Cưa và đục kim loại, dũa và khoan kim loại

A. PHẦN CHUẨN BỊ.

I. Mục tiêu.

v Qua bài này, học sinh cần:

- Hiểu được ứng dụng của các phương pháp cắt kim loại bằng cưa tay, đục và dũa.

- Biết được các thao tác cơ bản về cưa và đục, dũa kim loại.

- Biết được các qui tắc an toàn lao động trong quá trình gia công.

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên: Giáo án, sgk, cưa, đục, dũa.

2. Học sinh: Ôn lại kiến thức cũ, sgk, vở ghi.

B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP.

I. Kiểm tra bài cũ.

1.Câu hỏi.

Có mấy loại dụng cụ đo và kiểm tra? Công dụng của chúng? Nêu cấu tạo thước cặp.

2. Đáp án:

Người ta có thể dùng thước lá, thước dây, com pa, thước cặp để xác định kích thước của sản phẩm. Trong cơ khí thường dùng thước cặp.

Cấu tạo của thước cặp: Cần, mỏ, khung động, vít hãm, thang chia độ chính, thước đo sâu.

 

doc 11 trang Người đăng giaoan Lượt xem 5031Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Cưa và đục kim loại, dũa và khoan kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
06
11
03
11
Ngày soạn: / /2007	Ngày dạy: : / /2007
Tiết 19: 
Cưa và đục kim loại, 
dũa và khoan kim loại
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu.
Qua bài này, học sinh cần:
Hiểu được ứng dụng của các phương pháp cắt kim loại bằng cưa tay, đục và dũa.
Biết được các thao tác cơ bản về cưa và đục, dũa kim loại.
Biết được các qui tắc an toàn lao động trong quá trình gia công.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Giáo án, sgk, cưa, đục, dũa.
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức cũ, sgk, vở ghi.
B. Các hoạt động dạy học trên lớp.
I. Kiểm tra bài cũ.
1.Câu hỏi.
Có mấy loại dụng cụ đo và kiểm tra? Công dụng của chúng? Nêu cấu tạo thước cặp.
2. Đáp án:
Người ta có thể dùng thước lá, thước dây, com pa, thước cặp để xác định kích thước của sản phẩm. Trong cơ khí thường dùng thước cặp.
Cấu tạo của thước cặp: Cần, mỏ, khung động, vít hãm, thang chia độ chính, thước đo sâu.
II. Dạy bài mới.
 (2’) Để có một sản phẩm, từ vật liệu ban đầu có thể phải dùng một hay nhiều phương pháp gia công khác nhau theo một quy trình. Muốn hiểu được một số phương pháp gia công cơ khí thường gặp trong gia công cơ khí như: cưa, đục kim loại là bước gia công thô với dư lượng lớn sau khi cưa, đục song người ta sử dụng dũa làm nhẵn bề mặt của sản phẩm tạo độ nhẵn bóng theo đúng yêu cầu kĩ thuật, chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Cắt kim loại bằng cưa tay (10’).
1. Khái niệm.
G
Yêu cầu học sinh quan sát H21.1a cấu tạo cưa tay.
Cắt kim loại bằng cưu tay là một dạng gia công thô, dùng lực tác dụng làm lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt vật liệu.
2. Kỹ thuật cưa.
G
Nêu các bước chuẩn bị.
a) - Lắp lưỡi cưa vào khung.
- Lấy dấu trên vật cần cưa.
- Chọn etô theo tầm vóc của người.
G
Thao tác chậm từng tư thế yêu cầu học sinh quan sát.
b) Tư thế đứng và thao tác cưa (SGK)
?
3. An toàn khi cưa.(SGK)
G
Khi cưa phải đảm bảo an toàn.
II. Đục kim loại.(5’)
1. Khái niệm.
?
Trong những trường hợp nào thì người ta sử dụng đục?
Đục là bước gia công thô, thường được sử dụng khi lượng dư gia công lớn hơn 0,5mm.
Đục được làm từ thép tốt, lưỡi cắt của đục có thể thẳng hoặc cong.
2. Kỹ thuật đục.
G
Giới thiệu kĩ thuật đục, cách cầm đục, bước, tư thế.
(SGK)
3. An toàn khi đục.
?
Khi sử dụng đục ta phải chú ý đến điều gì?
*) Lưu ý: Khi cầm đục các ngón tay cầm chặt vừa phải để điều chỉnh gia công.
G
Nhấn mạnh độ an toàn khi đục.
III. Dũa. (10’)
?
Nêu tác dụng của dũa?
Dũa dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên các bề mặt nhỏ, khó làm trên các dụng cụ.
G
Chốt đ khái niệm.
1. Kỹ thuật dũa. (SGK)
G
Giới thiệu kĩ thuật dũa từ khâu chuẩn bị, cách cầm dũa.
?
Khi dũa mà không giữ được dũa thăng bằng thì mặt vật dũa sử như thế nào?
Mặt dũa không phẳng.
2. An toàn khi cưa.
G
Khi cưa cần phải đảm bảo độ an toàn như : Bạn nguội phải chắc chắn, không dùng không có cán hoặc vỡ cán.
IV. Khoan. (10’)
Khoan là phương pháp phổ biến để gia công lỗ trên vật đặc hoặc làm rộng lỗ đã có sẵn.
G
Mũi khoan có nhiều loại khác nhau.
Mũi khoan.
Máy khoan.
An toàn khi khoan. (SGK)
III. Hướng dẫn học ở nhà. (2’)
- Trả lời câu hỏi ở cuối mỗi phần.
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Chuận bị vật liệu tiết sau thực hành.
=======================================================================================================================
09
11
08
11
Ngày soạn: / /2007	Ngày dạy: : / /2007
Tiết 20: 
Thực hành: Đo và vạch dấu.
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu.
Qua bài này, học sinh cần:
Biết sử dụng dụng cụ đo và kiểm tra kích thước.
Sử dụng được thước, mũi vạch phẳng phôi.
- Rèn luyện tác phong làm việc theo quy trình.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, đồ dùng dạy học.
2. Học sinh: Mỗi nhóm học sinh.
	- 1 bộ dụng cụ đo gồm: thước lá, thước cặp, eke.
	- 1 khối hình hộp bằng gỗ, một khối trục tròn rỗng.
	 Mũi vạch, mũi chấm, búa tay và một miếng tôn.
B. Các hoạt động dạy học trên lớp.
I. Kiểm tra bài cũ. (7’)
1.Câu hỏi.
Nêu kĩ thuật cơ bản khi khoan?
2. Đáp án:
- Chuẩn bị khoan, lấy dấu, chọn mũi khoan.
- Lắp mũi khoan vào bầu khoan, kẹp vật khoan lên etô.
- Quay tay để thử sau đó bấm công tắc, điều chỉnh tay quay để khoan hết chiều sâu lỗ.
II. Dạy bài mới.
 (2’) Đo và vạch dấu là các bước không thể thiếu được khi gia công. Nếu đo và vạch dấu sai, sản phẩm gia công sẽ không đạt yêu cầu gây lãng phí công và nguyên liệu. Để nắm vững hơn cách sử dụng các dụng cụ đó chúng ta làm bài thực hành.
Hướng dẫn ban đầu.(10’)
Giáo viên cho học sinh- đối chiếu thước cặp của mình với hình 20.2 và nhận biết các bộ phận chính của thước.
Điều chỉnh vít kẹp để di chuyển thử các mỏ động.
Kiểm tra vị chí “O” của thước.
	GV: Thao tác mẫu đo ( Các đường kính ngoài, đường kính trong).
Nêu cách đọc trị số đo.
Gọi một học sinh lên bảng đo.
Tìm hiểu vạch dấu trên mặt phẳng.
GV: Hướng dẫn.
Dụng cụ vạch dấu gồm: Bàn vạch dấu, mũi vạch và mũi chấm dấu.
Giới thiệu kĩ cấu tạo và cách sử dụng từng loại dụng cụ.
Quy trình lấy dấu:
+ Chuẩn bị phôi và dụng cụ cần thiết.
+ Bôi vôi hoặc phấn màu lên bề mặt của phôi.
+ Dùng dụng cụ đo và mũi vạch để vẽ hình dạng của chi tiết lên phôi.
+ Vạch các đường bao của chi tiết.
Giáo viên phân chia các nhóm về vị trí thực hành, nhắc nhở học sinh chú ý đến an toàn lao động.
Tiến hành thực hành.
Giáo viên bố trí nhóm về vị trí làm việc.
Chuẩn bị chỗ làm việc, bố trí vật liệu, dụng cụ, mẫu vật (theo nội dung của từng nhóm)
Thực hiện các thao tác (theo nội dung từng nhóm).
Nhóm 1: Đo kích thước khối hộp (Ghi kết quả vào báo cáo) kiểm tra lại kích thước đó bằng thước lá, ghi kết quả vào báo cáo thực hành.
Nhóm 2: Vạch dấu (theo quy trình đã hướng dẫn) nộp sản phẩm.
	Trong khi học sinh thực hành giáo viên đôn đốc nhắc nhở uốn nắn những sai sót.
	Mẫu báo cáo thực hành: (Như sách giáo khoa trang 81).
*) Tổng kết thực hành.
GV: nhận xét buổi thực hành tuyên dương (nhóm học sinh) cá nhân học sinh thực hành tích cực. Phê bình những học sinh còn chưa chú ý.
GV: Yêu cầu học sinh thu dọn vệ sinh phòng học.
III. Hướng dẫn học ở nhà. (1’).
Ôn tập lại kiến thức đã học.
Đọc trước bài 24.
Chuẩn bị một số chi tiết máy.
=======================================================================================================================
13
11
10
11
Ngày soạn: / /2007	Ngày dạy: : / /2007
Tiết 21- 22:(Bài 24,25,26) 
Khái niệm về chi tiêt máy lắp ghép.
Mối ghép cố định, mối ghép không tháo được
Mối ghép tháo được
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu.
Qua bài này, học sinh cần:
Hiểu được khái niệm và phân loại chi tiết máy, mối ghép cố định, mối ghép không tháo được, mối ghép tháo được.
Biết được công dụng và đặc điểm của chi tiết máy, mối ghép cố định, mối ghép không tháo được, mối ghép tháo được.
Học sinh biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép tháo được thường gặp.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Giáo án, tranh vẽ.
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức cũ, sgk, dụng cụ học tập.
B. Các hoạt động dạy học trên lớp.
I. Kiểm tra bài cũ.
II. Dạy bài mới.
(2’) Máy hay sản phẩm cơ khí thường được tạo thành từ nhiều chi tiết lắp ghép với nhau. Khi hoạt động, máy thường hỏng hóc ở chỗ lắp ghép, vì vậy để hiểu được các kiểu lắp ghép chi tiết máy nhằm kéo dài thời gian sử dụng của máy và thiết bị chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.
Tiết 21: Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Khái niệm về chi tiết máy.
G
Giới thiệu một số chi tiết máy: trục, khung xe, lò so.
1. Chi tiết máy là gì? (12’)
?
Quan sát H24.1 cho biết cụm trục trước xe đạp được cấu tạo từ mấy phần tử?
* Cấu tạo cụm trục trước xe đạp gồm 5 phần tử.
- Trục: Hai đầu có ren để lắp vào càng.
- Đai ốc hãm côn.
- Đai ốc, vòng đệm.
?
Nêu công dụng của từng phần tử? Các phần tử có đặc điểm gì?
?
Chúng có đặc điểm gì chung?
* Đặc điểm chung: Không thể tách rời được nữa và có nhiệm vụ nhất định trong máy.
?
Chi tiết máy là gì?
* Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.
?
Quan sát hình 24.2 hãy cho biết phần tử nào không phải là chi tiết máy? tại sao?
G
Dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy và nếu phân tách sẽ phá hỏng chi tiết máy.
2. Phân loại chi tiết máy. (16’)
H
Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh vì vật 1 mảnh vỡ nào đó của máy không là chi tiết máy.
* Nhóm các chi tiết bu lông, đai ốc, bánh răng, lò xo được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau.
* Nhóm các chi tiết: Trục khuỷu, kim khâu, khung xe đạp  chỉ được dùng trong một loại máy nhất định gọi là chi tiết máy có công dụng riêng.
?
Muốn tạo được thành một chi tiết máy hoàn chỉnh các chi tiết máy phải được lắp ghép với nhau như thế nào?
II. Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?(10’)
G
Treo tranh vẽ hình 24.3 sách giáo khoa.
?
Chiếc dòng dọc được cấu tạo từ mấy phần tử?
Bánh dòng dọc, trục, móc treo, giá đỡ.
?
Các mỗi ghép trên có đặc điểm gì giống và khác nhau?
Các mối ghép được chia thành hai loại là mối ghép cố định và mối ghép động.
?
Mối ghép cố định là mối ghép như thế nào?
- Mối ghép cố định: Là các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.
G
Quan sát xe đạp và cho biết một mối ghép cố định và mối ghép động.
- Mối ghép động là các chi tiết được ghép với nhau có thể xuay, trượt, lăn.
III. Hướng dẫn học ở nhà. (2’)
- Học bài theo sách giáo khoa và vở ghi.
-Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
-Đọc trước bài mối ghép cố định, mối ghép tháo được, mối ghép không tháo được.
=======================================================================================================================
15
11
12
11
Ngày soạn: / /2006	Ngày dạy: : / /2006
Tiết 22: 
Mối ghép cố định - Mối ghép tháo được
Mối ghép không tháo được
B. Các hoạt động dạy học trên lớp.
I. Kiểm tra bài cũ.
1.Câu hỏi.
? Chi tiết máy là gì?
2. Đáp án:
Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và có nhiệm vụ nhất định trong máy chúng gồm: chi tiết máy có công dụng chung và chi tiết máy có công dụng riêng.
II. Dạy bài mới.
 (2’) Mỗi thiết bị có nhiều bộ phận, nhiều chi tiết hợp thành, mỗi bộ phận chi tiết có một yêu cầu nhất định về hình dáng, tính chất khác nhau tùy theo công dụng, chức năng và điều kiện làm việc của chúng. Gia công lắp ráp là giai đoạn quan trọng nhất để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh đảm bảo chất lượng. Để hiểu được nguyên công cuối cùng (lắp ráp) của quy trình công nghệ, nó quyết định đến chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm. Chúng ta nghiên cứu bài hôm nay.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Mối ghép cố định (12’)
G
Quan sat hai mối ghép trong hình 25.1 và cho biết.
Quan sát hình 25.1
?
Hai mối ghép có đặc điểm gì giống và khác nhau?
Giống nhau: Dùng để ghép, nối các chi tiết.
Khác nhau: Mối ghép ren thì tháo được, còn mối ghép hàn muốn thảo phải phá bỏ mối ghép.
?
Làm thế nào để tháo rời các chi tiết của hai mối ghép trên?
?
Mối ghép cố định gồm mấy loại?
- Mối ghép cố định gồm hai loại: Mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.
II. Mối ghép không tháo được. (15’)
1. Mối ghép bằng đinh tán.
?
Mối ghép bằng đinh tán là loại mối ghép gì?
Cấu tạo mối ghép.
- Đinh tán là chi tiết hình trụ, đầu có mũi được làm bằng kim loại dẻo.
b) Đặc điểm và ứng dụng.
?
Nêu đặc điểm và ứng dụng của đinh tán?
Mố ghép bằng đinh tán thường dùng vật liệu tấm ghép không tháo được.
Mối ghép phải chịu nhiệt độ cao.
* Mối ghép bằng đinh tán được sử dụng trong kết cấu cầu, giàn cần trục, các dụng cụ sinh hoạt.
2. Mối ghép bằng hàn.
G
Cho học sinh quan sát hình 25.3.
Hàn là người ta làm nóng chảy cục bộ kim loại chỗ tiếp xúc để dính các chi tiết lại với nhau.
?
Hãy cho biết các cách làm nóng chảy vật hàn?
Nung nóng kim loại ở chỗ tiếp xúc.
?
Hãy so sánh mối hàn và mối ghép bằng đinh tán?
Mối ghép hàn thời gian ngắn, kết cấu nhỏ gọn, tiết kiệm vật liệu.
?
Tại sao không dùng hàn quai xoong vào xoong mà phải tán đinh?
- Vì nhôm khó hàn và mối ghép đinh tán sẽ đảm bảo chịu được lực lớn, ghép đơn giản, hỏng dễ thay.
?
Mối ghép hàn được ứng dụng như thế nào?
- Mối ghép hàn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực để tạo ra các loại khung giàn, thùng chứa.
III. Mối ghép bằng ren. (8’)
a) Cấu tạo mối ghép.
?
Hãy nêu cấu tạo mối ghép bằng bu lông, vít cấy, đinh vít.
Mối ghép bu lông gồm: Đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép và bu lông.
Mối ghép vít cấy: 
Mối ghép bằng đinh vít: 
b) Đặc điểm và ứng dụng. (sgk)
?
Hãy kể các đồ vật có mối ghép bằng ren?
IV. Mối ghép bằng then chốt. (8’)
a) Cấu tạo.
?
Nêu cấu tạo của then và chốt nó gồm các chi tiết nào?
Mối ghép bằng then gồm: Trục, bánh đai, then chốt.
Mối ghép bằng chốt gồm: Đùi xe, trục giữa, chốt trụ.
Hình dáng của then chốt đều là hình trụ.
?
So sánh cách lắp của then và chốt?
?
Nêu ưu và nhược điểm của then chốt?
b) Đặc điểm và ứng dụng. (sgk)
III. Hướng dẫn học ở nhà.
- Học theo sách giáo khoa và vở ghi.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Đọc trước bài: Mối ghép động.
=======================================================================================================================
21
11
18
11
Ngày soạn: / /2007	Ngày dạy: : / /2007
Tiết 23: Mối ghép động
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu.
Qua bài này, học sinh cần:
Hiểu được khái niệm mối ghép động.
Biết cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép động thường gặp: Khớp tịnh tiến, khớp quay.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, bộ ghế, ghế xếp, bao diêm, xi lanh tiêm, không có kim tiêm.
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức cũ, sgk, dụng cụ học tập.
B. Các hoạt động dạy học trên lớp.
I. Kiểm tra bài cũ. (5’)
1.Câu hỏi.
Hãy nêu những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa mối ghép bằng then và bằng chốt.
2. Đáp án:
Điểm khác nhau của mối ghép then và chốt: ở mối ghép bằng then, then được cài trong 1 rãng then nằm giữa 2 mặt phân cách của 2 chi tiết được ghép. Còn ở mối ghép bằng chốt thì chốt xuyên ngang qua mặt phân cách cả chi tiết được ghép.
II. Dạy bài mới.
 (2’) Như chúng ta đã biết mối ghép trong đó các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau được gọi là mối ghép cố định. Trong thực tế ta còn gặp những mối ghép trong đó có chuyển động tương đối giữa các chi tiết với nhau. Những mối ghép đó có cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng như thế nào. chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
G
Cho học sinh quan sát quá trình mở ghế xếp ở hình 27.1.
I. Thế nào là mối ghép động. (10’)
?
Ghế xếp gồm mấy chi tiết và được ghép với nhau như thế nào?
- Gồm ba chi tiết được ghép với nhau bởi các khớp.
?
Khi gập ghế lại và mở ghế ra tại các mối ghép A, B, C, D chuyển động với nhau như thế nào?
- Mối ghép mà các chi tiết có sự chuyển động tương đối với nhau gọi và mối ghép động hay khớp động.
?
Hình dáng của chúng như thế nào?
* Khớp động gồm có: Khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu.
II. Các loại khớp động: (25’)
G
Cho học sinh quan sát hình 27.3.
1. Khớp tịnh tiến.
a) Cấu tạo.
?
Bề mặt tiếp xúc của các khớp tịnh tiến trên có hình dáng như thế nào?
- Mối ghép pit tông, xi lanh có mặt tiếp xúc là mặt trụ tròn với ống tròn.
?
Trong các khớp tịnh tiến, các điểm trên vật chuyển động như thế nào?
- Mối ghép sống trượt - rãnh trượt có mặt tiếp xúc là do mặt sống trượt và rãnh trượt tạo thành.
b) Đặc điểm.
Mỗi điểm trên vật có chuyển động giống hệt nhau.
?
Khi chi tiết trượt trên nhau sẽ sảy ra hiện tượng gì?
- Tạo ra ma sát lớn cản trở chuyển động.
c) ứng dụng.
?
Khắc phục hiện tượng này như thế nào?
- Làm nhẵn bề mặt rồi bôi trơn bằng dầu mỡ.
- Dùng chủ yếu trong cơ cấu biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay.
2. Khớp động.
G
Cho học sinh quan sát hình 27.4
* Cấu tạo.
?
Khớp quay gồm mấy chi tiết? Các mặt tiếp súc của khớp quay có đặt điểm gì?
Có 3 chi tiết: ổ trục, bạc lót và trục mặt tiếp xúc mặt trụ tròn.
G
Cho học sinh quan sát 1 khớp quay trục trước xe đạp,
?
Trục trước xe đạp có mấy chi tiết? Đó là những chi tiết nào?
- May ơ, trục, côn, nắp nồi, đai ốc hãm, đai ốc, vòng đệm.
?
để giảm ma sát quay trong kỹ thuật người ta có giải pháp gì?
Lắp bạc lót, dùng vòng bi.
Cấu tạo của khớp quay: Mỗi chi tiết quay quanh một chục so với chi tiết kia.
?
Hãy quan sát suy nghĩ xem các vật dụng xung quanh những vật dụng nào có sử dụng khớp quay?
- ổ bi, may ơ trước của xe đạp, bản lề cửa sổ 
III. Hướng dẫn học ở nhà. (3’)
 - Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
 - Học thuộc phần ghi nhớ.
 - Chuẩn bị đồ thực hành theo bài 28.
=======================================================================================================================
22
11
19
11
Ngày soạn: / /2007	Ngày dạy: : / /2007
Tiết 24: 
Thực hành: Ghép nối chi tiết.
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu.
Qua bài này, học sinh cần:
Hiểu được cấu tạo và biết cách tháo lắp ở truc trước và trục sau xe đạp.
Biết sử dụng dụng cụ, thao tác an toàn.
Hình thành tác phong làm việc theo quy trình.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, đồ dùng giảng dạy.
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức cũ, sgk, dụng cụ học tập.
B. Các hoạt động dạy học trên lớp.
I. Kiểm tra bài cũ. (5’)
1.Câu hỏi.
Thế nào là khớp động? Nêu công dụng của khớp động?
2. Đáp án:
Những mối ghép và các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối với nhau được gọi là mỗi ghép động hay khớp động. Công dụng của khớp động là ghép các chi tiết thành cơ cấu.
II. Dạy bài mới.
 (2’). Mỗi thiết bị có nhiều bộ phận, nhiều chi tiết hợp thành bằng phương pháp gia công ghép nối ta có thể liên kết các chi tiết lại với nhau để tạo thành nhiều bộ phận máy. Ví dụ dùng vít sắt bắt chặt một số bộ phận ở xe đạp lại với nhau, dùng chốt để nối đùi và trục xe đạp  Để hiểu được cách ghép nối chi tiết ở trục trước và ở trục sau xe đạp chúng ta cùng làm bài thực hành.
Hướng dẫn chung.
Giáo viên: Giới thiệu quy trình tháo lắp, tóm tắt các bước tháo như sơ đồ sau.
GV: Hướng dẫn học sinh cách chọn và sử dụng các dụng cụ tháo lắp.
GV: Giới thiệu một số thao tác cơ bản để học sinh quan sát lưu ý khi tháo cần đặt các chi tiết theo trật tự nhất định để thuận lợi cho quá trình lắp.
	Gợi ý cho học sinh vẽ quy trình lắp ngược lại với quy trình tháo yêu cầu học sinh vẽ quy trình lắp trước khi thực hành.
III. Hướng dẫn học ở nhà.
- Ôn xem lại các quy trình tháo và lắp
- Đọc trước nội dung bài mới. Truyền chuyển động.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 21. Cưa và đục kim loại.doc