I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MÔN TIN HỌC TRONG TRƯỜNG THCS
1. Tầm quan trọng của công nghệ thông tin
Môn học tự chọn Tin học ở trường phổ thông hiện hành có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Môn học này giúp học sinh bước đầu làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống. Là môn học mới đưa vào trường phổ thông và có những đặc thù riêng liên quan chặt chẽ với sử dụng máy tính, cách suy nghĩ và giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ, coi trọng làm việc theo nhóm. Đặc trưng của môn Tin học là kiến thức lí thuyết đi đôi với thực hành.
2. Tác dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở bậc THCS
Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho người lao động hiện đại như:
+ Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải.
+ Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin.
+ Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại.
+ Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính và các sản phẩm tin học.
+ Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập.
+ Có ý thức tìm hiểu công nghệ thông tin trong các hoạt động xã hội.
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP TIN HỌC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MÔN TIN HỌC TRONG TRƯỜNG THCS Tầm quan trọng của công nghệ thông tin Môn học tự chọn Tin học ở trường phổ thông hiện hành có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Môn học này giúp học sinh bước đầu làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống. Là môn học mới đưa vào trường phổ thông và có những đặc thù riêng liên quan chặt chẽ với sử dụng máy tính, cách suy nghĩ và giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ, coi trọng làm việc theo nhóm. Đặc trưng của môn Tin học là kiến thức lí thuyết đi đôi với thực hành. Tác dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở bậc THCS Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho người lao động hiện đại như: + Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải. + Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin. + Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại. + Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính và các sản phẩm tin học. + Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập. + Có ý thức tìm hiểu công nghệ thông tin trong các hoạt động xã hội. Một số khó khăn trong dạy và học môn tin học Qua thời gian trực tiếp giảng dạy môn Tin học nói chung, Tin học 6 nói riêng bản thân tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh không chú trọng, xem nhẹ học lý thuyết. Thậm chí còn có một số học sinh còn không học lý thuyết và chán giờ học lý thuyết. Tin học là môn đặc trưng “học đi đôi với hành”, các em không học lý thuyết dẫn đến không biết thực hành các thao tác. Do vậy các tiết lý thuyết và thực hành ít khi đạt yêu cầu chất lượng. Học sinh trên địa bàn chủ yếu là con em các gia đình làm công nhân, sự quan tâm của phụ huynh đến việc học tập của con em còn nhiều hạn chế, điều kiện để các em có máy vi tính ở nhà là rất khó, hầu hết các em chỉ được tiếp xúc, làm quen với máy tính trong giờ học dẫn đến việc sử dụng máy của học sinh còn lúng túng, chất lượng giờ thực hành chưa cao. Một bộ phận học sinh chưa coi trọng môn học, xem đây là một môn phụ nên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc học. Môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc THCS nên sự phân phối chương trình bước đầu chưa có sự thống nhất và đang hoàn chỉnh. Với đặc thù riêng của môn tin học: luôn cập nhật, đổi mới mà điều kiện thực hành thêm ở nhà của các em học sinh không được thuận lợi. Vì vậy việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong giờ học tin học là điều vô cùng quan trọng. II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP TIN HỌC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS 1. Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp: - Ngay từ bài học đầu tiên trong chương trình học Tin học, giáo viên phải xác định rõ cho học sinh nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộ phận đó bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ giảng lý thuyết. Ví dụ: Bài làm quen với máy tính. Khi giáo viên giới thiệu bộ phận chuột máy tính, giáo viên phải mô tả chuột, có mấy loại chuột máy tính, trên thân chuột có những phím nào, chức năng của các phím đó, tay đặt lên chuột như thế nào cho đúng. - Học sinh quan sát chuột, quan sát thao tác của giáo viên khi sử dụng chuột trong quá trình học tập. Giáo viên biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết thì mới thực hành tốt được cũng như khi học sinh thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết. Ví dụ: Khi học bài các thao tác với tệp tin văn bản. Giáo viên dạy phần lưu văn bản, mở văn bản. Khi học lý thuyết học sinh mới chỉ hiểu là lưu văn bản vào trong máy là để văn bản đó không bị mất đi, có thể mở ra được. Nhưng đến khi thực hành học sinh mới thực sự hiểu rằng khi lưu văn bản đó luôn luôn được lưu trữ và tồn tại trong máy, có thể mở ra bất cứ lúc nào để xem và chỉnh sửa. - Giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẵn có của môn tin học áp dụng vào trong giảng dạy lý thuyết như máy tính, máy chiếu, giáo án điện tử để học sinh dễ quan sát và nhận biết, giúp cho buổi học thực hành có hiệu quả hơn. Khi dạy thực hành, giáo viên giao bài tập cho học sinh một cách cụ thể, rõ ràng và kết hợp cả những kiến thức của bài học trước, hướng dẫn theo từng nhóm trước khi học sinh làm để học sinh quan sát và làm bài tập. Ví dụ: Dạy bài thực hành "Văn bản đầu tiên của em" giáo viên giao bài tập thực hành, sau đó hướng dẫn (theo nhóm) trực tiếp trên máy cho học sinh dễ quan sát thao tác của giáo viên và lời nói của giáo viên. Trong khi thực hành, nếu em học sinh nào chưa thực hành được, giáo viên lại hướng dẫn cho em đó hoặc bắt tay em đó và hướng dẫn các thao tác. 2. Hệ thống các bài tập thực hành, các bài tập phù hợp với nội dung của bài giảng, liên hệ với một số môn học khác trong chương trình học của các em. Các bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài ra giáo viên cũng phải kết hợp những bài đã học trước để học sinh ôn lại và vận dụng một cách có hệ thống. 3. Trong giờ thực hành giáo viên nên tạo sự tranh đua giữa các nhóm bằng cách phân công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét, chấm điểm (dưới sự chỉ dẫn của giáo viên) của nhau để tạo được sự hào hứng học tập và sáng tạo trong quá trình thực hành. 4. Tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của máy vi tính, hoặc truy cập mạng để tìm kiếm thông tin, tìm kiếm tài nguyên trên Internet phục vụ cho quá trình dạy và học. 5. Sưu tầm một số trò chơi có ích để rèn luyện về cách sử dụng chuột (Mouse Skills), luyện ngón khi sử dụng bàn phím (Mario Typing), phần mềm quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời, phần mềm luyện tư duy, tính toán, nhanh nhạy, giải trí (Solitare, minesweeper),... 6. Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân đáp ứng được những yêu cầu đổi mới, cập nhật thông tin một cách đầy đủ, chính xác. Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân mỗi giáo viên dạy Tin học nhận thức được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng Tin học cho bản thân bằng cách tự tìm tòi, tham khảo các tài liệu có liên quan và có thể hỏi các đồng nghiệp của trường bạn. Bên cạnh tìm hiểu kiến thức về Tin học, giáo viên cũng phải tìm hiểu các kiến thức khác như văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội để tự nâng cao nhận thức của bản thân.
Tài liệu đính kèm: