Công nghệ 8 - Huỳnh Minh Trung

I.MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

· Biết được hình dáng, cấu tạo và vật liệu chế tạo các dụng cụ cầm tay đơn giản được sử dụng trong ngành cơ khí.

2. Kĩ năng

· Biết được công dụng và cách sử dụng các loại dụng cụ cơ khí phổ biến.

 3. Thái độ

· Có ý thức bảo quản, giữ gìn dụngcụ và đảm bảo an toàn khi sử dụng.

II.CHUẨN BỊ

· Bộ tranh giáo khoa về các dụng cụ cơ khí.

· Dụng cụ thước lá, thước cặp, đục, dũa, cưa.

III.PHƯƠNG PHÁP

· Thảo luận , phát vấn, gợi mở.

IV TIẾN TRÌNH

 1.Ổn định: Kiểm diện(1 phút)

 2.Kiểm tra bài cũ:(3 phút)

 Kiểm tra dụng cụ học tập.

 

doc 44 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2296Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Công nghệ 8 - Huỳnh Minh Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ƯƠNG PHÁP
Phương pháp thực hành, đọc tài liệu, vấn đáp
IV TIẾN TRÌNH
	1.Ổn định: Kiểm diện(1 phút)
	2.Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
C1: hình nón được tạo thành như thế nào? Nếu dặt mặt đáy của hình nón song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh có dạng hình gì?
-Hình tam giác quay quanh 1 cạnh góc vuông. 
-Hình chiếu cạnh là hình tròn và hình chiếu đứng là hình tam giác.
C2: Hình cầu được tạo thành như thế nào? Các hình chiếu của hình cầu có đặc điểm gì?
-Hình tròn quay quanh 1 đường kính của nó. Các hình chiếu của hình cầu đều là hình tròn bằng nhau.
C3: Bài tập a,b
-Hình chiếu 1: Biểu diễn hình chõm cầu.
-Hình chiếu 2: Biểu diễn nửa hình trụ.
-Hình chiếu 3: Biểu diễn hình đới cầu.
-Hình chiếu 4: Biểu diễn hình nón cụt.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV: Nội dung bài thực hành gồm hai phần.
1-Trả lời các câu hỏi bằng phương pháp lựa chọn và đánh dấu Ð vào bản g 7.1.
2- Phân tích hình dạng của vật thể bằng cách đánh dấu Ð vào bản g 7.2.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách trình bày bài làm.
GV: Nêu cách trình bày bài làm.
Hoạt độn g 3: Tổ chức thực hành.
HS: Làm việc theo nhóm.
GV: theo dõi uốn nắn các nhóm.
* GV: Lưu ý HS giữ vệ sinh, tiết kiệm giấy.
I. Chuẩn bị.
-Dụng cụ: Thước, êke, compa.
-Vật liệu: Giấy vẽ khổ A4.
-SGK.
II. Trình bày bài làm.
-Khung tên.
III. Thực hành.
-HS làm bài theo sự hướng dẫn của GV.
 a) Bảng 7.1
Vật thể
A
B
C
D
Bản vẽ
1
Ð
2
Ð
3
Ð
4
Ð
 b) Bảng 7.2
Vật thể
A
B
C
D
Khối H H
1
Ð
Ð
2
Ð
Ð
3
Ð
Ð
Ð
Ð
4
Ð
Củng cố và luyện tập:
GV: Nhận xét bài thực hành
-Sự chuẩn bị của HS.
-Cách thực hiện.
-Thái độ.
Hướng dẫn HS tự đánh giá.
Thu bài
Hướng dẫn học sinh tự học:
Xem lại bài.
Đọc “ Có thể em chưa biết”.
Chuẩn bị bài: “ Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật – Hình cắt”.
Câu hỏi chuẩn bị: Tại sao trên bản vẽ KT người ta hay dùng hình cắt?
V.Rút kinh nghiệm:
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
Chương II - BẢN VẼ KĨ THUẬT
Ü MỤC TIÊU CHƯƠNG:
Học sinh biết được một số khái niệm (bản vẽ kĩ thuật, hình cắt , biểu diễn ren).
Học sinh biết nội dung, cĩ kỹ năng đọc các bản vẽ kĩ thuật đơn giản (Bản vẽ chi tíêt, bản vẽ lắp, bản vẽ nhà).
Rèn cho HS kỹ năng đọc các bản vẽ kĩ thuật.
Hình thành tác phong làm việc đúng quy trình.
Ngày dạy: 15/09/2008
Tuần:4
KHÁI NIỆM VỀ BẢN VẼ KĨ THUẬT 
HÌNH CẮT- BẢN VẼ CHI TIẾT
Tiết:7 
I.MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
Biết được khái niệm về bản vẽ kĩ thuật. Hiểu được hình cắt được vẽ như thế nào? Hình cắt được dùng để làm gì? Biết được khái niệm và công dụng của hình cắt.
Biết được nội dung của bản vẽ chi tiết.
2. Kĩ năng
Quan sát được mô hình và hình vẽ của ống lót. 
Đọc được nội dung của bản vẽ chi tiết. 
Phát huy trí tửơng tượng của không gian
 3. Thái độ
Cẩn thận, hs tích cực tham gia thảo luận học tập.
II.CHUẨN BỊ
Tranh vẽ; vật mẫu ống lót.
III.PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp trực quan, vấn đáp, đọc tài liệu
IV TIẾN TRÌNH
	1.Ổn định: Kiểm diện(1 phút)
	2.Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Nhận xét bài thực hành.
3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm chung 
GV: Yêu cầu HS nhắc lại vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống và sản xuất.
-Bản vẽ kĩ thuật là gì?
HS: Tìm ví dụ
GV: Mỗi lĩnh vực đều phải có trang bị các loại máy thiết bị và cần có cơ sở hạ tầng, nhà xưởng.
Bản vẽ cơ khí thuộc lĩnh vực chế tạo máy và thiết bị.
Bản vẽ xây dựng thuộc lĩnh vực xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng
Hoạt động 2. Tìm hiểu khái niệm về hình cắt.
GV: Khi học về thực vật đông vậtmuốn thấy rõ cấu tạo bên trong của hoa, quả, các bộ phận bên trong của cơ thể người ta cần làm thế nào?
Vậy để diễn tả các kết cấu trong lỗ, rãnh của chi tiết máy, trên bản vẽ kĩ thuật cần phải dùng phương pháp cắt- phương pháp này giống như phương pháp bổ đôi quả cam.
GV: Cho HS quan sát vật mẫu ống lót bị cắt đôi và H 8.2( SGK) và trả lời câu hỏi.
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Kết luận.
Hoạt động3: Tìm hiểu cách đọc bản vẽ chi tiết.
GV: Cùng HS đọc bản vẽ ống lót.
GV: Trình bày cách đọc bản vẽ chi tiết. Đọc trình tự của bảng 9.1 (SGK).
GV: Nêu câu hỏi.
-Khi đọc bản vẽ chi tiết em đọc trình tự như thế nào?(Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp).
I. Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật.
-Bản vẽ kĩ thuật (gọi tắt là bản vẽ) trình bày thông tin kĩ thuật của sản phẩm dứơi dạng các bản vẽ và các hình Kí hiệu theo các quy ước thống nhất.
-Bản vẽ kĩ thuật:
+Bản vẽ cơ khí thuộc lĩnh vực chế tạo máy và thiết bị.
+Bản vẽ xây dựng thuộc lĩnh vực xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng.
II. Tìm hiểu khái niệm về hình cắt.
-Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt.
-Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể. Phần vật thể bị mặt phẳng cắt cắt qua được kẻ gạch gạch.
IV. Đọc bản vẽ chi tiết.
-Đọc bảng 9.1 SGK
4. Củng cố và luyện tập:
HS đọc ghi nhớ trong SGK.
Trả lời câu hỏi.
C1: Thế nào là bản vẽ kĩ thuật?
-Bản vẽ kĩ thuật trình bày các thông tin kĩ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và kí hiệu theo quy ước thốn gnhất và thường vẽ theo tỉ lệ.
C2: Thế nào là bản vẽ chi tiết? Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì?
-Bản vẽ chi tiết gồm các hình biểu diễn, các kích thước và các thông tin cần thiết để xác định chi tiết máy.
-Bản vẽõ chi tiết dùng chế tạo và kiểm tra chi tiết máy.
	5. Hướng dẫn học sinh tự học:
HS học thuộc ghi nhớ SGK.
Trả lời câu hỏi trang 30; 33/SGK.
Chuẩn bị bài: “ Biểu diễn ren”.
CHCB: Nêu các chi tiết có ren mà em biết? Quy ước vẽ ren trên bản vẽ ntn?
V.Rút kinh nghiệm:
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
Ngày dạy:18/09/2008
Tuần:4
BIỂU DIỄN REN
Tiết:8
I.MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
Nhận dạng được ren trên bản vẽ chi tiết.
2. Kĩ năng
Biết được quy ước về ren.
Rèn được kĩ năng đọc bản vẽ chi tiết có ren.
3.Thái độ:
Cẩn thận và chính xác.
II.CHUẨN BỊ
Tranh vẽ các hình 11.(1, 2, 3, 4, 5, 6).
Vật mẫu: đinh tán, bóng đèn đuôi xoáy, lọ mực nắp vặn bằng ren.
Mô hình các loại ren bằng kim loại.
III.PHƯƠNG PHÁP
Liên hệ thực tế một số chi tiết có ren, khắc sâu kiến thức.
IV TIẾN TRÌNH
	1.Ổn định: Kiểm diện(1 phút)
	2.Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
Nhận xét bài thực hành.
3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Rìm hiểu chi tiết có ren.
GV: Em hãy cho biết một số đồ vật hoặc chi tiết có ren thường thấy.
HS: Bulong, đai ốc, trục trước và trục sau bánh xe đạp, đầu ống nước, phần đầu và vỏ bút bi,
GV: Hãy nêu công dụng của ren trên các chi tiết của H11.1 SGK.
HS:
Làm cho mặt ghép được lắp ghép với chân ghế.
b.Làm cho nắp lọ mực lắp kín lọ mực.
c,e.Làm cho bóng đèn lắp với đuôi đèn.
d. làm cho 2 chi tiết được ghép với nhau.
g,h.Làm cho các chi tiết được ghép lại với nhau(bulông, đai ốc).
Hoạt động 2: Tìm hiểu qui ước về ren.
GV: Vì sao ren lại được vẽ theo qui ước giống nhau?
HS: Vì ren có kết cấu phức tạp nên các loại ren đều được vẽ theo cùng một qui ước để đơn giản hoá.
GV: Thông báo qui ước vẽ ren nhìn thấy.
Thông báo có 3 loại ren: Ren ngoài, ren trong, ren che khuất.
GV: Cho HS quan sár vật mẫu và H11.3
Hỏi: Em hãy chỉ rõ các đường chân ren, đỉnh ren, giới hạn ren, đường kính ngoài, đường kính trong..
GV: Cho HS trả lời rồi nhận xét.
GV: Yêu cầu HS quan sát ren trục (H11.2) và xem các hình chiếu của ren trục (H11.3). Em hãy nhận xét qui ước vẽ ren bằng cách ghi cụm từ liền đậm và cụm từ liền mảnh vào các mệnh đề.
HS: Trả lời.
GV: Kết luận.
-Liền đậm.
-Liền mảnh.
-Liền đậm.
-Liền đậm.
-Liền mảnh.
GV: Vậy ren ngoài là gì?
GV thông báo: Thế nào là ren trong và cho HS quan sát (H11.4).
GV: Yêu cầu HS quan sát (H11.4) và xem các hình cắt, hình chiếu ủa ren lỗ(H11.5). Em hãy điền các cụm từ thích hợp vào các mệnh đề sau.
HS trả lời: 
-Liền đậm.
-Liền mảnh.
-Liền đậm.
-Liền đậm.
-Liền mảnh.
GV: Khi vẽ hình chiếu thì cạnh khuất và đường bao khuất được vẽ bằng nét gì?(nét dứt).
GV: Kết luận cho HS ghi vào vở.
I. Chi tiết có ren.
II. Quy ước vẽ ren.
-Ren nhìn thấy:
+Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm.
+Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh và vòng tròn chận ren chỉ vẽ 3/4 vòng.
 1.Ren ngoài(Ren trục).
-Ren ngoài ( ren trục) là ren được hình thành mở mặt ngoài của chi tiết.
 2. Ren trong ( Ren lỗ).
-Ren trong là ren được hình thành ở mặt trong của lỗ.
 2. Ren che khuất.
-Khi vẽ ren bị che khuất thì đường đỉnh ren, đường chân ren và đường giới hạn ren đều được vẽ bằng nét đứt.
4. Củng cố và luyện tập:
GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK.
GV cho HS trả lời câu hỏi.
C1: Ren dùng để làm gì?
 -Ren dùng để ghép nối hay để truyền lực.
C2: Kể một số chi tiết có ren mà em biết?
 -Trục trước và trục sau bánh xe đạp, đều ốn gnước, phần đầu và thân vỏ bút bi?
C3: Quy ước vẽ ren trục và ren lỗ khác nhu như thế nào?
 -Khác nhau ở vị trí nét liền đậm đỉnh ren và nét liền mảnh chân ren.
 -Đối với ren trục, nét liền đậm đỉnh ren ở phía ngoài nét liền mảnh chân ren, ngược lại đối với ren lỗ, nét liền đậm đỉnh ren ở phía trong nét liền mảnh.
5. Hướng dẫn học sinh tự họcø:ø:
Học bài.
Làm BT 1,2 trang 37.
Chuẩn bị bài: “Thực hành: Đọc Bản vẽ chi tiết đơn gián có hình cắt.
 Thực hành: Đọc Bản vẽ chi tiết đơn gián có hình cắt”.
V.Rút kinh nghiệm:
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
Ngày dạy: 22/09/2008
Tuần:5
BÀI TẬP THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN VẼ CHI TIẾT ĐƠN GIẢN CÓ HÌNH CẮT VÀ CÓ REN
Tiết: 9
I.MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
Đọc được bản vẽ vòng đai có hình cắt.
Đọc được bản vẽ côn có ren.
2. Kĩ năng
Hình thành kĩ năng đọc bản vẽ chi tiết có ren và bản vẽ vòng đai có hình cắt.
3. Thái độ
Cẩn thận và chính xác và làm việc theo qui trình
Tiết kiệm giấy, không vứt bỏ giấy bừa bãi góp phần bảo vệ môi trường.
II.CHUẨN BỊ
 1. GV:
Vật mẫu:Vòng đai, côn.
2. HS:
Thứơc , ê ke , compa
Sách giáo khoa
III.PHƯƠNG PHÁP
Thực hành , thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH
	1.Ổn định: Kiểm diện(1 phút)
	2.Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
HS1: Thế nào là bản vẽ chi tiết ? Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì?
( Bản vẽ chi tiết gồm các hình biểu diễn, các kích thước và các thông tin cần thiết khác để xác định chi tiết máy. Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra)
HS2: Ren dùng để làm gì? Hãy trình bày qui ước vẽ ren?
( Ren dùng để ghép nối hay để truyền lực. 
 Ren nhìn thấy: Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm.
 Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh và vòng tròn chân ren chỉ vẽ ¾ vòng.
 Ren bị che khuất: Các đường đỉnh ren, đương chân ren và đương giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt.)
 3.Bài mới
HOẠT ĐÔNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
Hoạt động1. Giới thiệu nội dung và trình tự tiến hành.
GV: Gọi học sinh đọc trình tự nội dung bài thực hành.
HS: Đọc bản vẽ vòng đai ( h 10.1) SGK và và bản vẽ côn có ren( h12.1) và ghi các nội dung cần hiểu vào mẫu bảng 9.1 (Sgk).
GV: Thông báo các bước được tiến hành như sau.
Bước 1: Đọc nội dung ghi trong khgung tên.
Bước 2 : Phân tích các hình chiếu, hình cắt.
Bước 3 : Phân tích kích thước.
Bước 4 : Đọc các yêu cầu kĩ thuật.
Bước 5 : Mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết, công dụng của chi tiết đó.
Họat động2. Tìm hiểu cách trình bày bài làm.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi theo mẫu bảng 9.1.
Hoạt động3 . Tổ chức thực hành
HS: Làm bài theo hướng dẫn của giáo viên.
GV: theo dõi uốn nắn, nhắc nhỡ các em làm bài sạch đẹp đúng quy trình, giữ vệ sinh chung góp phần bảo vệ môi trường.
I.Nội dung
Đọc bản vẽ vòng đai và côn có ren( h12.1) và ghi nội dung cần hiểu vào mẫu như bảng 9.1.
II. Trình tự bài làm
Học sinh trình bày
III.Thực hành
Học sinh làm bài.
4. Củng cố và luyện tập
Nhận xét bài làm.
Học sinh tự đánh giá.
Thu bài
 5. Hướng dẫn học sinh tự học: 
Học sinh tìm mẫu vật( đinh ốc) để đối chiếu.
Đọc bài “ Bản vẽ lắp”
V.Rút kinh nghiệm
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
Ngày dạy:27/09/2008
Tuần: 5
BẢN VẼ LẮP
 Tiết: 10 
I.MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
Biết được nội dung và công dụng của bản vẽ lắp.
Biết cách đọc bản vẽ lắp đơn giản.
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng lao động có kỹ thuật..
3. Thái độ
Cẩn thận và chính xác .
II.CHUẨN BỊ
 GV:
Tranh vẽ các hình vẽ bài 13sgk
Vật mẫu:Vòng đai bằng chất dẻo
HS:
Chuẩn bị đọc tài liệu sgk.
III.PHƯƠNG PHÁP
Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, trực quan, đọc tài liệu
IV. TIẾN TRÌNH
	1.Ổn định: Kiểm diện(1 phút)
	2.Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1. Tìm hiểu nội dung của bản vẽ lắp
GV: Cho HS quan sát vật mẫu vòng đai được tháo rời các chi tiết để xem hình dạng, kết cấu của từng chi tiết và lắp lại để biết sự quan hệ giữa các chi tiết.
GV: Bản vẽ lắp gồm các hình chiếu nào?
HS: Gồm có hình chiếu bằng và hình chiếu đứng có cắt cục bộ.
GV: Mỗi hình chiếu diễn tả chi tiết nào?
HS: Vòng đai(2), đai ốc(2), vòng đệm(2), bu lông(2).
GV: Vị trí tương đối giữa các chi tiết: Đai ốc ở trên cùng, đến vòng đệm(3), vòng đai(1) và bu lông M10 ở dưới cùng.)
GV: Các kích thước ghi trên bảng vẽ có ý nghĩa gì?
HS: Trả lời.
GV: Kết luận
Kích thước chung: 140,50,78
Kích thước lắp giữ các chi tiết: 50,110.
GV: Bảng kê chi tiết gồm những nội dung gì?
HS: Tên gọi chi tiết và số lương chi tiết.
GV: Khung tên ghi những mục gì? Ý nghĩa của từng mục?
HS: Khung tên ghi tên gọi sản phẩm và tỷlệ của bản vẽ để người đọc bước đầu có khái niệm sơ bộ về sản phẩm.
GV: Bản vẽ gồm những nội dung gì?
HS: Vẽ sơ đồ nội dung của bản vẽ lắp.
Hoạt động 2. Hướng dẫn đọc bản vẽ lắp
GV: Yêu cầu HS quan sát bản vẽ lắp bộ vòng đai( H13.1. sgk), nêu rõyêu cầu đọc bản vẽlắp để biết được hình dạng kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm.
HS: Đọc
I. Nội dung của bản vẽ lắp
 Bản vẽ lắp
II. Đọc bản vẽ lắp
1. Khung tên
Tên gọi sản phẩm: bộ vòng đai, tỉ lệ bản vẽ 1:2
2. Bảng kê
Vòng đai(2), đai ốc(2), vòng đệm(2), bu lông(2)
3. Hình biểu diễn
Hình chiếu bằng, hnìh chiếu đứng có cắt cục bộ.
4. Kích thước
- Kích thước chung(2) 140,5.,78
- Kích thước lắp giữa các chi tiếtM10
- Kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết 50,110
5. Phân tích chi tiết
- Đai ốc ở trên cùng vòng đệm, vòng đai và bu lông M10 ở dưới cùng
6. Tổng hợp
Tháo chi tiết 2-3-4, lắp chi tiết1-4-3-2.
Công dụng: Ghép nối chi tiết hình trụ với chi tiết khác. 
4. Củng cố và luyện tập
Đọc ghi nhớ trong sgk
Trả lời câu hỏi
C1. Bản vẽ lắp và bản vẽ chi tiết đều có hình biểu diễn các kích thước và yêu cầu kĩ thuật, khung tên. Kích thước trên bản vẽ lắp dùng để lắp ráp, không ghi các kích thước chế tạo.
Bản vẽ lắp dùng để lắp ráp các chi tiết.
C2. Trình tự đọc bản vẽ lắp
 5. Hướng dẫn học sinh tự họcø:
 Học bài
Chuẩn bị: “ Thực hành đọc bản vẽ lắp đơn giản”
V.Rút kinh nghiệm
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
Ngày dạy: 29/09/2008
Tuần: 6
Tiết:11
THỰC HÀNH ĐỌC BẢN VẼ LẮP ĐƠN GIẢN
I.MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
Đọc được bản vẽ lắp bộ ròng rọc.
2. Kĩ năng
Hình thành kĩ năng đọc bản vẽ lắp.
 3. Thái độ
Hình thành tác phong làm việc theo qui trình. Ham thích tìm hiểu bản vẽ cơ khí, vệ sinh sạch sẽ nơi thực hành.
II.CHUẨN BỊ
GV: Tranh vẽ bản vẽ lắp.
HS: Dụng cụ gồm thước , êke, compa
 - Vật liệu: Giấy vẽ khổ A4
III.PHƯƠNG PHÁP
Thực nghiệm, thảo luận nhóm, đọc tài liệu
IV TIẾN TRÌNH
	1.Ổn định: Kiểm diện(1 phút)
	2.Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
 HS1: Hãy trình bày nội dung của bản vẽ lắp? Nêu trình tự đọc bản vẽ lắp?
 ( Bản vẽ lắp gồm: Hình biểu diễn, Kích thước, bảng kê, kích thước
 Trình tự đọc bản vẽ lắp: Khung tên, Bảng kê, Hình biểu diễn, kích thứớc, phân tích, tổng hợp)
3.Bài mới
HỌAT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV: Yêu cầu HS đọc nội dung bài thực hành.
HS: Đọc nội dung bài
GV: Yêu cầu HS nhắc lại trình tự tiến hành khi đọc bản vẽ lắp.
HS: Tìm hiểu chung: Đọc khung tên các yêu cầu kĩ thuật
Phân tích hình biểu diễn: Đọc các hình biểu diễn: 
Phân tích chi tiết: Đọc bản vẽ, phân tích
Tổng hợp
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách trình bày bài làm
HS xem yêu cầu SGK.
Hoạt động 3: Tổ chức thực hành
GV: Hướng dẫn HS làm bài.
* GV lưu ý HS làm việc đúng quy trình và giữ vệ sinh nơi thực hành.
I. Nội dung.
-Đọc bản vẽ lắp bộ ròng rọc (H14.1) và trả lời các câu hỏi theo mẫu bảng bảng 13.1
II. Trình bày bài làm.
-Kẻ mẫu bảng 13.1 và trả lời vào bảng.
-Làm trên giấy A4.
III. Thực hành.
-Học sinh đọc bản vẽ bộ ròng rọc.
 4. Củng cố và luyện tập
Nhận xét bài làm.
Học sinh tự đánh giá bài làm.
Thu bài
 5. Hướng dẫn học sinh tự học:
Xem lại bài
Chuẩn bị: “ Bản vẽ nhà”.
CHCB: Nội dung bản vẽ nhà gồm có những gì? Cách đọc BVN ntn?
Rút kinh nghiệm
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
Ngày dạy: 2/10/2008
Tuần: 6
Tiết: 12BẢN VẼ NHÀ
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Biết được công dụng của bản vẽ các hình chiếu của ngôi nhà.
Biết được một số ký hiệu bằng hình vẽ của một bộ phận dùng trên bản vẽ.
2. Kĩ năng
Có kĩ năng đọc các bản vẽ
3. Thái độ
Cẩn thận và chính xác, yêu thích bộ môn.
II.CHUẨN BỊ
GV: Tranh vẽ ngôi nhà, bản vẽ nhà
HS: Nghiên cứu SKG, xem và đọc trước bản vẽ nhà. 
III.PHƯƠNG PHÁP 
Trực quan, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, đọc sgk
IV TIẾN TRÌNH
	1.Ổn định: Kiểm diện(1 phút)
	2.Kiểm tra bài cũ:(3 phút)
	-Nhận xét bài thực hành.
	3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung của bản vẽ nhà.
GV: Yêu cầu HS quan sát hình chiếu phối cảnh nhà 1 tầng sau đó xem bản vẽ nhà (H15.2 và H15.1).
GV: Mặt đứng có hướng chiếu từ phía nào của ngôi nhà? Mặt đứng diễn tả mặt nào của ngôi nhà?
HS: Hướng chiếu từ phía trước của ngôi nhà. Diễn tả mặt chính, lan can của ngôi nhà.
GV: Mặt bằng có mặt phẳng cắt đi ngang qua các bộ phận nào của ngôi nhà? Mặt bằng diễn tả các bộ phận nào của ngôi nhà?
HS: Mặt bằng có mặt phẳng cắt đi ngang qua các cửa sổ và song song với nền nhà diễn tả vị trí, kích thước các tường, vách, cửa đi, cửa sổ và kích thước chiều dài, chiều rộng của ngôi nhà, của các phòng.
GV: Mặt cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu nào? Mặt cắt diễn tả các bộ phận nào của ngôi nhà?
HS: Mặt cắt có mặt phẳng song song với mặt phẳng chiếu đứng hoặc mặt phẳng chiếu cạnh, nhằm diễn tả kết cấu tường vách móng nhà và các kích thước mái nhà, các phòng, móng nhà theo chiều cao
GV: Các kích thước ghi trên bản vẽ có ý nghĩa gì? Kích thước của ngôi nhà, của từng phòng, từng bộ phận ngôi nhà như thế nào? 
HS: Các kích thích ghi trên bản vẽ cho ta biết kích thước chung của ngôi nhà 6300,4800,4800 và của từng phòng như: 
-Phòng sinh hoạt chung: (4800 x 1400)+ (

Tài liệu đính kèm:

  • docCông Nghệ 8.doc