Công nghệ 8 (Bản full 2 kỳ)

I/ MỤC TIÊU:

 1- Kiến thức: - Biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống

 2- Kĩ năng: - Phân biệt được các loại bản vẽ kĩ thuật.

 3- Thái độ: - Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn vẽ kĩ thuật.

II/ PHƯƠNG PHÁP:

 Trực quan - gợi mở - hỏi đáp

III/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 SGK - giáo án - tranh ảnh - các hình SGK

IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1- Ổn định tổ chức: (1)

 2- Kiểm tra bài cũ:

 3- Bài mới:

 

doc 175 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2367Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Công nghệ 8 (Bản full 2 kỳ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh lớp học
 -Hướng dẫn HS tự đánh giá bài thực hành của mình dựa theo mục tiêu bài học
 HS: Nộp sản phẩm thực hành và báo cáo thực hành.
 GV: Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS về khâu chuẩn bị, tinh thần, thái độ và kết quả thực hành của các nhóm.
V/ rút kinh nghiệm.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 26. tổng kết và ôn tập phần hai: cơ khí
Ngày soạn:
Giảng ở lớp:
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
 8
I/ mục tiêu:
 1-Kiến thức: -Hệ thống được các kiến thức đã học ở phần cơ khí
 -Biết tóm tắt các kiến thức đã học dưới dạng sơ đồ.
 2-Kĩ năng : -Vận dụng các kiến thức đã học để trả lời và làm một số bài tập ứng dụng
 3-Thái độ: -Rèn luyện tác phong làm việc theo qui trình.
II/ phương pháp:
 Đàm thoại- tái hiện- giải quyết vấn đề.
III/ đồ dùng dạy học:
 SGK- giáo án- sơ đồ tóm tắt
IV/ tiến trình dạy học:
 1-ổn định tổ chức: 1’
 2-Kiểm tra bài cũ: 2’ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3-Nội dung ôn tập:
A- Tóm tắt nội dung phần cơ khí lên bảng (22’)
 GV: Nêu những nội dung chính của từng chương
1-Vật liệu cơ khí: -Vật liệu kim loại :+ Kim loại đen: -Thép: + Thép cacbon
 + Thép hợp kim
 -Gang:+ Gang trắng
 + Gang xám
 + Gang dẻo
 + Kim loại màu:-Nhôm:+Nhôm nguyên chất
 +Nhôm hợp kim
 -Đồng:+Đồng nguyên chất
 +Đồng hợp kim
 -Vật liệu phi kim loại:+ Chất dẻo
 +Cao su
2-Dụng cụ và phương pháp gia công cơ khí:
 a)Dụng cụ: -Dụng cụ đo (thước lá, thước cặp, thước góc)
 -Dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt (mỏ lết, cờ lê, tua vít, êtô, kìm)
 -Dụng cụ gia công (búa, cưa, đục, dũa)
 b)Phương pháp gia công: 
 -Cưa và đục kim loại
 -Dũa và khoan kim loại
-Cưa và đục kim loại
 -Dũa và khoan kim loại
3-Chi tiết máy và lắp ghép
 a)Mối ghép không tháo được (ghép bằng đinh tán, ghép bằng hàn)
 b)Mối ghép tháo được (ghép bằng ren, then, chốt)
 c)Các loại khớp động (khớp tịnh tiến, khớp quay)
4-Truyền và biến đổi chuyển động:
 a)Truyền chuyển động: (truyền động ma sát, truyền động ăn khớp)
 b)Biến đổi chuyển động: -Biến CĐ quay thành CĐ tịnh tiến
 -Biến CĐ quay thành CĐ lắc
B-GV hướng dẫn trả lời các câu hỏi. (15’)
 GV giao câu hỏi cho HS thảo luận, các nhóm trình bày đáp án và trả lời, GV nhận xét và bổ sung.
Câu 1: Muốn chọn vật liệu để gia công một sản phẩm cơ khí, người ta phải dựa và những yếu tố nào?
 -Tính cứng, tính dẻo, tính bền phải đáp ứng với điều kiện chịu tải của chi tiết
 -Vật liệu phải có tính công nghệ tốt để dễ gia công, giảm giá thành
 -Có tính chất hoá học phù hợp với môi trường làm việc của chi tiết tránh bị ăn mòn do môi trường.
 -Vật liệu phải có tính vật lí phù hợp yêu cầu.
(5’) 4-Củng cố: Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK
 5-Dặn dò: Đọc trước bài 32 SGK
V/ rút kinh nghiệm:
.
Tiết 28 Bài 29: truyền chuyển động
Ngày soạn:...........................
Ngày dạy:...../......./........./ tại lớp:........... sĩ số HS:......... vắng:........
1/ Mục tiêu:
 a- Kiến thức: - Hiểu được tại sao cần phải truyền chuyển động trong các máy và thiết bị.
 - Biết được cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền chuyển động trong thực tế.
 b- Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, óc sáng tạo và khả năng vận dụng vào thực tế
 c- Thái độ: - Hình thành tác phong làm việc theo qui trình.
2/ Chuẩn bị của GV và HS:
 a) GV: SGK- giáo án - mô hình - tranh vẽ
 b) HS: SGK- vở viết
3/ Phương pháp giảng dạy:
 Trực quan - gợi mở - phát hiện và giải quyết vấn đề.
4/ Tiến trình bài dạy:
 a- ổn định tổ chức: 1’
 b- Kiểm tra bài cũ: 5’
 ? Thế nào là mối ghép động? Nêu cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của mối ghép pít-tông?.
 c- Bài mới:
Tg
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần khắc sâu
4’
15’
16’
GV: Cho HS quan sát H29.1 SGK- 98
? Quan sát chiếc xe đạp, em cho biết đâu là cơ cấu truyền chuyển động?
? Tại sao cần truyền chuyển động quay từ trục giữa tới trục sau?
? Vậy nhiệm vụ của các bộ truyền chuyển động là gì?
GV cho HS tìm hiểu thông tin trong SGK
? Truyền động ma sát là gì?
? Hai vật nối với nhau bằng khớp động người ta gọi là gì?
HS quan sát H29.2 SGK- 99
? Bộ truyền động đai gồm mấy chi tiết?
? Dây đai và bánh đai được làm bằng vật liệu gì?
HS nghiên cứu SGK- 99, 100
? Tại sao khi quay bánh dẫn, bánh bị dẫn lại quay theo?
? Tỉ số truyền tính bằng công thức nào?
? Từ hệ thức trên em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa đường kính bánh đai và số vòng quay của chúng?
? Muốn đảo chiều chuyển động của bánh dẫn, ta mắc dây đai theo kiểu nào?
? Bộ truyền động đai được sử dụng nhiều trong các loại máy nào?
? Để khắc phục sự trượt của truyền động đai, người ta dùng bộ truyền động nào?
? Một cặp bánh răng hoặc đĩa xích truyền chuyển động cho nhau gọi là gì?
? Bộ truyền động ăn khớp điển hình là gì?
HS quan sát h29.3 SGK và hoàn thành các câu sau:
- Bộ truyền động bánh răng gồm:
- Bộ truyền động xích gồm:
? Để hai bánh răng ăn khớp được với nhau hoặc đĩa xích ăn khớp được với xích, cần đảm bảo những yếu tố gì?
Nếu bánh 1 có số răng Z1 quay với vận tốc n1 (vòng/phút)
Bánh răng 2 có số răng Z2 quay với tốc độ n2 (vòng/phút) thì tỉ số truyền được xác định như công thức trên.
Lưu ý:
+ Truyền động bánh răng còn có thể dùng trong trường hợp 2 trục giao nhau hoặc chéo nhau.
+ Truyền động xích chỉ dùng trong trường hợp 2 trục song song và quay cùng chiều, xích và đĩa phải nằm trên một mặt phẳng.
HS đọc SGK- 100
I- Tại sao cần truyền chuyển động
Vành đĩa, xích, líp là những bộ phận công tác trong cơ cấu, vành đĩa truyền chuyển động quay từ trục giữa đến líp ở trục sau qua xích truyền.
Vì các bộ phận của máy thường đặt xa nhau, khi làm việc chúng cần có tốc độ quay khác nhau.
Là truyền và biến đổi chuyển động cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.
II- Bộ truyền chuyển động
 1- Truyền động ma sát - truyền động đai.
Truyền động ma sát là cơ cấu truyền chuyển động quay nhờ lực ma sát giữa các mặt tiếp xúc của vật dẫn và vật bị dẫn.
Gọi là vật truyền chuyển động cho vật khác là vật dẫn, còn vật nhận chuyển động là vật bị dẫn.
 a) Cấu tạo bộ truyền động đai
Gồm 3 chi tiết:+ Bánh dẫn (1)
 + Bánh bị dẫn (2)
 + Dây đai (3)
- Dây đai làm bằng da thuộc, vảI dệt nhiều lớp hoặc bằng vảI đúc với cao su.
- Bánh đai làm bằng kim loại.
 b) Nguyên lí làm việc
Nhờ lực ma sát giữa dây đai và bánh đai.
Công thức: i=nbd/nd= n2/n1= D1/D2
Hay: n2= n1. D1/D2
- Bánh dẫn 1 có đường kính D1, quay với tốc độ nd (n1)
- Bánh dẫn 2 có đường kính D2, tốc độ quay nbd (n2).
Đường kính bánh đai càng lớn thì số vòng quay càng ít.
Theo kiểu H29.2b . Hai nhánh đai mắc chéo nhau.
 c) ứng dụng
Máy khâu, máy khoan, máy sát...
 2- Truyền động ăn khớp
Người ta dùng truyền động ăn khớp
Gọi là bộ truyền động ăn khớp
Là truyền động bánh răng và truyền động xích
 a) Cấu tạo bộ truyền động
1. Bánh dẫn
2. Bánh bị dẫn
1. Đĩa dẫn
2. Đĩa bị dẫn
3. Xích
- Hai bánh răng ăn khớp được với nhau thì khoảng cách giữa hai rãnh kề nhau trên bánh này phải bằng khoảng cách giữa hai bánh răng kề nhau trên bánh kia.
- Đĩa ăn khớp được với xích khi cỡ răng của đĩa và cỡ mắt của xích phải tương ứng.
 b) Tính chất
Tỉ số truyền: i= n2/n1= Z1/Z2
 Hay: n2= n1.Z1/Z2
_Bánh răng nào có số răng ít hơn thì sẽ quay nhanh hơn
 c) ứng dụng
3’ d- Củng cố, luyện tập: - GV nêu câu hỏi củng cố bài
 - Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
 e- Hướng dẫn HS học bài ở nhà: - Học bài và làm bài tập trong SGK
 - Đọc trước và chuẩn bị bài sau.
5/ Rút kinh nghiệm giờ dạy:
..
Tiết 29 Bài 30: biến đổi chuyển động
Ngày soạn:...........................
Ngày dạy:...../......./........./ tại lớp:........... sĩ số HS:......... vắng:........
1/ Mục tiêu:
 a- Kiến thức: - Hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc của một số cơ cấu biến đổi chuyển động.
 b- Kĩ năng: - Biết ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động thường dùng.
 c- Thái độ: - Có hứng thú, ham thích tìm tòi kĩ thuật và có ý thức bảo dưỡng các cơ cấu biến đổi chuyển động.
2/ Chuẩn bị của GV và HS:
 a) GV: SGK - giáo án - mô hình - tranh ảnh
 b) HS: SGK- vở viết
3/ Phương pháp giảng dạy:
 Trực quan - phát hiện và giải quyết vấn đề
4/ Tiến trình bài dạy:
 a- ổn định tổ chức: 1’
 b- Kiểm tra bài cũ: 5’
 ? Tại sao các máy và thiết bị cần phải truyền chuyển động?
 c- Bài mới:
Tg
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần khắc sâu
14’
10’
10’
GV cho HS quan sát H 30.1 và đọc thông tin mục I SGK.
? Quan sát H 30.1. Em hãy nêu cấu tạo của chiếc máy khâu?
? Tại sao kim máy khâu lại chuyển động tịnh tiến được?
? Hãy hoàn thành các câu sau để mô tả chuyển động của bàn đạp, thanh truyền, vô lăng và kim máy?
Kết luận: Các CĐ trên đều bắt nguồn từ một CĐ ban đầu đó là CĐ bập bênh của bàn đạp.
? Vậy, muốn biến thành các CĐ khác cần phải có cơ cấu biến đổi CĐ nào?
HS quan sát H 30.2 SGK. Nêu cấu tạo của cơ cấu tay quay - con trượt?
HS đọc thông tin trong SGK
? Khi tay quay 1 quay đều, con trượt 3 sẽ CĐ như thế nào?
? Khi nào con trượt 3 đổi hướng CĐ?
? Cơ cấu này được ứng dụng trên những loại máy nào?
? Ngoài cơ cấu trên, trong kĩ thuật còn dùng các cơ cấu nào nữa?
HS quan sát H30.4 SGK
? Hãy mô tả cấu tạo của cơ cấu tay quay - thanh lắc?
? Chúng được nối với nhau như thế nào?
HS đọc thông tin trong SGK
? Em hãy cho biết khi tay quay 1 quay một vòng thì thanh lắc 3 sẽ CĐ ntn?
? Cơ cấu này được ứng dụng trong các máy nào?
I- Tại sao cần biến đổi chuyển động?
Bàn đạp, thanh truyền, vô lăng dẫn, vô lăng bị dẫn, kim máy.
Nhờ các cơ cấu biến đổi chuyển động.
- CĐ của bàn đạp là CĐ lắc
- CĐ của thanh truyền là CĐ lên xuống
- CĐ của vô lăng là CĐ quay tròn
- CĐ của kim máy là CĐ lên xuống.
- Cơ cấu biến CĐ quay thành CĐ tịnh tiến và ngược lại.
- Cơ cấu biến CĐ quay thành CĐ lắc và ngược lại.
II- Một số cơ cấu biến đổi chuyển động
 1- Biến CĐ quay thành CĐ tịnh tiến (cơ cấu tay quay - con trượt).
 a. Cấu tạo.
Gồm: Tay quay, thanh truyền, con trượt, giá đỡ.
 b. Nguyên lí làm việc.
Chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ 4.
Khi con trượt 3 lên đến điểm chết trên và điểm chết dưới.
 c. ứng dụng.
Máy khâu đạp chân, máy cưa gỗ, ô tô...
- Cơ cấu bánh răng - thanh răng: Nâng hạ mũi khoan.
- Cơ cấu vít - đai ốc: Trên êtô và bàn ép
 2- Biến CĐ quay thành CĐ lắc (Cơ cấu tay quay- thanh lắc)
 a. Cấu tạo
Gồm: Tay quay, thanh truyền, thanh lắc, giá đỡ.
Chúng được nối với nhau bằng các khớp quay.
 b. Nguyên lí làm việc
Thanh lắc 3 sẽ lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó.
 c. ứng dụng
Máy dệt, máy khâu đạp chân, xe tự đẩy, máy tuốt lúa...
(5’) d- Củng cố, luyện tập: - GV nêu câu hỏi củng cố bài
 - Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
 e- Hướng dẫn HS học bài ở nhà: - Học bài và làm bài tập trong SGK
 - Đọc trước và chuẩn bị bài sau.
5/ Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.
Tiết 30 Bài 31: thực hành: truyền và biến đổi chuyển động
Ngày soạn:...........................
Ngày dạy:...../......./........./ tại lớp:........... sĩ số HS:......... vắng:........
1/ Mục tiêu:
 a- Kiến thức: - Từ việc tìm hiểu mô hình, vật thật, hiểu được cấu tạo và nguyên lí hoạt động của một số bộ truyền và biến đổi CĐ.
 b- Kĩ năng: - Biết cách tháo lắp và kiểm tra tỉ số truyền các mô hình của các bộ truyền CĐ.
 c- Thái độ: - Có ý thức bảo dưỡng các bộ truyền động thường dùng trong gia đình.
2/ Chuẩn bị của GV và HS:
 a) GV: SGK - giáo án - mô hình bộ truyền động
 b) HS: SGK- vở viết
3/ Phương pháp giảng dạy:
 Trực quan - làm mẫu - thực hành
4/ Tiến trình bài dạy:
 a- ổn định tổ chức: 1’
 b- Kiểm tra bài cũ: 5’
 ? Kiểm tra phần ghi nhớ trong SGK?
 c- Bài mới:
Tg
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần khắc sâu
9’
25’
GV gọi HS đọc nội dung và trình tự tiến hành.
GV giới thiệu các bộ truyền động, hướng dẫn HS qui trình tháo, lắp
GV hướng dẫn HS phương pháp đo đường kính bánh đai bằng thước lá hoặc thước cặp (đơn vị mm).
Kết quả đo và đếm được ghi vào báo cáo thực hành.
GV phân các nhóm về vị trí làm việc, bố trí dụng cụ và thiết bị cho các nhóm
- Các nhóm thực hiện thao tác theo mô hình
- GV quan sát tác phong làm việc của các nhóm
- HS thực hiện thao tác lắp và điều chính các bộ truyền động
- GV hướng dẫn cách tính tỉ số truyền lí thuyết và thực tế rồi ghi vào báo cáo thực hành.
I- Giới thiệu nội dung và trình tự tiến hành
+ Đo đường kính bánh đai, đếm số răng của các bánh răng và đĩa xích
+ Lắp ráp các bộ truyền động và kiểm tra tỉ số truyền
II- Tìm hiểu cấu tạo của các bộ truyền động.
- Lần lượt lắp ráp các bộ truyền động vào giá đỡ
- Đánh dấu vào một điểm của bánh bị dẫn, quay bánh dẫn và đếm số vòng quay của bánh bị dẫn.
IV- Tổ chức thực hành
(5’) d- Tổng kết bài học:
 - GV hướng dẫn HS tự đánh giá bài thực hành theo mục tiêu bài học
 - GV yêu cầu HS ngừng hoạt động, nộp mô hình, nộp báo cáo thực hành, thu dọn dụng cụ.
 - GV nhận xét về sự chuẩn bị của HS về thao tác, kết quả, tinh thần thái độ. 
 e- Hướng dẫn HS học bài ở nhà:
 Đọc trước bài 32 Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống
5/ Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Tiết 31. Bài 32 
 vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống
Ngày soạn:...........................
Ngày dạy:...../......./........./ tại lớp:........... sĩ số HS:......... vắng:........
1/ Mục tiêu:
 a- Kiến thức: - Biết được quá trình sản xuất và truyền tải điện năng
 - Hiểu được vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống
 b- Kĩ năng: - Biết cách lập sơ đồ tóm tắt qui trình sản xuất điện năng
 c- Thái độ: - Yêu thích, say mê, ham học hỏi phần kĩ thuật điện.
2/ Chuẩn bị của GV và HS:
 a) GV: SGK - giáo án - sơ đồ các nhà máy điện
 b) HS: SGK- vở viết
3/ Phương pháp giảng dạy:
 Trực quan - gợi mở, giải quyết vấn đề
4/ Tiến trình bài dạy:
 a- ổn định tổ chức: 1’
 b- Kiểm tra bài cũ: 2’ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 c- Bài mới:
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần khắc sâu
5’
17’
5’
10’
GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin trong SGK
? Em cho biết, điện năng là gì?
? Con người đã sử dụng các dạng năng lượng nào để sản xuất ra điện?
? ở nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, người ta biến nguồn năng lượng nào thành điện năng?
HS quan sát H32.1, kể tên các thiết bị chính của nhà máy nhiệt điện?
? ở nhà máy nhiệt điện, người ta sử dụng nguyên liệu nào để đun nóng nước?
? Dựa vào trình bày ở trên và quan sát h32.1, em hãy lập sơ đồ tóm tắt qui trình sản xuất điện năng ở nhà máy nhiệt điện?
? Để có nhà máy thuỷ điện người ta phải làm gì?
? Kể tên các thiết bị chính của nhà máy thuỷ điện?
? Năng lượng của dòng nước gọi là gì?
? Quan sát H32.2, em hãy lập sơ đồ tóm tắt qui trình sản xuất điện năng ở nhà máy thuỷ điện?
? ở nhà máy điện nguyên tử, người ta sử dụng năng lượng nguyên ử nào để SX ra điện năng?
? Ngoài ra người ta còn sử dụng dạng năng lượng nào nữa?
? Vậy năng lượng đầu vào và đầu ra của trạm phát điện năng lượng gió và năng lượng mặt trời là gì?
HS tìm hiểu thông tin trong SGK
? Điện năng dược truyền tải đến những nơi nào?
? Để đưa điện đến các nơi trên, người ta sử dụng đường dây truyền tải nào? và có cấp điện áp là bao nhiêu?
? Em có thể kể tên một số nhà máy điện mà em biết?
? Em hãy kể tên một số lĩnh vực sử dụng điện năng?
? Vậy điện năng có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống?
I- Điện năng
 1- Khái niệm
Từ thế kỉ 18, con người đã biết sử dụng điện để sản xuất và phục vụ đời sống. Năng lượng của dòng điện (công của dòng điện) được gọi là điện năng.
 2- Sản xuất điện năng
- Các dạng năng lượng như: nhiệt năng, thuỷ năng, năng lượng nguyên tử... được biến đổi thành điện năng.
Năng lượng của dòng chảy (thuỷ năng)
 a. Nhà máy nhiệt điện
Lò hơi, tua bin hơi, máy phát điện
Sử dụng nhiệt năng của than hoặc khí đốt
 đun nóng nước
Nhiệt năng của than, khí đốt-------------
 Làm quay làm quay
Hơi nước----------- tua bin --------- máy 
 Phát
Phát điện----------điện năng
 b. Nhà máy thuỷ điện
Người ta xây các đập nước và các ống dẫn nước.
Dòng nước, tua bin nước, máy phát điện
Gọi là thuỷ năng
 Làm quay
Thuỷ năng của dòng nước----------------
 Làm quay phát
Tua bin-------------máy phát điện--------
điện năng
 c. Nhà máy điện nguyên tử
 Năng lượng nguyên tử của các chất phóng xạ như urani...
Năng lượng mặt trời và năng lượng gió
- Đầu vào là gió, là ánh nắng mặt trời
- Đầu ra là điện
 3- Truyền tải điện năng
Các thành phố, các trung tâm công nghiệp, các khu dân cư, lớp học...
- Từ nhà máy điện đến các khu công nghiệp người ta dùng đường dây truyền tảI điện áp cao (cao áp) như đường dây 500KV, 220KV (H32.4)
- Để đưa điện đến các khu dân cư, lớp học, người ta dùng đường dây truyền tải điện áp thấp (hạ áp) : 220V- 380V
- Thuỷ điện Hoà Bình
- Thuỷ điện Trị An
- Nhiệt điện than Phả Lại...
II- Vai trò của điện năng
- Công nghiệp: Máy cơ khí (tiện, phay, bào...), máy hàn, máy nâng (thang máy)
- Nông nghiệp: máy bơm, máy say xát, phục vụ lò sấy thức ăn, lò ấp trứng...
- Giao thông: Hệ thống tín hiệu...
- Ytế, giáo dục: Các máy ytế (máy thở, máy siêu âm...) trang thiết bị nghe nhìn dạy học...
- Văn hoá, thể thao: phục vụ công tác tuyên truyền thông tin, ánh sáng, sân bãi...
- Thông tin: thư, báo diện tử, dịch vụ internet...
- Trong gia đình: đèn điện, quạt, tivi, nồi cơm điện...
 Nhờ có điện năng, quá trình sản xuất được tự động hoá và cuộc sống của con người có đầy đủ tiện nghi, văn minh hiện đại hơn.
(5’) d- Củng cố, luyện tập: - GV nêu câu hỏi củng cố bài
 - Gọi HS đọc phần ghi nhớ và nội dung có thể em chưa biết
 e- Hướng dẫn HS học bài ở nhà: - Học bài và làm bài tập trong SGK
 - Đọc trước và chuẩn bị bài sau.
5/ Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.
Tiết 32 Bài 33: an toàn điện
Ngày soạn:...........................
Ngày dạy:...../......./........./ tại lớp:........... sĩ số HS:......... vắng:........
1/ Mục tiêu:
 a- Kiến thức: - Hiểu được nguyên nhân gây ra tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.
 - Biết được một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và đời sống
 b- Kĩ năng: - Biết sử dụng một số dụng cụ an toàn điện
 c- Thái độ: - Có ý thức thực hiện an toàn điện trong sản xuất và đời sống.
2/ Chuẩn bị của GV và HS:
 a) GV: SGK - giáo án - một số dụng cụ an toàn điện
 b) HS: SGK- vở viết
3/ Phương pháp giảng dạy:
 Trực quan - phát hiện và giải quyết vấn đề
4/ Tiến trình bài dạy:
 a- ổn định tổ chức: 1’
 b- Kiểm tra bài cũ: 5’
 ? Kiểm tra phần ghi nhớ bài 32?
 c- Bài mới:
Tg
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần khắc sâu
15’
14’
GV hướng dẫn HS quan sát h33.1
? Quan sát H33.1, em hãy điền chữ a,b,c vào chỗ trống (...) cho thích hợp?
GV cho HS quan sát H33.2 SGK
? Những hành vi vi phạm hành lang an toàn điện nguy hiểm như thế nào đối với con người?
GV hướng dẫn HS quan sát bảng 33.1 
? Đối với điện áp từ 22KV- 35KV, với dây bọc và dây trần, khoảng cách là bao nhiêu?
? Điện áp từ 66- 110KV, 220KV, 500KV, thì khoảng cách an toàn là bao nhiêu?
? Nêu khoảng cách an toàn thẳng đứng đối với điện áp từ 35KV- 500KV?
HS quan sát H33.3 và tìm hiểu thông tin trong SGK
GV hướng dẫn HS quan sát H33.4 SGK
? Hãy điền chữ a,b,c vào chỗ trống (...) cho đúng?
? Trước khi sửa chữa điện cần phải làm gì?
? Quan sát H33.5 và kể tên một số dụng cụ an toàn điện?
I- Nguyên nhân gây tai nạn điện
 1- Do chạm trực tiếp vào vật mang điện
- H33.1 c
- H33.1 b
- H33.1 a
2- Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp
- Khi đến gần đường dây điện cao áp, trạm biến áp
- Xây nhà gần đường dây điện cao áp, gần trạm biến áp...
- Dây bọc: 1 - 1,5m
- Dây trần: 2 - 3m
(khoảng cách an toàn chiều rộng)
- 66- 110KV: 4m
- 220KV: 6m
- 500KV: 7m
- 35KV: 2m ; 66KV- 110KV: 3m
- 220KV: 4m ; 500KV: 6m
 3- Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất
II- Một số biện pháp an toàn
 1- Một số biện pháp an toàn trong khi sử dụng điện
- H33.4 a
- H33.4 c
- H33.4 b
- H33.4 d
2- Một số biện pháp an toàn trong khi sửa chữa điện
- Phải cắt nguồn điện
- Rút phích cắm điện
- Rút nắp cầu chì
- Cắt cầu dao hoặc aptômat tổng
a) Giày cao su cách điện
b) Giá cách điện
c) Dụng cụ lao động có chuôi cách điện
d) Găng tay cao su cách điện
e) Thảm cao su cách điện...
(5’) d- Củng cố, luyện tập: - GV hướng dẫn HS làm bài tập 3 SGK- 120
 Hãy điền những hành động đúng (Đ) hay sai (S) vào ô trống cho đúng
 - Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
 e- Hướng dẫn HS học bài ở nhà: - Học bài và làm bài tập trong SGK
 - Đọc trước và chuẩn bị bài sau.
5/ Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.
Tiết 33 Bài 34
 thực hành: dụng cụ bảo vệ an toàn điện
Ngày soạn:...........................
Ngày dạy:...../......./........./ tại lớp:........... sĩ số HS:......... vắng:........
1/ Mục tiêu:
 a- Kiến thức: - Hiểu được cấu tạo, công dụng của một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện
 b- Kĩ năng: - Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện
 c- Thái độ: - Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng và sửa chữa điện.
2/ Chuẩn bị của GV và HS:
 a) GV: SGK - giáo án - các dụng cụ an toàn điện
 b) HS: SGK- vở viết
3/ Phương pháp giảng dạy:
 Đàm thoại - luyện tập
4/ Tiến trình bài dạy:
 a- ổn định tổ chức: 1’
 b- Kiểm tra bài cũ: 5’
 ? Nêu các nguyên nhân xảy ra tai nạn điện?
 c- Bài mới:
Tg
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần khắc sâu
16’
18’
? Kể tên một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện?
? Chúng được làm bằng vật liệu gì?
? Nêu công dụng của những dụng cụ đó?
? Nêu ý nghĩa số liệu kĩ thuật của các dụng cụ đó?
HS trả lời và ghi vào báo cáo thực hành.
HS quan sát cấu tạo ngoài của bút thử điện.
? Nêu cấu tạo của bút thử điện?
GV hướng dẫn HS qui trình tháo, lắp
HS tìm hiểu thông tin trong SGK
? Tại sao dòng điện qua bút thử điện lại không gây nguy hiểm cho người sử dụng?
GV hướng dẫn HS quan sát H34,2 SGK và tìm hiểu cách sử dụng bút thử điện.
? Tại sao khi sử dụng bút thử điện, bắt buộc phải để tay vào kẹp kim loại ở nắp bút?
1- Tìm hiểu các dụng cụ bảo vệ an toàn điện
Thảm cách điện, găn

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống (7).doc