Chuyên đề từ loại trong Tiếng Việt

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: GV Hướng dẫn HS

- Hiểu thế nào là trợ từ, thán từ và tình thái từ, tác dụng của trợ từ, thán từ và tình thái từ. Các loại thán từ và tình thái từ, cách sử dụng tình thái từ trong khi nói và viết.

2. Kỹ năng:

- Biết phân biệt trợ từ, tình thái từ trong tình huống cụ thể. Biết cách sử dụng tình thái từ, trợ từ, thán từ và tình thái từ trong nói và viết.

3. Thái độ:

- Học sinh tích cực tự học, tìm hiểu nội dung bài học. Tự trau dồi vốn từ, giữu gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

4. Năng lực phẩm chất cần hướng tới trong chuyên đề

4.1. Năng lực chung:

a) Năng lực tự học:

- Học sinh phải xác định được mục tiêu học tập, tự đặt ra mục tiêu học tập để nỗ lực thực hiện:

 

doc 9 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3947Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề từ loại trong Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2015 
Ngày giảng: / /2015
 Tiết 33-34 CHUYÊN ĐỀ TỪ LOẠI TRONG TIẾNG VIỆT
 (Thời gian dạy chuyên đề: 2 tiết, mỗi tiết 45 phút)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức: GV Hướng dẫn HS
- Hiểu thế nào là trợ từ, thán từ và tình thái từ, tác dụng của trợ từ, thán từ và tình thái từ. Các loại thán từ và tình thái từ, cách sử dụng tình thái từ trong khi nói và viết.
2. Kỹ năng:	
- Biết phân biệt trợ từ, tình thái từ trong tình huống cụ thể. Biết cách sử dụng tình thái từ, trợ từ, thán từ và tình thái từ trong nói và viết.
3. Thái độ:
- Học sinh tích cực tự học, tìm hiểu nội dung bài học. Tự trau dồi vốn từ, giữu gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
4. Năng lực phẩm chất cần hướng tới trong chuyên đề
4.1. Năng lực chung:
a) Năng lực tự học: 
- Học sinh phải xác định được mục tiêu học tập, tự đặt ra mục tiêu học tập để nỗ lực thực hiện:
b) Năng lực giải quyết vấn đề:
- Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau: từ các nguồn tư liệu trong SGK, tài liệu tham khảo, nâng cao để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
c) NL tự quản lý
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập.
d) NL giao tiếp
- Sử dụng ngôn ngữ, thái độ giao tiếp đúng mực.
e) NL sử dụng ngôn ngữ
- NL sử dụng Tiếng Việt trong sáng, chuẩn mực.
4.2. Các năng lực chuyên biệt 
a) Năng lực thẩm mỹ
- Thấy được cái đẹp trong việc sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt
b) Năng lực tư duy sáng tạo
- Tích cực học tập, vận dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết các tình huống trong thực tiễn nói và viết.
c) Năng lực tự quản bản thân
- HS độc lập nghiên cứu bài học, tự học để chiếm lĩnh nội dung bài học dưới sự tổ chức hường dẫn của GV.
d) Năng lực hợp tác 
- Làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm
e. Kỹ năng khoa học:
- Quan sát, phân tích, tìm hiểu tổng hợp, vận dụng.
II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ
1. Hình thức: Dạy học tập trung tại lớp học
2. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, tổng hợp, quy nạp, vận dụng.
3. Kỹ thuật: Kĩ thuật chia nhóm, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật “phòng tranh”.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH
- GV: Tài liệu, bảng phụ, Giấy A0, (máy chiếu)
- HS đọc kỹ bài học ở nhà.
- Tổ chức lớp: Tiến hành tổ chức lớp theo hình thức dạy tập thể, tập trung tại lớp học.
* Sĩ số: 
 Lớp
Tiết
 Ngày
SS
8
8
Tiết 1
Tiết 2
Tiết 3
Tiết 4
Ghi chú
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
 Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: Giúp HS hiểu sự phong phú của từ loại trong Tiếng Việt, bên cạnh các từ loại đã học như danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, quan hệ từ, đại từ các em đã học ở lớp 6, 7. Lên lớp 8 các em được làm quen với một số từ loại khác như trợ từ, thán từ, tình thái từ.
* Cách tiến hành: GV Chiếu trên bảng phụ một số ví dụ, yêu cầu HS xác định từ loại của những từ in đậm trong mỗi cặp câu.
a1) Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này.
a2) Chị Dậu là nhân vật chính của tác phẩm “Tắt đèn”.
b1) Cha tôi là công nhân.
b2) Cô ấy đẹp ơi là đẹp.
c1) Cứu tôi với !
c2) Nó đi chơi với bạn từ sáng.
- Hs dễ dàng xác định được từ in đâm trong ví dụ a2 là tính từ, b1 là quan hệ từ, c2 là quan hệ từ. 
* Kết luận : GV nêu vấn đề :Các từ in đậm trong các ví dụ còn lại thuộc từ loại nào, ý nghĩa của chúng trong câu như thế nào chính là nội dung bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm trợ từ 
Gv chiếu ngữ liệu lên bảng phụ.
Gọi HS đọc NL .
- Nghĩa của các câu có gì khác nhau ? Vì sao lại có sự khác nhau đó ?
GV: Như vậy câu 2 và 3 ngoài việc thông báo thông tin còn có sư đánh giá, nhấn mạnh sự việc .
- Từ “những, có” ở câu b,c nhấn mạnh vào từ ngữ nào trong câu ?
- Vậy em hiểu thế nào là trợ từ ?
- GV chiếu BT nhanh trên bảng phụ
- Cho BT nhanh: đặt câu có dùng trợ từ VD :- Nói dối làm hại chính mình .
 - Tôi đã gọi đích danh nó .
 - Bạn không tin ngay cả tôi nữa à .
 -> Nhấn mạnh đối tượng nói đến là mình, nó, tôi .
à Các từ “chính, đích, ngay” trong các trường hợp trên là trợ từ.
- Hướng dẫn tìm hiểu thế nào là thán từ?
- Những từ in đậm trong câu văn (SGK) có tác dụng gì?
- Nhận xét về vị trí của các từ đó.
- Bảng phụ: ? Chọn đáp án đúng về cách dùng từ : “này; a; vâng” bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng :
a. Các từ ngữ ấy có thể làm thành một câu độc lập.
b. Các từ ngữ ấy không thể làm thành một câu dặc biệt.
c. Các từ ấy không thể làm một bộ phận của câu.
d. Các từ ấy có thể cùng các từ ngữ khác làm thành một câu và thường đứng ở đầu câu.
- Qua phân tích em hiểu thán từ là gì ?
- Có mấy loại thán từ ?
GV cho BT nhanh: Phát giấy toki cho các nhóm – Sử dụng kỹ thuật phòng tranh.
Nhóm 1: Đăt 3 câu dùng 3 thán từ: “ôi ; ái ; ừ'' ?
Nhóm 2: Đăt 3 câu dùng 3 thán từ: “dạ ; ô hay ; than ôi'' ?
Nhóm 3: Đăt 3 câu dùng 3 thán từ: “trời ơi ; vâng ; này'' ?
Nhóm 4: Đăt 3 câu dùng 3 thán từ: “a, chao ôi ; ối ?
- GV Chiếu ngữ liệu SGK lên bảng phụ
- HS đọc ngữ liệu 1 (SGK /80)
- Nếu bỏ những từ in đậm thì ý nghĩa của câu có thay đổi không?
-Từ “ạ” biểu lộ sắc thái tình cảm gì của người nói?
Qua ngữ liệu đã phân tích em hãy cho biết tình thái từ là gì?
Có mấy loại tình thái từ?
Hs đọc ghi nhớ (SGK81)
- Gọi học sinh đọc ngữ liệu SGK/81
- GV chiếu ngữ liệu lên bảng phụ
Các tình thái từ được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp khác nhau như thế nào?
- Khi sử dụng tình thái từ cần chú ý?
HS đọc ghi nhớ 2 (SGK/81)
BT nhanh: Làm thế nào để phân biệt thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc với tình thái từ bộc lộ sắc thái tình cảm.
- Kỹ thuật “khăn trải bàn”
BT: Trở lại bài tập GV đã nêu ở phần khởi động, HS xác định từ loại của các từ in đậm trong các ví dụ a1, b2, c1
a1) Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này.
a2) Chị Dậu là nhân vật chính của tác phẩm “Tắt đèn”.
b1) Cha tôi là công nhân.
b2) Cô ấy đẹp ơi là đẹp.
c1) Cứu tôi với !
c2) Nó đi chơi với bạn từ sáng.
I. TRỢ TỪ
1. Ngữ liệu
a. Nam ăn hai bát cơm .
b. Nam ăn những hai bát cơm
c. Năm ăn có hai bát cơm.
2. Nhận xét:
- Câu a : thông báo khách quan.
- Câu b : Có ‏ý kiến nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn những hai bát cơm là nhiều quá mức bình thường .
- Câu c : nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn có hai bát ... là ít so với bình thường .
- Từ “những” ở câu b nhấn mạnh vào từ ngữ “hai bát cơm”
-> Từ “Những, có” đi kèm một từ ngữ trong câu biểu thị thái độ đánh giá sự việc -> Gọi đó là trợ từ.
3. Kết luận: 
- Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. VD: Những, có, đích, chính ngay....
* Ghi nhớ (SGK/69)
II. THÁN TỪ
1. Ngữ liệu: SGK/70
2. Nhận xét
+ Mục 1: “Này” : tiếng thốt ra gây sự chú ‏ý của người đối thoại.
- “A” : tiếng thốt ra biểu thị thái độ tức giận .
- “Vâng” : dùng để đáp lại lời người khác một cách lễ phép .
- Cách viết: Thường đứng ở đầu câu, ngăn cách với thành phần câu bằng dấu phẩy hoặc tách thành câu đặc biệt.
+ Mục 2: 
- Chọn a, d
-> Các từ “này; a; vâng” trong các ngữ liệu trên dùng để gọi đáp hoặc dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc -> thán từ.
3. Kết luận:
a) Khái niệm: Thán từ là những từ dùng đẻ bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt.
b) Thán từ gồm hai loại chính:
- Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi...
- Thán từ goị đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ...... 
* Ghi nhớ (SGK/71)
III. TÌNH THÁI TỪ
1. Chức năng của tình thái từ
a. Ngữ liệu: 
b. Nhận xét: 
 - Câu a: Nếu bỏ từ “à” -> không còn là câu nghi vấn. -> Tạo lập câu nghi vấn.
Câu b: Nếu bỏ từ “đi” không còn là câu cầu khiến-> Tạo lập câu cầu khiến.
Câu c: Nếu bỏ từ “thay”: không tạo lập được câu cảm thán.-> Tạo lập câu cảm thán.
Câu d: “ạ” biểu lộ sắc thái lễ phép.
-> Những từ “à, đi ; thay; ạ” trong các câu trên được thêm vào trong câu để tạo câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, hoặc bộc lộ sắc thái tình cảm -> tình thái từ
c- Kết luận:
- Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và biểu thị sắc thái tình cảm của
 người nói.
- Các loại:
+ Tình thái từ nghi vấn: à, hả, chứ 
+ Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với 
+ Tình thái từ cảm thán: thay, sao 
+ Tình thái từ biểu lộ sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà 
* Ghi nhớ 1 ( SGK/81)
2. Sử dụng tình thái từ
a. Ngữ liệu:
b. Nhận xét: 
- Bạn chưa về à? (hỏi, thân mật)
- Thầy mệt ạ? (hỏi, kính trọng)
- Bạn giúp tôi một tay nhé! (cầu khiến, thân mật)
- Bác giúp cháu một tay ạ! (cầu khiến, kính trọng)
3. Kết luận:
Sử dụng phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc XH, tình cảm)
* Ghi nhớ 2 (SGK/81)
- Thán thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc thường đúng ở đầu câu có khi được tách thành câu đặc biệt. (than ôi, ái ối...)
- Tình thái từ bộc lộ sắc thái tình cảm thường đứng ở cuối câu.(ạ, à, nhé)
a1: trợ từ
b2: trợ từ
c1: tình thái từ
 Hoạt động 3: Luyện tập
 Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: GV chiếu BT lên bảng phụ
- Yêu cầu hs đọc bài tập
- Tổ chức để hs làm bài ra bảng phụ.
IV. LUYỆN TẬP
1. Bài 1/SGK70 
Các trường hợp chứa trợ từ là:
a, c, g, i
Bài 2: GV chiếu BT lên bảng phụ
Kỹ thuật Khăn trải bàn
- Gọi hs đọc yêu cầu BT
- Tổ chức cho hs thảo luận nhóm
- Chốt
2. Bài 2/ SGK70: Giải thích nghĩa của trợ từ .
N1: a: Lấy : Không có (1 lá thư  ).
N2: b, “Nguyên” : riêng tiền cưới đã quá cao.
+ “đến” : tất cả .
N3: c, “cả” : nhấn mạnh việc ăn qúa mức bình thương .
N4: d, “cứ” : nhấn mạnh sự việc lặp đi
Bài 3: GV chiếu BT lên bảng phụ
- Gọi hs đọc yêu cầu BT
- Gọi hs trả lời
3. Bài 3/ SGK71: Các thán từ là:
Này, À, Ấy, Vâng, Chao ôi, Hỡi ơi
Bài 4: GV chiếu BT lên bảng phụ
- Gọi hs đọc yêu cầu BT
- Gọi hs trả lời
4. Bài 4/ SGK71:
Ha ha: Bộc lộ cảm xúc vui sướng, thoải mái
Ái ái: Bộc lộ cảm xúc đau, sợ hãi
Than ôi: Bộc lộ cảm xúc buồn, tiếc nuối
Bài 5: Thi đặt câu giữa các nhóm
- Kỹ thuật phòng tranh
5. Bài 5/ SGK71: Đặt 5 câu với 5 thán từ khác nhau.
Bài 6: GV chiếu BT lên bảng phụ
- Gọi hs đọc yêu cầu BT
- Tổ chức cho hs thảo luận nhóm
- Chốt
6. Bài 6/ SGK71: Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
Trong câu tục ngữ có chứa 2 thán từ dùng để thể hiện thái độ lễ phép, kính trọng.
à Trong giáo tiếp phải lịch sự, lễ phép.
HS đọc bài 1: GV chiếu BT lên bảng phụ
Từ nào là tình thái từ?
Từ nào không phải?
HS đọc bài tập 2: GV chiếu BT lên bảng phụ
Giải thích ý nghĩa tình thái từ?
HS đọc bài tập 3- GV chiếu BT lên bảng phụ
Đặt câu với các tình thái từ?
- Kỹ thuật “phòng tranh”
HS đọc bài tập 4.
Đặt câu hỏi?
7. Bài tập 1 SGK/81:
- Không phải: a, d, g, h
- Tình thái từ: b, c, e, i
9. Bài tập 2 /SGK81:
a. Chứ: nghi vấn
b. Chứ: nhấn mạnh
c. Ư: phân vân
d. Nhỉ: thân mật
e. Nhé: thân mật
g. Vậy: miễn cưỡng
h. Cơ mà: thuyết phục
10. Bài tập 3/ SGK81:
- Nó là học sinh giỏi mà!
- Đừng trêu nữa, nó khóc đấy!
- Tôi phải giải bằng được bài toán chứ lị!
- Em chỉ biết nói vậy để anh biết thôi!
- Con thích được đi xem sư tử cơ!
- Thôi, đành ăn cho xong vậy!
12. Bài tập 4 /SGK82:
- Thưa thầy, em xin phép hỏi thầy một câu được không ạ !
- Đằng ấy đã học bài rồi chứ!
- Mẹ sắp đi làm phải không ạ?
 * Hoạt động 4: Vận dụng
Hướng dẫn HS thực hiện ngoài thời lượng trên lớp
Hướng dẫn HS thực hiện ngoài thời lượng trên lớp
Hướng dẫn HS thực hiện ngoài thời lượng trên lớp
Hướng dẫn HS thực hiện ngoài thời lượng trên lớp
Hướng dẫn HS thực hiện ngoài thời lượng trên lớp
BT 1 : Viết 1 đoạn văn làm sáng tỏ luận điểm sau: “Tự trọng là một dức tính đáng quý của con người”. Trong đó có sử dụng hai câu ghép.
BT 2 : Viết 1 đoạn văn làm sáng tỏ luận điểm sau: “Điều đáng tiếc nhất trong cuộc sống là chúng ta đánh mất lòng tin”. Trong đó có sử dụng các tình thái từ đã học (Gạch chân dưới các TTT đó).
BT 3: Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề chấp hành nội quy trường lớp của học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường, trong đó có sử dụng các trợ từ, thán từ, tình thái từ đã học ?(Gạch chân dưới các TTT đó).
BT 4: Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề bảo vệ môi trường lớp học của học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường Trong đó có sử dụng thán từ.?
BT 5: Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của ý thức tự học đối với học sinh hiện nay trong đó có sử dụng các trợ từ, thán từ, tình thái từ?
 * Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
Hướng dẫn HS thực hiện ngoài thời lượng trên lớp
BT1: Tìm trong các tác phẩm đã học những câu văn, đoạn văn có sử dụng các từ loại: trợ từ, thán từ, tình thái từ.
BT2: Tìm một số tình huống giao tiếp trong thực tế cuộc sống cần sử dụng các từ loại: trợ từ, thán từ, tình thái từ. 
V. TỔNG KẾT CHUYÊN ĐÊ 
1. Củng cố:
? Thế nào là trợ từ, thán từ ?
? Chức năng của tình thái từ, cách sử dụng tình thái từ ?
2. Dặn dò học sinh
- Ôn tập các kiễn thức lí thuyết
- Làm lại hệ thống bài tập, tìm các bài tập khác có nội dung tương tự.
3. Rút kinh nghiệm
a. Nội dung chuyên đề
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b. Phương pháp, kỹ thuật, hình thức dạy học
............................................................................................................................................................................................................................................................................
c. Phương pháp kiểm tra đánh giá
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO_AN_CHUYEN_DE_TU_LOAI_TRONG_TIENG_VIET_LOP_8.doc