Chuyên đề Ngữ văn 11

CHUYÊN ĐỀ:1

HỆ THỐNG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10,

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11

A.Mục tiêu cần đạt:

Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ có khả năng:

- thống được chương trình ngữ văn 10 đã học tất cả các phân môn từ đọc văn,tiếng Việt đến làm văn để làm nền tảng giúp cho viêc học tiếp chương trình văn 11 tốt hơn.

- Nắm được chưong trình ngữ văn11 để có cái nhìn tổng quát, chủ động nghiên cứu và học tập chương trình ngữ văn này được tốt.

- Học sinh hiểu biết nhiều hơn và yêu thích tìm hiểu về chương trình học văn ở cấp THPT

B.Nội dung thực hiện:

I. Hệ thống chương trình ngữ văn

1.Phần văn học sử:

- học bài Tổng quan về văn học Việt Nam để có cái nhìn tổng quát nhất về văn học Việt Nam.

- từ cơ sở bài học tổng quan về văn học Việt Nam, tiếp tục tìm hiểu về văn học dân gian, , một bộ phận của văn học Việt Nam.

- Theo tiến trình thời gian, sau bài tìm hiểu về văn học dân gian là bài học khái quát về văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, văn học trung đại.

2. Phần đọc văn:

- Văn học dân gian: tìm hiểu một số thể loại tiêu biểu như sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ca dao thông qua một số tác phẩm hoặc trích đoạn nổi tiếng ( trích sử thi Đăm săn, truyên An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy, Tấm cám, Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày, Ca dao than than, yêu thương, tình nghĩa, Ca dao hài hước)

- Văn hoc trung đại: tìm hiểu một số tác phẩm hoặc trích đoạn xuất sắc, có giá trị của một số tác giả lớn ở các thể loại tiêu biểu:

+ Thơ: Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão, Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi, Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đọc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du

 

doc 55 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 972Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Ngữ văn 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu biểu )
- Tiểu thuyết
+ Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách
+ Tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn
+ Tiểu thuyết hiện thực
- Truyện ngắn:
+ Truyện ngắn buổi đầu của Phạm Duy Tốn và Nguyễn Bá Học
+ Truyện trào phúng của Nguyễn Công Hoan
+ Truyện trữ tình của Thạch Lam,Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh
+ Truyện phong tục của Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân,..
+ Truyện ngắn hiện thực của Nam Cao
- Phóng sự: Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Ngô Tất Tố, Lê Văn Hiến. 
- Bút kí, tùy bút : Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Xuân Diệu,.
 - Kịch nói : Nam Xương, Vi Huyền đắc, Nguyễn Huy Tưởng.
 - Thơ ca
 + Bộ phận văn học hợp pháp : Trần Tuấn Khải, Tản đà, Thế Lữ, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên...
 + Bộ phận văn học bất hợp pháp và nửa hợp pháp : Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Ngô đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Sóng Hồng, Xuân Thủy, Tố Hữu...
 5. Dựa vào các tác phẩm đã được học trong chương trình THCS, anh (chị) hãy chỉ ra sự cách tân, hiện đại hoá của một vài tác phẩm văn học thuộc giai đoạn này.
( gợi ý: tác phẩm “Nhớ rừng” của Thế Lữ, trích đoạn kí của Thạch Lam...)
CHUYÊN ĐỀ: 12+13
CÁC DẠNG ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN
 VỀ TÁC PHẨM VĂN XUÔI
A. Mục tiêu cần đạt: 
Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ có khả năng:
Khắc sâu kiến thức cơ bản về các dạng đề văn về tác phẩm văn xuôi .
Nắm được một số dạng đề văn về tác phẩm văn xuôi. Biết cách giải quyết yêu cầu của một số đề thi cơ bản về tác phẩm văn xuôi.
Học sinh hiểu biết nhiều hơn và yêu thích tìm hiểu về cách làm bài văn về tác phẩm văn xuôi .
B.Nội dung thực hiện:
 I. Hệ thống kiến thức cơ bản về các dạng đề văn về tác phẩm văn xuôi :
 1. Các dạng bài nghị luận về đoạn trích,tác phẩm văn xuôi và cách lập dàn ý:
Đối tượng nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi rất đa dạng. Có thể là giá trị nội dung và nghệ thuật nói chung, có thể chỉ là một phương diện, thậm chí một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của một tác phẩm, của các tác phẩm, đoạn trích khác nhau.
- Nghị luận về giá trị nội dung tác phẩm, đoạn trích
Ví dụ:
Đề 1. Giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của truyện ngắn “Chí Phèo” (Nam cao).
Đề 2. Bức tranh phố huyện nghèo trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam).
 Nghị luận về giá trị nội dung thường xoay quanh hai giá trị cơ bản là giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực. Học sinh cần bám vào các biểu hiện của giá trị nhân đạo (trân trọng đề cao, ngợi ca, bênh vực phẩm chất tốt đẹp, cảm thông, chia sẻ với nỗi đau khổ bất hạnh của con người, lên án tố cáo thế lực áp bức trong xã hội, ) và giá trị hiện thực (tính chân thật, sâu sắc, mức độ điển hình trong miêu tả và phản ánh tực tại cuộc sống,) để lập ý cho bài viết.
- Nghị luận về giá trị nghệ thuật
Đề 1. Phân tích tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân)
Đề 2. Nghệ thuật châm biếm, đả kích trong trích đoạn “Hạnh phúc của một tang gia” (Vũ Trọng Phung).
 Nghị luận về giá trị nghệ thuật thường bàn về các đặc điểm thể loại văn xuôi và giá trị chúng như: cách xây dựng cốt truyện, tình huống, nhân vật, điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ kể chuyện, giọng điệu trần thuật, chi tiết nghệ thuật,
- Nghị luận về một nhân vật
Ví dụ:
Đề 1. Vẻ đẹp của nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam.
Đề 2. Hình ảnh Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân).
 Nghị luận về một nhân vật có nội dung xoay quanh các biểu hiện về phẩm chất, lối sống, tư tưởng của nhân vật, trên cơ sở đó có những đánh giá về vai trò ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề về tác phẩm, về thành công trong việc xây dựng nhân vật của tác giả.
- Nghị luận về một giá trị nội dung, nghệ thuật, một phương diện hay một khía cạnh của nhiều tác phẩm, đoạn trích khác nhau.
Ví dụ:
Đề 1. Tính thống nhất và sự vận động trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua hai tác phẩm Chữ người tử tù và Người lái đò Sông Đà.
Đề 2. So sánh vẻ đẹp hai dòng sông qua hai tác phẩm Người lái đò Sông Đà và Ai đă đặt tên cho dòng sông? Để thấy nét riêng trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Nghị luận về một giá trị nội dung, nghệ thuật, một phương diện hay một khía cạnh của nhiều tác phẩm, đoạn trích khác nhau yêu cầu chỉ ra nét chung và nét riêng trên cơ sở một số tiêu chí về nội dung và nghệ thuật cho hợp lí.
2. Cách lập dàn ý
 Đảm bảo bố cục 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận.
- Thân bài: Mỗi ý kiến nhận xét về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của đoạn trích hay tác phẩm triển khai thành một luận điểm. Trong từng luận điểm sử dụng các luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) làm sáng tỏ.
- Kết bài: Đánh giá về ý nghĩa, vị trí, vai trò của tác phẩm trong sự nghiệp tác giả, trong giai đoạn văn học, đối với thời đại; vị trí, ý nghĩa của đoạn trich trong toàn tác phẩm, hoặc của vấn đề nghị luận.
3. Lưu ý
- Các bước tiến hành làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi:
+ Đọc kĩ tác phẩm, đoạn trích, nắm chắc nội dung, cốt truyện, các nhân vật, các chi tiết tiêu biểu thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm.
+ Nêu nhận xét, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm, đoạn trích.
+ Triển khai các luận cứ phù hợp.
+ Lựa chọn các thao tác lập luận: Ngoài các thao tác thường gặp như giải thích, phân tích, tổng hợp, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận,  trong bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi rất cần kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự (thuật kể tóm tắt nội dung, cốt truyện, nhân vật, chi tiết,), miêu tả, thuyết minh.
- Khi làm kiểu bài này, học sinh hay rơi vào thuật, kể lại chi tiết mà thiếu sự phân tích, đánh giá cụ thể trên cơ sở khoa học – hiểu văn bản. Để tránh đưa ra những ý kiến chung chung, người viết cần nắm chắc đặc trưng của văn bản truyện. Đồng thời phải biết kể lại tình huống truyện, nhớ chính xác những từ ngữ quan trọng miêu tả đặc điểm nhân vật, thuật lại những chi tiết nghệ thuật đắt giá, thuộc được những câu văn hay, đặc sắc, Chỉ như thế, người viết mới có thể nêu ra nhận định cụ thể, thuyết phục. Đây cũng là điểm riêng làm nên độ khó nhất định của kiểu bài nghị luận một tác phẩm hay đoạn trích văn xuôi so với nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Nếu đề bài trích dẫn cả đoạn văn ngắn cần phân tích, học sinh phải biết vận dụng hiểu biết tác phẩm, tác giả để đọc ra được nội dung của đoạn thông qua cách kể chuyện, cách sử dụng chi tiết, cách xây dựng nhân vật, các biện pháp tu từ, Nhất thiết phải đặt đoạn văn trong chỉnh thể tác phẩm mới có những đánh giá xác đáng v ề giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
II. Luyện tập, rèn kĩ năng:
 1.Vẻ đẹp của nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”của nhà văn Thạch Lam
 Nhân vật Liên được tác giả đặt ở vị trí trung tâm của truyện. Tính cách tâm hồn cô bé được tái hiện qua ánh mắt quan sát và những suy nghĩ cảm xúc khi đối diện với cuộc sống nơi phố huyện nghèo. Bằng tài nghệ khám phá thế giới nội tâm phong phú tinh tế, Thạch Lam đã tái hiện một cách chân thực sống động những vẻ đẹp tiềm ẩn trong nhân vật Liên
 1.1 Liên có tâm hồn nhạy cảm tinh tế nhân hậu của một đứa trẻ biết yêu thương.
a,Yêu thiên nhiên: Trái tim cô bé nhạy cảm tinh tế trước cái đẹp của thiên nhiên
- Tâm hồn trẻ thơ trong sáng ấy đã rộng mở để đón nhận những biến động tinh tế mơ hồ của cảnh vật. Liên càng biết được sự đổi thay của đất trời lúc ngày tàn:
+ Em lắng nghe từng tiếng động, báo hiệu một ngày sắp hết: từ tiếng trống thu không; tiếng ếch nhái kên ran ngoài đồng ruộng; đến cả tiếng muỗi vo ve. Như thể em đang đón nhận cả cái không khí im vắng tĩnh lặng của buổi chiều quê.
+ Cái nhìn của Liên bao quát cả khung trời phía tây đang rực rỡ trong ánh hoàng hôn. Bầu trời hồng rực như lửa cháy với những đám mây “ánh lên như hòn than sắp tàn”. Trên nền trời nổi bật đường viền sẫm màu của những rặng treKhoảnh khắc ngày tàn khơi lên trong cô bé một nỗi buồn man mác mơ hồ.
- Không chỉ yêu cảnh vật, Liên còn rất gắn bó với miền đất này. Khi quan sát cảnh phiên chợ đã tàn em cảm nhận được cái tiêu điều của vùng đất nghèo khó qua những thứ rác rưởi bỏ lại trên nền chợ ” vỏ bưởi vỏ thị, lá nhãn, lá mía”. Liên yêu mảnh đất này đến mức thuộc lấy cả mùi cát bụi ” một mùi âm ẩm của cát bụi bốc lên khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của vùng đất này”.
- Đặc biệt Liên tìm thấy ở đây những vẻ đẹp bình dị mà giàu chất thơ. Qua cách cảm nhận của em một đêm mùa hạ bỗng trở nên trong trẻo êm ả lạ thường ” trời bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát”. Có cả vẻ đẹp của bầu trời đêm thăm thẳm với hàng ngàn ngôi sao đang ganh nhau lóe sáng.
==> Cách cảm nhận về thiên nhiên chứng tỏ tâm hồn cô bé Liên luôn rộng mở gắn bó và yêu thương với thế giới xung quanh.
b, Không chỉ yêu thiên nhiên trái tim cô bé còn biết yêu thương, cảm thông xót xa cho những nỗi khổ của con người.
- Liên thương trong cuôc sông nghèo khổ cơ cực của những người dân nghèo.
+ Em xót xa khi thấy những đứa trẻ nhà nghèo phải tìm bới nhặt nhạnh trong đống rác mặc dù biết mình không có tiền cho chúng.
+ Liên dành cho cụ Thi điên chút lòng qua cút rượu rót đầy.
+ Cô bé thương mẹ con chị Tí ” ngày mò cua bắt tép tối lại dọn hàng tới tận khuya mà cũng chẳng ăn thua”
+ Ánh mắt cô bế xiết bao ái ngại khi quan sát cảng khốn cùng của gia đình bác sẩm ” cả nhà ngủ gục trên manh chiếu rách; chiếc thau sắt trống không ” Dường như em mường tượng được nỗi đói rét cùng cực đang chờ đợi họ.
- Cùng với nỗi xót xa trong cuộc sống vất vả nghèo khó cơ cực của những người dân phố huyện, cô bé Liên còn cảm nhận cả sự bế tắc tù đọng trong kiếp sống của họ. Họ bị giam cầm trong giữa cái ao đời quẩn quanh tăm tối không ánh sáng không tương lai. Cái nhìn của en thấm đượm niềm thương cảm sâu xa. ” Chừng ấy người ngồi lặng trong bóng tối như đang mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho cuộc sống nghèo khổ hằng ngày của họ”
 ==> Miêu tả những cảm xúc tinh tế sâu sắc khi đối diên với thiên nhiên con người cuộc sống. Thạch Lam đã làm hiện lên một thế giới tâm hồn trẻ thơ trong sáng giàu tinh yêu thương.
 1.2, Không chỉ biết yêu thương cô bé Liên còn biết ước mơ, biết hướng tới tương lai.
 a, Tâm hồn ấy luôn thiết tha hướng về ánh sáng
- Bản thân cô bé phải sống trong không gian tiêu điều tăm tối của phố huyên nghèo, đặc biệt bóng tối như trùm lấp cả đất trời chiếm lĩnh mọi khoảng thời gian không gian. Không phải ngẫu nhiên Thạch Lam tô đậm đêm tối ” đường phố và các ngõ con dần chứa đầy bóng tốitối hết cả con đường thăm thẳm qua sông, con đường qua chợ, những ngõ con vào làng ”. Trên nền trời cuộc sống tăm tối ấy nổi bật hình ảnh hai đứa trẻ nhỏ nhoi đáng thương như bị qiam cầm trong bóng tối ” Từ khi nhà Liên dọn ở Hà Nội về đây, từ khi có cái cửa hàng này, đêm nào Liên và An cũng phải ngồi với cái tối của quang cảnh phố chung quanh”.
- Nhưng bằng tất cả sức sống của một tâm hồn trẻ thơ tươi sáng, Liên đã không chịu ” khuất phục” cái bóng tối dày đặc kia. Ánh mắt em luôn thiết tha kiếm tìm những nguồn sáng. Có lúc cô bé ngước lên bầu trời đêm thăm thẳm đển chiêm ngưỡng ” hàng ngàn ngôi sao đang ganh nhau lấp lánh”, có lúc Liên tìm về những với những ngọn đèn gần gũi ấm áp xung quanh: đèn dây sáng trong hiệu khách; vầng sáng nhỏ tên chõng hành chị Tí;thậm chí Liên nâng niu đến cả từng hột sáng lọt qua khe liếc. Tâm hồn em như một mầm cây khỏe khoắn luôn hướng về nơi có ánh sáng.
 b, Cô bé còn biết kiếm tìm những niềm vui, biết hướng tới tương lai. Vẻ đẹp này được thể hiện qua niềm mong đợi chuyến tàu đêm qua phố huyện.
- Liên cố thức đợi chuyến tàu không phải để bán thêm vài món hàng mà em đợi tàu để được nhìn thấy một cộc sông náo động, một nguôn sáng rực rỡ. Bởi vì con tàu ấy là niềm vui duy nhất sau mỗi ngày dài đằng đẵng buồn tẻ và tăm tối của cuộc sống nơi đâyCho nên Liên đợi nó như người ta mong một điều gì đó lớn lao kì diệu.
- Liên đánh thức em dậy từ lúc tàu chưa đến..cô bé đón chuyến tàu đêm qua phố huyện với tất cả niềm hân hoan vui sướng
+ Qua cái nhìn của em con tàu bỗng trở nên lộng lẫy lạ thường “đoàn tàu rầm rộ đi tới.” Con tàu như đến môth thế giới của thần thoại. Nó khơi lên trong Liên biết bao nhiêu cảm xúc hồi tưởng về một quá khứ hạnh phúc và mơ tưởng về môt thế giới khác
+Lúc con tàu đi qua Liên vẫn còn bâng khuâng dõi theo. Nó đánh thức trong Liên những ý nghĩ mơ hồ mà em không lí giải được. Em chìm vào giấc ngủ với ý nghĩ ” mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như .một vùng nhỏ”. Suy nghĩ ấy chứng tỏ Liên đã sớm có ý thức về bản thân mình , sự thức tỉnh cái tôi cá nhân ấy đã gieo vào lòng người đọc niềm hi vọng rằng cô bé có tâm hồn tươi sáng kia sẽ không bị giam cầm trong kiếp sống tù đọng tăm tối này mãi mãi.
2.Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn 
“Chí Phèo” của Nam Cao.
Đáp án - Hướng dẫn làm bài
Các ý chính: 	
I. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
 1. Giới thiệu khái quát về Nam Cao (1915 - 1951)
 2. Hoàn cảnh, xuất xứ của “Chí Phèo”
 3. “Chí Phèo” trở thành một kiệt tác chính là nhờ ở giá trị nhân đạo vừa sâu sắc, vừa độc đáo, mới mẻ của tác phẩm.
II. Giải thích khái niệm
Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản nhất của tác phẩm văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi khổ đau của con người, sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người; đồng thời tác phẩm cũng đã đứng về phía các nạn nhân mà lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên hạnh phúc, quyền sống và phẩm giá của con người.
III. Giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo”
Trong tác phẩm “Chí Phèo”, Nam Cao đã dành cho người nông dân mà ông từng gắn bó những tình cảm nhân đạo rất sâu sắc và rộng lớn. 
 1. Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao ở đây trước hết được biểu hiện ở chỗ đã khám phá ra nỗi khổ bị đày đọa, lăng nhục, bị cự tuyệt quyền làm người của người lao động lương thiện. Nam Cao bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với nỗi khổ đó.
 2. Qua tấn bi kịch và số phận bi thảm của Chí Phèo, Nam Cao đã cất lên tiếng kêu cứu thảm thiết và đầy phẫn uất cho người lao động lương thiện: Làm thế nào để cho con người được sống một cuộc sống xứng đáng trong cái xã hội vùi dập nhân tính ấy; hãy tiêu diệt hoàn cảnh phi nhân tính, hãy làm cho hoàn cảnh trở nên nhân đạo hơn.
 3. Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao trong tác phẩm “Chí Phèo” còn thể hiện qua thái độ lên án gay gắt những thế lực tàn bạo đã gây nên tấn bi kịch đau thương cho người lao động (bọn thống trị độc ác; nhà tù thực dân; những thành kiến, định kiến vô nhân đạo).
 4. Tư tưởng nhân đạo đặc sắc, độc đáo của Nam Cao ở đây còn được thể hiện ở thái độ trân trọng, nâng niu những nét đẹp người nông dân. Cao hơn nữa, nhà văn còn khám phá ra những phẩm chất lương thiện của họ ẩn giấu đằng sau những tâm hồn tưởng như u mê, cằn cỗi.
 a. Những vẻ đẹp ở Chí Phèo
- Chí Phèo vốn là người nông dân lương thiện 
+ Khỏe mạnh về thể xác (anh canh điền khỏe mạnh).
+ Lành mạnh về tâm hồn:
“Một thằng hiền như đất”.
Giàu lòng tự trọng, biết “không thích cái gì người ta khinh”; biết phân biệt giữa tình yêu cao thượng và cảm giác nhục dục thấp hèn. Những lần “bà ba, cái con quỷ cái” bắt hắn làm những việc không chính đáng “hắn thấy nhục, chứ yêu đương gì”.
+ Hắn đã từng mơ ước rất bình dị: “Có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải”, nuôi một con lợn để làm vốn liếng. “Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”.
- Bị nhà tù xã hội thực dân phong kiến biến Chí thành “con quỷ dữ làng Vũ Đại”, nhưng dưới đáy sâu tâm hồn hắn vẫn lấp lánh ánh sáng nhân phẩm.
+ Khát khao tình yêu hạnh phúc lứa đôi: biết yêu thương, biết “say sưa”, “rưng rưng” và “bẽn lẽn” nhận ra hương vị cháo hành “Trời ơi mới thơm làm sao!”. Đó là hương vị của tình người, của tình yêu chân thành, của hạnh phúc giản dị và thấm thía lần đầu tiên Chí Phèo được hưởng. Chí Phèo muốn được sống với Thị Nở: “Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?”. Và khi bị “cắt đứt mối tình”, Chí biết tiếc, biết buồn, biết khóc vầ uất ức, giận dữ.
+ Khát khao được làm người lương thiện. Chí Phèo “muốn được làm người lương thiện”! “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao!”. “Thị Nở có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lai không thể được. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng của những người lương thiện”. Điều đó đã có lúc khiến Chí Phèo hồi hộp hi vọng.
+ Có tinh thần phản kháng: Khi bị Thị Nở cự tuyệt và nhận ra mọi ngỏe đường trở lại xã hội loài người bị chặn đứng, Chí Phèo đã đến thẳng nhà Bá Kiến, vung lưỡi dao căm hờn lên giết chết Bá Kiến - kẻ thù khủng khiếp đã cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính của Chí để đòi quyền làm người lương thiện của mình. Sau đó Chí Phèo đã tự sát vì tuyệt vọng, vì Chí không muốn sống tăm tối, tủi nhục như kiếp sống thú vật nữa.
Dựng lên một hình tượng người nông dân bị tha hóa, “một con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, Nam Cao không hề có ý định bôi nhọ người nông dân, trái lại đã dõng dạc khẳng định nhân phẩm của họ, trong khi họ đã bị rách nát cả hình hài lẫn tâm hồn. Điều đó chứng tỏ con mắt nhân đạo của Nam Cao rất sâu sắc, mới mẻ và “tinh đời”.
b. Những vẻ đẹp của nhân vật Thị Nở
- Tư tưởng nhân đạo độc đáo và mới mẻ của Nam Cao trong tác phẩm “Chí Phèo” còn được biểu hiện ở việc phát hiện ra vẻ đẹp của nhân vật Thị Nở.
+ Dưới ngòi bút của Nam Cao, Thị Nở đã trở thành người phụ nữa rất giàu tình thương. Đằng sau cái bề ngoài xấu xí và tính khí “dở hơi” còn ẩn chứa một trái tim nhân hậu. Khi Chí Phèo bị ốm, Thị Nở đã chăm sóc tận tình Với bàn tay dịu dàng, ấm nóng nhân tình của người phụ nữa, Thị đã mang đến cho Chí một bát cháo hành còn “bốc khói”. Chính bát cháo hành ấm nóng tình người ấy đã đánh thức dậy nhân tính của Chí Phèo.
+ Cũng như những người phụ nữ khác, Thị Nở rất khao khát tình yêu và hạnh phúc. Cuộc gặp gỡ của hai kẻ khốn khổ đã tạo nên sự đồng cảm và Thị Nở đã yêu Chí Phèo, ước ao được sống chung với Chí. Tình yêu đã làm cho người đàn bà “xấu đến nỗi ma chê quỷ hờn” ấy biến đổi một cách kì diệu: “Trông thị thế mà có duyệt. Tình yêu làm cho có duyên”. Phát hiện ra điều đó chứng tỏ cái nhìn nhân đạo của Nam Cao có chiều sâu hiếm có.
Kết luận
“Chí Phèo” là một tác phẩm có giá trị nhân đạo vừa sâu sắc, vừa độc đáo, mới mẻ. Giờ đây, nền văn học Việt Nam đã bước sang thiên niên kỉ mới, nhìn lại chặng đường đã qua, “Chí Phèo” của Nam Cao vẫn được xếp và hàng kiệt tác trước hết là ở giá trị nhân đạo sâu sắc, độc đáo đó.
CHUYÊN ĐỀ: 14+15
TÌM HIỂU THÊM VỀ “HAI ĐỨA TRẺ”
A. Mục tiêu cần đạt: 
Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ có khả năng:
Khắc sâu kiến thức cơ bản về tác giả Thạch Lam và truyện ngắn “Hai đứa trẻ”.
Nắm được một số dạng đề văn về tác phẩm này. Biết cách giải quyết yêu cầu của một số đề thi cơ bản.
Học sinh hiểu biết nhiều hơn và yêu thích tìm hiểu về Thạch Lam và “Hai đứa trẻ”.
B.Nội dung thực hiện:
 I. Hệ thống kiến thức cơ bản:
 1. Tác giả Thạch Lam: 
 - Thạch Lam là hiện tượng đặc biệt trong văn học lãng mạn 1930 - 1945. Ông sở trường về truyện ngắn. Văn phong của Thạch Lam trong trẻo, nhẹ nhàng, gợi cảm. Và, đằng sau những trang văn tinh tế đầy cảm xúc ấy là tấm lòng trắc ẩn đối với những kiếp người nghèo khổ trong xã hội cũ.
 -Thạch Lam, một nhà văn trong Tự Lực văn đoàn, là nhà văn lãng mạn, nhưng quan điểm của ông về vai trò tác dụng của văn chương đối với con người và xã hội lại rất tích cực. Quan điểm sau đây có thể coi là tuyên ngôn nghệ thuật của ông:
“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được trong sạch và phong phú hơn”.
 2. Tác phẩm “Hai đứa trẻ”:
	- Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Thạch Lam. Thiên truyện được in trong tập truyện ngắn “Nắng trong vườn” 1938. Truyện không có cốt truyện mà chỉ là thế giới tâm hồn của hai đứa trẻ Liên và An thay mẹ trông coi một gian hàng xén, đêm đêm thức đợi chuyến tàu từ Hà Nội về.
- Hiện thực cuộc đời buồn tẻ, vô vọng ở phố huyện nhỏ được thể hiện qua bức tranh cảnh vật và bức tranh nhân thế.
 2.1 Bức tranh cảnh vật lúc chiều tối.
- Tác giả chọn thời khắc hoàng hôn - ngày tàn. Cảnh mỗi lúc một tối hơn. Ánh sáng lụi tàn dần. Bóng tối bắt đầu lan tỏa khắp nơi: trên cái chòi, đám mây và lũy tre làng và bao trùm lên cảnh vật, gợi lên từ âm thanh của “tiếng trống thu không (...) vang ra từng tiếng để gọi buổi chiều”, gợi lên từ màu sắc: “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”.
- Đó là cảnh vật phố huyện nghèo nàn, xơ xác tiêu điều: tiếng muỗi vo ve, tiếng ếch nhái kêu ran, cảnh chợ tàn, trên nền đất chỉ còn rác rưởi, một miền đất như đang lụi tàn trong quên lãng.
 2.2 Bức tranh nhân thế:
- Trong cảnh xơ xác, tiêu điều ngập đầy dần bóng tối là những cuộc đời đầy bóng tối: Những đứa trẻ nghèo vờ vật trong buổi chiều tàn. Mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt tép, tối lại đội cái chõng tre tàn ra sân ga bày bán với một hy vọng còm cõi như chõng hàng của chị. Bà cụ Thi xuất hiện trong bóng tối và trở về cũng đi lần vào bóng tối... Thấp thoáng sau họ là một bà cụ móm phải cho thuê bớt một gian hàng ọp ẹp, một người cha mất việc. Bao quanh họ là những đồ vật tàn: những tấm phên nứa dán nhật trình, cái chõng sắp gãy...
- Tất cả những con người ấy sống đơn điệu từ ngày này qua ngày khác. Nhịp sống lặp đi không thay đổi nói lên cái mòn mỏi, vô nghĩa của kiếp người trong xã hội cũ. Con người không chỉ chịu đựng cuộc sống nghèo mà còn phải chịu đựng cuộc sống uể oải, nhàm chán.
- Nhưng nhân vật của Thạch Lam dường như “còn mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ của họ”. Họ chờ đợi cái gì không rõ, chỉ thấy nỗi lòng thương xót của nhà văn.
 2.3Nổi bật trong bức tranh phố huyện mù tối ấy là hai đứa trẻ, đặc biệt là cô bé Liên.
- Nhân vật Liên trong thời khắc chiều tối gây ấn tượng cho người đọc ở sự nhạy cảm và chiều sâu tâm hồn: Cảnh thiên nhiên trong ánh nắng chiều lăng trầm và u uất làm Liên “buồn man mác trước thời khắc của ngày tàn”. Liên thương những đứa trẻ nhặt rác ở bãi chợ.
Nhà văn như hóa thân vào nhân vật để day dứt về kiếp sống vô nghĩa, lụi tà

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 11_12253430.doc