Công nghệ 8 - Trường THCS Gio Mỹ

A. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Sau khi học song học sinh biết được vai trò của bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất và đời sống.

- Kỹ năng: Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn vẽ kỹ thuật

B.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

- GV: SGK tranh vẽ hình 1.1; hình 2.2; hình 1.3; hình 1.4

- HS: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

I. Ổn định tổ chức.

II. Kiểm tra bài cũ.

III. Bài mới.

 

doc 100 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Công nghệ 8 - Trường THCS Gio Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
( 2’ )
	Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
	- Học bài và trả lời câu hỏi trang 91 sgk.
	- Chuẩn bị bài sau: Mối ghép tháo được.
	Ngày soạn: 15/11/2008
	Ngày giảng: 24/11/2008
 Tiết 24. mối ghép tháo được
a. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Hiểu được khái niệm và phân loại mối ghép cố định.
	- Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép không tháo được thường gặp.
b. phương pháp:
	- Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
c. Chuẩn bị:
	- GV: Giáo án bài giảng, tài liệu, bulông, chốt.
	- HS: Nghiên cứu bài, sưu tầm mẫu vật. 
d. tiến trình lên lớp:
 	I. ổn định tổ chức. ( 1’ )
	II . Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
	Câu hỏi: ? Thế nào là mối ghép cố định ? Chúng có mấy loại ? Nêu sự khác biệt cơ bản của các loại mối ghép đó ?.
	III. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu mối ghép bằng ren. ( 20’ )
GV: Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm tìm hiểu về mối ghép bằng ren.
HS: Tiến hành làm việc theo nhóm, quan sát, tìm hiểu về mối nối.
?. Cấu tạo, đặc điểm của mối ghép như thế nào ?.
?. Nêu sự khác và giống nhau của 3 loại mối ghép bằng ren ?.
HS: Đại diện nhóm trình bày, nhận xét bổ sung của các nhóm.
GV: Bổ sung, thống nhất.
HS: Ghi nhớ.
?. Mối ghép được ứng dụng ở đâu ? cho ví dụ minh hoạ ?.
HS: Tìm hiểu, trả lời, nhận xét, kết luận. 
GV:Điều chỉnh, thống nhất.
HS: Ghi nhớ.
I.Mối ghép bằng ren.
a. Cấu tạo mối ghép.
- Có ba loại mối ghép chính.
+ Mối ghép bulông.
+ Mối ghép vít cấy.
+ Mối ghép đinh vít.
- Mối ghép bulông các chi tiết có lổ trơn.
- Mối ghép vít cấy chi tiết 3 có lổ trơn, chi tiết 4 có ren.
- Mối ghép đinh vít không cần đai ốc.
b. Đặc điểm và ứng dụng.
- Cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp.
- Mối ghép bulông: Ghép các chi tiết có chiều dày không lớn, có thể tháo, lắp được.
- Chi tiết có bề dày quá lớn: vít cấy.
- Chi tiết ghép chịu lực nhỏ: đinh vít.
Hoạt động 2: Tìm hiểu mối ghép bằng then chốt ( 15’ )
GV: Cho Hs quan sát hình 26.2 sgk.
HS: Quan sát, tìm hiểu và hoàn thành điền vào chổ trống.
GV: Gọi HS lên bảng trả lời và chỉ cấu tạo của mối ghép.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
GV: Thống nhất, kết luận.
?. Mối ghép bằng then và chốt có đặc điểm gì ? ứng dụng của chúng ?.
HS: Tìm hiểu trả lời, nhận xét, kết luận.
GV: Bổ sung, thống nhất.
HS: Ghi nhớ.
II.Mối ghép bằng then và chốt.
a. Cấu tạo mối ghép.
- Cấu tạo: sgk.
Then đựoc đặt trong rãnh then của hai chi tiết.
- Chốt được đặt trong lỗ xuyên qua hai chi tiết ghép.
b. Đặc điểm và ứng dụng.
- Đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế.
- Chịu lực kém.
- Ghép trục với bánh răng.
- Chốt: hãm chuyển động tương đối giữa các chi tiết.
	IV. Củng cố. ( 2’ )
	- HS: Đọc ghi nhớ, trả lời đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng ren và mối ghép bằng then chốt. 
	V. Dặn dò. ( 2’ )
	Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
	- Học bài và trả lời câu hỏi trang 91 sgk.
	- Chuẩn bị bài sau: Mối ghép động.
 	Ngày soạn: 15/11/2008
	Ngày giảng: 25/11/2008
 Tiết 25. mối ghép động
a. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Học sinh hiểu được khái niệm về mối ghép động.
	- Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép động.
	- Rèn luyện khả năng quan sát, nhận xét.
b. phương pháp:
	- Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
c. Chuẩn bị:
	- GV: Giáo án bài giảng, các khớp động .
	- HS: Nghiên cứu bài, sưu tầm các mối ghép. 
d. tiến trình lên lớp:
 	I. ổn định tổ chức. ( 1’ )
	II . Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
	Câu hỏi: ? Nêu cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng ren ?.
	III. Bài mới. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là mối ghép động ?. ( 10’ )
GV: Tổ chức cho HS quan sát tranh.
HS: Quan sát hình 27.1 sgk và trả lời các câu hỏi của GV.
? Xác định các chi tiết và mối ghép có trong hình 27.1 ?.
? Nêu khái niệm về mối ghép động ?.
? Nêu ứng dụng của mối ghép động ?.
HS: Trả lời, nhận xét, kết luận.
GV: Bổ sung, thống nhất.
GV: Giải thích cơ cấu bản lề, cơ cấu tay quay thanh lắc.
HS: Ghi nhớ.
I. Thế nào là mối ghép động?
- Trong mối ghép động các chi tiết ghép có sự chuyển động tương đối với nhau.
- Mối ghép động chủ yếu để ghép các chi tiết thành cơ cấu: khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu.
- VD: 
+ Cơ cấu tay quay - thanh lắc: xe lăn...
+ Cơ cấu trục - ổ trục: máy quạt...
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại khớp động. ( 25’ )
GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu các loại khớp quay.
HS: Quan sát hình 27.3 a, b.
? Nêu các bộ phận của khớp pittông - xi lanh ?.
? Nêu các bộ phận của khớp sống trượt - rãnh trượt ?.
GV: Gọi HS trả lời, nhận xét.
HS: Trả lời, nhận xét và đưa ra kết luận.
? Nêu đặc điểm của khớp tịnh tiến ?.
? Cho ví dụ minh họa ?.
HS: Tìm hiểu, trả lời, nhận xét.
GV: Bổ sung, thống nhất.
HS: Ghi nhớ.
GV: Giới thiệu một số sơ đồ vật sử dụng khớp quay.
HS: Quan sát, tìm hiểu, trả lời.
? Mối ghép như thế nào được gọi là khớp quay ?.
? Cho ví dụ minh họa ?.
GV: Gọi HS trả lời.
HS: Trả lời, nhận xét, kết luận.
? Nêu ứng dụng của khớp quay ?.
HS: Tìm hiểu, trả lời.
GV: Nhận xét, điều chỉnh, kết luận.
II. Các loại khớp động.
1. Khớp tịnh tiến.
a) Cấu tạo.
Mối ghép pittông – Xi lanh có mặt tiếp xúc là mặt trụ.
Mối ghép sống trượt – Rãnh trượt có mặt tiếp xúc là mặt phẳng.
b) Đặc điểm.
- Mọi điểm trên vật tịnh tiến chuyển động giống hệt nhau.
- Bề mặt tiếp được làm nhẳn bóng, chịu mài mòn và được bôi trơn để giảm ma sát.
c) ứng dụng.
- Sgk.
2. Khớp quay.
a) Cấu tạo.
- Trong khớp quay mỗi chi tiết chỉ có thể quay quanh một trục cố định so với chi tiết kia.
- ở khớp quay, mặt tiếp xúc thường là mặt trụ tròn
- Chi tiết có mặt trụ trong là ổ trục
- Chi tiết có mặt trụ ngoài là trục
c) ứng dụng.
- Sgk.
	IV. Củng cố. ( 2’ )
	- HS: Đọc ghi nhớ SGK/95 và trả lời câu hỏi:
	? Thế nào là khớp động? Nêu công dụng của khớp động ? Cho ví dụ ?.
	V. Dặn dò. ( 2’ )
	Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
	- Học bài và trả lời câu hỏi trang 95 sgk.
	- Chuẩn bị bài sau: Thực hành ghép nối chi tiết.( Mỗi nhóm chuẩn ổ trục trước, trục sau xe đạp, giẻ lau sạch ).
	Ngày soạn: 29/11/2008
	Ngày giảng: 01/12/2008
 Tiết 26. Thực hành:
Ghép nối chi tiết
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Học sinh hiểu được cấu tạo và biết cách tháo lắp ổ trục trước và ổ trục sau xe đạp
	- Rèn luyện khả năng quan sát, nhận xét
	- Có ý thức làm việc theo qui trình trong giờ thực hành
b. phương pháp:
	- Phương pháp hướng dẫn luyện tập thực hành.
c. Chuẩn bị:
	- GV: Giáo án bài giảng, dụng cụ thực hành: bộ trục trước và trục sau xe đạp, mỡ bò, giẻ lau sạch, kìm, tua vít, cờ lê. 
	- HS: Nghiên cứu bài, mỗi nhóm chuẩn bị một bộ mẫu vật, dụng cụ thực hành.
d. Tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức. ( 1’ )
	- Kiểm tra sĩ số.
	II. Kiểm tra bài cũ. 
	III.Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Hướngdẫn ban đầu. ( 10’ )
GV: Nêu mục tiêu bài học.
HS: Tìm hiểu, ghi nhớ.
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm HS.
HS: Báo cáo sự chuẩn bị.
GV: Hướng dẫn HS cách thực hiện thông qua các thao tác mẫu, giải thích.
HS: Quan sát, tìm hiểu và ghi nhớ.
GV: Lưu ý cho HS khi thực hiện cần đảm bảo đúng quy trình và an toàn.
HS: Tìm hiểu, ghi nhớ.
GV: Hướng dẫn HS ghi báo cáo kết qủa thực hành.
HS: Ghi nhớ các hướng dẫn của GV và chuẩn bị thực hành theo nhóm.
I. Mục tiêu.
- Sgk.
II. Nội dung.
1. Tìm hiểu cấu tạo ổ trục trước và sau xe đạp.
2. Quy trình tháo lắp ổ trục trước và sau.
a) Quy trình tháo.
- Sơ đồ: sgk.
* Chú ý: sgk.
b) Quy trình lắp.
- Sơ đồ:
c) Yêucầu sau khi tháo.
- Sgk.
III. Báo cáo.
- Mẫu báo cáo: sgk.
Hoạt động 1: Hướngdẫn luyện tập. ( 30’ )
GV: Tổ chức cho các nhóm HS thực hiện.
HS: Nhận dụng cụ, thực hiện theo hướng dẫn và yêu cầu của GV.
GV: Quan sát, kiểm tra, uốn nắn quá trình thực hiện của các nhóm HS.
HS: Trình bày bản báo cáo, đánh giá, nhận xét chéo giữa các nhóm.
GV: Bổ sung, thống nhất.
IV. Luyện tập.
1. Tìm hiểu cấu tạo ổ trục trước và sau xe đạp.
2. Vẽ sơ đồ quy trình lắp ổ trục trước và sau.
3. Trả lời câu hỏi 2 và 3 trong sgk.
4. Báo cáo, nhận xét.
- Các nhóm báo cáo kết qủa.
- Đánh giá, nhận xét kết qủa đạt được.
	IV. Củng cố. ( 2’ )
	- GV: Đánh giá, nhận xét tiết học thực hành của học sinh.
	V. Dặn dò. ( 2’ )
	Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
	- Tiếp tục tìm hiểu cách ghép nối các chi tiết.
	- Chuẩn bị bài sau: Truyền chuyển động .
	Ngày soạn: 29/11/2008
	Ngày giảng: 02/12/2008
Chương V. Truyền và biến đổi chuyển động
 Tiết 27. Truyền chuyển động
a. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Học sinh hiểu được tại sao phải truyền chuyển động
	- Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số cơ cấu truyền chuyển động
	- Có ý thức tìm hiểu khoa học về các động cơ máy móc
b. phương pháp:
	- Nêu và giải quyết vấn đề.
c. Chuẩn bị:
	- GV: Giáo án bài giảng, tranh vẽ phóng to hình 29.1, 29.2, 29.3 SGK, mô hình bộ truyền chuyển động.
	- HS: Sgk, vở ghi, nghiên cứu bài, sưu tầm mẫu vật theo bài.
d. tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức. ( 1’ )
	- Kiểm tra sĩ số.
	II. Kiểm tra bài cũ. ( 5’) 
	- Trả bài thu hoạch thực hành.
	III. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tại sao cần phải truyền chuyển động ( 10’ )
GV: Tổ chức cho HS đọc sgk tìm hiểu.
HS: Đọc sgk và quan sát tranh 29.1, trả lời theo yêu cầu của GV.
? Tại sao phải truyền chuyển động quay từ trục giữa đến trục sau ?.
?. Tại sao số răng của đĩa nhiều hơn số răng của líp ?.
GV: Gọi HS trả lời, nhận xét.
HS: Trả lời, nhận xét, đưa ra kết luận theo yêu cầu của GV.
GV: Bổ sung, thống nhất.
HS: Ghi nhớ, nêu ví dụ.
I. Tại sao cần truyền chuyển động ?.
- Máy, thiết bị do nhiều bộ phận hợp thành và đặt ở các vị trí khác nhau.
- Cần phải truyền chuyển động vì:
+ Các bộ phận máy thường đặt xa nhau và dẫn động từ một chuyển động ban đầu.
+ Các bộ phận có tốc độ quay khác nhau.
=> Truyền và biến đổi tốc độ quay cho phù hợp.
- VD: Xe máy, xe đạp....
Hoạt động 2: Tìm hiểu các bộ truyền chuyển động ( 30’ )
GV: Cho HS quan sát mô hình bộ truyền chuyển động.
HS: Quan sát, tìm hiểu.
? Tại sao bộ truyền chuyển động này gọi là truyền động ma sát - truyền động đai.
? Cấu tạo của bộ truyền động đai.
GV: Gọi HS trả lời.
HS: Quan sát, trả lời, nhận xét. 
GV: Bổ sung, thống nhất.
GV: Cho mô hình bộ truyền động đai hoạt động, hướng dẫn HS đưa ra hệ thức tỉ số truyền.
HS: Tìm hiểu, ghi nhớ và nêu ứng dụng.
GV: Bổ sung.
HS: Quan sát hình 29.3, trả lới các câu hỏi.
? Nêu cấu tạo truyền động ăn khớp ?.
? Ưu điểm của truyền động ăn khớp so với bộ truyền động đai ?.
GV: Gọi HS trả lời.
HS: Tìm hiểu, trả lời, kết luận.
? Nêu công thức tính tỉ số truyền và giải thích kí hiệu, đơn vị tính của bộ truyền động ăn khớp ?.
HS: Trả lời, nhận xét, kết luận.
GV: Bổ sung, thống nhất.
HS: Ghi nhớ.
? Nêu các ứng dụng trong thực tế về bộ truyền động đai ?.
HS: Trả lời, nhận xét, kết luận.
GV: Bổ sung, thống nhất.
II. Bộ truyền chuyển động.
1. Truyền động ma sát - truyền động đai.
- Truyền chuyển động nhờ lực ma sát giữa các mặt tiếp xúc của vật dẫn và vât bị dẫn.
a) Cấu tạo bộ truyền động đai.
- Gồm 3 bộ phận chính.
+ Bánh dẫn: làm bằng kim loại, nhựa.
+ Bánh bị dẫn: làm bằng kim loại, nhựa.
+ Dây đai: làm bằng da thuộc, vải dệt nhiều lớp.
b) Nguyên lí làm việc.
- Tỉ số truyền:
i = nbd / nd = D1 / D2 = n2 / n1.
ị nbd = D1/D2 . n1.
- Tốc độ quay tỉ lệ nghịch với đường kính.
c) ứng dụng.
- Sgk.
2. Truyền động ăn khớp.
- Truyền động bánh răng.
- Truyền động xích.
a) Cấu tạo.
- Bộ truyền động bánh răng: Bánh dẫn và bánh bị dẫn.
- Bộ truyền động xích: Đĩa dẫn, đĩa bị dẫn, xích.
b) Tính chất.
i = nbd / nd = Z1/Z2 = n2 / n1. 
ị nbd = n1 .Z1/Z2
c) ứng dụng.
- Truyền động bánh răng: hộp số xe máy.
- Truyền động xích: xe máy, xe đạp.
	IV. Củng cố. ( 2’ )
	- HS: Đọc ghi nhớ, nêu công thức tính tỉ số truyền của bộ truền động đai và truyền động ăn khớp.
	V. Dặn dò. ( 2’ )
	Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
	- Học bài và trả lời các câu hỏi trong sgk.
	- Chuẩn bị bài sau: Biến đổi chuyển động.
	Ngày soạn: 06/12/2008
	Ngày giảng: 08/12/2008
 Tiết 28. Biến đổi chuyển động
a. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Học sinh hiểu được tại sao phải biến đổi chuyển động.
	- Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động.
b. phương pháp:
	- Nêu và giải quyết vấn đề.
c. Chuẩn bị:
	- GV: Giáo án bài giảng, tranh vẽ, mô hình bộ truyền chuyển động.
	- HS: Sgk, vở ghi, nghiên cứu bài, sưu tầm mẫu vật.
d. tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức. ( 1’ )
	- Kiểm tra sĩ số.
	II. Kiểm tra bài cũ. ( 5’ ) 
	Câu hỏi: ? Thông số nào đặc trưng cho các bộ truyền chuyển động quay ? Phạm vi ứng dụng của các bộ truyền chuyển động ? làm bài tập 4 sgk ?.
	III. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu tại sao cần biến đổi chuyển động. ( 10’ )
GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu sgk.
HS: Đọc nội dung phần I, quan sát tranh, mô tả hoạt động của máy khâu đạp chân.
GV: Gọi HS trả lời.
HS: Tìm hiểu, trả lời, nhận xét, kết luận.
? Có mấy cơ cấu biến đổi chuyển động ?.
? Nêu một số ví dụ minh hoạ ?.
HS: Trả lời, nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung.
I. Tại sao cần biến đổi chuyển động?
- Các bộ phận trong máy có nhiều dạng chuyển động khác nhau.
- Từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn có các dạng chuyển động khác nhau thì cần phải có cơ cấu biến đổi chuyển động.
+ Cơ cấu biến chuyển động quay tịnh tiến.
+ Cơ cấu biến chuyển động quay lắc.
- VD: Trong máy khâu, máy tuốt lúa.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số cơ cấu biến đổi chuyển động. ( 25’ )
GV: Phát dụng cụ và tổ chức cho HS tìm hiểu các cơ cấu biến đổi chuyển động.
HS: làm việc theo nhóm, quan sát, tìm hiểu, lắp cơ cấu biến chuyển động, trả lời các câu hỏi của GV.
? Nêu cấu tạo của cơ cấu?.
? Cơ cấu hoạt động như thế nào ?.
? Khi nào con trượt đổi hướng ?.
GV: Gọi các nhóm HS trình bày kết qủa của nhóm mình.
HS: Trình bày, nhận xét, đưa ra kết luận theo hướng dẫn của GV.
GV: Bổ sung thống nhất.
HS: Nêu ứng dụng của cơ cấu.
GV: Nhận xét, bổ sung.
HS: Ghi nhớ.
GV: Giới thiệu cơ cấu tay quay thanh lắc.
HS: Quan sát, tìm hiểu, đưa ra nhận xét.
? Cấu tạo của cơ cấu tay quay thanh lắc ?.
? Nêu nguyên lý hoạt động của cơ cấu tay quay thanh lắc ?.
? ứng dụng của cơ cấu trong thực tế ?.
GV: Gọi HS trả lời.
HS: Trả lời, nhận xét, kết luận.
GV: Thống nhất và giải thích thêm các ứng dụng trong thực tế của các cơ cấu để cho HS khắc sâu.
HS: Ghi nhớ.
II. Một số cơ cấu biến đổi chuyển động.
1. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến.
a) Cấu tạo 
- Gồm các bộ phận chính:
+ Tay quay.
+ Thanh truyền.
+ Con trượt.
+ Giá đỡ.
b) Nguyên lí làm việc.
- Tay quay: Chuyển động quay.
- Con trượt: Chuyển động tịnh tiến.
c. ứng dụng.
- Sgk.
2. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc.
a) Cấu tạo.
+ Tay quay.
+ Thanh truyền.
+ Thanh lắc.
+ Giá đỡ.
b) Nguyên lí làm việc.
- Tay quay chuyển động quay => thanh lắc chuyển động lắc ( qua lại ).
c) ứng dụng.
+ Máy dệt.
+ Máy khâu đạp chân.
+ Xe tự đẩy.
	IV. Củng cố. ( 2’ )
	- HS: Đọc ghi nhớ, phân biệt các loại cơ cấu.
	- GV: Cho HS quan sát một số mẫu vật: đồng hồ.
	V. Dặn dò. ( 2’ )
	Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
	- Học bài và trả lời các câu hỏi trong sgk.
	- Chuẩn bị bài sau: Thực hành truyền chuyển động.
	Ngày soạn: 07/12/2008
	Ngày giảng: 09/12/2008
 Tiết 29. Thực hành:
truyền và biến đổi chuyển động
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Hiểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của một số bộ truyền và biến đổi chuyển động.
	- Tháo lắp được và kiểm tra tỉ số truyền của các bộ truyền động.
	- Rèn luyện tác phong làm việc theo đúng quy trình.
b. phương pháp:
	- Phương pháp hướng dẫn luyện tập thực hành.
c. Chuẩn bị:
	- GV: Giáo án bài giảng, dụng cụ thực hành. 
	- HS: Nghiên cứu bài, chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành.
d. Tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức. ( 1’ )
	- Kiểm tra sĩ số.
	II. Kiểm tra bài cũ. 
	III.Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Hướngdẫn ban đầu. ( 10’ )
GV: Nêu mục tiêu bài học.
HS: Tìm hiểu, ghi nhớ.
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm HS.
HS: Báo cáo sự chuẩn bị.
GV: Hướng dẫn HS cách thực hiện thông qua các thao tác mẫu, giải thích.
HS: Quan sát, tìm hiểu và ghi nhớ.
GV: Lưu ý cho HS khi thực hiện cần đảm bảo đúng quy trình và an toàn.
HS: Tìm hiểu, ghi nhớ.
GV: Hướng dẫn HS ghi báo cáo kết qủa thực hành.
HS: Ghi nhớ các hướng dẫn của GV và chuẩn bị thực hành theo nhóm.
I. Mục tiêu.
- Sgk.
II. Nội dung.
1. Đo đường kính bánh đai, đến số răng của bánh răng và đĩa xích.
- Dùng thước đo.
- Đếm số răng.
2. Lắp và kiểm tra tỉ số truyền của các bộ truyền chuyển động.
- Bộ truyền động đai.
- Bộ truyền động ăn khớp.
3. Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ 4 kỳ.
4. Báo cáo.
- Mẫu báo cáo: sgk.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. ( 30’ )
GV: Tổ chức cho các nhóm HS thực hiện.
HS: Nhận dụng cụ, thực hiện theo hướng dẫn và yêu cầu của GV.
GV: Quan sát, kiểm tra, uốn nắn quá trình thực hiện của các nhóm HS.
HS: Trình bày bản báo cáo, đánh giá, nhận xét chéo giữa các nhóm.
GV: Bổ sung, thống nhất.
HS: Ghi nhơ.
IV. Luyện tập thực hành.
1. Lắp và kiểm tra tỉ số truyền của các bộ truyền chuyển động.
- Bộ truyền động đai.
- Bộ truyền động ăn khớp.
2. Trả lời câu hỏi trong sgk.
4. Báo cáo, nhận xét.
- Các nhóm báo cáo kết qủa.
- Đánh giá, nhận xét kết qủa đạt được.
	IV. Củng cố. ( 2’ )
	- GV: Đánh giá, nhận xét tiết học thực hành của học sinh.
	V. Dặn dò. ( 2’ )
	Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
	- Tiếp tục tìm hiểu cách truyền và biến đổi chuyển động.
	- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập.
	Ngày soạn: 14/12/2008
	Ngày giảng: 15/12/2008
 Tiết 30. ôn tập
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Hệ thống lại kiến thức đã học phần cơ khí.
	- Nắm vững được kiến thức trọng tâm ở từng chương được tóm tắt dưới dạng sơ đồ để học sinh dễ nhớ.
	- Ôn tập và trả lời câu hỏi thành thạo.
b. phương pháp:
	- Nêu và giải quyết vấn đề.	
c. Chuẩn bị:
	- GV: Giáo án bài giảng, hệ thống câu hỏi và đáp án.
	- HS: Đọc và xem trước tất cả phần cơ khí đã học.
d. Tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức. ( 1’ )
	- Kiểm tra sĩ số.
	II. Kiểm tra bài cũ. 
	III. Bài mới.
	Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Hệ thống háo các kiến thức đã học trong phần cơ khí. ( 20’ )
GV: Nêu mục đích yêu cầu của bài tổng kết.
HS: Tìm hiểu, thực hiện theo hướng dẫn và yêu cầu của GV.
GV: Phân lớp thành các nhóm giao nội dung câu hỏi thảo luận từng nhóm.
HS: Thực hiện theo nhóm, trả lời các câu hỏi của GV.
GV: Gọi các nhóm HS trình bày nội dung đã học trong phần cơ khí lên bảng.
HS: Trình bày kết quả của nhóm mình, nhận xét:
- Vật liệu kim loại.
- Vật liệu phi kim loại.
- Dụng cụ cơ khí.
- Phương pháp gia công.
- Mối ghép không tháo được.
- Các khớp quay.
- Truyền chuyển động.
- Biến đổi chuyển động.
GV: Bổ sung, thống nhất, treo sơ đồ tóm tắt nội dung phần cơ khí.
HS: Ghi nhớ.
I. Nội dung.
1. Vật liệu cở khí:
- Vật liệu kim loại:
+ Kim loại màu.
+ Kim loại đen.
- Vật liệu phi kim loại:
+ Chất dẻo.
+ Cao su.
2. Dụng cụ và phương pháp gia công:
- Dụng cụ:
+ Dụng cụ đo.
+ Dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt.
+ Dụng cụ gia công.
- Phương pháp gia công:
+ Cưa và đục kim loại.
+ Dũa và khoan kim loại.
3. Chi tiết máy và lắp ghép:
- Chi tiết máy.
- Mối ghép tháo được: Ghép bằng ren, ghép bằng then và chốt.
- Mối ghép không tháo được: Ghép bằng hàn, ghép bằng đinh tán.
- Các loại khớp động:
+ Khớp tịnh tiến.
+ Khớp quay.
4. Truyền và biến đổi chuyển động.
- Truyền chuyển động:
+ Truyền động ma sát.
+ Truyền động ăn khớp.
- Biến đổi chuyển động:
+ Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến.
+ Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn trả trả lời câu hỏi ôn tập. ( 20’ )
GV: Tổ chức cho các nhóm HS trả lời các câu hỏi trong sgk trang 110.
HS: Thực hiện theo nhóm, trả lời các câu hỏi của GV.
Câu 1: Muốn chọn vật liệu cho một sản phẩm cơ khí ta phải dựa vào những yếu tố nào?
Câu2: Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết và phân biệt các vật liệu kim loại.
Câu3: Nêu phạm vi ứng dụng của phương pháp gia công kim loại.
Câu4: Lập sơ đồ phân loại các mối ghép, khớp nối, lấy ví dụ minh hoạ cho từng loại
Câu5: Tại sao trong máy và thiết bị cần phải truyền và biến đổi chuyển động.
Câu6: Cần truyền chuyển động quay từ trục 1 với tốc độ là n1 ( Vòng / phút) tới trục 3 có tốc độ n3 < n1 hãy chon phương án và biểu diễn cơ cầu truyền động.
- Nêu ứng dụng của cơ cấu này trong thực tế.
Câu 2: Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết và phân biệt các vật liệu kim loại ?.
Câu 3: Nêu phạm vi ứng dụng của phương pháp gia công kim loại ?.
Câu 4: Lập sơ đồ phân loại các mối ghép, khớp nối, lấy ví dụ minh hoạ cho từng loại ?.
GV: Gọi các nhóm trả lời.
HS: Trả lời, nhận xét, kết luận.
II. Câu hỏi ôn tập.
Câu 1: Muốn chọn vật liệu cho một sản phẩm cơ khí ta phải dựa vào những yếu tố:
- Tính chất vật lý, tính chất hoá học, tính chất cơ học, tính chất công nghệ.
Câu2: Dấu hiệu để nhận biết và phân biệt các vật liệu kim loại:
- Màu sắc, khối lượng riêng, dẫn điện, dẫn nhiệ..
Câu3: Phạm vi ứng dụng của phương pháp gia công kim loại:
- Dùng trong sản xuất nguội.
Câu4: Phân loại các mối ghép, khớp nối, ví dụ:
- Giống nhau:
- Khác nhau:
Câu5: Tại vì:
- Các bộ phận trong máy có nhiều dạng chuyển động khác nhau.
- Từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn có các dạng chuyển động khác nhau thì cần phải có cơ cấu biến đổi chuyển động.
Câu6: 
- Chon phương án và biểu diễn cơ cầu truyền động.
- ứng dụng: làm hộp số trong các loại máy như: xe máy, xe ôtô...
	IV. Củng cố. ( 2’ )
	GV: Hệ thống lại các kiến thức trong phần cơ khí.
	V. Dặn dò. ( 2’ )
	Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
	- Về nhà ôn tập, trả lời các câu hỏi.
	- Chuẩn bị: Kiểm tra thực hành.
	Ngày soạn: 14/12/2008
	Ngày giảng: 16/12/2008
 Tiết 31. kiểm tra thực hành
a. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Hiểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của một số bộ truyền và biến đổi chuyển động.
	- Tháo lắp và kiểm tra được tỉ số truyền của các bộ truyền động xích

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống - Trường THCS Gio Mỹ.doc