Chuyên đề dạy - Học phân môn Tập đọc lớp 4 mô hình trường học mới (vnen)

DẠY - HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4 MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI (VNEN)

I. Lí do chọn chuyên đề:

Trong cuộc sống hằng ngày, con người chúng ta phải giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, trao đổi, trò chuyện, Từ bài học ở lớp đến những lúc giao lưu sinh hoạt với nhau. Mọi sinh họat xã hội đều sử dụng ngôn ngữ để làm phương tiện chuyển tải thông tin. Nhờ ngôn ngữ nên thế hệ sau kế thừa, tiếp nhận di sản văn hóa, khoa học, nghệ thuật của thế hệ cha ông. Vì vậy việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy tôi chọn để thực hiện chuyên đề này.

II. Mục tiêu, yêu cầu dạy và học phân môn Tập đọc:

 1. Học sinh biết cách đọc văn bản hành chính, khoa học, báo chí, văn học phù hợp với thể loại và nội dung văn bản, thể hiện được tình cảm, thái độ của tác giả, giọng điệu của nhân vật.

 - Đọc thầm tốc độ nhanh hơn ở lớp 3.

- Biết cách xác định đại ý, chia đoạn văn bản, nhận ra mối quan hệ giữa các nhân vật, sự kiện tình tiết trong bài, biết nhận xét, một số hình ảnh, nhân vật trong các bài tập đọc có giá trị văn chương.

- Biết sử dụng từ điển học sinh. Có thói quen và biết cách ghi chép các thông tin đã học. Học thuộc lòng 10 bài (trong đó có hai bài văn xuôi) trong SGK.

 

doc 9 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 3362Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề dạy - Học phân môn Tập đọc lớp 4 mô hình trường học mới (vnen)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THA XÃ VĨNH THANH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TỔ 4 LIÊN TRƯỜNG CHỮ A Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CHUYÊN ĐỀ
DẠY - HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4 MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI (VNEN)
I. Lí do chọn chuyên đề:
Trong cuộc sống hằng ngày, con người chúng ta phải giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, trao đổi, trò chuyện,Từ bài học ở lớp đến những lúc giao lưu sinh hoạt với nhau. Mọi sinh họat xã hội đều sử dụng ngôn ngữ để làm phương tiện chuyển tải thông tin. Nhờ ngôn ngữ nên thế hệ sau kế thừa, tiếp nhận di sản văn hóa, khoa học, nghệ thuật của thế hệ cha ông. Vì vậy việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy tôi chọn để thực hiện chuyên đề này.
II. Mục tiêu, yêu cầu dạy và học phân môn Tập đọc:
 1. Học sinh biết cách đọc văn bản hành chính, khoa học, báo chí, văn học phù hợp với thể loại và nội dung văn bản, thể hiện được tình cảm, thái độ của tác giả, giọng điệu của nhân vật.
 - Đọc thầm tốc độ nhanh hơn ở lớp 3.
- Biết cách xác định đại ý, chia đoạn văn bản, nhận ra mối quan hệ giữa các nhân vật, sự kiện tình tiết trong bài, biết nhận xét, một số hình ảnh, nhân vật trong các bài tập đọc có giá trị văn chương.
- Biết sử dụng từ điển học sinh. Có thói quen và biết cách ghi chép các thông tin đã học. Học thuộc lòng 10 bài (trong đó có hai bài văn xuôi) trong SGK.
2. Phân môn tập đọc còn giúp học sinh:
- Củng cố, kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành ở các lớp 1,2,3. Tăng cường tốc độ đọc, biết đọc lướt để chọn thông tin nhanh ; bước đầu biết đọc diễn cảm.
 - Kĩ năng đọc - hiểu lên mức độ cao hơn : Nắm và tận dụng một số đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách,để hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các đoạn văn, thơ (yêu cầu trọng tâm).
- Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội con người để góp phần hình thành nhân cách của con người mới.
 III. Nội dung chủ yếu của phân môn Tập đọc lớp 4:
 1. Củng cố, nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh:
 - Thông qua 63 bài tập đọc thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học, trong đó có 46 bài văn xuôi, 17 bài thơ (có 2 bài thơ ngắn được dạy trong một tiết). Phân môn Tập đọc lớp 4 tiếp tục củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, thầm phát triển từ lớp dưới, đồng thời luyện kĩ năng đọc diễn cảm, thái độ qua giọng đọc phối hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài).
 - Qua phần hướng dẫn sư phạm cuối mỗi bài tập đọc gồm các nội dung giải nghĩa từ, câu hỏi và bài tập tìm hiểu bài. Phân môn tập đọc còn giúp đỡ học sinh nâng cao kĩ năng đọc - hiểu văn bản cụ thể là:
 + Nhận biết được đề tài, cấu trúc của bài.
 + Biết cách tóm tắt của bài, làm quen với thao tác đọc lướt để nắm ý.
 + Phát hiện giá trị của một số biện pháp trong văn bản văn chương.
 - Cùng phân môn kể chuyện, Tập làm văn, phân môn Tập đọc còn dựng cho thói quen học sinh tìm đọc sách thư viện, dùng cho các công cụ (từ điển, sổ tay từ ngữ, ngữ pháp) và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc.
 2. Mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tình cảm, nhân cách cho học sinh:
 Nội dung các bài tập đọc lớp 4, được mở rộng và phong phú hơn so với các bài tập đọc ở lớp dưới. Các bài tập đọc tập trung phẩn ảnh một số vấn đề về đạo đức, phẩm chất, sở thích, thú vui lành mạnh,Do vậy các văn bản đọc có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm, trao dồi nhân cách cho học sinh. Hệ thống chủ đểm các bài tập đọc vừa mang tính khái quát vừa có tính hình tượng góp phần cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tự nhiên, xã hội, con người trong nước và thế giới theo qui định.
IV. Thực trạng :
- Tập đọc lớp 4 có những yêu cầu cao như tốc độ đọc, kĩ năng đọc diễn cảm. Những vấn đề đó học sinh còn hạn chế.
- Đa số khi đọc các em còn phát âm tiếng địa phương, ở những câu dài các em ngắt nghỉ không thích hợp, đọc lặp từ, đọc ê a, ngắt ngứ. Thậm chí có em dừng lại để đánh vần.
- Hầu hết các em cho là tiết Tập đọc dễ, nên ít chịu khó được và nghiên cứu.
V. Các biện pháp dạy tốt môn tập đọc lớp 4:
 1.Chuẩn bị cho tiết tập đọc:
 a. Đối với giáo viên:
 - Đọc bài trước để nắm nội dung bài Tập đọc.
 - Xác định giọng điệu chung của cả bài như thế nào.
 - VD: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất. Đọc với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca.
 - Lưu ý từ khó đọc, câu dài.
 - Xem xét hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa cho từng đối tượng học sinh.
 b. Đối với học sinh:
 - Biết chuẩn bị bài, đọc nhiều lần.
 - Tìm hiểu các từ ngữ phần chú giải.
 - Xác định nội dung của bài học.
 - Chú ý ngắt nghỉ những câu văn dài.
 2. Các hình thức luyện đọc cho học sinh:
 - Để giờ học nhẹ nhàng, đem lại hiệu quả thiết thực, giáo viên cần lưu ý một số điểm có thể điều chỉnh nội dung và phương pháp như sau:
 - Khi dạy Tập đọc giáo viên cần tập trung thực hiện yêu cầu cơ bản đọc đúng, rõ, rành mạch, rõ ràng, tiến tới đọc lưu loát văn bản, nắm được ý cơ bản của bài tập đọc. Để đạt yêu cầu này, giáo viên cần chú trọng hình thức đọc cá nhân để rèn luyện uốn nắn cho từng học sinh, kết hợp hình thức đọc theo nhóm, theo cặp để mỗi em được đọc nhiều lần và được giúp đỡ nhau luyện đọc trong tiết học. Có thể giảm thời gian cho bước luyện đọc diễn cảm (luyện đọc lại) và hạn chế đọc phân vai nếu khả năng đọc của học sinh còn chưa chắc chắn.
 - Trong quá trình học sinh đọc nối tiếp theo đoạn, giáo viên chú ý theo dõi để nhận xét, gợi ý tưởng về cách phát âm, nghỉ hơi câu dài hay tốc độ đọc sau cho thích hợp.
 - Đọc thành tiếng để luyện đọc hay (đọc diễn cảm) giáo viên : Cần căn cứ vào nội dung, phong cách văn bản để dễ dẫn dắt, gợi mở học sinh tìm ra cách đọc và tập thể hiện bằng giọng.
 + Đối với văn bản nghệ thuật : Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt, học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tình cảm nhân vật trong bài. Tuy nhiên, đọc diễn cảm cũng còn phụ thuộc vào cảm nhận riêng của từng cá nhân, giáo viên không nên áp đặt cho hs một cách đọc theo khuôn mẫu.
 + Đối với văn bản khác: giáo viên hướng dẫn học sinh về ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với mục đích thông báo, khắc phục những cách đọc nghiên về hình thức hoặc diễn cảm tùy tiện của học sinh tiểu học.
 - Giáo viên lắng nghe học sinh đọc để phát hiện khả năng đọc của mỗi em, từ đó có cách rèn luyện thích hợp cho từng em ; khuyến khích học sinh đọc trong lớp trao đổi, nhận xét về chỗ được hay chưa được của bạn, nhằm giúp học sinh rút kinh nghiệm để đọc tốt hơn.
 VD: Daỵ bài Tập đọc Dế mèn bênh vực kẻ yếu (tuần 1), giáo viên cần tập trung luyện đọc sao cho phù hợp với trình độ từng đối tượng : học sinh yếu đọc đoạn 1 (dễ và ngắn), HS trung bình đọc đoạn 2, 3 (tương đối dài), HS khá đọc đoạn 4 (có lời đối thoại khó đọc). Để tăng thời gian cho phần luyện đọc đáp ứng yêu cầu cơ bản cho kĩ năng đọc, giáo viên có thể giảng nhẹ yêu cầu đối với một số câu hỏi ở bài đọc đó.
 - Đối với bước tìm hiểu từ ngữ, cần chú ý giải nghĩa thêm những từ khó, từ chưa gần gũi với HS địa phương; giáo viên tận dụng tranh minh họa trong việc giải nghĩa từ hoặc giải nghĩa từ trong câu văn cụ thể để HS dễ cảm nhận.
 - VD: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất, giáo viên cho HS đặt câu với từ thám hiểm . Có như vậy mới giúp HS hiểu sâu về từ đó.
 3. Phần hướng dẫn tìm hiểu bài:
 - Trong quá trình tìm hiểu các câu hỏi trong sách giáo khoa, giáo viên cần chú ý rèn cho hs cách trả lời câu hỏi, cách diễn đạt bằng câu văn gọn, rõ ràng, dùng từ đúng.
 - Nêu rõ câu hỏi để định hướng cho hs đọc thầm (đoạn, bài) và trả lời đúng nội dung (có thể kết hợp cho 1 hs đọc thành tiếng, những HS khác đọc thầm sau đó trao đổi, thảo luận về vấn đề giáo viên nêu ra.
 - Dùng nguyên văn câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa hoặc có thể chia tách thành 1, 2 ý nhỏ để HS dễ thực hiện.
- Có thể tổ chức cho HS tìm hiểu bài dưới hình thức:
+ Làm việc cá nhân đối với những câu hỏi đơn giản.
+ Làm việc theo cặp đối với những câu hỏi khó.
 - Giáo viên tạo điều kiện cho HS luyện tập một cách tích cực: trả lời câu hỏi, trao đổi ý kiến, thực hiện nhiệm vụ sau đó báo cáo kết quả để nhận xét, giáo viên sơ lược kết quả ngắn gọn, nhấn mạnh ý chính.
 4. Luyện đọc lại:
 - Luyện đọc lại được thực hiện sau khi học sinh nắm được nội dung bài học. Hình thức tổ chức hs luyện đọc lại và thi đọc (theo nhóm, cá nhân) đọc truyện theo vai, thi đọc tốt một đoạn hay cả bài, giáo viên có thể giúp HS bước đầu có ý thức đọc diễn cảm đọc diễn cảm với yêu cầu cụ thể như sau:
 + Thể hiện giọng của từng nhân vật.
 + Thể hiện tình cảm của tác giả.
 - Với những bài dạy có yêu cầu HTL, giáo viên cần cho hs đọc kĩ hơn.
 VI. Qui trình 5 bước dạy học theo chương trình VNEN:
 Bước 1. Tạo hứng thú cho HS:
 * Yêu cầu cần đạt:
- Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của HS về chủ đề sẽ học; HS cảm thấy vấn đề nêu lên rất gần gũi với họ.
- Không khí lớp học vui, tò mò, chờ đợi, thích thú.
* Cách làm: Đặt câu hỏi; Câu đố vui; Kể chuyện; Đặt một tình huống; Tổ chức trò chơi; Hoặc sử dụng các hình thức khác. 
 Bước 2. Tổ chức cho HS trải nghiệm
* Yêu cầu cần đạt
- Huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm có sẵn của HS để chuẩn bị học bài mới.
- HS trải qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những thao tác, kỹ năng để làm nảy sinh kiến thức mới.
* Cách làm: Tổ chức các hình thức trải nghiệm thú vị, gần gũi với HS. 
 Bước 3. Phân tích - Khám phá - Rút ra kiến thức mới
* Yêu cầu cần đạt:
- HS rút ra được kiến thức, cảm nhận được bài văn
* Cách làm: 
- Dùng các câu hỏi gợi mở, câu hỏi phân tích, đánh giá để giúp HS thực hiện 
tiến trình phân tích và rút ra bài học.
- Sử dụng các hình thức thảo luận cặp đôi, thảo luận theo nhóm, hoặc các hình thức sáng tạo khác nhằm kích thích trí tò mò, sự ham thích tìm tòi, khám phá phát hiện của HS
- Nên soạn những câu hỏi thích hợp giúp HS đi vào tiến trình phân tích thuận lợi và hiệu quả. 
Các hoạt động trên có thể thực hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ, hoặc cá nhân từng HS.
luyện đọc thêm hay giờ ra chơi đọc báo cho nhau nghe.
Bước 4. Thực hành - Củng cố bài học 
* Yêu cầu cần đạt:
- HS đọc trôi chảy, lưu loát và diễn cảm một bài văn hay bài thơ.
- Tự tin về bản thân mình.
Cách làm:
- Thông qua các việc đã làm giúp học sinh trả lời được các câu hỏi trong bài qua hình thức chọn đáp án a,b,c,d
- Tiếp tục hướng dẫn các em đọc nhất là những em đọc yếu, GV tiếp tục quan sát và phát hiện những khó khăn của HS, giúp các em luyện đọc một cách tốt nhất.
Có thể giao nhiệm vụ theo nhóm, theo cặp đôi, theo bàn, theo tổ HS về nhà luyện đọc thêm hay giờ ra chơi đọc báo cho nhau nghe.
 Bước 5. Ứng dụng
* Yêu cầu cần đạt:
- HS củng cố, nắm vững các nội dung kiến thức trong bài đã học.
- HS biết vận dụng kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới, đặc biệt trong những tình huống gắn với thực tế đời sống hàng ngày. 
- Cảm thấy tự tin khi lĩnh hội và vận dụng kiến thức mới .  
Cách làm:
- Mỗi HS thực hiện mô hình VNEN đến trường luôn ý thức được mình phải bắt đầu và kết thúc hoạt động học tập như thế nào, không cần chờ đến sự nhắc nhở của GV.
 - Trong tài liệu hướng dẫn học, ở mỗi bài học, các hoạt động học tập đều được chỉ dẫn cụ thể và chi tiết. 
 Trên đây là nội dung chuyên đề: Dạy học môn Tập đọc theo mô hình trường học mới VNEN mà tôi đã thực hiện. Mong các anh chị trong tổ tham gia đóng góp ý kiến để chuyên đề hoàn thiện hơn.
Vĩnh Thanh, ngày 1 tháng 12 năm 2017
 DUYỆT BGH NGƯỜI BÁO CÁO 
 Nguyễn Thành Tâm Hà Thanh Hùng
 GIÁO ÁN MINH HỌA THEO MÔ HÌNH VNEN
 TIẾNG VIỆT 
Bài 16A. Trò chơi
I. Mục tiêu
Đọc – hiểu bài kéo co.
 II. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
 *Khởi động:	
- Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học.
- Nhóm trưởng cho các bạn đọc thầm mục tiêu bài học.
- Ban học tập chia sẻ về mục tiêu bài học:
* Hình thành kiến thức:
1. Quan sát những bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi: 
-Làm việc cá nhân, cặp nhóm.
- Báo cáo với thầy cô.
2. Nghe thầy cô ( hoặc bạn ) đọc bài sau:
	- Gọi HS đọc bài Kéo co.
- GV nhận xét chốt lại giọng đọc.
 3. Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa.
 Làm việc cá nhân, nhóm, cả lớp.
 4. Cùng luyện đọc.
Đọc từ ngữ:
 Làm việc cá nhân, cặp, nhóm.
Đọc câu: 
Làm việc cá nhân, cặp, nhóm.
c) Đọc đoạn, bài: Thay nhau đọc tiếp nối từng đoạn đến hết bài.
 - Làm việc cá nhân, cặp, nhóm.
 - Báo cáo thầy (cô) giáo.
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Việc 1: Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý nghe, đánh giá và bổ sung cho mình. 
-Việc 2: Nhóm trưởng cho các bạn nêu nội dung bài.
- Việc 3: Nhóm trưởng, đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo thầy (cô) giáo.
 * Báo cáo với Thầy ( cô) giáo kết quả những việc các em đã làm.
 * Hoạt động kết thúc tiết học:
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ về các câu hỏi trong bài. 
- Thầy (cô) lồng ghép giáo dục
- Nhận xét dặn dò.	
Vĩnh Thanh, ngày 1 tháng 12 năm 2017
 DUYỆT BGH NGƯỜI SOẠN 
 Nguyễn Thành Tâm Nguyễn Văn Bình

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYEN DE DAY MON TAP DOC LOP 4.doc