I) PHƯƠNG PHÁP HOÁ HỌC NHẬN BIẾT HOÁ CHẤT MẤT NHÃN:
- Phân loại các chất mất nhãn để xác định tính chất đặc trưng, từ đó chọn thuốc thử đặc trưng.
- Trình bày : Nêu thuốc thử đã chọn ? Chất nhận ra ? Dấu hiệu để nhận biết (Hiện tượng) ?
Viết PTHH xảy ra để minh hoạ
* Lưu ý : Nếu chỉ được lấy thêm 1 thuốc thử , thì chất lấy vào phải nhận ra được một chất sao cho chất này có khả năng làm thuốc thử cho các chất còn lại.
II) TÓM TẮT THUỐC THỬ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ:
NHẬN BIẾT HOÁ CHẤT MẤT NHÃN I) PHƯƠNG PHÁP HOÁ HỌC NHẬN BIẾT HOÁ CHẤT MẤT NHÃN: - Phân loại các chất mất nhãn để xác định tính chất đặc trưng, từ đó chọn thuốc thử đặc trưng. - Trình bày : Nêu thuốc thử đã chọn ? Chất nhận ra ? Dấu hiệu để nhận biết (Hiện tượng) ? Viết PTHH xảy ra để minh hoạ * Lưu ý : Nếu chỉ được lấy thêm 1 thuốc thử , thì chất lấy vào phải nhận ra được một chất sao cho chất này có khả năng làm thuốc thử cho các chất còn lại. II) TÓM TẮT THUỐC THỬ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ: Chất cần nhận biết Thuốc thử Dấu hiệu ( Hiện tượng) dd axit * Quì tím *Quì tím ® đỏ dd kiềm * Quì tím * phenolphtalein *Quì tím ® xanh *Phênolphtalein ® hồng Axit sunfuric và muối sunfat * ddBaCl2 *Có kết tủa trắng : BaSO4 ¯ Axit clohiđric và muối clorua * ddAgNO3 *Có kết tủa trắng : AgCl ¯ Muối của Cu (dd Xanh lam) * Dung dịch kiềm *Kết tủa xanh lơ : Cu(OH)2 ¯ Muối của Fe(II) (dd lục nhạt ) *Kết tủa trắng xanh bị hoá nâu đỏ trong nước : 4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 ® 4Fe(OH)3 ( Trắng xanh) ( nâu đỏ ) Muối Fe(III) (dd vàng nâu) * Kết tủa nâu đỏ Fe(OH)3 d.dịch muối Al, Cr (III) * Dung dịch kiềm, dư *Kết tủa keo tan được trong kiềm dư : Al(OH)3 ¯ ( trắng , Cr(OH)3 ¯ (xanh xám) Al(OH)3 + NaOH ® NaAlO2 + 2H2O Muối Amoni * dd kiềm, đun nhẹ *Khí mùi khai : NH3 Muối Photphat * dd AgNO3 *Kết tủa vàng: Ag3PO4 ¯ Muối Sunfua * Axit mạnh * dd CuCl2, Pb(NO3)2 *Khí mùi trứng thối : H2S *Kết tủa đen : CuS ¯ , PbS ¯ Muối Cacbonat và muối Sunfit * Axit (HCl, H2SO4 ) * Nước vôi trong *Có khí thoát ra : CO2 , SO2 ( mùi hắc) * Nước vôi bị đục: do CaCO3¯, CaSO3 ¯ Muối Nitrat * ddH2SO4 đặc / Cu *Dung dịch màu xanh , có khí màu nâu NO2 Kim loại hoạt động * Dung dịch axit *Có khí bay ra : H2 Kim loại đầu dãy : K , Ba, Ca, Na * H2O * Đốt cháy, quan sát màu ngọn lửa * Có khí thoát ra ( H2 ) , toả nhiều nhiệt * Na ( vàng ) ; K ( tím ) ; Li ( đỏ tía ) ; Ca ( đỏ cam) ; Ba (lục vàng ) Kim loại lưỡng tính: Al; Zn; Be; Cr *Dung dịch kiềm *Kim loại tan ra và có sủi bọt khí H2 Kim loại yếu : Cu, Ag, Hg ( thường để lại sau cùng) *HNO3 đặc * Kim loại tan + NO2 ( nâu ) ( nếu phải phân biệt các Kim loại này với nhau thì chọn thuốc thử để phân biệt các muối). Ví dụ : muối tạo kết tủa với NaCl là AgNO3 suy ra kim loại ban đầu là Ag. Các hợp chất có kim loại hoá trị thấp như : FeO, Fe3O4, FeS,FeS2,Fe(OH)2,,Cu2S *HNO3 , H2SO4 đặc *Có khí bay ra : NO2 ( màu nâu ), SO2 ( mùi hắc ) BaO, Na2O, K2O CaO P2O5 * H2O * tạo dd trong suốt, làm quì tím ® xanh * Tan , tạo dung dịch đục * Dung dịch tạo thành làm quì tím ® đỏ SiO2 (có trong thuỷ tinh) *dd HF * Chất rắn bị tan ra. CuO Ag2O MnO2, PbO2 *dung dịch HCl ( đun nóng nếu MnO2,PbO2 ) * Dung dịch màu xanh lam : CuCl2 * Kết tủa trắng AgCl ¯ * Có khí màu vàng lục : Cl2 Khí SO2 * Dung dịch Brôm * Khí H2S * mất màu da cam của dd Br2 * Xuất hiện chất rắn màu vàng ( S ¯ ) Khí CO2 , SO2 *Nước vôi trong *Nước vôi trong bị đục ( do kết tủa ) : CaSO3 ¯ , CaCO3 ¯ Khí SO3 *dd BaCl2 *Có kết tủa trắng : BaSO4 ¯ Khí HCl ; H2S *Quì tím tẩm nước *Quì tím ® đỏ Khí NH3 *Quì tím ® xanh Khí Cl2 *Quì tím mất màu ( do HClO ) Khí O2 *Than nóng đỏ *Than bùng cháy Khí CO *Đốt trong không khí *Cháy, ngọn lửa màu xanh nhạt NO *Tiếp xúc không khí *Hoá nâu : do chuyển thành NO2 H2 *Đốt cháy *Nổ lách tách, lửa xanh Lưu ý : * Dung dịch muối của Axit yếu và Bazơ mạnh làm quì tím hóa xanh ( Ví dụ: Na2CO3) * Dung dịch muối của Axit mạnh và Bazơ yếu làm quì tím hóa đỏ. ( Ví dụ : NH4Cl ) * Nếu A là thuốc thử của B thì B cũng là thuốc thử của A. * Dấu hiệu nhận biết phải đặc trưng và dấu hiệu rõ ràng, không giống các chất khác Luyện tập: Câu 1:Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các chất rắn riêng biệt sau: a) BaO, MgO, CuO. b) CuO, Al, MgO, Ag, c) CaO, Na2O, MgO và P2O5 d) Na2O, CaO, Ag2O, Al2O3, Fe2O3, MnO2, CuO. e) P2O5, Na2CO3, NaCl, MgCO3 f) NaOH, KNO3, CaCO3, MgO, P2O5, BaSO4 Hướng dẫn: - Trích các mẫu thử cho vào các ống nghiệm riêng biệt để nhận biết. a) - Hoà tan 3 ôxit kim loại bằng nước ® nhận biết được BaO tan tạo ra dung dịch trong suốt : BaO + H2O ® Ba(OH)2 - Hai oxit còn lại cho tác dụng với dung dịch HCl, nhận ra MgO tạo ra dung dịch không màu, CuO tan tạo dung dịch màu xanh. PT: MgO + 2HCl ® MgCl2 + H2O CuO + 2HCl ® CuCl2 + H2O b) - Dùng dung dịch NaOH ® nhận biết Al vì có khí bay ra: 2Al + 2NaOH + 2H2O ® 2NaAlO2 + 3H2 (Không yêu cầu HS ghi) - Dùng dung dịch HCl ® nhận biết: + MgO tan tạo dung dịch không màu: MgO + 2HCl ® MgCl2 + H2O + CuO tan tạo dung dịch màu xanh:CuO + 2HCl ® CuCl2 + H2O Còn lại Ag không phản ứng c) - Hoà tan 4 mẫu thử vào nước ® nhận biết được MgO không tan; CaO tan tạo dung dịch đục; hai mẫu thử còn lại tan tạo dung dịch trong suốt. - Thử giấy quì tím với hai dung dịch vừa tạo thành, nếu giấy quì tím chuyển sang đỏ là dung dịch axit ® chất ban đầu là P2O5; nếu quì tím chuyển sang xanh là bazơ ® chất ban đầu là Na2O. PTHH: Na2O + H2O ® 2NaOH CaO + H2O ® Ca(OH)2 P2O5 + 3H2O ® 2H3PO4 d) - Hoà tan các mẫu thử vào nước ® nhận biết Na2O tan tạo dung dịch trong suốt; CaO tan tạo dung dịch đục. Na2O + H2O ® 2NaOH; CaO + H2O ® Ca(OH)2 - Dùng dung dịch HCl đặc để nhận biết các mẫu thử còn lại Ag2O + 2HCl ® 2AgCl¯ trắng + H2O Al2O3 + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2O (dung dịch không màu) Fe2O3 + 6HCl ® 2FeCl3 + H2O(dd màu vàng nhạt) CuO + 2HCl ® CuCl2 + 2H2O (dung dịch màu xanh) MnO2 + 4HCl ® MnCl2 + Cl2 vàng nhạt + 2H2O e) -Hoà tan các mẫu thử vào nước ® nhận biết được MgCO3 vì không tan, 3 mẫu thử còn lại tan tạo dung dịch trong suốt. -Dùng giấy quì tím thử các dung dịch vừa tạo thành ® nhận biết được dung dịch Na2CO3 làm quì tím hoá xanh, dung dịch làm quì tím hoá đỏ là H3PO4® chất ban đầu là P2O5, dung dịch không đổi màu quì tím là NaCl. f) - Hoà tan các mẫu thử vào nước, ta chia thành hai nhóm: + Nhóm 1 tan: NaOH, KNO3, P2O5 + Nhóm 2 không tan: CaCO3, MgO, BaSO4 - Dùng quì tím thử các dung dịch ở nhóm 1: dung dịch làm quì tím hoá xanh là NaOH, dung dịch làm quì tím hoá đỏ là H3PO4 ® chất ban đầu là P2O5, dung dịch không làm đổi màu quì tím là KNO3. - Cho các mẫu thử ở nhóm 2 tác dụng với dung dịch HCl, mẫu thử có sủi bọt khí là CaCO3, mẫu thử tan tạo dung dịch trong suốt là MgO, mẫu thử không phản ứng là BaSO4. P2O5 + 3H2O ®2H3PO4 CaCO3 + 2HCl ® CaCl2 + CO2 + H2O MgO + 2HCl ® MgCl2 + H2O b) Nhận biết dung dịch: Một số lưu ý khí: - Nếu phải nhận biết các dung dich mà trong đó có axit hoặc bazơ và muối thì nên dùng quì tím (hoặc dung dịch phenolphtalein) để nhận biết axit hoặc bazơ trước rồi mới nhận biết đến muối sau. - Nếu phải nhận biết các muối tan, thường nên nhận biết anion (gốc axit) trước, nếu không được thì mới nhận biết cation (kim loại hoặc amoni) sau. Câu 2:Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch sau: HCl, NaOH, Na2SO4, NaCl. HCl, H2SO4 NaCl, Na2CO3 NaOH, BaCl2, Ba(OH)2, NaCl Na2SO4, K2CO3, BaCl2, AgNO3 KNO3, Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3 Hướng dẫn:Trích các mẫu thử đểû nhận biết a) - Dùng quì tím ® nhận biết HCl vì làm quì tím hoá đỏ, NaOH làm quì tím hoá xanh, Na2SO4 và NaCl không làm đổi màu quì tím. -Dùng dung dịch BaCl2 để nhận biết 2 dung dịch không làm đổi màu quì tím ® Na2SO4 phản ứng tạo kết tủa trắng, NaCl không phản ứng. BaCl2 + Na2SO4 ® BaSO4¯ trắng + 2NaCl b) - Dùng quì tím ® nhận biết được Na2CO3 làm quì tím hoá xanh, NaCl không đổi màu quì tím, HCl và H2SO4 làm quì tím hoá đỏ. - Dùng dung dịch BaCl2 để nhận biết 2 dung dịch làm quì tím hoá đỏ: H2SO4 phản ứng tạo kết tủa trắng, HCl không phản ứng. BaCl2 + H2SO4 ® BaSO4¯ trắng + 2HCl c) – Dùng quì tím chia thành hai nhóm. + Nhóm 1: NaOH, Ba(OH)2 làm quì tím hoá xanh + Nhóm 2: BaCl2, NaCl không đổi màu quì tím - Cho dung dịch Na2SO4 vào từng mẫu thử ở hai nhóm. Ơû nhóm 1: mẫu tạo kết tủa trắng là Ba(OH)2, NaOH không phản ứng. Nhóm 2: mẫu tạo kết tủa trắng là BaCl2, NaCl không phản ứng. PTHH: Ba(OH)2 + Na2SO4 ® BaSO4¯ trắng + 2NaOH BaCl2 + Na2SO4 ® BaSO4¯ trắng + 2NaCl d) – Dùng dung dịch HCl ® nhận biết được K2CO3 vì có khí thoát ra, AgNO3 có kết tủa trắng tạo thành. -Dùng dung dịch BaCl2 ® nhận biết Na2SO4 vì có kết tủa trắng tạo thành, BaCl2 không phản ứng. PTHH: K2CO3 + 2HCl ® 2KCl + CO2 + H2O AgNO3 + HCl ® AgCl¯ + HNO3 BaCl2 + Na2SO4 ® BaSO4¯ + 2NaCl e)- Dùng dung dịch NaOH để nhận biết: Cu(NO3)2 ® kết tủa xanh; AgNO3 ® kết tủa trắng sau đó hoá đen; Fe(NO3)3 ® kết tủa đỏnâu; KNO3 không phản ứng. PTHH: Cu(NO3)2 + 2NaOH ® Cu(OH)2¯ xanh + 2NaNO3 AgNO3 + NaOH ® AgOH ¯ trắng + NaNO3 2AgOH ® Ag2O¯ đen + H2O Fe(NO3)3 + 3NaOH ® Fe(OH)3¯ đỏ nâu + 3NaNO3 c) Nhận biết chất khí. Lưu ý: Khi nhận biết một chất khí bất kì, ta dẫn khí đó lội qua dung dịch, hoặc sục khí đó vào dung dịch, hoặc dẫn khí đó qua chất rắn rồi nung Không làm ngược lại. : ï 1:Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết các khí đựng trong các bình riêng biệt sau: a) CO, CO2, SO2 b) CO, CO2, SO2, SO3, H2 Hướng dẫn: a) Dẫn từng khí qua dung dịch nước brôm ® nhận biết SO2 làm mất màu nước brôm. Hai khí còn lại dẫn qua dung dịch nước vôi trong ® nhận biết CO2 làm đục nước vôi trong, CO không phản ứng. SO2 + Br2 + 2H2O ® 2HBr + H2SO4 CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3¯ + H2O b) Dẫn từng khí lội qua dung dịch BaCl2 ® nhận biết SO3 tạo kết tủa trắng. - Dẫn các khí còn lại qua dung dịch nước brôm ® nhận biết SO2 làm mất màu nước brôm. - Các khí còn lại dẫn qua dung dịch nước vôi trong ® nhận biết CO2 làm đục nước vôi trong. - Hai khí còn lại đốt trong oxi rồi dẫn sản phẩm qua dung dịch nước vôi trong. Nếu khí làm đục nước vôi trong là CO2 ® chất ban đầu là CO, khí không phản ứng là H2O ® chất ban đầu là H2. SO3 + BaCl2 + H2O® BaSO4¯ + 2HCl SO2 + Br2 + 2H2O ® 2HBr + H2SO4 CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3¯ + H2O 2CO + O2 2CO2 2: Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết từng khí có trong hỗn hợp sau: CO, CO2, H2S, H2 Hướng dẫn: Cho hỗn hợp khí lội từ từ qua dung dịch Pb(NO3)2 dư: H2S + Pb(NO3)2 ® PbS¯ đen +2HNO3 ® nhận ra khí H2S trong hỗn hợp. Khí còn lại gồm H2, CO, CO2 cho qua dung dịch nước vôi trong: CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3¯ + H2O ® nhận ra khí CO2 trong hỗn hợp. Đốt cháy hỗn hợp khí còn lại, làm lạnh để hơi nước ngưng tụ, nhận ra H2. Khí còn lại cho qua nước vôi trong thấy vẩn đục, nhận ra CO2 ® khí ban đầu là CO. 2CO + O2 2CO2 2H2 + O2 2H2O 2. Dạng bài tập nhận biết với thuốc thử hạn chế. Lưu ý: - Nếu đề yêu cầu chỉ dùng một thuốc thử: Ban đầu nên dùng dung dịch kiềm hoặc dùng axit. Nếu không được hãy dùng thuốc thử khác. - Nếu đề yêu cầu chỉ dùng quì tím thì lưu ý những dung dịch muối làm đổi màu quì tím (Phần lưu ý của phụ lục trên). 1: Chỉ được dùng nước, hãy nhận biết các chất rắn sau: NaOH, Al2O3, BaCO3, CaO. Hướng dẫn: Hoà tan các mẫu thử vào nước ® nhận biết CaO tan tạo dung dịch đục, NaOH tan tạo dung dịch trong suốt. Còn Al2O3 và BaCO3 không tan. - Lấy dung dịch NaOH vừa nhận ra ở trên cho vào 2 mẫu thử không bị hoà tan trong nước ®Al2O3 tan, BaCO3 không tan. CaO + H2O ® Ca(OH)2 2NaOH + Al2O3 ® 2NaAlO2 + H2O (Không yêu cầu HS viết) 2: Chỉ được dùng một hoá chất, hãy nhận biết các dung dịch sau: NH4Cl, (NH4)2SO4, FeCl3, CuCl2, NaCl. Hướng dẫn: Dùng dung dịch Ba(OH)2 để nhận biết: ® Có khí mùi khai bay ra là NH4Cl ® Có khí mùi khai và có kết tủa trắng là (NH4)2SO4 ® Có kết tủa đỏ nâu là FeCl3 ® Có kết tủa màu xanh là CuCl2 Không có phản ứng là NaCl Ba(OH)2 + 2NH4Cl ® BaCl2 + 2NH3 + 2H2O Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 ® BaSO4¯ + 2NH3 + 2H2O 3Ba(OH)2 + 2FeCl3 ® 2Fe(OH)3¯ + 3BaCl2 Ba(OH)2 + CuCl2 ® Cu(OH)2¯ + BaCl2 ï 3: Chỉ được dùng quì tím, hãy nhận biết các dung dịch sau: HCl, Na2CO3, CaCl2, AgNO3 (Trích đề thi HS giỏi huyện Đức Phổ năm 2008 – 2009) Hướng dẫn: Thử các dung dịch trên bằng giấy quì tím. ® Nhận biết được Na2CO3 vì làm quì tím hoá xanh; CaCl2 không làm đổi màu quì tím. ® HCl và AgNO3 làm quì tím hoá đỏ. - Dùng dung dịch CaCl2 vừa nhận biết ở trên cho vào 2 mẫu thử làm quì tím hoá đỏ, mẫu thử nào tạo kết tủa trắng là CaCl2, không phản ứng là HCl. PTHH: CaCl2 + 2AgNO3 ® 2AgCl¯ + Ca(NO3)2 4: Chỉ được dùng phenolphtalein hãy nhận biết 4 dung dịch bị mất nhãn: KOH, KCl, H2SO4, BaCl2. Hướng dẫn: Thử các dung dịch trên bằng phenolphtalein ® nhận ra dung dịch KOH làm hồng phenolphtalein. Cho dung dịch KOH có màu hồng ở trên vào 3 mẫu thử còn lại ® nhận ra H2SO4 làm mất màu hồng. Lấy dung dịch H2SO4 vừa nhận ra ở trên cho vào 2 mẫu thử còn lại ® nhận ra BaCl2 có kết tủa, KCl không phản ứng. H2SO4 + 2KOH ® K2SO4 + 2H2O H2SO4 + BaCl2 ® BaSO4¯ + 2HCl 3. Dạng bài tập không được dùng thuốc thử bên ngoài. Lưu ý:Nếâu đề yêu cầu không được dùng thuốc thử bên ngoài. Nên làm theo thứ tự các bước sau: Bước 1: Cho từng chất tác dụng với nhau. Ví dụ:Giả sử phải nhận biết n dung dịch hoá chất đựng trong n lọ riêng biệt. Tiến hành thí nghiệm theo trình tự: Ghi số thứ tự 1, 2, , n lên n lọ đựng n dung dịch hoá chất cần nhận biết. Rót dung dịch mỗi lọ lần lượt vào các ống nghiệm đã được đánh cùng số. Nhỏ 1 dung dịch vào mẫu thử của (n – 1) dung dịch còn lại. Bước 2: Sau n thí nghiệm đến khi hoàn tất phải lập bảng tổng kết hiện tượng. Bước 3: Dựa vào bảng tổng kết hiện tượng để rút ra nhận xét, kết luận đã nhận được hoá chất nào (có kèm theo các phương trình phản ứng minh hoạ). 1.Không được dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy nhận biết các dung dịch bằng phương pháp hoá học. Na2CO3, HCl, BaCl2 (Trích đề thi HSG huyện Đức Phổ năm 2009 – 2010) HCl, H2SO4, Na2CO3, BaCl2 MgCl2, NaOH, NH4Cl, BaCl2, H2SO4 Hướng dẫn: a) -Trích ra các mẫu thử cho vào các ống nghiệm và đánh số thứ tự tương ứng. -Lần lượt cho một mẫu thử tác dụng với hai mẫu thử còn lại. Sau 6 lượt thí nghiệm , ta có kết quả như bảng sau: Na2CO3 HCl BaCl2 Na2CO3 ¯ trắng HCl Ko phản ứng BaCl2 ¯ trắng Ko phản ứng Dựa vào bảng trên, ta thấy ở lượt thí nghiệm nào tạo và có ¯ trắng thì chất nhỏ vào là Na2CO3, mẫu thử tạo là HCl, mẫu thử tạo ¯ trắng là BaCl2. Na2CO3 + 2HCl ® 2NaCl + H2O + CO2 BaCl2 + Na2CO3 ® BaCO3¯ + 2NaCl b) Tương tự, lần lượt cho một mẫu thử tác dụng với 3 mẫu còn lại. Sau 12 lượt thí nghiệm, ta có bảng như sau: HCl H2SO4 Na2CO3 BaCl2 HCl H2SO4 ¯ trắng Na2CO3 ¯ trắng BaCl2 ¯ trắng ¯ trắng Dựa vào bảng trên, ta thấy ở lượt thí nghiệm nào có khí thoát ra, có kết tủa trắng và không phản ứng thì chất nhỏ vào là H2SO4, mẫu thử tạo khí là Na2CO3, mẫu thử tạo kết tủa trắng là BaCl2, mẫu thử không phản ứng là HCl. Na2CO3 + H2SO4 ® Na2SO4 + CO2 + H2O BaCl2 + H2SO4 ® BaSO4¯ + 2HCl Làm tương tự như trên, ta có bảng tổng kết sau: MgCl2 NaOH NH4Cl BaCl2 H2SO4 MgCl2 ¯ trắng NaOH ¯ trắng mùi khai NH4Cl mùi khai BaCl2 ¯ trắng H2SO4 ¯ trắng -Dựa vào bảng trên, ta thấy ở lượt thí nghiệm nào có kết tủa trắng và có khí mùi khai bay ra thì chất nhỏ vào là NaOH, mẫu thử tạo kết tủa trắng là MgCl2, mẫu thử tạo khí mùi khai là NH4Cl. -Lấy kết tủa trắng Mg(OH)2 vừa nhận biết được cho vào 2 mẫu thử còn lại, mẫu nào làm tan kết tủa là H2SO4, mẫu còn lại không phản ứng là BaCl2. MgCl2 + 2NaOH ® Mg(OH)2¯ + 2NaCl NaOH + NH4Cl ® NaCl + NH3 + H2O H2SO4 + 2NaOH ® Na2SO4 + 2H2O BaCl2 + H2SO4 ® BaSO4 + 2HCl Mg(OH)2 + H2SO4 ® MgSO4 + 2H2O
Tài liệu đính kèm: