + Nhóm 4: Từ 49 - 63.
 Đại diện nhóm báo cáo ghi kết quả vào bảng theo mẫu SGK.
* Dựa vào H. 26.1 SGK (bản đồ địa chất khoáng sản) hoàn thành bảng sau:
GV chỉ trên bản đồ sự phân bố 10 khoáng sản trên.
- Nhận xét sự phân bố khoáng sản ở nước ta? 
* Kết luận: phần nội dung bài học.
1. Bài tập 1:
a. Vị trí tiếp giáp với tỉnh Phú Thọ:
+ Phía bắc : Tuyên Quang.
+ Phía nam: Hoà Bình.
+ Phía đông: Vĩnh Phúc và Hà Nội.
+ Phía tây: Sơn La và Yên Bái.
=> Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
 b. Các điểm cực của Việt Nam.:
(SGK trang 84)
c. Thống kê:
(Cuối bài)
2. Bài tập 2:
 - Mỗi loại khoáng sản có quy luật phân bố riêng phù hợp với giai hình thành tạo mỏ.
3. Luyện tập, củng cố (3 phút):
- Xác định vị trí tiếp giáp của tỉnh Phú Thọ? 
- Xác định các tỉnh tiếp giáp với Trung Quốc, Lào và Cam puchia?
- Quan sát bản đồ hành chính Việt Nam, em hãy cho biết:
+ Những tỉnh nào có chung đường biên giới với hai nước?
+ Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) nào?
- Khoáng sản nước ta phân bố như thế nào? Ảnh hưởng của sự phân bố đó tới kinh tế?
4. Hoạt động nối tiếp (1 phút):
- HS về nhà học bài cũ.
- HS hoàn thành bài thực hành.
 - Ôn tập từ tiết 19 đến tiết 31 
5. Dự kiến kiểm tra, đánh giá:
- Đã kiểm tra ở phần kiểm tra bài cũ.
----------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chuyen_de_dia_8.doc