Chuyên đề Cách đặt câu hỏi trong giảng dạy môn Vật Lý

CHUYÊN ĐỀ:

 Cách đặt câu hỏi trong giảng dạy môn Vật Lý

Ngày triển khai: 16/1/2018 - GV triển khai: Vũ Thị Hoa Huệ

Vật lý là môn khoa học trừu tượng, để HS nắm được nội dung cơ bản của bài thì ngoài nội dung mà HS có được trong SGK thì các câu hỏi mà GV đưa ra trong quá trình dạy và học nhằm giúp HS nắm vững nội dung kiến thức của bài rất quan trọng.Việc đặt các câu hỏi của GV rất quan trọng giúp HS thấy kiến thức của bài có sự tương quan lẫn nhau. Theo tôi thì trong khi giảng dạy vật lý thì có các cách đặt câu hỏi như sau (6 cách):

1.Câu hỏi “ biết”:

- Mục tiêu: Kiểm tra trí nhớ của HS về các dữ kiện, số liệu, định nghĩa, tên tuổi, địa điểm .

- Tác dụng: Giúp HS ôn lại những gì đã học.

- Cách đặt câu hỏi: Cái gì? bao nhiêu?, hãy định nghĩa

Em biết những gì hãy mô tả? cái nào ?khi nào?

2.Câu hỏi “ hiểu”:

- Mục tiêu: Kiểm tra HS cách liên hệ, kết nối các số liệu dữ kiện, định nghĩa .

- Tác dụng: Cho thấy HS có khả năng diễn tã được lời nói nêu được các yếu tố cơ bản hoặc so sánh các yếu tố cơ bản trong bài học.

- Cách đặt câu hỏi: Tại sao? Hãy liên hệ?, Hãy so sánh? Hãy tính?

3.Câu hỏi “ Vận dụng”:

- Mục tiêu: Kiểm tra khả năng áp dụng các dữ kiện, khái niệm, phương pháp vào hoàn cảnh và điều kiện mới

- Tác dụng: Cho thấy HS có khả năng hiểu được các quy luật, khái niệm, lựa chọn phương pháp, giải quyết và vận dụng vào thực tiễn.

- Cách đặt câu hỏi: Làm thế nào? Hãy tính sự chênh lệch? Hoặc em có thể giải quyết khó khắn này như thế nào?

 

docx 3 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 804Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Cách đặt câu hỏi trong giảng dạy môn Vật Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ:
 Cách đặt câu hỏi trong giảng dạy môn Vật Lý
Ngày triển khai: 16/1/2018 - GV triển khai: Vũ Thị Hoa Huệ
Vật lý là môn khoa học trừu tượng, để HS nắm được nội dung cơ bản của bài thì ngoài nội dung mà HS có được trong SGK thì các câu hỏi mà GV đưa ra trong quá trình dạy và học nhằm giúp HS nắm vững nội dung kiến thức của bài rất quan trọng.Việc đặt các câu hỏi của GV rất quan trọng giúp HS thấy kiến thức của bài có sự tương quan lẫn nhau. Theo tôi thì trong khi giảng dạy vật lý thì có các cách đặt câu hỏi như sau (6 cách):
1.Câu hỏi “ biết”:
- Mục tiêu: Kiểm tra trí nhớ của HS về các dữ kiện, số liệu, định nghĩa, tên tuổi, địa điểm.
- Tác dụng: Giúp HS ôn lại những gì đã học.
- Cách đặt câu hỏi: Cái gì? bao nhiêu?, hãy định nghĩa
Em biết những gì hãy mô tả? cái nào ?khi nào?
2.Câu hỏi “ hiểu”:
- Mục tiêu: Kiểm tra HS cách liên hệ, kết nối các số liệu dữ kiện, định nghĩa.
- Tác dụng: Cho thấy HS có khả năng diễn tã được lời nói nêu được các yếu tố cơ bản hoặc so sánh các yếu tố cơ bản trong bài học.
- Cách đặt câu hỏi: Tại sao? Hãy liên hệ?, Hãy so sánh? Hãy tính?
3.Câu hỏi “ Vận dụng”:
- Mục tiêu: Kiểm tra khả năng áp dụng các dữ kiện, khái niệm, phương pháp vào hoàn cảnh và điều kiện mới
- Tác dụng: Cho thấy HS có khả năng hiểu được các quy luật, khái niệm, lựa chọn phương pháp, giải quyết và vận dụng vào thực tiễn.
- Cách đặt câu hỏi: Làm thế nào? Hãy tính sự chênh lệch? Hoặc em có thể giải quyết khó khắn này như thế nào?
4.Câu hỏi “ Phân tích”:
- Mục tiêu: Kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề từ đó đi đến kết luận hoặc tìm ra mối quan hệ hoặc chứng minh vấn đề nào đó.
- Tác dụng: Cho thấy HS có khả năng tìm ra mối quan hệ mới tự diễn giải và đưa ra kết luận
- Cách đặt câu hỏi: Tại sao? Em có nhận xét gì? Hãy chứng minh?
5.Câu hỏi “ Tổng hợp”:
- Mục tiêu: Kiểm tra HS có thể đưa ra những dự đoán giải quyết một vấn đề hay đưa ra câu hỏi trả lời có sáng tạo.
- Tác dụng: Thúc đẩy sáng tạo của HS, HS tìm ra nhân tố ý tưởng mới để bgoor sung cho nội dung.
- Cách đặt câu hỏi: Em hãy tìm ra cách?
6.Câu hỏi “ Đánh giá”:
- Mục tiêu: Kiểm tra HS có thể đóng góp ý kiến hoặc đánh giá, ý tưởng , giải pháp.
- Tác dụng: Cho thấy HS có khả năng tự đánh giá lẫn nhau về một lĩnh vực kiến thức nào đó.
- Cách đặt câu hỏi: Làm thế nào? Hãy tính sự chênh lệch? Hoặc em có thể giải quyết khó khắn này như thế nào?
* Tóm lại các câu hỏi của GV đưa ra phải có sự lựa chọn, tinh giản và đảm bảo và cuối cùng đạt được mục đích quan trọng là giúp cho HS nắm vững kiến thức và giúp HS phát triển óc quan sát và năng lực nhận ra được bản chất hiện tượng vật lý. 
 Việc giảng dạy vật lý phải thúc đẩy HS mô tả, giải thích các đối tượng, các hiện tượng, các quá trình vật lý . Từ đó để HS thấy vật lý là môn khoa học tự nhiên rất hay và lý thú.

Tài liệu đính kèm:

  • docxChuyen de mon vat li_12267514.docx