Đặc trưng địa hóa cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm

MỞ ĐẦU . 3

NỘI DUNG . 4

CHƢƠNG I: KHÁI LƢỢC VỀ ĐỊA HÓA HỌC CẢNH QUAN . 4

I. CẢNH QUAN ĐỊA HÓA . 4

1. Khái niệm địa hóa học cảnh quan. . 4

2. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu . 7

II. CẢNH QUAN SƠ ĐẲNG . 9

1. Khái niệm cảnh quan sơ đẳng . 9

2. Hình thái của cảnh quan sơ đẳng . 10

3. Các kiểu cảnh quan sơ đẳng dựa vào các điều kiện di động của

nước .

pdf 34 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2332Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đặc trưng địa hóa cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một sự đối chiếu giữa các tài liệu thu thập được khi nghiên cứu các thành 
phần một cách đồng thời và có mực đích của một cảnh quan cụ thể. Đó là 
con đường đi tới sự hiểu biết về các đặc trưng địa hóa cảnh quan, phát hiện 
ra các quy luật cơ bản của sự di động hipecgen của các nguyên tố. 
II. CẢNH QUAN SƠ ĐẲNG 
1. Khái niệm cảnh quan sơ đẳng 
Trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã có rất nhiều những 
quan niệm khác nhau về cảnh quan sơ đẳng. Nhưng trong đó đáng chú ý 
nhất là quan niệm của tác giả B.B. Pôlưnov. Theo tác giả chỉ tiêu cơ bản để 
O, N, K, P, Ca  
H2O 
Đặc trưng địa hóa cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm 
Nguyễn Thị Thuyết - K24.0714 - ĐLTN Trang 10 
phát hiện cảnh quan sơ đẳng là sự đồng nhất về thổ nhưỡng. Trên cơ sở đó 
tác giả đã định nghĩa cảnh quan sơ đẳng như sau: 
“Cảnh quan sơ đẳng trong sự biểu hiện điển hình của nó là tiêu 
biểu cho một yếu ố địa hình nhất định cấu tạo bởi một loiaj đá gốc hay 
bồi tụ và trong mỗi thời điểm tồn tại đƣợc bao phủ bởi một quần xã 
thực vật nhất định. Tất cả các điều kiện đó đã hình thành nên một biến 
chủng thổ nhƣỡng nhất định và chứng minh rằng trên khắp phạm vi 
của cảnh quan sơ đẳng có một quá trình phát triển đồng nhất của mối 
quan hệ giữa đá và sinh vật”. 
Đặc điểm điển hình của cảnh quan sơ đẳng là trong đó không có một 
nguyên nhân nội tại nào hạn chế kích thước của nó. Như thế khái niệm Cảnh 
quan sơ đẳng đứng về mặt lý thuyết không liên quan đến kích thước tối đa, 
chúng ta có thể hình dung nó trong một phạm vị rộng rãi về mặt kích thước. 
2. Hình thái của cảnh quan sơ đẳng 
Đối với mỗi cảnh quan sơ đẳng có thể xác định được diện tích nhỏ 
nhất trên đó phân bố tất cả các bộ phận của nó. Kích thước của diện tích 
biểu hiện không đồng nhất đối với các cảnh quan sơ đẳng khác nhau: cảnh 
quan sơ đẳng càng phức tạp, sự di chuyển của các nguyên tố hóa học trong 
các cảnh quan càng mạnh, số lượng loài cây phong phú thì diện tích biểu 
hiện càng rộng. Vì thế diện tích biểu hiện nhỏ nhất là đặc trưng của các 
cảnh quan sa mạc không có thực vật thượng đẳng, ngược lại diện tích biểu 
hiện rộng nhất là đặc điểm cho cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm với số lượng 
loài cây rất phong phú. 
Đặc trưng địa hóa cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm 
Nguyễn Thị Thuyết - K24.0714 - ĐLTN Trang 11 
Trong số các dấu hiệu hình thái cũng có thể nói đến chiều dày của 
cảnh quan sơ đẳng, nghĩa là khoảng cách từ giới hạn trên đến giới hạn 
dưới. Giới hạn trên của cảnh quan nằm trong tầng đối lưu và được xác định 
bởi đới chứa cát, nguồn gốc từ mặt đất (bay lên từ cảnh quan đó hay từ các 
cảnh quan khác), có chim muông và côn trùng sinh sống. Giới hạn dưới 
trong nhiều trường hợp, là lớp chứa nước ngầm đầu tiên kể từ mặt đất 
xuống (bao gồm cả lớp đó). 
0 
-10 
-20 
-30 
-40 
10 
20 
30 
40 
m 
50 
60 
Nhiệt 
đới ẩm 
Cảnh 
quan taiga 
Cảnh 
quan thảo 
 nguyên 
Cảnh quan 
 đài nguyên 
Đất xô 
lôn sắc 
khô 
Hình 1: Cấu trúc của cảnh quan sơ đẳng theo B.B. Pôlƣnov 
Lớp phủ thực vật và động vật trên 
nước 
Lớp thổ nhưỡng 
Lớp vỏ phong hóa 
Lớp nước ngầm 
Lớp khí quyển trên mặt đất 
Chú giải 
Đặc trưng địa hóa cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm 
Nguyễn Thị Thuyết - K24.0714 - ĐLTN Trang 12 
Ngoài ra sự phân hóa theo chiều thẳng đứng cũng đặc trưng cho từng 
thể tự nhiên riêng biệt. Sự phân hóa rõ rệt theo chiều thẳng đứng của vật 
chất và các điều kiện lý hóa đã tạo nên đặc điểm điển hình của cảnh quan 
sơ đẳng mà nhiều người đề nghị gọi là cấu trúc cảnh quan. 
3. Các kiểu cảnh quan sơ đẳng dựa vào các điều kiện di động của 
nƣớc 
Theo các điều kiện di động của các nguyên tố hóa học, ta có ba dạng 
cảnh quan cơ bản trên bề mặt đất: tàn tích, trên nước và dưới nước. 
Các bề mặt tàn tích là bề mặt của các vùng chia nước bằng phẳng mà 
đặc trưng của chúng là lớp nước ngầm sâu không có ảnh hưởng rõ rệt đến 
thổ nhưỡng và thực vật. Trong trường hợp này vật chất và năng lượng xâm 
nhập vào cảnh quan từ khí quyển, vật chất không xâm nhập qua các dòng 
Độc lập 
(tàn 
tích) 
T
à
n
 t
íc
h
 b
ồ
i 
tụ
Bồi tụ 
tàn tích 
T
à
n
 t
íc
h
 b
ồ
i 
tụ
T
à
n
 t
íc
h
 b
ồ
i 
tụ
 Độc lập 
(tàn 
tích) 
T
à
n
 t
íc
h
 b
ồ
i 
tụ
Á
 t
à
n
 t
íc
h
 Trên nước Dưới 
nước 
Mực nước ngầm 
Hình 2: Các kiểu cảnh quan sơ đẳng cơ bản 
(Theo B.B.Polưnov – M.A. Glazovxkaia bổ sung) 
Sự xâm nhập vào cảnh quan của vật chất (từ khí quyển, nước) 
quyển,nước) Quá trình tách khỏi cảnh quan vật chất vào trong khí quyển, xuống lớp 
nước ngầm và qua lớp nước trên mặt 
Đặc trưng địa hóa cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm 
Nguyễn Thị Thuyết - K24.0714 - ĐLTN Trang 13 
rắn và lỏng cạnh sườn. Đặc điểm của thổ nhưỡng tàn tích hình thành ở đây 
là có sự tích tụ một phần vật chất hòa tan xuống tới mật độ sâu nào đó tạo 
nên trong phạm vi thổ nhưỡng tầng tích tụ. 
Tại các nơi chứa nước được tụ tập tất cả các nguyên tố và các hợp 
chất hóa học có trong các vùng chia nước kề bên, nhưng trước hết là các 
nguyên tố dễ di động nhất mà sự tích tụ của chúng là các đặc điểm của các 
cảnh quan dưới nước. Các sinh vật của cảnh quan dưới nước được cung cấp 
hoàn toàn đầy đủ thức ăn khoáng vật hơn các sinh vật của cảnh quan tự lập. 
Đôi chỗ trong các vùng chứa nước xảy ra tình trạng thừa hợp chất khoáng 
hòa tan và đôi khi sinh vật bắt buộc phải tiến hành cuộc đấu tranh chống lại 
chúng như chống lại các phần tử có hại. 
Các bề mặt trên nước thuộc về cảnh quan sơ đẳng thứ ba mà đặc 
điểm là có lớp nước ngầm nông. Nước ngầm ảnh hưởng rất lớn đến cảnh 
quan vì cùng với nó các loại vật chất rữa trôi từ lớp vỏ phong hóa và thổ 
nhưỡng của các vùng chia nước tham gia vào cảnh quan. Trên các cảnh 
quan trên nước có khả năng tích tụ nhiều nguyên tố hóa học, chủ yếu là các 
nguyên tố có tính chất di động mạnh mẽ. 
Các sản phẩm của quá trình phong hóa và quá trình hình thành thổ 
nhưỡng của cảnh quan tự lập tham gia vào các yếu tố bên dưới của địa hình 
qua dòng chảy trên mặt và dưới đất, có ảnh hưởng đến sự quyết định và 
hình thành các cảnh quan trên nước và dưới nước. Vì thế cảnh quan trên 
nước và dưới nước có thể gọi là cảnh quan phụ thuộc vì rằng các đặc điểm 
của chúng ở một mức độ nào đó bị phụ thuộc vào các vùng chia nước. Các 
cảnh quan vùng chia nước, trái lại ít phụ thuộc cảnh quan trên nước và dưới 
nước hơn vì chúng không nhận được các nguyên tố hóa học từ các cảnh 
quan đó qua dòng rắn và dòng lỏng. 
Đặc trưng địa hóa cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm 
Nguyễn Thị Thuyết - K24.0714 - ĐLTN Trang 14 
CHƢƠNG II: ĐẶC TRƢNG ĐỊA HÓA CẢNH QUAN RỪNG NHIỆT 
ĐỚI ẨM 
Đặc trưng của rừng nhiệt đới ẩm là cường độ của vòng tuần hoàn 
sinh vật và sự di động của nước cao nhất. Những cảnh quan này chiếm diện 
tích lớn ở châu Phi xích đạo, Nam và Đông Nam Á, Trung và Nam Mỹ. Ở 
đây nhiệt lượng thừa thãi kết hợp với lượng nước mưa phong phú đã đảm 
bảo cho khả năng phát triển mạnh mẽ đại đa số các quá trình địa hóa, sự 
biểu hiện của những cảnh quan phức tạp nhất. Quá trình di động của các 
nguyên tử xảy ra đối với cường độ như nhau trong suốt năm, thời kì yên 
tĩnh địa hóa không có. 
Ý nghĩa to lớn nhất đối với địa hóa nhiệt đới ẩm là có một số lượng 
khổng lồ vật chất hữu cơ trên mặt thổ nhưỡng với lượng rơi rụng của thực 
vật (hơn gấp 4 - 5 lần rừng Taiga và rừng sồi). 
 Bởi vậy tuần hoàn sinh vật ở kiểu cảnh quan này có dung lượng và 
tốc độ lớn lao: một lượng lớn C, H, O, N và những nguyên tố khác hàng 
năm tham gia vào thành phần vật chất sống, nhưng cũng những nguyên tố 
đó lại nhanh chóng bị khoáng hóa sau khi sinh vật chết đi làm cho nước thổ 
nhưỡng bão hòa CO2 và axititit hữu cơ. Hàng năm trong đất thêm một khối 
lượng lớn nước, CO2 và axititit hữu cơ mang một sức phá hoại khổng lồ, 
mà không một đá nào, hầu như không một khoáng vật nào có thể chống lại 
được. Tất cả đều bị phân hủy thành các hợp chất hòa tan khác. 
Dông tố thường xuyên là đặc điểm cũng đối với nhiệt đới ẩm ướt, nó 
làm nước mưa giàu axititit nitric, axititit là nhân tố bổ sung thúc đẩy cường 
độ phong hóa. 
 Việc phân chia kiểu cảnh quan này ra thứ cảnh quan theo cường độ 
của tuần hoàn sinh vật chưa làm được. 
Đặc trưng địa hóa cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm 
Nguyễn Thị Thuyết - K24.0714 - ĐLTN Trang 15 
I. CÁC CẢNH QUAN VỚI LỚP CHUA CỦA SỰ DI ĐỘNG CỦA 
NƢỚC 
 Cảnh quan này phổ biến nhất ở nhiệt đới ẩm. Các đại diện điển hình 
của chúng hình thành trên đá silicat axittitit (phun trào, trầm tích, biến chất) 
trong điều kiện thuận lợi cho sự thoát nước tốt ở các cảnh quan tự lập. 
 Sự rửa trôi mạnh mẽ của thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa do nước 
mưa đã mang đi những sản phẩm phong hóa hòa tan của chúng, sau đó 
được nước ngầm vận chuyển ra sông và biển. Ca, Na, Mg chuyển hóa trước 
tiên. Vì thế các cation chứa trong thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa không 
đủ để làm trung hòa CO2 và các axititit hữu cơ chứa trong nước thẩm thấu. 
Nước này có phản ứng axititit. Axit của các Silicat cũng bị mang đi tương 
đối nhanh. 
 Nhiều nguyên tố hiếm (Li, Ru và Se) cũng bị rửa trôi khỏi vỏ 
phong hóa. Kết quả lớp vỏ phong hóa lại tương đối giàu những nguyên tố 
sắt (ở dạng ngậm nước), nhôm (tham gia vào thành phần của hidro hay 
khoáng vật sét), thạch anh tàn dư và một số nguyên tố hiếm thuộc các 
nhóm trơ. 
Trong quá trình phong hóa ở nhiệt đới ẩm lượng nước liên kết hóa 
học tham gia vào thành phần của các oxit ngậm nước và các khoáng khác 
cũng tăng lên rõ rệt. 
 Thành phần khoáng vật của lớp vỏ phong hóa khác nhau và phụ 
thuộc vào các loại đá bị phong hóa. Oxit sắt ngậm nước khoáng vật sét là 
đặc trưng của mọi dạng lớp vỏ phong hóa, còn hiđrô nhôm, thạch anh đặc 
trưng ở một vài dạng. 
 Việc hình thành lớp vỏ phong hóa nhiệt đới rửa trôi thường được giải 
thích trên quan điểm phản ứng lý hóa đơn thuần về sự phá hoại của các 
silicat và các khoáng vật khác. Rõ ràng quá trình phân hủy mạnh mẽ các đá 
ở nhiệt đới ẩm cơ bản là một quá trình sinh hóa đối với cảnh quan tự lập 
của nhiệt đới mặc dù quá trình mang đi những hợp chất vận động, nhất là 
Đặc trưng địa hóa cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm 
Nguyễn Thị Thuyết - K24.0714 - ĐLTN Trang 16 
các cation là đặc trưng, nhưng mang đi hoàn toàn những vật liệu ấy thì 
khong bao giờ xảy ra được, vì sự hấp thụ của sinh vật có tác động chống 
lại. Do tác động của quá trình đối lập đó cảnh quan tự lập mặc dù có bị 
nghèo hợp chất vận động đi nhưng không bị mất đi hoàn toàn. Tuy nhiên 
hiệu quả của tổng số của hai quá trình có thiên hướng rõ rệt về phía mang 
vật liệu đi. Vì vậy hầu như tất cả lượng dự trữ của các nguyên tố vận động 
có ở cảnh quan đó đều tập trung ở sinh vật sống. Nói một cách khác, trong 
điều kiện rửa trôi kiểu chua mạnh mẽ, dạng tồn tại của nhiều nguyên tố hóa 
học vận động, giữ cho chúng khỏi bị mang đi là dạng tồn tại trong vật chất 
sống, đó là đặc điểm địa hóa đặc trưng của nhiệt đới ẩm ướt làm cho chúng 
khác biệt rõ rệt với các cảnh quan ôn đới. 
 Trong nhiều loại thổ nhưỡng nhiệt đới mùn bị phủ bởi màu đỏ của 
hiđroxit sắt, vì thế về màu sắc thổ nhưỡng ít khác với tầng tàn tích nằm 
dưới. Ngoài ra trong miền nhiệt đới ẩm ướt có những loại đất riêng, hình 
thành trên lớp vỏ phong hóa dày. So với lớp vỏ phong hóa, thổ nhưỡng có 
phản ứng axitit hơn, pH của chúng có thể xuống tới 3-3.5 (ở lớp vỏ phong 
hóa đến 5-7). Trong thổ nhưỡng có nhiều axitit funvonic hòa tan, nhôm và 
sắt chuyển hóa cùng với các axitit này. Vì thế thổ nhưỡng lại nghèo nitơ, 
kali, canxi và nhiều nguyên tố khác. 
Những đặc điểm địa hóa kể trên của thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa 
thường để dấu vết trong hệ thực, động vật, trong nông nghiệp và trong sức 
khỏe con người. Đôi khi sự nghèo kiềm, đặc biệt là canxi và natri của cảnh 
quan tự lập có ý nghĩa lớn. 
 Lượng natri trong nước và những thực phẩm địa phương của nhiều 
vùng nhiệt đới ẩm ít đến mức không đảm bảo được nhu cầu cho cơ thể con 
người, do đó cư dân địa phương thiếu hụt nghiêm trọng. Hiện tượng thiếu 
hụt natri còn tăng thêm do mất đi qua da vì ở nhiệt đới con người có thể bài 
tiết tới 12 lit mồ hôi trong một ngày. Việc giảm lượng natri chứa trong máu 
Đặc trưng địa hóa cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm 
Nguyễn Thị Thuyết - K24.0714 - ĐLTN Trang 17 
có thể gây nên hiện tượng kiệt sức hệ thống thần kinh, giảm khả năng lao 
động. 
 Mặc dù nhiệt đới ẩm thừa sắt, nhưng cơ thể sử dụng nguyên tố này 
từ thức ăn thực vật rất kém. Vì thế ở các cảnh quan này cư dân thường 
thiếu máu, gây nên do sự thiếu sắt trong thức ăn. 
 Sự thiếu canxi rõ ràng cũng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của động 
vật. Động vật ở nhiệt đới ẩm thích ứng với sự thiếu hụt các nguyên tố bằng 
cách giảm kích thước, vì kích thước nhỏ của cơ thể dễ dàng thích ứng với 
nhu cầu. Ví dụ như Hà Mã của rừng nhiệt đới có chiều dài 1,5m, nhưng ở 
thảo nguyên và sa mạc lên tới khoảng 4m. Kích thước nhỏ bé cũng là đặc 
điểm đối với động vật hoang dại hay gia súc của rừng xích đạo. 
 Trong quá trình tiến hóa lâu dài thực vật nhiệt đới ẩm cũng thích ứng 
với lượng kiềm thấp, đặc biệt là canxi trong môi trường sống, và thỏa mãn 
với lượng ít ỏi của nguyên tố này. Ví dụ như chè có chứa rất ít canxi trong 
chất tro và tránh những đất giàu vôi. 
Những đặc điểm nêu trên cũng quyết định tới địa hóa học nước 
ngầm. Nước ngầm bị khoáng hóa rất kém, vì chúng được tạo thành do thẩm 
thấu một khối nước mưa lớn qua thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa, hầu như 
không chứa chất dễ hòa tan. Thường đó là nước rất ngọt, chỉ chứa dưới 
100mg/lít và lượng kiềm cũng rất ít. 
 Công thức địa hóa: 
H
+ N, P, K, Ca, Na (Cu, Mo, Zn, Co, I, S) 
Nhìn chung cảnh quan với lớp chua của sự di động của nước thiếu rất 
nhiều nguyên tố như: N, P, K, Ca, Nanên muốn khai thác tốt những vùng 
này chúng ta cần bổ sung thêm các chất kể trên. 
 Vai trò của đá gốc trong việc hình thành cảnh quan nhiệt đớ ẩm nói 
chung kém hơn so với ôn đới. Trên các đá granit, bazan và cả đá vôi đều 
? 
Đặc trưng địa hóa cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm 
Nguyễn Thị Thuyết - K24.0714 - ĐLTN Trang 18 
tạo nên những vật liệu tàn tích sét chua mạnh có màu đỏ, chứa rất nhiều 
cation, nhưng không phải tất cả các ảnh hưởng của đá gốc đều mất hết. 
Cảnh quan trên đá bazan tạo nên một loại riêng, chúng có độ phì thổ 
nhưỡng cao hơn. Lớp vỏ phong hóa ở đây có màu rất sáng, chứa hiđroxit 
nhôm tự do. 
 Về mặt địa hóa cảnh quan hình thành trên đá siêu bazơ giàu Fe, Mg, 
Ni, Crcó những nét rất độc đáo. Do các đá nghèo vật chất dinh dưỡng 
nuôi cây nên cảnh quan này rất ít tác dụng. Lớp vỏ phong hóa chứa nhiều 
sắt, cho nên có thể phát triển khai thác sắt ở đây. 
 Trên các đá sieenit hình thành một loại cảnh quan địa hóa riêng biệt, 
mà đặc trưng là sự tích tụ nhôm dạng hiđrôxit tạo ra những mỏ nhôm giàu 
có. 
II. CẢNH QUAN VỚI LỚP GLÂY CHUA CỦA SỰ DI ĐỘNG THEO 
NƢỚC (CÁC ĐẦM LẦY RỪNG Ở MIỀN NHIỆT ĐỚI ẨM) 
Trên các đồng bằng bằng phẳng và trong các lòng chảo, nơi có điều 
kiện để nước mưa đọng lại ở miền nhiệt đới ẩm, sẽ phát triển những cảnh 
quan kém phong phú về thực bì và sản phẩm sinh vật. 
 Đó là một lớp cảnh quan đặc biệt, có đặc điểm là thiếu oxi một cách 
rõ rệt trong thổ nhưỡng, tích lũy các chất mùn đen và có phản ứng axititit 
mạnh trong nước. Dưới lớp mùn thường không dày quá 1m, xảy ra quá 
trình glây hóa mạnh, sắt và mangan chuyển sang dạng hóa trị II và có khả 
năng vận động cao. Có nơi phát triển lớp than bùn nhiệt đới dày tới vài mét 
(ví dụ ở bở biển phía đông Xumatra). 
Những đầm lầy rừng chiếm khoảng rộng lớn của Amazon và 
Ôrinôcô trong lưu vực sông Công Gô, bán đảo Malăcca, Ghi Nê. 
 Công thức địa hóa: 
 H
+
, Fe
2+ O,N,P,K,Ca.
H2O 
Đặc trưng địa hóa cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm 
Nguyễn Thị Thuyết - K24.0714 - ĐLTN Trang 19 
Với đặc trưng H+, Fe2+, thiếu O, N, P, K, Cavà thừa nước nên việc 
làm khô những đầm lầy rừng này sẽ tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của các 
quá trình vi sinh vật trong thổ nhưỡng, tăng cường sự phân giải và khoáng 
hóa tầng mùn. Những hợp chất Nitơ và một phần phootpho được tích lũy ở 
tầng mùn này sẽ bị oxi hóa và trở thành vật chất dễ tiêu thụ cho thực vật. Vì 
vậy những đầm lầy này được làm khô như vậy sẽ rất phì nhiêu và được sử 
dụng rộng rãi trong nông nghiệp nhiệt đới. 
- Sự di động và ngưng tụ của sắt: 
Sắt ở đây chuyển sang dạng hóa trị hai và di động dưới dạng 
Fe(HCO3) và các hợp chất hữu cơ. Oxi hóa Fe2+ và trầm lắng hiđrôxit sắt 
có thể có ở những nơi Eh nâng cao. Những điều kiện như vậy được hình 
thành ở trong lớp vỏ phong hóa gần mực nước ngầm , ở chỗ thoát nước ra 
bề mặt của nước ngầm và nước đầm lầy và ở các ao hồ. Ở đới dao động của 
mực nước ngầm có thể lắng đọng các hiđrôxit sắt, chúng có khả năng gắn 
kết các trầm tích vụn bỏ lại. Sự tích tụ hiđrôxit sắt ở dạng quặng sắt màu 
nâu sẫm, hay các lớp cuội sắt, các lớp cát kết với xi măng sắtđều có liên 
quan đến quá trình trên. Cho nên cảnh quan nhiệt đới ẩm nói chung rất đặc 
trưng là sự tích lũy hiđrôxit sắt. 
- Nhiệt đới ẩm với axititit di động theo dòng nước: 
Ở đới phong hóa các sunfua không bền vững và nhanh chóng bị oxi 
hóa: 
 2FeS2 + 7O2 + 2H2O = 2FeSO4 + 2H2SO4ư 
Khi ôxi hóa hàng loạt những sunfua thì axititit sunfuric được tạo 
thành, do đó dung dịch phong hóa trở nên rất axititit (pH <3, có khi từ 1 - 
2), trong những dung dịch đó các kim loại như Zn, Fe, Cudi động một 
cách dễ dàng, tạo nên những sunfua dễ hòa tan. Kết quả là trên mặt quặng 
bị rửa trôi mạnh, và mất đi những kim loại đồng, kẽm. Trái lại, các sunfua 
sắt di động trong khoảng cách nhỏ, chúng dễ dàng bị thủy phân, tạo nên các 
Đặc trưng địa hóa cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm 
Nguyễn Thị Thuyết - K24.0714 - ĐLTN Trang 20 
hiđrôxit tích tụ phần trên của lớp vỏ phong hóa dưới dạng một khối lớn, 
màu nâu xám. 
 Những đặc điểm địa hóa của lớp cảnh quan này phụ thuộc nhiều vào 
các giai đoạn phát triển của nó. Ở các giai đoạn đầu quá trình hình thành 
cảnh quan khi hiện tượng oxi hóa các sunfua mới bắt đầu môi trường 
axititit mạnh phát triển rộng rãi, thổ nhưỡng và nước rất giàu kim loại nặng. 
Về sau do sự phát triển của oxi hóa và rửa trôi các kim loại trong đó cũng 
giảm xuống và ở giới hạn nào đó, cảnh quan chuyển sang lớp chua. 
 Nét riêng biệt về thành phần hóa học của thổ nhưỡng và nước quyết 
định những đặc điểm của vòng tuần hoàn sinh vật của các nguyên tử và do 
đó cả những sự khác biệt địa hóa rõ rệt của cảnh quan này so với các cảnh 
quan khác của miền nhiệt đới ẩm. 
III. CÁC CẢNH QUAN MACGLALIT (NHIỆT ĐỚI ẨM VỚI LỚP 
CANXI DI ĐỘNG THEO NƢỚC) 
 Ở các vùng phân bố đá macsma, sa thạch vôi, vôi sét, núi lửa và các 
đá dễ phong hóa khác với canxi di động, những cảnh riêng được hình 
thành. Nếu tốc độ phong hóa tương đối với tốc độ rửa trôi thì vật chất hữu 
cơ chua trong thổ nhưỡng được trung hòa và phản ứng gần như trung tính. 
Trong những điều kiện này thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa bị phong hóa 
mạnh nhưng phản ứng của chúng vẫn trung tính các hợp chất có khả năng 
hấp thụ bão hòa canxi và manhê. Những thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa 
như thế có màu tối, đôi khi đen, chúng có tên là thổ nhưỡng và vỏ phong 
hóa macgalit, trong đó canxi đóng vai trò rất quan trọng đối với loại cảnh 
quan này. 
IV. CÁC CẢNH QUAN SÚ, VẸT (NHIỆT ĐỚI ẨM VỚI LỚP MUỐI 
SUNFUA DI ĐỘNG THEO NƢỚC) 
Đầm lầy rừng nước mặn ven biển – sú vẹt có nhiều ở châu thổ các 
sông, ở các phía ven biển, dọc các dải duyên hải thấp, ở đấy có những dải 
Đặc trưng địa hóa cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm 
Nguyễn Thị Thuyết - K24.0714 - ĐLTN Trang 21 
rộng tới vài chục km. Những miền sú, vẹt như thế ở trên bờ Nam Mỹ, châu 
Phi, dọc bờ Ấn Độ, Đông Dương, các đảo ở Indonexia. 
Sú, vẹt ngập nước biển có chu kì (vào lúc triều lên) và vì thế sự phân 
hủy các xác thực vật xảy ra ở dưới nước, trong môi trường mất oxi tự do 
một cách nhanh chóng. Kết quả là các quá trình oxi hóa vi sinh vật các hợp 
chất hữu cơ bắt đầu xảy ra do oxi của các hiđrôxit sắt, sunfat và các hợp 
chất khác. Ở đây hiện tượng khử sunfua phát triên (nhờ sunfat của nước 
biển), trong bùn thường có H2S, phần dư thừa của nó làm bão hòa nước và 
còn tỏa vào không khí nữa. Sắt hóa trị ba, mà hợp chất của nó có trong bùn 
bị khử thành Fe2+, và sắt hóa trị hai này phản ứng với H2S tạo nên keo FeS2. 
Do đó đất bùn sú, vẹt có màu đen, giàu H2S. Bùn đen với mùi thối của H2S 
là một đặc tính của đất sú vẹt. 
Thực vật sú, vẹt sống trong điều kiện thiếu oxi một cách rõ rệt, để 
thích ứng với điều kiện đó chúng có rễ không khí. Chính sự thiếu oxi là 
nguyên nhân cơ bản làm cho sản phẩm sú, vẹt thấp hơn các lớp cảnh quan 
khác ở nhiệt đới ẩm. 
 Như vậy về mặt địa hóa các cảnh quan sú, vẹt có cái mâu thuẫn với 
các lớp cảnh quan khác của miền nhiệt đới ẩm. Đó là những cảnh quan giàu 
các cation được mang vào cùng với nước biển (Ca, Mg, Na). Lượng H2S 
cao trong thổ nhưỡng và trong không khí là nét đặc trưng của các cảnh 
quan này. 
 Công thức địa hóa học cảnh quan sú, vẹt có thể viết dưới dạng sau: 
 Na, SiO2, H2S 
O, ? 
Như vậy cảnh quan này được đặc trưng bởi: Na, SiO2, H2S; nguyên 
tố thiếu nhiều là Oxi, và ở đây rất thừa nước. 
H2O 
Đặc trưng địa hóa cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm 
Nguyễn Thị Thuyết - K24.0714 - ĐLTN Trang 22 
CHƢƠNG III: ĐẶC TRƢNG ĐỊA HÓA CẢNH QUAN RỪNG 
NHIỆT ĐỚI ẨM Ở VIỆT NAM 
I. KHÁI QUÁT VỀ KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI ẨM Ở VIỆT NAM 
1. Tính nhiệt đới của khí hậu Việt Nam do vị trí địa lý quy định 
Việt Nam nằm hoàn toàn trong vành đai nội chí tuyến của bán cầu 
Bắc. Với vị trí này thì tất cả các vị trí trên lãnh thổ Việt Nam đều có Mặt 
Trời đi qua thiên đỉnh hai lần trong năm và luôn nằm cao trên đường chân 
trời. 
 Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta thể hiện rất rõ qua yếu tố bức 
xạ. Tổng lượng bức xạ hàng năm của nước ta rất lớn khoảng từ 120-130 
kcal/cm
2/năm, cán cân bức xạ luôn dương và đạt trên 75 kcal/ cm2/năm. Vị 
trí đó đã tạo cho Việt Nam có một nền nhiệt độ cao nhiệt độ trung bình của 
nước ta từ 23-27oC. Hàng năm, có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa 
trung bình từ 1.500 đến 2.000mm. Độ ẩm

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdactrungdiahoarungnhietdoiam.pdf