Đề cương kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử 8

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA HỌC KỲ I

Năm học: 2017 – 2018

Môn: LỊCH SỬ 8

I.TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm )

1. Hãy chọn ý đúng trong các câu sau (1điểm):

 Câu 1: Tình hình các nước châu Âu ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:

a. Kinh tế phát triển mạnh mẽ b. Thu được nhiều lợi nhuận

c. Các nước thắng trận và bại trận đều suy sụp về kinh tế

d. Xuất hiện một số quốc gia mới trên cơ sở sự tan vỡ của đế quốc Áo-Hung và sự thất bại của Đức.

 Câu 2: Trong những năm 1924-1929,các nước tư bản châu Âu bước vào giai đoạn:

a. Đẩy lùi cao trào cách mạng và củng cố nền thống trị.

b. Nền thống trị của giai cấp tư sản lâm vào tình trạng không ổn định.

c. Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng.

d. Sản xuất trì trệ, hàng hóa khan hiếm.

Câu 3: Nguyên nhân dẫn dến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.

a. Sản xuất “cung” vượt quá “cầu”, hàng hóa ế thừa, sức mua giảm.

b. Sản xuất giảm “cung” không đủ “cầu” .

c. Do tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

d. Do hàng hóa kém chất lượng, không xuất khẩu được.

 

doc 3 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1275Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA HỌC KỲ I 
Năm học: 2017 – 2018
Môn: LỊCH SỬ 8 
I.TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm ) 
1. Hãy chọn ý đúng trong các câu sau (1điểm): 
 Câu 1: Tình hình các nước châu Âu ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất: 
a. Kinh tế phát triển mạnh mẽ b. Thu được nhiều lợi nhuận
c. Các nước thắng trận và bại trận đều suy sụp về kinh tế
d. Xuất hiện một số quốc gia mới trên cơ sở sự tan vỡ của đế quốc Áo-Hung và sự thất bại của Đức. 
 Câu 2: Trong những năm 1924-1929,các nước tư bản châu Âu bước vào giai đoạn:
a. Đẩy lùi cao trào cách mạng và củng cố nền thống trị.
b. Nền thống trị của giai cấp tư sản lâm vào tình trạng không ổn định. 
c. Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng. 
d. Sản xuất trì trệ, hàng hóa khan hiếm. 
Câu 3: Nguyên nhân dẫn dến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.
a. Sản xuất “cung” vượt quá “cầu”, hàng hóa ế thừa, sức mua giảm. 
b. Sản xuất giảm “cung” không đủ “cầu” . 
c. Do tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
d. Do hàng hóa kém chất lượng, không xuất khẩu được. 
 Câu 4: Các nước Anh – Pháp đã tìm cách thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng 1929-1933 bằng cách nào?
a. Thực hiện những chính sách cải cách kinh tế-xã hội. 
b. Bán phá giá sản phẩm thừa
c. Mở rộng xâm chiếm thuộc địa
d. Đóng cửa nhà máy, xí nghiệp, ngừng hoạt động sản xuất. 
Câu 5: Hậu quả của cuộc khủng hoảng 1929-1933:
a. Mức sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm.
b. Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.
c. Hàng trăm triệu người rơi vào đói khổ. 
d. Giai cấp tư sản ở một số nước châu Âu bị lật đổ. 
Câu 6: Các nước Đức, I-ta-li-a đã tìm cách thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933 bằng cách: 
a. Thực hiện những chính sách cải cách kinh tế-xã hội.
b. Mở rộng quan hệ đối ngoại để tìm kiếm thị trường.
c. Phát xít hóa chế độ thống trị và phát động chiến tranh chia lại thế giới.
d. Đóng cửa nhà máy, xí nghiệp. 
2. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống (...) (1 điểm): 
 “Sau khi cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1905-1907 thất bại, nước Nga vẫn là một nước ...(1), đứng đầu là...(2).. Năm 1914, ..(3).đã đẩy nhân dân Nga vào(4). Gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước”. 
Hoặc: 
 “Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 đã lật đổ chế độ(1)song cục diện chính trị đặc biệt lại diễn ra ở Nga: hai chính quyền song song tồn tại – chính phủ lâm thời của.(2).và các xô viết đại biểu.(3)nông dân và (4).”. 
3. Nối ý ở cột A với ý ở cột B để có kết quả đúng. (1 điểm): 
A (Thời gian)
B (Sự kiện của Chiến tranh thế giới thứ nhất)
1. Năm 1882
a. Khởi đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất.
2. Năm 1907
b. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. 
3. Năm 1914
c. Khối Liên minh Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a ra đời.
4. Năm 1918
d. Khối Hiệp ước Anh, Pháp, Nga hình thành. 
e. Nhà nước Xô Viết rút ra khỏi cuộc chiến. 
Hoặc: 
A (Thời gian)
B (Sự kiện của Chiến tranh thế giới thứ nhất) 
1. Ngày 28/7/1914
a. Anh tuyên chiến với Đức. 
2. Ngày 1/8/1914
b. Cách mạng tháng Mười thắng lợi, nhà nước Xô Viết rút khỏi cuộc chiến. 
3. Ngày 4/8/1914
c. Đức tuyên chiến với Nga. 
4. Ngày 7/11/1917 
d. Áo-Hung tuyên chiến với Xec-bi.
e. Thái tử Xéc-bi bị ám sát. 
Hoặc: 
A (Thời gian)
B (Sự kiện của Chiến tranh thế giới thứ nhất)
1. Ngày 1/8/1914
a. Đức tuyên chiến với Pháp. 
2. Ngày 3/8/1914
b. Cách mạng tháng Mười thắng lợi, nhà nước Xô Viết rút khỏi cuộc chiến.
3. Ngày 7/11/1917 
c. Chính phủ mới ở Đức đầu hàng không đièu kiện. 
4. Ngày 11/11/1918 
d. Đức tuyên chiến với Nga. 
e. Anh tuyên chiến với Đức. 
II. TỰ LUẬN: (7.0 điểm) 
Câu 1: Nêu nội dung, ý nghĩa của cuộc Duy Tân Minh Trị (1868). 
Câu 2: Vì sao có thể nói cuộc Duy Tân Minh Trị (1868) là một cuộc cách mạng tư sản?
Câu 3: Vì sao cuộc Duy Tân Minh Trị (1868) có sức ảnh hưởng lớn đến các nước châu Á trong đó có Việt Nam?. 
Câu 4: Trình bày nội dung chủ yếu của Chính sách mới của Ph.Ru-dơ-ven. 
Câu 5: Vì sao nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1919-1933?
Câu 6: Nêu hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai. 
Câu 7: Em có suy nghĩ gì về hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại? 
 Câu 8: So sánh hậu quả, tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai. 
 Hết. 

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ CƯƠNG SỬ 8 KI I 2017.doc