Chuyên đề Địa lí 8

A. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ:

1. Bước 1:

- Tên chuyên đề: Biên giới và vùng biển Việt Nam

- Căn cứ xây dựng chuyên đề:

+ Căn cứ vào nội dung bài 23, 24 có nội dung cùng nói về vị trí, giới hạn lãnh thổ Việt Nam trong đó bao hàm cả bộ phận vùng biển Việt Nam.

+ Căn cứ vào thực tế: vấn đề biển đảo hiện nay là vấn đề đang được xã hội đặc biệt quan tâm.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 6272Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Địa lí 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THẢO LUẬN TỔ 3 - NHÓM 4
CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ 8
* Tên thành viên:
- Phan Thị Thu Thuỷ - THCS Vân Cơ
- Đào Thị Hoa - THCS Thuỵ Vân
A. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ:
1. Bước 1:
- Tên chuyên đề: Biên giới và vùng biển Việt Nam
- Căn cứ xây dựng chuyên đề:
+ Căn cứ vào nội dung bài 23, 24 có nội dung cùng nói về vị trí, giới hạn lãnh thổ Việt Nam trong đó bao hàm cả bộ phận vùng biển Việt Nam.
+ Căn cứ vào thực tế: vấn đề biển đảo hiện nay là vấn đề đang được xã hội đặc biệt quan tâm.
2. Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực
a. Kiến thức:
- Biết được tính toàn vẹn của lãnh thổ Việt Nam, xác định được vị trí, giới hạn, diện tích hình dạng vùng đất liền, vùng biển Việt Nam.
- Trình bày được ý nghĩa thực tiễn và các giá trị cơ bản của vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ đối với môi trường tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội của nước ta.
- Biết được đặc điểm tự nhiên của biển Đông. Hiểu được về tài nguyên và môi trường vùng biển Việt Nam. Có nhận thức đúng về vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
b. Kĩ năng:
- Xác định được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của đất nước. 
- Sử dụng được bản đồ, lược đồ nhiệt độ nước biển tầng mặt, dòng biển theo mùa trên biển Đông, các sơ đồ để phân tích được những đặc tính chung và riêng của biển Đông; xác định mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên vùng biển và đất liền. 
c. Thái độ:
- Có ý thức và hành động bảo vệ, giữ gìn độc lập chủ quyền của đất nước.
- Giáo dục ý thức học tập đúng đắn cho HS, có thói quen thu thập thông tin, tài liệu. 
d. Năng lực, phẩm chất:
* Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học; giải quyết vấn đề; tính toán
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình ảnh, hình vẽ
* Phẩm chất: trách nhiệm bản thân
3. Bước 3: Xây dựng nội dung chuyên đề
- Hoạt động 1: Vị trí và giới hạn lãnh thổ
- Hoạt động 2: Đặc điểm lãnh thổ
- Hoạt động 3: Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam
4. Bước 4: Xây dựng bảng mô tả các cấp độ tư duy
Nội dung/chuẩn
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ
2. Đặc điểm lãnh thổ
Nêu được đặc điểm lãnh thổ phần đất liền của nước ta
- Khái quát được ảnh hưởng của hình dạng lãnh thổ tới điều kiện tự nhiên và GTVT
- Phân tích được những thuận lợi, khó khăn của VTĐL và hình dạng lãnh thổ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- So sánh, tính được khoảng cách chênh lệch giữa kinh tuyến Tây và Đông.
3. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam
5. Bước 5: Xây dựng câu hỏi và bài tập
a. Câu hỏi nhận biết
Câu 1: Dựa vào hình 23.2 (SGK - 82), em hãy nêu được đặc điểm lãnh thổ phần đất liền của nước ta?
b. Câu hỏi thông hiểu
Câu 1: Hình dạng lãnh thổ nước ta có ảnh hưởng như thế nào tới tự nhiên và GTVT?
Câu 2: Phân tích những thuận lợi, khó khăn của VTĐL và hình dạng lãnh thổ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
c. Câu hỏi vận dụng 
Câu 1: Từ kinh tuyến phía Tây (1020Đ) tới kinh tuyến phía Đông (1170Đ), nước ta mở rộng bao nhiêu độ kinh tuyến và chênh nhau bao nhiêu phút đồng hồ (cho biết mỗi độ kinh tuyến chênh nhau 4 phút)
B. CÁC BƯỚC SOẠN GIẢNG CHUYÊN ĐỀ:
CHUYÊN ĐỀ: BIÊN GIỚI VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Thời lượng: 2 tiết (Tiết 25, 26)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được tính toàn vẹn của lãnh thổ Việt Nam, xác định được vị trí, giới hạn, diện tích hình dạng vùng đất liền, vùng biển Việt Nam.
- Trình bày được ý nghĩa thực tiễn và các giá trị cơ bản của vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ đối với môi trường tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội của nước ta.
- Biết được đặc điểm tự nhiên của biển Đông. Hiểu được về tài nguyên và môi trường vùng biển Việt Nam. Có nhận thức đúng về vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
2. Kĩ năng:
- Xác định được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của đất nước. 
- Sử dụng được bản đồ, lược đồ nhiệt độ nước biển tầng mặt, dòng biển theo mùa trên biển Đông, các sơ đồ để phân tích được những đặc tính chung và riêng của biển Đông; xác định mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên vùng biển và đất liền. 
3. Thái độ:
- Có ý thức và hành động bảo vệ, giữ gìn độc lập chủ quyền của đất nước.
- Giáo dục ý thức học tập đúng đắn cho HS, có thói quen thu thập thông tin, tài liệu. 
4. Năng lực, phẩm chất:
* Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học; giải quyết vấn đề; tính toán
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình ảnh, hình vẽ
* Phẩm chất: trách nhiệm bản thân
II. Hình thức, phương pháp, kĩ thuật:
- Hình thức: nội khoá
- Phương pháp: nêu vấn đề, giảng giải; trực quan; đàm thoại ; hướng dẫn HS khai thác kiến thức thông qua bản đồ.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, học tập hợp tác
III. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam
- Bản đồ khu vực Đông Nam Á.
- Bản đồ vùng biển Việt Nam.
2. Chuẩn bị của HS
- SGK, vở ghi, sách bài tập
IV. Tiến trình bài mới:
Lớp
Tiết
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A
1
2
8B
1
2
1. Khởi động:
- GV treo bản đồ các nước khu vực Đông Nam Á. Nêu nội dung yêu cầu HS xác định vị trí, lãnh thổ Việt Nam trên lược đồ
- GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức. Giới thiệu dẫn dắt vào nội dung chuyên đề
2. Hình thành kiến thức mới:
2.1. Hoạt động 1: Vị trí và giới hạn lãnh thổ
2.2. Hoạt động 2: Đặc điểm lãnh thổ
a. GV chuyển giao nhiệm vụ:
- Quan sát lược đồ H23.1 (SGK – 82) kết hợp bản đồ tự nhiên Việt Nam, em hãy nhận xét về hình dạng lãnh thổ phần đất liền nước ta? (Chiều dài B-N? Chiều ngang hẹp nhất? Ở tỉnh nào? Bao nhiêu km?)
- Hình dạng ấy có ảnh hưởng gì tới điều kiện tự nhiên và hoạt động GTVT?
- Đọc tên, xác định đảo, bán đảo lớn trên Biển Đông?
+ Đảo lớn nhất nước ta?
+ Tên quần đảo xa nhất?
- Ý nghĩa của vùng biển Việt Nam ?
b. HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS tiến hành hoạt động cá nhân; kết hợp quan sát lược đồ trong SGK và bản đồ trên bảng để trả lời các câu hỏi
c. HS báo cáo:
- HS trả lời các câu hỏi GV đã phát vấn
- HS lên bảng xác định hình dạng lãnh thổ nước ta; xác định các đảo, quần đảo
d. Đánh giá:
- HS khác nhận xét, bổ sung các câu trả lời 
- GV nhân xét, chuẩn xác lại kiến thức
* Phần đất liền:
- Lãnh thổ kéo dài, bề ngang hẹp (Quảng Bình: 50km). 
- Đường bờ biển uốn khúc hình chữ S, dài 3.260km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang)
- Ảnh hưởng:
+ Cảnh quan tự nhiên đa dạng, phong phú, sinh động, có sự khác biệt giữa các vùng, miền. Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền làm tăng tính chất nóng ẩm của thiên nhiên.
+ Phát triển đa dạng các loại hình GTVT. Nhưng nhiều trở ngại do thiên tai, địa thế...
* Phần biển:
- Biển nước ta mở rộng về phía đông và đông nam, có nhiều đảo, quần đảo và vịnh biển.
- Có ý nghĩa chiến lược về an ninh và phát triển kinh tế. 
+ Thuận lợi : Phát triển kinh tế toàn diện với nhiều ngành, nghề. Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước trong khu vực.
+ Khó khăn : Nhiều thiên tai & khó khăn trong việc bảo vệ vùng biển, vùng trời & hải đảo xa xôi trước nguy cơ ngoại xâm.
2.3. Hoạt động 3: Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam
3. Luyện tập:
Câu 1: Từ kinh tuyến phía Tây (1020Đ) tới kinh tuyến phía Đông (1170Đ), nước ta mở rộng bao nhiêu độ kinh tuyến và chênh nhau bao nhiêu phút đồng hồ (cho biết mỗi độ kinh tuyến chênh nhau 4 phút)
Câu 2: Quan sát bản đồ tự nhiên Việt Nam: Hãy xác định vị trí các điểm cực; các đảo và quần đảo lớn của nước ta?
4. Vận dụng:
- GV đưa ra 1 số tranh ảnh về vấn đề ô nhiễm môi trường biển. Yêu cầu HS quan sát các bức ảnh đưa ra nhận xét về các hiện tượng. Liên hệ bản thân cần có những biện pháp gì góp phần bảo vệ môi trường biển nói chung và biển nước ta nói riêng.
5. Tìm tòi, mở rộng:
V. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống lại nội dung chuyên đề
- Câu hỏi củng cố:
+ Nêu đặc điểm của vùng đất; đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên?
+ Hãy chứng minh rằng: Việt Nam ở trung tâm của khu vực & là cầu nối giữa lục địa và hải đảo?
+ Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố khí hậu biển?
+ Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta?

Tài liệu đính kèm:

  • docbien_gioi_va_vung_bien_VN_dia_8_VT.doc