Chuyên đề Rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ qua sinh hoạt câu lạc bộ nói tiếng Anh

I. Lý do chọn chuyên đề.

1. Sự cần thiết của chuyên đề.

Mục đích của chương trình Tiếng Anh THCS là nhằm giúp học sinh phát triển khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh theo một trình độ nhất định trên cơ sở rèn luyện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết.

Nghe và nói là hai kỹ năng ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên nhất trong giao tiếp. Trong việc học ngoại ngữ thì đây cũng là hai kỹ năng quan trọng, tuy nhiên lại rất khó học và khó thông thạo.

Mặc dù là các kỹ năng cơ bản không thể xem nhẹ trong khi học một ngôn ngữ nhưng thực tế việc phát triển các kỹ năng này ở học sinh thực tế lại tồn tại rất nhiều mâu thuẫn.

Như trên đã nói mục đích của chương trình Tiếng Anh THCS là nhằm giúp học sinh phát triển khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, cho nên việc rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh thông qua việc sinh hoạt Câu lạc bộ nói Tiếng anh là một việc làm cần thiết trong điều kiện dạy hiện nay.

 

doc 6 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 1317Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ qua sinh hoạt câu lạc bộ nói tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS DƯƠNG ĐÔNG 1 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 Phú Quốc, ngày 14 tháng 10 năm 2015
CHUYÊN ĐỀ
RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ QUA SINH HOẠT
CÂU LẠC BỘ NÓI TIẾNG ANH
I. Lý do chọn chuyên đề.
1. Sự cần thiết của chuyên đề. 
Mục đích của chương trình Tiếng Anh THCS là nhằm giúp học sinh phát triển khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh theo một trình độ nhất định trên cơ sở rèn luyện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết.
Nghe và nói là hai kỹ năng ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên nhất trong giao tiếp. Trong việc học ngoại ngữ thì đây cũng là hai kỹ năng quan trọng, tuy nhiên lại rất khó học và khó thông thạo.
Mặc dù là các kỹ năng cơ bản không thể xem nhẹ trong khi học một ngôn ngữ nhưng thực tế việc phát triển các kỹ năng này ở học sinh thực tế lại tồn tại rất nhiều mâu thuẫn.
Như trên đã nói mục đích của chương trình Tiếng Anh THCS là nhằm giúp học sinh phát triển khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, cho nên việc rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh thông qua việc sinh hoạt Câu lạc bộ nói Tiếng anh là một việc làm cần thiết trong điều kiện dạy hiện nay.
2. Mục đích, yêu cầu của chuyên đề.
Chuyên đề này nhấn mạnh đến việc rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh trên cơ sở nội dung các chủ điểm trình bày trong sách giáo khoa. Để thực hiện chuyên đề này cần có các yêu cầu sau: 
a) Đối với học sinh: 
- Nhận thức rõ tầm quan trọng của tiếng Anh trong học tập, công việc và t
rong đời sống ngày nay. 
- Chủ động, tự học và ghi nhớ nhiều ngữ liệu: các mẫu câu, và từ vựng (đặc biệt là vốn từ vựng chủ động),  
- Biết chia sẻ, lắng nghe, hợp tác, trao đổi với bạn học trong giờ học Tiếng Anh. 
- Tích cực, chủ động, không ngại khó, mạnh dạn thể hiện khả năng của mình trước lớp.
- Yêu thích Tiếng Anh, có vốn ngữ liệu căn bản, và muốn thực hành giao tiếp qua ngôn ngữ nói. 
b) Đối với giáo viên: 
- Nắm vững các chủ đề giao tiếp trong chương trình môn học. 
- Nói tiếng Anh thông thạo; có khả năng sử dụng đồng thời các cách diễn đạt bằng ngôn ngữ nói từ dễ đến khó; có khả năng giải thích một vấn đề nào đó bằng tiếng Anh một cách đơn giản, dễ hiểu và sinh động. 
- Tích cực, sáng tạo trong việc giúp học sinh sử dụng ngôn ngữ với việc sưu tầm, tạo mới các bài tập vừa sức với học sinh của mình. 
- Tạo môi trường ngoại ngữ tích cực, sinh động, thân thiện, và gần gũi với 
học sinh. 
- Biết kích thích, khai thác khả năng của học sinh.
II. Thực trạng dạy học và kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh hiện nay.
1. Ưu điểm. 
1.1. Về đội ngũ giáo viên: 
Đội ngũ giáo viên Tiếng Anh có đủ trình độ đáp ứng đầy đủ yêu cầu dạy và học Tiếng Anh ở các trường THCS. Bên cạnh đó, với chủ trương hiện nay của ngành giáo dục, đội ngũ giáo viên đang dần nâng cao trình độ tiếng Anh của mình qua các lớp bồi dưỡng Tiếng Anh theo chuẩn Châu Âu. 
1.2. Về sách giáo khoa: 
Sách giáo khoa Tiếng Anh hiện nay được viết trên cơ sở phát triển khả năng thực hành giao tiếp, rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. 
1.3. Về cơ sở vật chất: 
Cơ bản được trang bị đầy đủ các cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học Tiếng Anh.
2. Tồn tại. 
- Năng lực của giáo viên chưa đồng đều do không được học tập, trau dồi thường xuyên và do trình độ học sinh không đồng đều cho nên nhiều giáo viên đã dần mai một các kỹ năng ngôn ngữ của mình, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ nói. 
- Chủ quan còn ghi nhận được những hạn chế trong việc dạy và học tiếng Anh của địa phương như sau:
	+ Pronunciation: “ s ” ở trường hợp danh từ số nhiều; “ ed ” đối với động từ ở quá khứ đơn
	+ Intonation: Yes/No – question; Wh- question.
	+ Sound combination: This is; It’s a.; lots of; a lot of; stand up;..
	+ Greetings: học sinh chào chưa thống nhất ví dụ: Good morning Teacher! ; Good morning Mrs Liên!....
	+ Classroom imperatives: học sinh còn lúng túng đặc biệt là học sinh khối 6.
	+ Ordinal numbers and Cardinal numbers: học sinh rất lúng túng và chưa nắm vững.
	+ Body languages: giáo viên còn e ngại sử dụng nên chưa đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy.
	+ Section “ Chant ” học sinh chưa nắm rõ.
- Học sinh xem nhẹ kỹ năng nói trong quá trình học Tiếng Anh và điều thiếu sót đặc biệt nghiêm trọng tại địa phương là kỹ năng này không có trong các bài kiểm tra và bài thi học kỳ. 
- Sách giáo khoa còn bộc lộ nhiều hạn chế về nội dung và hình thức bài tập. Các bài tập nói trong sách giáo khoa chưa thật sự phù hợp nên gây rất nhiều khó khăn cho giáo viên trong quá trình thực hiện ( chủ yếu là SGK cũ).
- Nội dung chương trình đề cao tiếng Anh giao tiếp nhưng trên thực tế không thể hiện được mục tiêu này ngay cả trong cách trình bày nội dung sách cũng như các hoạt động bên ngoài lớp học khác ( chủ yếu là SGK cũ).
- Không có môi trường ngoại ngữ trong trường học và xung quanh nên các em không có điều kiện để rèn luyện các kỹ năng đã học.
- Nhiều học sinh học tiếng Anh nhưng không thể thể hiện được bằng tiếng Anh các câu nói cơ bản và đơn giản.
- Học sinh chưa mạnh dạn trong giao tiếp bằng tiếng Anh do hạn chế về 
từ vựng và ngữ pháp.
- Giáo viên đặt yêu cầu vượt quá khả năng thực tế của học sinh trong khi nói chẳng hạn như phải nói đúng thì, đúng cú pháp, sử dụng từ một cách chính xác,  làm các em ngại nói trước giáo viên và trước lớp.
- Không có các hướng dẫn, chỉ đạo cũng như không có thời gian và kinh phí để cho giáo viên đầu tư vào các hoạt động ngoại khóa liên quan đến việc sử dụng tiếng Anh.
III. Nội dung và các giải pháp.
1. Nội dung.
- Tạo môi trường ngoại ngữ bên ngoài giờ học chính khóa.
- Giúp học sinh học tốt hơn các tiết học nói trên lớp.
- Giúp học sinh trình bày một vấn đề nào đó bằng tiếng Anh một cách tự tin.
- Sử dụng được vốn ngữ liệu đã học.
- Tạo sân chơi cho học sinh trong trường, một môi trường giao lưu tích cực và thú vị.
- Giúp giáo viên đánh giá được khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của học 
sinh.
- Làm cho học sinh yêu thích bộ môn và nhận thấy được vai trò cũng như tầm quan trọng của tiếng Anh trong đời sống.
- Sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp khi cần thiết.
2. Tổ chức câu lạc bộ nói tiếng Anh. 
Câu lạc bộ nói Tiếng Anh là hình thức tổ chức tốt nhất mà người giáo viên có thể thành lập và đưa vào sinh hoạt nhằm giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh cũng như tạo môi trường ngoại ngữ trong trường học, nơi học sinh có thể tự tin nói tiếng Anh theo các chủ đề dưới sự hướng dẫn của người thầy.
2.1. Tuyển học sinh tham gia câu lạc bộ. 
Do khả năng ngôn ngữ của các em không đồng đều, do một số em không thích tham gia hơn nữa đây là câu lạc bộ của những người có cùng sở thích nên 
việc tuyển chọn thành viên là điều nên làm. Vì vậy không thể bắt buộc tất cả học 
sinh trong trường đều phải tham gia. Giáo viên sẽ để cho các em tự nguyện đăng kí tham gia. Điều kiện là các em phải yêu thích môn Tiếng Anh và muốn được nói tiếng Anh và khi vào câu lạc bộ này các em buộc phải nói tiếng Anh, điều mà những học sinh yếu kém khó có thể thực hiện tốt được (nhưng nếu các em muốn tham gia giáo viên cũng nên khuyến khích để nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh). Ngoài ra giáo viên. Cũng nên khuyến khích những học sinh có năng khiếu tiếng Anh cùng tham gia vào câu lạc bộ. Điều này sẽ có ích cho các em và câu lạc bộ sẽ phát triển tốt hơn. 
Giáo viên là người trực tiếp điều hành câu lạc bộ nhưng cũng nên bầu một “lớp trưởng” phụ trách cả câu lạc bộ và các nhóm trưởng quản lí cho từng nhóm nhỏ.
2.2. Cung cấp mẫu câu nói cho học sinh.
Học sinh học trên lớp đã biết khá nhiều từ tuy nhiên đây chỉ là những từ rời rạc không thể phục vục mục đích giao tiếp. Bên cạnh đó, các em cũng đã học được nhiều mẫu câu nói có thể áp dụng trong thực tế để trình bày một vấn đề gì đó nhưng các mẫu câu này lại nằm rải rác tất cả các bài và chưa được hệ thống lại.
Không thể nào cho học sinh tiến hành nói được trong khi các em bị hạn chế về từ vựng cũng như: không biết đặt từ vựng đã biết vào đâu, mẫu câu nào, để tạo thành lời nói như các em suy nghĩ. 
Việc cung cấp từ vựng cho một chủ đề nói cụ thể nào đó có thể quá dễ dàng đối với người giáo viên nhưng có từ vẫn chưa thể nào nói được. Giáo viên cần phải cung cấp các mẫu lời nói cho học sinh.
Trước khi tiến hành sinh hoạt câu lạc bộ để nói theo chủ đề, giáo viên cần trang bị cho học sinh vốn từ mẫu lời nói căn bản trước. Nguồn mẫu lời nói căn bản mà chúng tôi sử dụng được lấy từ trang TalkEnglish, một trang web học tiếng Anh phổ biến được trình bày với nhiều thứ tiếng khác nhau. Có tất cả 90 mẫu lời nói căn bản được cập nhật mới nhất từ trang trên, được trình bày từ các mẫu câu cơ bản thông dụng nhất đến cái ít khi dùng đến. 90 mẫu câu nói này được chia thành 3 phần (English Speaking Basic I, II, III). Từng mẫu câu được hướng dẫn sử dụng chi tiết và được minh họa bằng nhiều ví dụ cụ thể, gần gũi.
Trước khi tiến hành sinh hoạt câu lạc bộ, giáo viên cần bỏ ra một khoảng thời gian nhiều ngày để giới thiệu, giải thích và luyện tập cho các em sử dụng các mẫu câu này.
2.3. Các hình thức ‘nói’ trong câu lạc bộ.
a) Nói theo tranh:
Giáo viên chuẩn bị các tranh theo chủ đề và yêu cầu các em nhìn tranh và trình bày những gì mà các em quan sát được và cảm nhận. Hình thức nói có thể là cá nhân hay luyện tập theo cặp và thảo luận nhóm.
b) Nói theo chủ đề:
Ở hình thức này có thể không cần đến tranh ảnh thay vào đó giáo viên đưa ra một chủ đề nào đó và các yêu cầu thảo luận. Sau đó học sinh sẽ thảo luận theo cặp hay theo nhóm và trình bày trước câu lạc bộ.
Với những chủ đề khó hay đôi khi muốn cho học sinh có sự chuẩn bị nhiều hơn, giáo viên có thể cho các em chuẩn bị trước khi đến câu lạc bộ.
c) Diễn kịch:
Giáo viên cho tình huống, yêu cầu học sinh xây dựng nội dung và thể hiện trước mọi người. Đây là nội dung khá phức tạp và cần nhiều sự chuẩn bị.
d) Kể lại chuyện:
Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị và kể trước mọi người một mẫu chuyện, có thể là một câu chuyện mà các em đã được học hoặc đọc qua hay một câu chuyện mà bản thân các em đã trải nghiệm Ngoài những hoạt động trên và tùy theo trình độ của học sinh, giáo viên có thể có thêm các hoạt động khác như: trả lời các câu hỏi ngắn, thuyết trình, hùng biện, thảo luận, tranh luận, phát biểu, phỏng vấn và các dạng hoạt động ngôn ngữ phù hợp khác.
2.4. Diễn biến của một buổi sinh hoạt.
Tùy theo cách thức tổ chức của từng giáo viên, một buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ nói Tiếng Anh có thể được tiến hành theo các trình tự sau:
- Khởi động.
- Dẫn vào nội dung của buổi sinh hoạt (có thể trực tiếp hay gián tiếp).
- Cung cấp ngữ liệu (từ vựng, mẫu câu).
- Cho học sinh chuẩn bị, giáo viên theo dõi và trợ giúp.
- Yêu cầu học sinh nói trước lớp.
- Giáo viên nhận xét nội dung chủ đề mà các em trình bày.
- Giáo viên giúp học sinh sử dụng ngôn ngữ tốt hơn (nhận xét cách phát âm, cách dùng câu của học sinh).
- Yêu cầu chuẩn bị cho lần sinh hoạt tiếp theo. 
Lồng ghép trong mỗi lần sinh hoạt câu lạc bộ giáo viên có thể tổ chức cho các em khởi động hay thư giãn bằng các trò chơi hay các hoạt động khác nhằm bổ trợ kỹ năng nói của học sinh.
2.5. Nguồn chủ đề.
Tranh ảnh có thể là tranh vẽ, ảnh chụp, ... từ các sách hay từ Internet. Tranh nên được trình chiếu hay photocopy dễ nhìn. 
Riêng đối với các chủ đề, giáo viên có thể sử dụng lại các chủ đề nói trong sách giáo khoa Tiếng Anh (lớp 8, 9). 
Ngoài ra, giáo viên có thể sử dụng các bài tập nói trong các sách giáo khoa Tiếng Anh chương trình 10 năm. Những bài tập này rất sát thực với đời sống, hấp dẫn; các yêu cầu được thể hiện rõ ràng và hình thức trình bày hay.
2.6. Thời gian sinh hoạt.
Câu lạc bộ nói tiếng Anh sẽ sinh hoạt thường xuyên. Tùy theo thời gian cho phép mà giáo viên có thể tiến hành sinh hoạt mỗi tuần 1 lần, 10 ngày 1 lần, nửa tháng 1 lần, hay mỗi tháng 1 lần. Mỗi lần sinh hoạt như vậy kéo dài trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 giờ đồng hồ. Thời gian sinh hoạt không nằm trong thời gian chính khóa, không ảnh hưởng đến hoạt động lên lớp của người giáo viên và sao cho tất cả các thành viên đều có thể tham gia được.
2.7. Đánh giá học sinh.
Việc đánh giá khả năng tiến bộ của học sinh được thực hiện xuyên suốt trong thời gian diễn ra của câu lạc bộ. Tuy nhiên nhằm khuyến khích và tạo một sân chơi tích cực giáo viên thỉnh thoảng cũng nên tổ chức các buổi giao lưu, thi thố giữa các Câu lạc bộ nói Tiếng Anh trong trường với nhau hoặc giữa trường này với trường kia.
IV. Sức lan tỏa của chuyên đề :
1. Với học sinh: 
Chuyên đề phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh hiện nay. 
Nói cách khác, học sinh khi học tiếng Anh phải có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh ở một trình độ nhất định nào đó. Việc rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh là nhiệm vụ của người dạy bộ môn Tiếng Anh. 
Học sinh sẽ trở nên hứng thú hơn khi học bộ môn này. Các em sẽ tích cực, chủ động nhiều hơn trong các tiết học ngoại ngữ bởi vì có tiếp thu được kiến thức căn bản trong các bài học trong sách giáo khoa thì các em mới có thể nói được. Các em sẽ cảm thấy thích học tiếng Anh vì các em thấy được tính thiết thực của nó ngay trong thực tế, các em vận dụng ngay những gì đã học vào trong cuộc sống hàng ngày. 
2. Với giáo viên: 
Sau khi giáo viên Tiếng Anh tham gia tiếp thu chuyên đề, tùy vào điều kiện thực tế của đơn vị có thể vận dụng và thực hiện tại đơn vị mình.
3. Với các đơn vị trường học: 
Hoàn thiện mục tiêu giáo dục đã đề ra nhất là đối với bộ môn Tiếng Anh. Việc có nhiều học sinh ham học tiếng Anh, hiểu và vận dụng tốt tiếng Anh đồng nghĩa với việc hạn chế nhiều học sinh yếu kém, tăng số lượng học sinh khá giỏi của bộ môn. 
V. Kết luận. 
Trong nhiều năm dạy Tiếng Anh chúng ta đã thấy được khuyết điểm lớn nhất là học sinh không thể sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp. Dạy tiếng Anh giao tiếp nhưng người học lại không thể thực hành giao tiếp được bằng tiếng Anh là một thất bại lớn và chưa hoàn thiện được mục tiêu giáo dục của môn học. 
Ngoài ra, với sự đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện nay cùng với sự đổi mới chương trình sách giáo khoa, thực hiện chương trình Tiếng Anh 10 năm, chúng tôi nhận thấy nên phải tổ chức Câu lạc bộ nói Tiếng Anh nhằm đáp ứng yêu cầu dạy và học mới. 
Câu lạc bộ này được thực hiện dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ của Phòng Giáo dục và Đào tạo, sự đồng thuận cao của nhà trường cùng với các bậc phụ huynh học sinh cũng như bước đi mới của người thực hiện. Rất mong nhận được nhiều sự quan tâm, đóng góp và chia sẻ của quý đồng nghiệp để chuyên đề được thành công tốt đẹp. 
 NGƯỜI THỰC HIỆN
 	 Lê Thị Bích Thảo

Tài liệu đính kèm:

  • docNoi_dung_SHCM_lien_truong_ngay_2510.doc